Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu và tìm hiểu củng như học tập tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.58 KB, 68 trang )

Lời nói đầu
Nghiên cứu và tìm hiểu củng như học tập tư pháp quốc tế đòi hỏi sự kiên trì
và củng không ít khó khăn ,Tư pháp quốc tế nếu muốn thì phải nắm vững nhiều
kiên thức cơ bản khác như luật hôn nhân và gia đình luật thương mại luật lao
động Tư pháp quốc tế được xem là một nghành khoa học pháp lý còn rât mới
dược hình thành cách đây không lâu không chỉ riêng nước ta mà còn các nước
trên thế giới do đó nó có nhiêu quan điểm khái niệm khác nhau, nhiều vấn đề
phức tạp khó hiểu mà chúng ta cần phải hiểu rỏ và nắm được những cốt lõi
những kiên thức để biết rỏ về Tư Pháp Quốc Tế , biết được những thực trạng
những ưu điểm những nhược điểm những thực tế đang diễn ra ,những khó khăn
thách thức những cái không hợp lý và tìm cach điều chỉnh nó làm sao cho luật
tư pháp quốc tê ngày càng hoàn thiện hơn .
Những vấn đề còn tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành
tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài là vấn đề mà em muốn tìm
hiểu phân tích làm sang tỏ trong bài này. Bài tiểu luận này sẻ giúp hiểu rỏ thêm
về tư pháp quốc tế ,tuy là một khía cạnh nhỏ của tư pháp quốc tế hiểu rỏ về
pháp luật Việt nam về thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định
trọng tài nước ngoài nhưng đây củng là vấn dề rất là quan trọng và đươc nhiều
người muốn quan tâm tìm hiểu.

1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự: BLTTDS
- Tư Pháp Quốc tế: TPQT



MỤC LỤC
2
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì các quan hệ Tư pháp quốc tế đang
ngày càng diễn ra một cách phổ biến, và kéo theo đó là số lượng các tranh chấp
phát sinh giữa các chủ thể trong các quan hệ đó cũng ngày càng tăng. Các tranh
chấp này có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau, nhưng giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài đă và đang là một trong những phương thức phổ
biến ở các nước trên thế giới bởi những ưu điểm của phương thức này. Bên cạnh
những vấn đề khác được đặt ra đối với giải quyết tranh chấp về trọng tài th́ vấn
đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng là rất
quan trọng. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, ngày càng có nhiều tranh chấp phát
sinh từ các quan hệ có yếu tố nước ngoài được các bên thỏa thuận giải quyết
bằng trọng tài, và nhu cầu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết
định của Trọng tài nước ngoài cũng cũng đang ngày một trở nên phổ biến hơn.
Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, việc áp dụng các quy định của pháp
luật về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trên thực
tế đă cho thấy một điều, đó là mặc dù pháp luật Việt Nam về vấn đề này đă
tương đối đồng bộ và hoàn thiện so với các giai đoạn trước đó, nhưng vẫn cón
khá nhiều những bất cập. Những bất cập này đă tạo ra những cản trở không nhỏ
cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước
ngoài.
Trong những năm qua nhà nước ta đã có rất nhiều cải cách pháp luật trong
vấn đề Tư Pháp Quốc Tế được diễn ra một cách đồng bộ và toàn diện các hoạt
động về hoàn thiện cải cách cac quy phạm pháp luật trong nước và ở nước ngoài
đặc biệt trong việc phát triển chế định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết
định của trọng tài nước ngoài, tuy nhiên củng phải nhận thấy pháp luật Việt Nam
và vấn đề thực tiễn công nhận thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tại
4
nước ngoài thể hiện ra nhiều mặt hạn chế cần hiểu rỏ và giải quyết hoàn thiện
pháp luật Viêt Nam .

Những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài là vô cùng quan trọng
và hết sức cần thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn Đề tài này giúp cho việc học
tập củng cố kiên thức hiểu sâu hơn về cac vấn đề tư pháp quốc tế tìm hiểu rỏ
thực tiễn thực trạng những vấn đề liên quan.chứng minh được một thực tiễn
đáng lưu tâm và cần xem xét đến, mục đích nhằm đưa ra các kiến nghị các giải
pháp các biện pháp thực tế để nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật trong
TPQT .đề tài Những vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của
trọng tài nước ngoài cung cấp kiến thức hiểu biết làm nổi bật cái quan trọng và
đáng lưu tâm đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm hoàn thiên luật
TPQT
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Nghiên cứu đề tài để hiểu rỏ hơn về TPQT ,mong muốn hoàn thiện các quy
phạm pháp luật và giải quyết các vướng mắc ,đưa ra giải pháp để hoàn thiện
đóng góp một phần hiểu biêt trong vấn đề công nhận thi hành tại Việt Nam các
quyết định của trọng tài nước ngoài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn các quy định của
pháp luật về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam, đồng thời t́m hiểu về thực trạng vấn đề này, qua đó đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ
Tìm hiểu rỏ sâu về các vấn đề liên quan đến đề tài đến cácquy định của luật
việt nam ,phân tích làm rỏ đưa ra thực trạng của các vấn đề còn tồn tại trong
pháp luật và việc công ngoài,đưa ra các kiến nghị ,khuyến nghị,kết luận,Nêu ra
5
được các giải pháp để giải quyết củng như hoàn thiện thực hiện các quy phạm
phap luật những vấn đề cần chú ý quan tâm về vấn đề trong TPQT noi chung và
về thực tiễn công nhận thi hành tại việt nam quyết định của trọng tài thương
mại

3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu luật TPQT ,Nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong luật và
công nhận thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài,tìm
hiểu xoay quanh vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước
ngoài tại Viêt Nam trong khuôn khổ những quy định cơ bản của pháp luật quốc
tế.
4. Phương pháp Nghiên cứu khoa học
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau: phân tích và đánh giá, thống kê, thu thập tài liệu…… trên cơ sở thực
tiễn công nhận và cho thi hành các quyết đinh của trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam
Nghiên cứu sách báo tạp chí thông tin diện tử về các vấn đề liên quan đên
vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được
thể hiện ở nội dung 3 chương :
Chương 1. khái quát chung Vấn đề thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt
Nam quyết định của trọng tài nước ngoài
Chương 2. Quy định của pháp luật về vấn đề công nhận và thi hành uyết
định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3.Thực trạng và một số kiến nghị về vấn đề công nhận và thi hành
quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ,đề xuất một số biện pháp
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CÔNG NHẬN
VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH
CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
1. Lý luận chung

1.1. Khái niệm trọng tài
Là phương thức giải quyết tranh chấp pháp sinh từ các quan hệ Tư pháp
quốc tế nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết
được bằng trọng tài,theo phương thức này các bên nhất trí thoả thuận với nhau
thông qua thoả thuận trọng tài sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ
quan trọng tài nhất định nào đó
1.2 Khái niệm trọng tài nước ngoài
Do đặc điểm của mỗi loại trọng tài và các phương thức hoạt động và thành
lập khác nhau ở các nước khác nhau thì sẻ không giống nhau do sự khác biệt về
chính trị, kinh tế văn hoá pháp luật…nên sẻ có nhiều cách định nghĩa khác nhau
về trọng tài nói chung và trọng tài thương mại nước ngoài nói riêng theo khoản
1 điều 3 luật trọng tài thương mại có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 “trọng tài
nước ngoài là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật ng trọng tài
nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”
2. Khái quát về vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam
2.1 Khái niệm quyết định trọng tài
Quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định trong Công ước New
York năm 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nước
ngoài. Điều 1 Công ước này quy định: “Công ước này áp dụng đối với việc công
7
nhận và thi hành các quyết định trọng tài được ban hành tại lănh thổ của một
Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định
trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân.
Công ước c̣n được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi là
quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được
yêu cầu”.
Như vậy, Công ước New York đă xác định quyết định của Trọng tài nước
ngoài dựa trên cơ sở tiêu chí “lănh thổ” nơi quyết định Trọng tài được ban hành.

Theo Công ước New York, quyết định của Trọng tài nước ngoài là những quyết
định Trọng tài được tuyên bên ngoài lănh thổ của quốc gia nơi việc công nhận
và cho thi hành quyết định đó được yêu cầu, mà không phân biệt quốc tịch của
trọng tài đưa ra quyết định đó. Như vậy, một quyết định trọng tài có thể được
đưa ra bởi trọng tài nước ngoài ở nước ngoài, hay bởi trọng tài của nước sở tại
ở nước ngoài th́ì đều được coi là trọng tài nước ngoài theo quy định của Công
ước New York. Sở dĩ như vậy là vì đây là một thông lệ bắt nguồn từ một nguyên
tắc được thừa nhận rộng răi trong pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại
quốc tế, đó là, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (bao gồm cả các quy định pháp
luật liên quan đến h́nh thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài) là luật pháp của
quốc gia sở tại (lex arbitri), bất kể quốc tịch của Trọng tài viên và Hội đồng
trọng tài, trừ phi luật pháp của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của
quốc gia khác. Cơ sở của nguyên tắc này chính là nguyên tắc về chủ quyền quốc
gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ước New York cũng cho phép các quốc gia
thành viên quy định thêm các trường hợp khác được coi là quyết định của trọng
tài nước ngoài, đó là các quyết định trọng tài không được coi là quyết định
trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu
cầu. Điều này tạo ra thêm một khả năng nữa cũng có thể được coi là quyết định
8
của trọng tài nước ngoài đó là quyết định của trọng tài nước ngoài được đưa ra ở
nước sở tại. Theo đó, mặc dù đây là quyết định được đưa ra trên lănh thổ nước
sở tại, nhưng vẫn có thể được coi là quyết định của trọng tài nước ngoài nếu
pháp luật quốc gia đó quy định như vậy. Trên cơ sở lịch sử đàm phán công
ước New York và theo cách hiểu được thừa nhận rộng răi trên thế giới, đây là
trường hợp luật pháp của nước nơi trọng tài được tiến hành cho phép các bên
tranh chấp được lựa chọn luật pháp của nước khác làm luật điều chỉnh tố tụng
trọng tài.
Nh́ìn chung, theo quy định tại Điều 1 Công ước th́ì quyết định Trọng tài nước
ngoài bao gồm:

Những quyết định trọng tài được tuyên tại lănh thổ của một quốc gia khác
với quốc gia nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu
Những quyết định trọng tại không được coi là phán quyết trong nước của
quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu.
Công ước New York không có quy định quyết định của Trọng tài nước ngoài
bao gồm những loại quyết định nào. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trong
Công ước và pháp luật của các quốc gia về công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài th́ quyết định đó phải là quyết định về thực chất
vụ kiện thường là phán quyết cuối cùng của Trọng tài được đưa ra trọng quá tŕnh
giải quyết tranh chấp. Trong một số trường hợp, quyết định của Trọng tài cũng
có thể là quyết định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ
chứng cứ hoặc để đảm bảo thi hành án.
Các quyết định của Trọng tài nước ngoài thường gồm các loại khác nhau.
Căn cứ vào loại Trọng tài giải quyết là Trọng tài thường trực hay Trọng tài vụ
việc mà điều 1 của Công ước New York quy định quyết định của Trọng tài nước
ngoài bao gồm hai loại sau: “Thuật ngữ “các quyết định trọng tài” bao gồm
không chỉ những quyết định ra bởi các Trọng tài viên được chỉ định cho từng vụ
9
mà c̣òn bao gồm những quyết định ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực
được các bên đưa vụ việc ra giải quyết”.
Căn cứ vào nội dung của các quyết định của trọng tài mà quyết định của
trọng tài được chi thành các quyết định về các vấn đề khác nhau trong quá tŕnh
giải quyết tranh chấp. Ví dụ: quyết định giải quyết vụ việc, quyết định đ́nh chỉ
giải quyết, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,quyết định công
nhận ḥa giải thành của Hội đồng trọng tài…
Định nghĩa quyết định trọng tài nước ngoài trong Công ước New York đă
được đa số các nước thành viên tham gia Công ước này cụ thể hóa trong pháp
luật quốc gia thông qua con đường nội luật hóa.
Tuy nhiên, do khái niệm về quyết định của Trọng tài nước ngoài được Công
ước New York quy định rơ ràng những cũng rất linh động, do đó các quốc gia có

thể quy định cụ thể về vấn đề này trong pháp luật quốc gia theo những cách
khác nhau. Chúng v́ lư do này mà pháp luật các quốc gia có quy định không
giống nhau về khái niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài”.
Ví dụ, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) của Nga tuy không đưa ra một khái
niệm chung về quyết định của trọng tài nước ngoài, nhưng lại giải thích cụm từ
“quyết định của trọng tài nước ngoài” (foreign arbitral awards) bằng cụm từ
“quyết định được tuyên bởi trọng tài nước ngoài” (judgments made by foreign
arbitration). Điều này có thể được thấy tại ĐIều 416, 417 của BLTTDS Nga.
Trong khi đó, pháp luật Pháp cũng không nêu ra một khái niệm chung về
quyết định của trọng tài nước ngoài, nhưng tại BLTTDS Pháp, Mục 4, Phần VI,
Chương I về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài,
quyết định của trọng tài nước ngoài được đề cập đến bằng cụm từ “quyết định
trọng tài được tuyên tại nước ngoài” (arbitral awards given abroad).
Như vậy, có thể thấy, khái niệm về “quyết định của trọng tài nước ngoài”
vẫn c̣n được hiểu theo nhiều cách khác nhau trên thế giới.
10
Tóm lại, có hai yếu tố có thẻ được sử dụng để xác định quyết định của trọng
tài nước ngoài, đó là: Yếu tố lănh thổ và yếu tố quốc tịch của trọng tài.
Theo yếu tố lănh thổ, một quyết định trọng tài sẽ được coi là quyết định trọng
tài nước ngoài nếu nó được tuyên bên ngoài lănh thổ của quốc gia mà vấn đề
công nhận và cho thi hành quyết định đó được đặt ra, bất kể trọng tài đó là trọng
tài của quốc gia nào;
Theo yếu tố quốc tịch của trọng tài, một quyết định trọng tài sẽ được coi là
quyết định trọng tài nước ngoài nếu nó được tuyên bởi trọng tài nước ngoài, bất
kể quyết định đó được tuyên tại đâu. Việc xác định quốc tịch của trọng tài tùy
thuộc và pháp luật của từng quốc gia.
Phù hợp với Công ước New York, Pháp luật Việt Nam cũng quy định về khái
niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài” tại khoản 2 Điều 342 BLTTDS như
sau: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài
lănh thổ Việt Nam hoặc trong lănh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do

các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ
pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam th́ căn cứ để xác định quyết định của
Trọng tài nước ngoài là yếu tố quốc tịch của Trọng tài, nghĩa là quyết định đó
được ban hành bởi Trọng tài nước ngoài mà không phân biệt quyết định của
Trọng tài đó được ban hành tại Việt Nam hay tại nước ngoài. Nhưng căn cứ để
xác định thế nào là Trọng tài nước ngoài th́ BLTTDS lại chưa quy định rơ ràng.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Luật Trọng tài Thương mại th́ có thể xác định Trọng
tài nước ngoài là “Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng
tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh
chấp ở ngoài lănh thổ Việt Nam hoặc trong lănh thổ Việt Nam” (khoản 11 Điều
3 Luật Trọng tài thương mại).
11
2.2 Khái niệm công nhận và cho thi hành
“Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa th́ì “công nhận” là việc thừa nhận trước
mọi người là hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc hợp với thể lệ luật pháp; c̣òn “thi
hành” có nghĩa là làm cho thành có hiệu lực điều đă được chính thức quyết định.
Tuy nhiên, khi đặt vào lĩnh vực luật học về công nhận và cho thi hành quyết
định của trọng tài nước ngoài thì hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định.
Theo định nghĩa trong Từ điển Luật học thì công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài là thừa nhận giá trị pháp luật và áp dụng các biện
pháp để thực hiện quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Khi bên thắng trong tố tụng trọng tài nộp đơn để một quyết định trọng tài
nước ngoài được thi hành, hai thuật ngữ “công nhận” và “cho thi hành” thường
được dùng chung với nhau. Những thuật ngữ này liên hệ chặt chẽ tới Công
ước New York 1958 và Luật Mẫu. Thực ra, lý do hai thuật ngữ này thường được
sử dụng không tách rời khi đề cập đến quyết định của trọng tài nước ngoài là vì
một quyết định của trọng tài nước ngoài không thể được thi hành nếu không
được công nhận trước đó.Về phương diện này,công nhận và cho thi hành là
không thể tách rời.

Tuy nhiên, hai thuật ngữ này cũng có thể được dùng tách biệt vì công nhận
quyết định của trọng tài nước ngoài có thể được yêu cầu độc lập mà không có
cho thi hành.Công ước Geneva 1927 đă phân biệt giữa công nhận và cho thi
hành tại Điều 1 với quy định “để đạt được sự công nhận hoặc cho thi hành.
Cũng có trường hợp trong cùng một văn bản, có phần đề cập đến công nhận và
cho thi hành như một thuật ngữ, trong khi phần khác lại đề cập đến công nhận
và cho thi hành như hai thuật ngữ độc lập. Ví dụ, Công ước New York cũng quy
định về công nhận và cho thi hành tại Điều IV và V với tư cách là một thuật
ngữ, trong khi đó lại quy định tại Điều III về công nhận và cho thi hành với tư
12
cách là hai thuật ngữ độc lập. Sở dĩ như vậy là vì có sự khác nhau về ý nghĩa và
mục đích của hai hành vi này.
Cụ thể, khi bên bên thắng kiện trong tố tụng trọng tài yêu cầu ṭòa án công
nhận quyết định trọng tài, việc công nhận này sẽ có ý nghĩa là bằng chứng để
chứng minh rằng tranh chấp đó đă được giải quyết bởi trọng tài và sẽ không phải
trải qua bất kỳ quá tŕnh tố tụng nào khác. Bằng chứng này là cơ sở để ngăn chặn
bất kỳ khiếu kiện nào mà bên thua kiện có thể đưa ra về cùng một vụ tranh chấp.
Như vậy, mục đích của việc công nhận là một quá tŕnh tự vệ nhằm tạo cơ sở để
ngăn bên thua kiện tiếp tục khởi kiện vụ việc đă được giải quyết. Trong trường
hợp này, Ṭòa án sẽ chỉ công nhận quyết định trọng tài nước ngoài mà không đưa
ra bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào đối với bên thua kiện và như vậy, công nhận
quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ đơn thuần là sự thừa nhận giá trị pháp
lư của quyết định trọng tài đó.
Trong khi đó, việc cho thi hành lại hướng tới một bước xa hơn sau khi công
nhận quyết định của trọng tài nước ngoài, đó là buộc bên thua kiện phải thực
hiện quyết định trọng tài. Mục đích của việc cho thi hành là nhằm thực hiện các
hành vi để buộc bên thua kiện thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định trọng tài.
Trong trường hợp này, để đảm bảo cho việc quyết định trọng tài được thi hành
trên thực tế, ṭòa án sẽ đưa ra các biện pháp cưỡng chế đối với bên thua kiện. Do
đó, “cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài” là quyết định của cơ quan

có thẩm quyền cưỡng chế việc thực hiện quyết định đó trên lănh thổ nước sở tại
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể tạm định nghĩa công nhận và cho thi
hành quyết định của Trọng tài nước ngoài như sau: “Công nhận và cho thi hành
quyết định của Trọng tài nước ngoài là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị hiệu lực pháp lư của một quyết định
trọng tài của nước ngoài và làm cho quyết định đó có hiệu lực cưỡng chế thi
hành trên thực tế trên lănh thổ quốc gia đó”.
13
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì lĩnh vực pháp luật công nhận
và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là một lĩnh vực quan trọng.
Thông thường nó thường đóng vai trò là một chế định trong hệ thống quy phạm
pháp luật của quốc gia đó. Do đó, công nhận và cho thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài nếu được hiểu dưới dạng là một chế định pháp luật, thì sẽ
được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên
quan tới việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
3. Vai trò củng như tầm quan trọng và sự cần thiết của việc công nhận và
cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà các quốc gia đang đẩy
mạnh giao lưu hợp tác với nhau về nhiều mặt, thì các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài cũng càng ngày càng phát triển.Và đương nhiên, một
hệ quả tất yếu là các tranh chấp mang tính quốc tế phát sinh từ các quan hệ đó
giữa các chủ thể cũng phát sinh nhiều hơn. Khác với các tranh chấp phát sinh
trong biên giới lănh thổ của một quốc gia nhất định, các tranh chấp quốc tế có
thể liên quan đến nhiều chủ thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, vì thế để có thể
giải quyết các tranh chấp này một cách có hiệu quả, đảm bảo được quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên th́ vấn đề công nhận và cho thi hành các bản án và
quyết định dân sự của nước ngoài nói chung là vấn đề thiết yếu. Bên cạnh đó,
khi mà phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng trở nên
phổ biến hơn do những ưu điểm của nó, thì vấn đề công nhận và cho thi hành
quyết định của trọng tài nước ngoài nói riêng càng giữ một vai tṛ quan trọng hơn

nữa trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.Có thể nói, việc phát huy vấn đề
công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong những điều
kiện phù hợp có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, kinh tế cũng như pháp luật
14
* Về phương diện chính trị
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ thúc đẩy
quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia. Sự công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài ở một quốc gia vừa khẳng định chủ quyền về mặt
tài phán của quốc gia đó, vừa thể hiện thiện chí của quốc gia đó đối với các quốc
gia khác. Sự hợp tác giữa các quốc gia không thuần túy thể hiện sự hợp tác trong
lĩnh vực tư pháp mà còn thể hiện sự tôn trọng của cơ quan tài phán này với cơ
quan tài phán của nước khác. Bên cạnh đó,việc công nhận và cho thi hành còn
thể hiện chính sách bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp không chỉ của các tổ chức, cá
nhân nước mình mà còn cả lợi ích của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nứơc
ngoài còn thể hiện quyền tài phán độc lập của bản than một quốc gia. Không
một quốc gia, tổ chức quốc tế nào có thể ép buộc một quốc gia hay tổ chức quốc
tế khác công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại nước
mình. Cũng như không một quốc gia nào có quyền ép buộc một quốc gia khác
ký kết các điều ước về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài.
Đối với Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài thể hiện chủ trương hợp tác của Nhà nước ta trong lĩnh vực tư pháp.
Việc ban hành BLTTDS và việc nước ta gia nhập Công ước New York 1958 là
việc làm cần thiết để tạo cơ sở pháp lư cho hoạt động này, đồng thời tạp tâm lư
an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ kinh doanh với Việt Nam.
Việc Nhà nước ta công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài trong những trường hợp cần thiết chính là Nhà nước thực hiện vai trò
trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hiệu quả mà Nhà nước
mong muốn.

15
* Về phương diện về kinh tế
Công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có ý nghĩa hết
sức quan trọng trọng việc phát triển kinh tế.Việc quyết định của Trọng tài nước
ngoài không được công nhận và cho thi hành ở quốc gia khác nơi có tài sản cần
được thi hành sẽ thúc đẩy các hành vi vi phạm thỏa thuận, vi phạm hợp đồng, vì
trong trường hợp này bên có quyền không thể làm gì nếu bên phải thi hành
không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài. Điều này sẽ làm hình thành nên
tâm lý lo ngại và hạn chế đầu tư, kinh doanh của các thương nhân nước ngoài
với các thương nhân của quốc gia đó. Mặt khác, công nhận và cho thi hành
quyết định của trọng tài nước ngoài cũng làm giảm chi phí tố tụng, thủ tục tố
tụng để thực thi các quyết định của Trọng tài nước ngoài., bởi khi tiến hành công
nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Ṭa án quốc gia đó sẽ
không phải tiến hành thủ tục xét xử lại vụ việc đó, do đó thời gian giải quyết sẽ
ngắn hơn thủ tục xét xử thông thường, các chi phí liên quan đến tố tụng cũng đỡ
tốn kém hơn thủ tục xét xử thông thường.
* Về phương diện pháp luật
Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại mọi
quốc gia góp phần khắc phục các lỗ hổng của pháp luật quốc gia đó về vấn đề
này. Vì vậy, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục các khiếm khuyết của
pháp luật, đảm bảo cho pháp luật có tính hệ thống. Công nhận và cho thi hành
quyết định của Trọng tài nước ngoài là một giai đoạn của quá trình tố tụng, nếu
các phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được thực thi thì các kết quả ở
giai đoạn trước đó sẽ không còn ý nghĩa, Việc công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài còn là hậu quả pháp luật tất yếu của việc cho
phép các bên lựa chọn yêu cầu Tòa án hay trọng tài giải quyết tranh chấp, bởi
nếu đă cho phép các bên quyền lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết
16
tranh chấp mà lại không quy định về việc công nhận và cho thi hành quyết định

của Trọng tài nước ngoài thì việc quy định về quyền lựa chọn Trọng tài nước
ngoài sẽ là vô nghĩa.
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài còn là căn cứ
pháp luật quan trọng để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các
yêu cầu giải quyết vụ việc của đương sự vì khi tòa án có thẩm quyền đã giải
quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
thì cũng đồng nghĩa với việc tòa án của quốc gia đó không có thẩm quyền thụ lý
để giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp
luật tố tụng nữa. ý nghĩa này cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều
413 BLTTDS.
Bên cạnh đó, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài còn tạo môi trường pháp luật thuận lợi và hiệu quả hơn cho cơ chế giải
quyết tranh chấp thông qua Trọng tài.
4. Khái quát pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về công nhận và
thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài h́ình thành
từ nhu cầu hợp tác về tư pháp giữa các quốc gia. Nghiên cứu pháp luật của các
quốc gia và Điều ước quốc tế về vấn đề này sẽ cho chúng ta khái quát về nội
dung và thực trạng pháp luật trên thế giới về công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài.
Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật civil law, mà điển h́ình là Pháp và Đức,
vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chủ yếu
được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo pháp luật của Cộng ḥòa Pháp, quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ
được công nhận và cho thi hành tại Pháp bởi một phán quyết của ṭoà án. Quyết
định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Pháp với điều
17
kiện “sự tồn tại” của quyết định đó đă được thiết lập bởi bên có quyền theo
quyết định trọng tài và việc công thận quyết định trọng tài này không trái với
trật tự công cộng quốc tế. “Sự tồn tại” của quyết định trọng tài nước ngoài được

thiết lập khi bên có quyền tŕnh ra được bản gốc của quyết định trọng tài đó cùng
với bản gốc thỏa thuận trọng tài, hoặc bản sao của các tài liệu này nhưng phải
thỏa măn các điều kiện về tính xác thực của các bản sao đó (Điều 1498, 1499 và
1500 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp).
Theo pháp luật Cộng ḥa liên bang Đức, Điều 1061 Bộ luật tố tụng dân sự
quy định: “việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
sẽ được cho phép theo quy định của Công ước về công nhận và cho thi hành
quyết định của trọng tài ngày 10 tháng 6 năm 1958”. Việc công nhận và cho thi
hành sẽ được thực hiện bởi tòa án có thẩm quyền, thương là Tòa án Khu vực cấp
cao (Higher Regional Court) nơi bên có nghĩa vụ đặt trụ sở kinh doanh hoặc cư
trú, hoặc nơi có tài sản của bên có nghĩa vụ hoặc tài sản trong tranh chấp hoặc
tài sản bị ảnh hưởng bởi các biện pháp xử lý,nếu không thì Tòa án Khu vực cấp
cao Berlin (Kammergericht) sẽ có thẩm quyền (Điều 1062 Bộ luật Tố tụng dân
sự Đức). Ṭòa án có thẩm quyền sẽ công nhận và cho thi hành quyết định của
Trọng tài nước ngoài bằng một phán quyết . Phán quyết này sẽ được tuyên là có
giá trị thi hành tạm thời (khoản 2 ĐIều 1064).
Theo Điều 1059 Bộ luật tố tụng dân sự Đức thì quyết định của trọng tài nước
ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Đức nếu:
Bên phải thi hành chứng minh được rằng
Một bên của thỏa thuận trọng tài (nêu tại Điều 1029 và 1031) không có đủ
năng lực theo luật áp dụng đối với bên đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá
trị theo luật mà các bên lựa chọn để điều chỉnh hoặc, nếu các bên không có chỉ
dẫn về điều này
18
Theo luật của Đức bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích
đáng về việc chỉ định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên
nhân ǵ khác không thể tŕnh bày vụ việc của ḿình
Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong các điều
khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoài các điều khoản
đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi

yêu cầu xét xử bằng trọng tài, tuy nhiên, nếu các quyết định về các vấn đề được
yêu cầu xét xử bằng trọng tài có thể tách rời khỏi các quyết định về các vấn đề
không được yêu cầu, th́ phần của quyết định trọng tài gồm các quyết định về vấn
đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành
Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với
Phần này (Phần 10 BLTTDS Đức về Tố tụng Trọng tài) hoặc với thỏa thuận của
các bên và điều này ảnh hưởng đến quyết định trọng tài; hoặc
Tòa án thấy rằng:
Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo
luật Đức hoặc việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công
cộng.
Điều 1061 BLTTDS Đức cũng quy định, nếu việc tuyên bố cho thi hành
quyết định trọng tài nước ngoài bị từ chối th́ ṭa án sẽ phán quyết rằng quyết định
trọng tài đó không được công nhận tại Đức (khoản 2) và nếu quyết định trọng tài
bị hủy ở nước ngài sau khi đă được công nhận và cho thi hành, các bên có thể
làm đơn xin hủy quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài đó
(khoản 3).
Đều công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được
quy định tại Đạo luật Trọng tài 1996. Theo Điều 66 Đạo luật này thì để một
quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Anh th́ì
phải được ṭòa án cho phép. Một khi đã được ṭòa cấp phép, bản án có thể được
19
nhập vào quyết định trọng tài và được thi hành với cách thức như một phán
quyết hay bản án của ṭòa. Ṭòa án sẽ không cho phép thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài nếu bên bị thi hành chứng minh được rằng trọng tài ra
quyết định không có thẩm quyền và bên bị thi hành vẫn chưa bị mất quyền phản
đối.
Điều 100 đến 103 Đạo luật 1996 này cũng quy định về vấn đè công nhận và
cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Công ước New York.
Theo đó, một quyết định trọng tài được coi là được tuyên theo Công ước New

York nếu nó được tuyên về một thỏa thuận trọng tài tại lănh thổ một quốc gia là
thành viên của Công ướcNew York. Quyết định trọng tài sẽ được xem xét dựa
trên nơi mà nó được tuyên, bất chấp nó được kư tại đâu, gửi từ đau hay được gửi
đến đâu. Theo Điều 101 của Đạo luật, một quyết định trọng tài được tuyên theo
Công ước New York sẽ được công nhận là có giá trị ràng buộc các bên và sẽ
được thi hành tại Anh theo sự cho phép của ṭa án với cách thức như một phán
quyết hay một bản án của ṭa. Tương tự như Công ước New York, Điều 103.2 của
Đạo luật này cũng quy định các trường hợp quyết định của Trọng tài nước ngoài
không được công nhận tại Anh, bao gồm:
Một bên của thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực theo luật áp dụng đối với
bên đó.
Thoả thuận trọng tài không có giá trị theo luật mà các bên lựa chọn để điều
chỉnh hoặc, nếu các bên không thỏa thuận, theo luật của quốc gia nơi quyết định
được tuyên;
Bên phải thi hành quyết định không được thông báo thích đáng về việc chỉ
định trọng tài viên hay về tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên nhân ǵ khác
không thể tŕnh bày vụ việc của ḿnh;
Quyết định giải quyết một tranh chấp không được dự liệu trong các điều
khoản của đơn yêu cầu đưa ra trọng tài giải quyết hay nằm ngoài các điều khoản
20
đó, hoặc quyết định trọng tài gồm các quyết định về các vấn đề ngoài phạm vi
yêu cầu xét xử bằng trọng tài;
Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với
hoặc với thỏa thuận của các bên hoặc, nếu không có thỏa thuận, pháp luật của
quốc gia nơi việc giải quyết tranh chấp

21
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN
VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI VIỆT NAM

1. Lược sử hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về công nhận và
cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
* Trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự
Có thể nói, pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài hình thành khá muộn.Ban đầu Việt Nam không có một văn
bản pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này.Việc công nhận và cho thi hành quyết
định của trọng tài nước ngoài chỉ được đề cập đến trong các Hiệp định tương trợ
tư pháp mà Việt Nam ký kết với một số nước xã hội chủ nghĩa như sau:
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức (ký ngày
15/12/1980).
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và
hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô viết (ký ngày 10/12/1981);
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng
hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc
(ký ngày 12/10/1982);
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-
ri (ký ngày 03/10/1986).
Nội dung của các hiệp định này bên cạnh việc quy định các nội dung tương
trợ tư pháp đều có quy định tại một chương riêng về vấn đề công nhận và cho thi
hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Đây là những văn bản pháp lý để
Nhà nước ta xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật trong nước
22
quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước
ngoài.
Để thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết, Nhà nước ta đã ban
hành Thông tư liên bộ số 139-TT/LB ngày 12/3/2984 của Bộ tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vu, Bộ Ngoại giao về

việc thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự,
gia đình và hình sự đã ký kết giữa nước ta với Liên xô và các nước xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, Thông tư này lại không đề cập gì đến việc công nhận và cho
thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Do đó, đến thời điểm này, cơ sở
pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
vẫn chưa rõ ràng.
Trên cơ sở các hiệp định đã ký, ngày 25/3/1993, Bộ Tư pháp đã ban hành
THông tư 163/HTQT về việc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
Văn bản này tuy không có quy định trực tiếp về công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài nhưng đã có những quy định hướng dẫn cho hoạt
động ủy thác tư pháp nói chung trong đó có hoạt động ủy thác tư pháp liên quan
đến việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước đã ban hành quyết định số 453/QĐ-CTN về
việc tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài. Đây là dấu môc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của pháp
luật về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam. Khi tham gia Công ước, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu:
1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam
quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia
thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại
lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp
dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.
23
2/ Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp
luật thương mại.
3/ Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam.
Trên cơ sở gia nhập Công ước New York, ngày 14/9/1955, Ủy ban Thường
vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

quyết định của Trọng tài nước ngoài. Pháp lệnh đã quy định khá đầy đủ về các
vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài, ví dụ như: các quyết đụnh của Trọng tài nước ngoài được công nhận và
cho thi hành; các nguyên tắc công nhận và thi hành; trình tự thủ tục xét đơn yêu
cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết đinh của Trọng tài nước
ngoài cũng như yêu cầu không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định
về các vấn đề khác như quyền kháng cáo, kháng nghị; lệ phí; đảm bảo việc
chuyển tiền và tài sản thi hành quyết định…
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã tiến hành ký kết them một số hiệp
định tương trợ tư pháp trong đó có các quy định về công nhận và cho thi hành
quyết định của Trọng tài nước ngoài như:
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày
06/07/1998
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày
25/08/1998
24
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày
19/10/1998
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp ký ngày 24/02/1999
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào Ukraina (ký ngày
06/04/2000
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Mông Cổ ký ngày
17/04/2000

Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về công nhận và
cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, trong giai đoạn này, nhà nước
còn ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn
đề này như:
Pháp lệnh thi hành án dân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông
qua ngày 14/01/2004;
Pháp lệnh trọng tài thương mại do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 25/02/2003;
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành…
* Sau khi có Bộ luật tố tụng dân sự:
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định trước đây về công nhận và cho
thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, ngày 15/06/2004, Quốc hội khóa
IX đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó có quy định tương đối đầy đủ
và có hệ thống về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài. Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
được quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận
25

×