Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.17 KB, 32 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TIỂU LUẬN
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: ĐỒNG GIỚI VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

LỜI MỞ ĐẦU
Đồng tính luyến ái là vấn đề nhạy cảm trong xã hội ở Việt Nam. Mặc dù đây không
còn là chủ đề mới mẻ, song thái độ của cộng đồng với họ và những gì liên quan đến họ
phần nhiều vẫn là xa lạ và miệt thị, khiến người đồng tính phải đối mặt với nhiều bất lợi
trong cuộc sống.
Đồng tính luyến ái hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay
tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với
nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đồng tính cũng chỉ nhận thức cá
nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đổng có cùng điều này. Gay
(từ tiếng Anh) chỉ những người đồng tính nam, Lesbian chỉ những người đồng tính nữ.
Đồng tính luyến ái được coi là một trong những nấc thang liên tục của thiên hướng tình
dục.


I. GIỚI THIỆU KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1. Khái niệm
Đồng tính hay còn gọi là đồng tính luyến ái là những người ít nhiều, một cách thường
xuyên cảm thấy một ước muốn tình dục và tìm cách thõa mãn ước muốn này với người
cùng giới; hoặc là người cảm thấy thoải mái và được khẳng định khi thân mật với người
đồng giới trong khi với người khác giới thì họ cảm thấy yếu ớt, ít thoải mái khi họ gần gũi
tình dục, hay khi nó xảy ra.
2. Khái niệm một số vấn đề liên quan
Một số người vẫn hay gọi những người đồng tính bằng những cái tên như gay, les,


fem,sb…
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, Gay (từ tiếng Anh) là một từ thường được dùng để
chỉ những người đàn ông bị hấp dẫn, có quan hệ tình dục hay ý muốn quan hệ tình dục với
người cùng giới. Gay có thể là bẩm sinh từ lúc bạn vừa mới sinh ra hay có thể do tác động
của môi trường sống.
-

Les (Lesbian)cũng giống như gay nhưng les được dùng để chỉ cho nữ.

-

SB ( Softbutch): Con gái cũng mạnh bạo như con trai nhưng nhẹ nhàng không khô khan
như con trai, đóng vai trò “chồng” trong quan hệ.

-

Fem (Feminine): Con gái, yểu điệu cũng giống con gái bình thường nhưng không yêu
con trai mà chỉ yêu con gái thôi, đóng vai trò “vợ” trong quan hệ.
3. Phân loại

Có thể phân ra 3 loại :
 Đồng tính luyến ái tuyệt đối : là những người này chì có quan hệ tình dục với những
người cùng giới, họ hoàn toàn dững dưng trước những người khác giới. Nếu là nam thì
hoàn toàn không có khả năng quan hệ tình dục với nữ.
 Đồng tính luyến ái tương đối : là những người này có quan hệ tình dục cả với người
cùng giới và khác giới.
 Đồng tính luyến ái cơ hội: là những trường hợp do ảnh hưởng của môi trường sống
hay theo phong trào, đặc biệt khi không có đối tượng tình dục bình thường.



4. Phân biệt đồng tính với lưỡng tính
Lưỡng tính là một hiện tượng về giới tính (nam/nữ) ít gặp trong cuộc sống. Đây là
trường hợp bệnh lý do rối loạn phát triển hệ thống cơ quan sinh dục vào thời kỳ bào
thai.Thường thì hiện tượng này chỉ phát hiện khi một đứa trẻ vào giai đoạn tiền trưởng
thành. Vào giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục chính, thì
cơ quan sinh dục phụ của chúng cũng bắt đầu hình thành và tồn tại song song với nhau.
Những người lưỡng tính thực sự, trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn.
Người lưỡng tính (còn gọi là ái nam ái nữ) là người có quan hệ tình cảm, tình dục với
cả nam và nữ nhưng may mắn hơn những người đồng tính, những người lưỡng tính vẫn có
thể có chồng (vợ), có con.
II. ĐỒNG TÍNH TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
1. Đồng tính trong quá khứ
Đồng tính đã ghi dấu trong văn học từ thời xa xưa, trong thần thoại,…
 Châu Á và Thái Bình Dương
Ở Nhật Bản, đồng tính luyến ái được ghi nhận từ hơn một ngàn năm và từng là một phần
trong đời sống Phật giáo và truyền thống samurai.
Tại Trung Đông, nhiều nhà thơ Hồi giáo tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong thời trung cổ
đã viết thơ ca tụng những cậu bé đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung
giường với họ.
Trong xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một nét văn
hóa cho đến giữa thế kỷ trước. Người Etoro và người Marind-anim còn coi dị tính luyến
ái là tội lỗi và tôn vinh đồng tính luyến ái.
 Châu Âu
Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học và truyền
thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ thời cổ Hy Lạp, nơi các mối quan hệ
đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đến thành
phố khác. Mối quan hệ trên có lợi cho cả hai, đó là mối quan hệ giữa một người đàn ông
lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời lâu
đời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự.



Trong Kinh Thánh có mô tả vềThành phố Sodome, nơi mà nhiều cư dân nam có hành vi
tình dục đồng giới. Thành phố này đã bị thiêu hủy bởi trận mưa lửa từ trên trời do Thượng
Đế giáng xuống để trừng trị sự thác loạn của cư dân nơi đây. Từ Sodome cũng trở thành
thông dụng để chỉ việc quan hệ tình dục đồng giới của nam tại phương Tây. Trong
thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt là Firenze và Venezia nổi
tiếng về đồng tính, được một phần khá lớn dân số nam tuân theo và được tạo theo kiểu
mẫu ở Hy Lạp và La Mã (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi một phần
khá lớn dân số nam theo tục lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt nhiều
người.
 Châu Mỹ
Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người
được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt
tên cho vai trò này. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ,
được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này.Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được
dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những
người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy
pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái.
 Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam rất hiếm có trường hợp đồng tính được ghi nhận mặc dù thế kỷ
16, 17 có một vài vua chúa có sủng thần là đàn ông. Vua Khải Định có mười hai người
vợ nhưng không thích gần đàn bà và thích xem đàn ông đóng giả “đào” khi diễn tuồng.

Vua Khải Định


Trong thời kỳ Pháp thuộc, một quân y người Pháp tên Jacobus X đã miêu tả các hoạt
động đồng tính ở Việt Nam và ông cho rằng hiện tượng này là do ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa. Ông còn cho rằng nếu người Pháp có hoạt động này chẳng qua chỉ để tránh
gái mại dâm bị bệnh giang mai.

Trong thời chiến tranh Việt Nam, tại Sài Gòn có mười tám quán bar dành cho đồng
tính nam và ba quán bar dành cho đồng tính nữ. Nhiều khách hàng tại các quán bar đồng
tính nam là thương gia tuổi trung niên và sinh viên dưới hai mươi tuổi, rất ít người ẻo lả
như phụ nữ. Có nhiều hộp đêm, quán cà phê dành riêng cho khách hàng đồng tính. Có ít
nhất bốn tổ chức “trai gọi” cho khách hàng là giới thượng lưu giàu có Trug Quốc hay
người nước ngoài (chủ yếu là người Pháp). Đối với Mỹ, hành động này là mạo hiểm vì
quân đội Hoa Kỳ không cho phép, những người bị tình nghi là đồng tính sẽ bị đuổi ngay.
Đồng tính nữ cũng không phải là hiếm. Báo Saigon daily vào cuối thập niên 1960 có
đăng tin về một tổ chức “gái gọi” dành cho các phụ nữ phương Tây đi du lịch và phụ nữ
thượng lưu ở Sài Gòn. Tổ chức này bị giải tán sau khi có chứng cớ liên quan đến trẻ em
dưới mười lăm tuổi.
Đám cưới đồng tính được tổ chức ở Việt Nam. Ngày 7 tháng 4 năm 1997, hãng
thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh giữa
hai người nam. Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với một trăm khách mời và bị nhiều
người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại
Vĩnh Long nhưng xin giấy phép kết hôn không được chấp nhận. Sau đám cưới này Quốc
Hội thông qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.
2. Đồng tính trong hiện tại
Đồng tính hiện nay không còn là vấn đề xa lạ với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan
tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cộng đồng người đồng tính được hòa nhập với
nơi mà họ sinh sống và làm việc. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi
mở hơn về người đồng tính. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới vào
năm 2001. Sau đó là các quốc gia như Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy
Điển, Bồ Đào Nha, Argentina v.v… và các tiểu bang ở Hoa Kỳ. Ở 16 quốc gia khác,
những người đồng tính có thể kết hợp với luật dân sự. Như vậy, đồng tính không những


đã được các nước phương Tây thừa nhận trên phương diện xã hội mà còn có thể chấp
nhận trên phương diện pháp luật hiện hành.
Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính hiện nay không còn nằm ở mức độ mập mờ - có hay

không người đồng giới tính mà thực tế đã chứng minh bằng sự hiện hữu của họ. Những
trang web cho người đồng giới tính, câu lạc bộ đồng giới tính,... đang lên tiếng đấu tranh
cho quyền được phép kết hôn của họ. Những người đồng tính có ước mơ, khát khao và có
khả năng để xây dựng một gia đình hạnh phúc theo nhu cầu tình cảm của họ. Đó là ước
mơ, khát khao từ tận trái tim họ đúng với bản năng mà tạo hóa đã ban cho. Vì vậy họ cần
được xã hội thừa nhận để có được quyền mưu cầu hạnh. Sự phổ biến của vấn đề đồng tính
thông qua phương tiện truyền thông, báo, phim ảnh…
3. Sự phổ biến của vấn đề đồng tính thông qua phương tiện truyền thông, báo,
phim ảnh…
Đồng tính không còn là vấn đề xa lạ trong suy nghĩ và nhận thức của mọi người. Chỉ
cần lên google và gõ từ khóa”đồng tính” bạn sẽ có hàng loạt những thông tin liên quan.
Càng ngày càng có nhiều bài báo, phim ảnh dành cho cộng đồng LGBT.
Tôi không phủ nhận việc các tác giả có quyền viết các bài viết của mình về cộng đồng
người dị tính này. Tuy nhiên, tôi cần ở họ một thái độ, một suy nghĩ khách quan hơn. Để
nói về một con người “bình thường” bằng bút mực đã khó, huống chi là về những con
người bị cho là “bất thường” kia. Họ không chỉ biết viết bằng năng lực của một tác giả,
một nhà báo mà còn phải bằng tâm hồn biết cảm thông.
Hiện nay, mức độ kì thị người đồng tính trong các bài viết rất cao. Họ hạ thấp giá trị của
nhóm người đồng tính so với số người dị tính dựa vào cái “chuẩn mực xã hội” điên rồ mà
họ tự đặt ra để hủy diệt đồng loại mình? Cho tôi một lí do chính đáng hơn là sự thiếu
đồng cảm của bạn đi. Có một câu nói rất hay “Sinh ra không ai được quyền chọn giới tính
của mình như thế nào, Nhưng chúng ta được quyền chọn cách sống và thái độ sống của
chính mình”.
Hiện tượng kỳ thị trong các bài viết được xem xét trên nhiều khía cạnh, kết quả là số
bài thể hiện sự kỳ thị chiếm tới 41% tổng số các bài báo được đưa vào nghiên cứu. Chỉ có
18% số bài viết thể hiện sự tích cực, không kỳ thị với người đồng tính, không hạ thấp giá
trị của người đồng tính dựa trên xu hướng tình dục của họ. Với tỉ lệ kỳ thị trên báo chí cao


như vậy, không ngạc nhiên là cũng xấp xỉ 41% số người tham gia nghiên cứu của Viện

nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cho biết họ phải che dấu xu hướng tình dục của
mình vì sợ xã hội kỳ thị.
Đề tài đồng tính giờ đây đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các nhà làm phim khai
thác. Trong đó tôi ấn tượng nhất với bộ phim “Yes or No” của Thái Lan – một đất nước
được cho là mạnh tay nhất trong việc đưa các yếu tố nhạy cảm này lên màn ảnh. Bộ phim
gửi đến thông điệp ngọt ngào hãy sống thật với đời mình. Truyền tải thông tin một cách
chân thật, không gây sốc hoặc câu khán giả, điều này đã làm nên sự thành công của bộ
phim nới riêng và phim ảnh Thái Lan nói chung.
“Để mai tính” được lên sóng ngoài rạp năm 2010, phim xoay quanh chuyện tình của 2
nhân vật chính được nhà làm phim khéo léo pha trộn thêm tình tiết hài hước nhân vật
“bóng lộ” Hội- người đồng tính luôn có cuộc sống lạc quan sung túc, bao dung độ lượng
với bạn bè. Đến cuối cùng tự tạo niềm vui, tự đem lại sự yêu thương tâm hồn lạc quan là
đã tạo động lực sống cho chính bản thân. Mới đây, khán giả Việt Nam cũng được mãn
nhãn với bộ phim Lạc Giới, một bộ phim về đồng tính nam. Bộ phim đã được lên đường
qua Pháp để tham dự liên hoan phim điện ảnh Châu Á tại thành phố Tours lần thứ 16
mang vinh quang cho điện ảnh nước nhà.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc “Tôi luôn ủng hộ quyền bình đẳng của người thiểu số
trong đó có người đồng tính. Cuộc sống cần có sự nhân ái và lòng bao dung”. Nhà văn
Trang Hạ “Có nhiều cách để được hạnh phúc, vì hạnh phúc không nhất thiết phải được
trình diễn cùng một kiểu. Có nhiều lí do để chúng ta trân trọng bản thân. Nên cũng có
nhiều lí do để chúng ta trân trọng cả những người khác nữa”.
Truyền thông có sức tác động rất lớn trong mọi vấn đề mang tính xã hội. Thông qua đó
con người có cái nhìn khách quan và thực tế hơn, góp phần thay đổi suy nghĩ của bản
thân. Vì vậy cần lắm những con người “truyền thông” có “tâm” với nghề và với đồng
loại.


III. CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Không có sự tồn tại dễ dàng cho những thứ gọi là khác biệt. Những người đồng tính,
bất kể họ ở đâu, giàu sang hay nghèo khó, bản thân họ mãi mãi cũng không được lành lặn

và phát triển bình thường như những người khác.
Vào ngày 6 tháng 10, Tòa án Tối cao của Mỹ đã cho hôn nhân đồng tính sự ủng hộ
lớn bằng việc từ chối đem năm vụ hôn nhân đồng tính ra tòa, tạo điều kiện cho những cặp
đồng tính ở Irginia, Indiana, Utab, Oklahnoma và Wisconsin được phép kết hôn. Tuy
nhiên vẫn tồn tại năm quốc gia hành quyết những người đồng tính: Iran với hình thức treo
cổ, Arap Xê Út với hình thức ném đá đến chết.
Định kiến và kỳ thị đồng tính ở Việt Nam còn rất phổ biến. Gia đình bạo hành, bạn
bè xa lánh, hàng xóm khinh ghét. Có đến 25% người đồng tính bị mất bạn, 6,5% bị mất
việc sau khi họ công khai giới tính thật của mình. Tôi đã gặp vài trường hợp cha mẹ kỳ
thị, ruồng rẫy, đánh đập khi con họ công khai giới tính thật. Họ bị đe dọa đến gặp bác sĩ
thần kinh để “chỉnh lại đầu”. Họ bị bế tắc đến nỗi phải nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực
nhất. Điều này có quá tệ hại không khi ai cũng biết rằng con người là chủ thể của vũ trụ,
mỗi sinh mạng, mỗi hình hài được sinh ra đều được hưởng mọi quyền của một công dân
bình đẳng?
Được mang thân xác là một con người để tồn tại trên hành tinh này là một hạnh phúc
quá đỗi lớn lao, càng hạnh phúc hơn khi người ta được phát triển bình thường. Nhưng
với những người đồng tính, họ có hạnh phúc không khi không có sự thuần nhất giữa thể
xác và linh hồn? Hơn ai hết họ có những mặc cảm, những nỗi đau đến tột cùng, họ khao
khát mãnh liệt đôi mắt nhân ái của mọi người bởi lẽ “Sinh ra không ai được quyền chọn
giới tính của mình như thế nào. Nhưng chúng ta được quyền chọn cách sống và thái độ
sống của chính bản thân”.
Tôi có thể mạnh dạn khẳng định được rằng: “Đồng tính-sống thật với bản thân-tôi
đồng ý”. Bạn biết không? Bạn sẽ chẳng thể nào hiểu hết được những suy nghĩ, hiểu hết
được những gì người khác đã phải trải qua nếu bạn không là họ, không đặt mình vào vị
trí của họ. Họ đã sống rất tốt và có ích cho cộng đồng đấy chứ. Họ không làm gì ảnh
hưởng đến ta sao ta lại kỳ thị họ đến thế?


Tôi là một đứa con gái “bình thường” và bạn bè tôi đa số là người đồng tính. Bạn có
ngạc nhiên không khi biết điều này? Tôi chứng kiến hết cuộc sống của họ, cách họ yêu,

ghét, hiểu được những suy nghĩ, tình cảm của họ. Tôi tự hào vì mình làm được điều đó.
Tôi đã bật khóc khi xem được những hình ảnh của những người đồng tính vô gia cư
sống trong một cống thoát nước mưa tại thủ đô King Ston Jamaica- nơi họ phải đối phó
với nguy cơ bị tấn công, hãm hiếp, thậm chí bị giết... chỉ vì là người đồng tính. Những
người này đã tìm cách ẩn náu trong hệ thống thoát nước sau khi bị đuổi khỏi nhà. Họ cố
gắng để có một cuộc sống bình thường nhất có thể dù cho môi trường xung quanh đầy
muỗi và gián. Họ tắm bằng nước sạch tại vòi công cộng và ngủ trên những tấm nệm tạm.
Vào ban đêm, họ phải đối phó với thời tiết lạnh lẽo và mối đe dọa có ai đó nhảy vào tấn
công.

Cuộc sống của người đồng tính tại thủ đô King Ston Jamaica
Ngày 15/9, trên tạp chí Attitude của Anh đã chia sẻ một câu chuyện về một cặp đôi
đồng tính là Andrew và James ở London khiến nhiều người phải suy ngẫm.


Cặp đôi đồng tính Andrew (phải) và Jame
Được biết, Andrew và bạn trai James quen nhau gần một năm. James là một y tá 27
tuổi sống ở Lon Don. Anh là người âm tính với HIV và ngay từ lần gặp đầu, anh biết rõ
tình trạng của Andrew. Một tình yêu thật cao thượng!

Gần 10 năm kể từ ngày tổ chức đám cưới đồng tính tại Canada, cặp đôi Nguyễn Thái
Nguyên (SN 1971) và Đinh Công Khanh (SN 1974) vẫn "như phút ban đầu". Chuyện tình
của cặp đôi khiến cho bao đôi bạn trẻ khác vẫn mơ ước.
Anh Nguyễn Thái Nguyên (phải), hiện đang làm việc cho Quốc hội Canada về mảng
chính sách môi trường và anh Đinh Công Khanh (trái), hiện là kiến trúc sư chuyên về cơ
sở hạ tầng của Bộ Nông nghiệp Canada. Hai anh đã ký giấy đăng ký kết hôn năm 2006.
Có ai còn nói rằng người đồng tính vì đua đòi trào lưu, vì vụ lợi nhau, hay vì họ “biến
thái”? Vâng, bạn có quyền nói vậy, nhưng cả thế giới này không ai phủ nhận được một
điều chỉ có tình yêu thật sự mới khiến con người ta có thể bất chấp tất cả để đến với nhau.



Nếu bạn cho rằng họ tồn tại trên đời này là sai, thì cái sai duy nhất của họ là sống thật với
đời mình. Mà điều đó chưa chắc một người “bình thường” như bạn làm được.
Những người đồng tính yêu nhau và mang lại hạnh phúc cho nhau như những đôi trai
gái “bình thường” kia. Họ cũng biết yêu, ghét, biết nũng nịu, ghen tuông, biết tha thứ, hận
thù. À, họ có trái tim bạn ạ! Năm tôi học lớp 12, bạn thân nhất của tôi biết được Nó bị les.
Nó đã chịu những áp lực kinh khủng từ gia đình, bạn bè, và cả tôi-một đứa bạn tồi tệ. Lúc
đó tôi “ngây thơ” không thấu hiểu được những dằn vặt, day dứt, đau đớn trong Nó. Tôi đã
tán vào mặt Nó và bảo “Mày điên rồi” và ôm chầm lấy Nó. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm
thấy bất lực, chếnh choáng như vậy. Tôi ước mình đủ lớn, đủ mạnh mẽ để ôm hết thảy
những nỗi đau “khốn nạn’ kia thay Nó. Rồi dần dần, tôi cũng chấp nhận được điều này, kỳ
diệu là tôi lại trở thành bạn thân của “bạn trai” Nó. Hơn ai hết, tôi biết mình đúng. Tôi
luôn hy vọng một ngày nào đó, gia đình Nó, xã hội này chấp nhận Nó và những người như
Nó.

Bạn

tôi

là người đồng tính
IV. ĐỒNG TÍNH VỚI VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Vấn đề chuyển đổi giới tính
Chuyển đổi giới tính là một phần trong cuộc sống của người đồng tính. Người đồng
tính có thể sống với giới tính thật của mình trong hình hài giới tính trên giấy tờ hoặc có
thể chuyển đổi giới tính để sống thật với bản thân.
Khi một ai đó cảm thấy không thoải mái hoặc phải chịu đựng đau khổ khi sống với
giới tính bẩm sinh,họ muốn sống là chính mình thì họ đưa ra quyết định có thể phẫu thuật


chuyển đổi hay không. Có hai loại phẫu thuật là phẫu thuật định giới và phẫu thuật

chuyển đổi giới tính hoàn toàn.Với phẫu thuật định giới (mổ để đưa một người nào đó về
đúng với giới tính thật của họ và phẫu thuật này được luật pháp cho phép), chẳng hạn như
trường hợp "nửa nam nửa nữ" - nghĩa là người đó có cơ quan sinh dục của cả đàn ông lẫn
đàn bà (tử cung, buồng trứng, tinh hoàn) thì sẽ khám xem giới tính nào chiếm ưu thế hoặc
phẫu thuật theo ý muốn của họ. Điều đặc biệt là khi chuyển giới hoàn thành thì họ có thể
quan hệ một cách bình thường với người cùng giới mà họ yêu.

Nhưng trong thực tế đâu phải người đồng tính nào cũng có điều kiện kinh tế, gia
đình, bạn bè để được phẫu thuật theo ý muốn, họ phải sống ẩn mình sau giới tính không
thật kia. Nhưng cử chỉ, hành động, ăn mặc và cả suy nghĩ là của giới tính bên kia.
2. Vấn đề pháp lý trong chuyển đổi giới tính
Khi chuyển đổi giới tính ngoài việc tạo điều kiện để người đồng tính sống thật với
bản thân mình thì còn gặp phải các vấn đề rắc rối trong việc xung đột với các tư tưởng tôn
giáo hoặc các giá trị văn hóa, việc cho phép chuyển đổi giới tính sẽ gây lo ngại về những
hậu quả pháp lý sẽ xảy ra nếu việc này bị lợi dụng hoặc được pháp luật cho phép tiến
hành, ví dụ như:


Nhiều người (đa số là nam giới) sẽ chuyển đổi giới tính để trốn tránh nghĩa vụ
quân sự, đặc biệt là khi đất nước sắp có chiến tranh.

 Chuyển đổi giới tính để gian lận trong thể thao hoặc lừa đảo tài sản.
 Chuyển đổi giới tính để trốn việc bị tòa án truy nã.


Chuyển đổi giới tính để hoạt động mại dâm.

 Nếu người chuyển giới đã kết hôn thì sau khi chuyển giới, các thỏa thuận hôn nhân
với chồng/vợ của họ sẽ đột nhiên trở nên vô hiệu, dẫn tới kiện cáo hoặc cố tình



chuyển giới để vô hiệu hóa các thỏa thuận, điều luật trong hôn nhân (trốn tránh
việc cấp dưỡng, nuôi con, chia tài sản...)
 Nếu người chuyển giới đã có con thì đứa trẻ sẽ "bỗng nhiên" bị mất cha/mẹ trên
giấy tờ nhân thân và trong cuộc sống gia đình.
 Phẫu thuật chuyển giới dễ dẫn tới tai biến do hàng loạt các cuộc phẫu thuật liên
tiếp, dẫn tới các vụ kiện cáo sau này.
 Người tiến hành chuyển đổi giới tính có thể sẽ thấy hối hận sau khi tiến hành,
nhưng khi đã phẫu thuật thì không thể đảo ngược kết quả được nữa.
 Người tiến hành chuyển giới sẽ phải chịu sự phản đối của gia đình cũng như khó
tìm việc làm, dễ dẫn tới các hành vi tiêu cực, làm tăng tỷ lệ phạm tội và bất ổn xã
hội.
 Việc phải tiêm hoóc-môn (kích thích tố giới tính) liên tục khiến người chuyển giới
mắc nhiều tác dụng phụ, sức khỏe suy giảm và bị giảm đáng kể tuổi thọ, tạo ra
gánh nặng cho gia đình, hệ thống y tế và an sinh xã hội.
3. Ảnh hưởng sức khỏe khi chuyển giới
Người chuyển giới trước khi can thiệp phẫu thuật phải sử dụng hormone trong một
thời gian khá dài, khiến tâm lý bị đảo lộn, cơ thể của họ bị yếu đi trông thấy, dễ nhiễm
bệnh. Tiêm không đúng cách và liều lượng có thể nguy hiểm tính mạng. Sau đó họ sẽ phải
trải qua vài chục cuộc tiểu phẫu với những đau đớn và nguy cơ tai biến cả về thể chất lẫn
tâm lý. Sau vài năm, họ sẽ già đi nhanh chóng, sức khỏe của họ trở nên tồi tệ do những
biến chứng từ phẫu thuật và tiêm hoóc-môn, những cơn đau thể xác giày vò cả ngày lẫn
đêm. Những người không có đủ tiền để uống/tiêm kích thích tố đều đặn thì những hậu quả
này thậm chí sẽ xuất hiện nhanh hơn. Khi chuyển giới tuổi thọ sẽ giảm đi đáng kể. Một số
bác sĩ khuyên rằng: nếu không chấp nhận với giới tính của mình thì cũng không nên dùng
dao kéo để can thiệp vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
4. Những vấn đề nuôi dạy con cái trong hôn nhân đồng tính
Đây là vấn đề được sự quan tâm của mọi người hiện nay, nhưng theo khoa học chứng
minh thì :
 Không có sự liên quan giữa thiên hướng tình dục của cha mẹ với sự phát triển của

trẻ em. Sự thành công của trẻ em phụ thuộc vào chất lượng gia đình (mối quan hệ


hạnh phúc của cặp cha mẹ, mối quan hệ đối xử và nuôi dạy của cha mẹ với con cái,
sự hỗ trợ của xã hội với họ...), không phụ thuộc vào khuynh hướng tình dục của
cha mẹ.
 Các cặp cha mẹ đồng tính nam và đồng tính nữ đều có khả năng nuôi dạy con cái
tốt như các cha mẹ dị tính.
 Trẻ em nuôi dạy bởi các cặp cha mẹ đồng tính nam và đồng tính nữ có sự phát
triển bình thường và lành mạnh về tâm sinh lý, thể chất, giới tính và hành vi xã
hội.
 Bác bỏ quan điểm của các cá nhân, tổ chức chống đối hôn nhân đồng tính rằng trẻ
em nuôi bởi các cha mẹ đồng tính dễ trở thành đồng tính hơn hay thể hiện sự phát
triển tâm lý lệch lạc. Các quan điểm này không được hỗ trợ bởi khoa học hoặc dựa
vào số ít các nghiên cứu có sai sót nghiêm trọng về phương pháp luận đã bị bác bỏ.
Không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào hỗ trợ cho quan điểm con cái nuôi
bởi các cha mẹ đồng tính là không tốt bằng hay có bất cứ nguy cơ nào so với con
cái của các cha mẹ khác giới.

Nhiều người đồng tính, song tính có thể trở thành cha hoặc mẹ bằng nhiều cách
như xin con nuôi, thụ tinh nhân tạo, nhận đỡ đầu hoặc có khi có con riêng của một người
với vợ hoặc chồng cũ là dị tính luyến ái hoặc nhờ sinh con hộ. Theo điều tra dân số Hoa
Kỳ năm 2000, 33% cặp đồng giới nữ và 22% cặp đồng giới nam đang sống với ít nhất
một người con dưới 18 tuổi. Vài trẻ không biết rằng cha (mẹ) của chúng là người đồng
tính (song tính). Tình trạng công khai thiên hướng tình dục cũng khác nhau và vài người


không bao giờ công khai với con mình vì họ nghĩ nói ra sẽ không tốt cho sự phát triển của
con.
5. Những ảnh hưởng của người đồng tính với xã hội

Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người bị
bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay những thành phần xấu trong xã hội.
Họ bị tách biệt ra khỏi xã hội mà họ đang sống.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính.
Mặc dù, đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tính dục, đó không phải là một căn
bệnh và cũng không thể truyền nhiễm, lây lan trong xã hội song cộng đồng thường xa
lánh và kỳ thị họ. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân họ vốn không thể lựa
chọn khi được sinh ra. Nhưng mọi người có đang nghĩ rằng làm vậy là dồn họ vào đường
cùng, là ngăn cản cuộc sống tự do trước mắt họ.
Có không ít những người thành đạt trên rất nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội, kinh
tế, khoa học, giáo dục, vv... là những người đồng tính. Tuy vậy, bản thân họ không cho
rằng đồng tính là sự khác biệt giữa họ với những người xung quanh nên họ cũng không lộ
diện. Có lẽ vì vậy mà những đóng góp của người đồng tính cho xã hội ít được xã hội ghi
nhận. Tại sao chúng ta không mở lòng mình để đón nhận cuộc sống của họ chứ, cho họ
được sống cuộc sống là chính mình để có thể an tâm mà phát triển những tài năng thực sự
của bản thân.
Một bạn đồng tính nữ chia sẻ: “Mình không tự hào là một người đồng tính, mình
cũng không tự hào là một người dị tính, mình chỉ tự hào mình là con người đàng hoàng và
có ích cho xã hội. Nhưng trách nhiệm của mình với những thế hệ sau là phải giáo dục, chỉ
bảo cho mọi người biết rằng đồng tính không bao giờ là điều mà mình lựa chọn mà là
mình được sinh ra như vậy.”
Trong một xã hội công bằng, mọi người đều có quyền sống như nhau nhưng tại sao
chúng ta lại coi đồng loại của mình là "những kẻ dị thường" tại sao phải đào thải họ khỏi
cộng đồng, như vậy là không công bằng với họ. Ngay cả những bệnh nhân HIV cũng cần
phải được đối xử bình đẳng thì tại sao chúng ta lại bất công với những người đồng tính,
họ đâu phải là những con bệnh đáng sợ?
6. Những ảnh hưởng khi chấp nhận hôn nhân đồng giới


Khi đề cập đến vấn đề hôn nhân đồng tính thì có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

Tiêu cực: hôn nhân đồng tính sẽ làm mất đi những giá trị truyền thống vốn được duy
trì từ xa xưa, gây ra những hệ lụy về duy trì giống nòi, càng khó chấp nhận hơn với các
bậc phụ huynh nếu như gia đình họ chỉ có một người con hay ở các nước chỉ được phép
có một người con như Trung Quốc.Chấp nhận hôn nhân đồng tính sẽ làm bào mòn giá trị
truyền thống giữa hôn nhân nam và nữ, gây ra nhiều vấn đề sinh con ngoài giá thú. Bên
cạnh đó vấn đề nuôi dạy con cái sẽ được đưa ra khi họ cho rằng viêc nuôi dạy con cái
trong gia đình có cuộc hôn nhân đồng giới không dược đảm bảo, họ cho rằng đứa trẻ
trong gia đình đó sẽ bị tước quyền có được cả cha lẫn mẹ, và điều này sẽ khiến đứa trẻ
chịu nhiều ảnh hưởng về tâm sinh lý và lối sống.
Trong khi nguyên nhân của hấp dẫn đồng tính là rất phức tạp, hiện không có bằng chứng
thuyết phục rằng đồng tính chỉ là do di truyền hay bẩm sinh, mà nó còn xuất phát từ ảnh
hường của văn hóa và cách nuôi dạy... chấp nhận "hôn nhân" giữa 2 người cùng giới tính
sẽ tạo nên một định nghĩa cực đoan và giả tạo...
Tích cực: Bên cạnh đó vẫn có nhiều lý do để chấp nhận hôn nhân đồng tính. Đồng
hành cùng sự hiện hữu của người đồng tính thì nhu cầu tình dục đồng tính cũng xuất hiện.
Có cầu thì chắc có cung. Người bán dâm hiện nay bán dâm cho cả người đồng giới không
chỉ vì tiền mà còn để thỏa mãn nhu cầu tình dục đồng giới. Nếu mại dâm là một trong
những nguyên nhân lây lan các bệnh xã hội thì mại dâm đồng giới tính cũng không ngoại
lệ. Vậy tại sao lại cấm người đồng giới kết hôn trong khi việc thừa nhận mối quan hệ hôn
nhân này sẽ cho họ một gia đình, với nghĩa vụ sống chung thủy thì sẽ giảm bớt mua dâm
hay bán dâm đồng giới tính, giảm bớt sự lây lan các bệnh xã hội. Vấn đề chưa dừng lại ở
đó khi trong xã hội Việt Nam hiện nay đã xuất hiện hành vi hiếp dâm người đồng giới
tính, cưỡng dâm người đồng giới tính. Các quan chức tư pháp cũng hết sức đau đầu và
lúng túng đối với những hành vi nêu trên. Vấn đề đặt ra là khi không công nhận hôn nhân
đồng giới tính, tình dục đồng giới tính thì làm sao có thể xử lý đúng người đúng tội đối
với những hành vi này?
Người đồng tính cũng giống như bao người dị tính khác, đều có khả năng học tập làm
việc để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, chỉ khác ở chổ xu hướng tình dục
của họ là tình dục đồng giới. Khi xã hội phân biệt kỳ thị và không thừa nhận đã gây ảnh



hưởng rất xấu đến người đồng tính. Họ thường hay mặt cảm, tự ti, chán đời và nhiều cảm
giác bi quan khác. Ảnh hưởng tiêu cực này không chỉ đối với những người đồng tính đã
thổ lộ thân phận mà còn cả những người còn đang dấu dím. Chính bởi những ảnh hưởng
tiêu cực ấy đã làm kết quả học tập làm việc của nhóm người này bị giảm xúc.
Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới cũng là thừa nhận người đồng tính, việc này sẽ
giúp người đồng tính tự tin hơn, yêu đời hơn và yên tâm học tập, làm việc để cống hiến
sức mình cho xã hội. Cho họ một cuộc sống là chính mình, sống một cách đáng sống, yêu
một cách đáng yêu và là người đáng nể của xã hội.
Hiện nay hôn nhân đồng tính vẫn là con số rất rất nhỏ so với hôn nhân dị tính. Với lại
có nhiều chứng minh rằng hôn nhân đồng tính không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì
dân số thế giới. Đâu ai có thể chọn cho mình gia đình để sinh ra, nơi chốn để trưởng thành
và tính cách con người khi còn nằm trong bụng mẹ, đồng tính vẫn là người, họ có quyền
khát khao hạnh phúc như bao người khác, nếu thật sự yêu người cùng giới đem lại hạnh
phúc viên mãn cho họ, tại sao chúng ta không cho họ một con đường???
V. THÁI ĐỘ CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
1. Tổng quát
Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có hiện tượng
đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng các nhà khoa học
trên thế giới ước tính người đồng tính luyến ái chiếm khoảng 3% dân số của mỗi quốc
gia. Tỉ lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá.
Mặc dù người đồng tính luyến ái là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở
nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi. Tại những nước theo
đạo Hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị
lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác
biệt. Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia
Hồi giáo Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay
cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính
luyến ái cũng không vì thế mà mất đi.
2. Quan điểm xã hội đối với người đồng tính



Quan điểm xã hội đối với quan hệ đồng tính, thể hiện trong quan điểm của chính
quyền và tôn giáo, đã thay đổi nhiều lần qua thời gian, từ việc bắt mọi người đàn ông có
quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp
và toà án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử.
3. Quan điểm tôn giáo
Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội
đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống
Abraham(là các tôn giáo độc thần (monotheistic) tới từ Tây Á cổ xưa. Các tôn giáo theo
truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo, có số lượng tín
hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới) xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các
nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem
đồng tính như một điều thiêng liêng hay không có ý kiến. Trong thời gian bị đô hộ bởi các
đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền
thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về đồng tính.
Mối quan hệ giữa tôn giáo và đồng tính khác nhau ở các nơi, hay giữa các tôn giáo,
giáo phái khác nhau và thay đổi theo thời gian. Các tổ chức có thẩm quyền và học thuyết
hiện nay của những tôn giáo lớn nhất thế giới thường có cái nhìn tiêu cực về đồng tính.
Những quan niệm này thay đổi từ kín đáo không khuyến khích đồng tính hoặc thẳng
thừng cấm đoán quan hệ đồng tính giữa những người theo đạo, tích cực phản đối sự chấp
nhận của xã hội đối với đồng tính cho đến hành hình. Hầu hết những người phản đối đồng
tính cho rằng đồng tính là tội lỗi chứ không phải là một thiên hướng tình dục.
Như Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, theo thông lệ là cấm kê gian, cho rằng và
dạy rằng hành vi đó là tội lỗi. Ngày nay vài giáo phái của những tôn giáo này chấp nhận
đồng tính và nhận người đồng tính như Do Thái giáo Cải cách, Giáo hội Ki-tô giáo Thống
nhất và Tổng Giáo hội Cộng đồng. Giáo hội Trưởng lão và Anh giáo ngày nay chào đón
các thành viên dù cho là đồng tính và vài tỉnh phong chức cho giám mục đồng tính và
công nhận kết hợp đồng giới. Do Thái giáo Cải cách cho phép giáo sĩ đồng tính và nghi
thức đám cưới đồng giới, Do Thái giáo Tái xây dựng và Do Thái giáo Bảo thủ ở Hoa Kỳ

cho phép giáo sĩ đồng tính và kết hợp đồng giới.


Trong những tôn giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kì-na
giáo và Tích-khắc giáo, dạy về vấn đề đồng tính không rõ ràng như các tôn giáo
Abraham. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức thẩm quyền tôn giáo hiện nay trong các truyền
pháp khác nhau nhìn đồng tính một cách tiêu cực và khi được bàn luận, nó không được
khuyến khích hoặc cấm đoán. Sách kinh cổ xưa như kinh Vệ đà thường xem những người
như vậy là giới tính như ba, không phải nam cũng không phải nữ. Có một số văn bản tôn
giáo cấm đồng tính luyến ái
Trong những tôn giáo ở Đông Á, Đạo giáo không khuyến khích đồng tính vì cho rằng
nó làm cho người ta không hoàn thành nhiệm vụ, và các tài liệu của một số trường học
cấm điều đó. Khổng Tử hay các truyền thống Khổng giáo không đề cập vấn đề đồng tính.
4. Quan điểm của các nền văn hóa
Tập quán tình dục thay đổi theo thời gian. Khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đang
được hiểu ở các nước Tây phương là một khái niệm mới, không tương ứng với khái niệm
trước đây. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại
Đế, Leonardo da Vinci, v.v. có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái,
nhưng khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đại là một khái niệm họ chưa được biết đến.

 Tại Châu Á
Ái tình đồng tính là một việc có từ xưa và được xã hội thừa nhận. Người Tây phương
đến khu vực này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. Tại
Trung Quốc, quan hệ đồng tính được ghi nhận từ năm 600 TCN. Nhiều từ nói trại được
dùng để mô tả việc này. Các mối quan hệ thường giữa những người có tuổi tác và địa vị
xã hội khác biệt nhau. Trong Hồng Lâu Mộng, những việc âu yếm và quan hệ tình dục
giữa những người đồng giới không xa lạ đối với độc giả.
Tại Nhật Bản, thói quen này được gọi là "shudo" hay "nanshoku", đã được ghi lại
trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo
Phật cũng như truyền thống Samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một

truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này.
Tương tự, tại Thái Lan không có khái niệm "đồng tính luyến ái" mãi đến cuối thế kỷ
20. Tuy nhiên, "kathoey" hay "trai nữ" là một phần trong xã hội Thái trong nhiều thế kỷ.
Họ là những người nam giới ăn mặc quần áo phụ nữ. Họ thường được xã hội chấp nhận,


không bị phiền toái, tuy nhiên một gia đình có con trai trở thành kathoey thường thất
vọng. Quan niệm của đạo Phật trong xã hội Thái chấp nhận một giới tính thứ ba.
Quan hệ đồng tính hiện đang hợp pháp tại Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan
và Campuchia. Tại Singapore, Malaysia, Mayanma và ấn Độ, vì là những cựu thuộc địa
của Anh nên nó bị coi là bất hợp pháp.

 Ở Châu Âu
Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền
thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng cổ, nơi các mối
quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đết
thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn
tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để
kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi
những lợi ích của việc này trong các tác phẩm lúc đầu, nhưng trong các tác phẩm sau này
đã đề nghị ngăn cấm nó.
Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước ý, đặc biệt là Firenze và
Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được phần đông dân số nam theo và được
tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã. (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong
khi phần đông dân số người nam theo tục lệ này, những nhà chức trách cũng khởi tố, phạt
và bắt bớ nhiều người.

 Tại Châu Mỹ
Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những
người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận.

Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa
chọn để theo con đường này. Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ
của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm
thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường. Trong lĩnh
vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái.

 Tại Trung Đông
Nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước ả Rập và Ba Tư trong thời trung
cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ


chung giường với họ. Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục lệ đồng tính luyến ái rất phổ
biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại ngày nay.Tại Trung Á, trong con đường tơ
lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông- tây, đã nảy ra một nền văn hóa đồng tính
luyến ái. Trong đó người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm, thanh niên phái nam
ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người hát và múa những bài hát khiêu dâm cho
khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi dậy thì.
 Trong xã hội hiện đại
Trong thời đại của lương tri, của tự do, bình đẳng và khoan dung này, cho dù vẫn còn
nhiều định kiến và trắc trở ở nhiều nơi, nhưng việc tôn trọng và bảo vệ các nhóm thiểu số,
trong đó có thiểu số tính dục đã là một tiêu chuẩn của đời sống xã hội, đời sống chính trị,
và đời sống khoa học. Người đồng tính luyến ái ngày nay không hề đơn độc đi tìm kiếm
ủng hộ. Các chính quyền khoan dung đang chủ động từng bước đem lại quyền lợi pháp lý
đầy đủ cho họ, cho dù định kiến xã hội còn chưa thay đổi kịp. Đó chính là một phần trong
thiên chức bảo vệ và đem lại bình đẳng cho mọi công dân của một nhà nước công bằng.
Hẳn không ai bài gay đến mức cho rằng các nhà lãnh đạo, các chính trị gia hay chính
quyền nào ủng hộ cho các quyền bình đẳng của luyến ái đồng giới chỉ vì chính họ là gay.
Khi các nhà trí thức lớn của thế giới ký và tuyên bố Hiến chương Nhân bản 2000
trong đó kêu gọi không phủ nhận luyến ái đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới, thì không
phải vì họ yêu người cùng phái. Những nhà tâm thần học của Hiệp hội Tâm thần học Hoa

Kỳ nhiều lần kêu gọi và trực tiếp tham gia các tiến trình pháp lý ủng hộ người đồng tính
luyến ái, không phải vì họ hoang tưởng tâm thần. Nữ hoàng Anh quốc, trong thông điệp
trước Quốc hội vào tháng 11/2003 kêu gọi thực hiện cam kết phát triển sự bình đẳng và
công bằng xã hội bằng việc hợp pháp hóa quan hệ đối ngẫu của các cặp đồng giới, không
phải vì bà là lesbian hay bà có người thân đồng tính. Các tổ chức nhân quyền quốc tế như
Human Rights Watch hay Amnesty International… lên tiếng bảo vệ luyến ái đồng giới và
bình đẳng hôn nhân không phải vì đây là những tổ chức của người đồng tính. Đệ tứ Quốc
tế Cộng sản nhiều lần tỏ thái độ chống bài gay không phải vì những người cộng sản này
tất cả đều là gay…
Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự
chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác nhau, như đất nước


có chiến tranh, khó khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về chuẩn mực... khiến rất nhiều
người đồng tính không dám công khai thân phận của mình. Trên thực tế, đó cũng là thời
điểm mà các vấn đề thuộc về cá nhân bị che khuất hoặc lu mờ đi trước những đòi hỏi
khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh
của nền kinh tế, sự giao lưu với văn hoá phương Tây và sự trưởng thành của thế hệ trẻ lớp người được sinh ra trong thời kỳ hậu chiến... đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ trong
thái độ và hành vi của người dân đối với nhiều vấn đề xã hội, trong đó có quyền được
sống thật với giới tính của mình.
Chưa bao giờ hoạt động của người đồng tính luyến ái và số lượng các xuất bản phẩm
về họ lại gia tăng mạnh như thời gian vừa qua. Đó là bằng chứng về sự quan tâm của xã
hội đối với vấn đề này. Trên báo chí và trên mạng Internet, độc giả không khó để tìm kiếm
những phóng sự viết về người đồng tính luyến ái và cuộc sống của họ trong “thế giới thứ
ba”. Một vài website riêng của người đồng tính luyến ái được thành lập. Đó là diễn đàn để
họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin và cất lên tiếng nói bảo vệ mình. Năm 2005, tại Hà
Nội, câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng - mái nhà chung của người đồng tính luyến ái nam đã
ra đời theo một dự án do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tài trợ, nhằm thay đổi hành vi
tình dục, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người
đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã xuất hiện một vài tác

phẩm điện ảnh, kịch nói hoặc văn học dựa trên chủ đề về người đồng tính. Trong số đó có
thể kể tới hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bùi Anh Tấn gây được sự quan tâm của dư
luận là “Một thế giới không có đàn bà” và “Les - vòng tay không đàn ông”. Trên phương
diện luật pháp, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình chính phủ dự thảo nghị định cho phép
chuyển đổi giới tính. Nếu nghị định này được thông qua, việc chuyển đổi giới tính sẽ
được hợp pháp hoá ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những gì mà xã hội biết về người đồng tính luyến ái hầu như chỉ giới hạn
trong những phóng sự, bài viết hoặc bản tin có tính chất “phát hiện” được đăng tải trên
các phương tiện truyền thông. Trong một số trường hợp, mục đích của những sản phẩm
này nhằm làm thoả mãn tính hiếu kỳ của độc giả, hơn là hướng họ tới sự hiểu biết nghiêm
túc và nhân văn về người đồng tính. Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái chưa được
giới khoa học quan tâm thích đáng. Sự im ắng này được minh chứng bằng việc có rất ít


các nghiên cứu xã hội học về người đồng tính luyến ái, đặc biệt là những nghiên cứu do
nghiên cứu viên là người Việt Nam thực hiện (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault, 2005).
Đó là nhận định chung của các nhà nghiên cứu xã hội và những người am hiểu về tình
dục đồng giới ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây, lo lắng trước sự lan truyền của HIV/AIDS
qua quan hệ tình dục đường hậu môn không được bảo vệ, trong một số nghiên cứu nhỏ
được tiến hành với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài, đồng tính luyến ái nam trở
thành đối tượng khảo sát như một nhóm có hành vi nguy cơ cao. Cho tới nay, các nghiên
cứu về người đồng tính luyến ái ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức
và các hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV (Care International, 1993; St. Pierre,
1997; Wilson & Carwthorne, 1999; Colby, 2003). Kết quả là sự tồn tại của nhóm đồng
tính luyến ái nữ và thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng đồng tính luyến ái gần như
bị lãng quên.
Trong nước, ca sĩ Phương Thanh hay đạo diễn Lê Hoàng công khai chống lại thái độ
kỳ thị đồng tính luyến ái trong giới nghệ sĩ nói riêng và trong xã hội nói chung, không
phải là cho bản thân họ. Báo Người Lao Động đăng bài “Tình yêu đồng giới tại châu Á
không còn là chuyện không tưởng” không phải vì đây là tờ báo của người đồng tính ái.

Mạng VNN cũng có một tần suất cao so với các báo in và báo mạng khác trong việc đưa
các thông tin về đồng tính luyến ái, với thái độ không định kiến hay kỳ thị, không phải vì
mạng này ủng hộ sự hoang tưởng. Talawas có hẳn một chuyên mục Đồng tính luyến ái
trong xã hội hiện đại không phải vì diễn đàn này phục vụ cho người viết và người đọc có
tình cảm cùng giới…Đó cũng chỉ là những minh họa gần đây nhất của tiến trình ủng hộ
luyến ái đồng giới đang ngày càng tăng lên, như biểu hiện của sự thăng tiến một đời sống
chính trị, xã hội và văn hóa mang nhân tính, công bằng và bình đẳng.
VI. PHÁP LUẬT VỚI VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH
1. Pháp luật với quan hệ đồng tính
Một số quốc gia công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính trong pháp luật. Ban
đầu, người đồng tính và quan hệ đồng tính từng bị xem như một loại tội phạm và bị xét
xử, về sau, do những thay đổi tích cực trong quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tượng
đồng tính luyến ái mà các quốc gia này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi
danh sách các loại tội phạm và ban hành luật pháp cũng như các chính sách tích cực nhằm


thừa nhận và bảo vệ các quyền cho người đồng tính. Ở Pháp, năm 1985, Quốc hội đã
thông qua đạo luật cấm phân biệt đối xử với người đồng tính trong công việc, vấn đề nhà
ở, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công và tư. Ngày 30/12/2004, luật về chống phân biệt
đối xử và bình đẳng được ban hành, trong đó các Điều 20, 21 tại Mục 3 bổ sung thêm một
số hành vi vi phạm pháp luật quy định ở Luật ngày 29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn
thương, lăng mạ, xúc phạm, xúi giục việc thù ghét hay bạo động hoặc kỳ thị một người,
nhóm người vì giới tính, xu hướng tình dục hoặc bệnh tật của họ. Các hành vi tấn công,
giết hại các nạn nhân đồng tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Người đồng tính
được quyền quan hệ tình dục khi 15 tuổi, được gia nhập quân đội và hưởng hầu hết các
quyền dân sự, kinh tế, chính trị khác giống như người dị tính.
Ở Đức, nhà nước bãi bỏ luật cho rằng quan hệ tình dục đồng giới là một tội phạm từ
rất sớm. Ngày 11/8/1987, Tòa án tối cao Đông Đức khẳng định: “Quan hệ đồng tính cũng
như quan hệ dị tính, là sự thể hiện một cách ngẫu nhiên của các hành vi tình dục. Do đó,
những người đồng tính luyến ái không thể đứng ngoài xã hội. Các quyền dân sự của họ

được thừa nhận như tất cả các công dân khác”. Năm 1987, Tòa án Đông Đức quy định độ
tuổi quan hệ tình dục của người đồng tính là ngang bằng với người dị tính (14 tuổi), luật
pháp Tây Đức cũng thừa nhận độ tuổi quan hệ tình dục bình đẳng này vào năm 1989.Các
hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người đồng tính đều là phạm pháp và bị xử
phạt.Tương tự như ở Pháp, người đồng tính được hưởng hầu hết các quyền dân sự, được
gia nhập quân đội chuyển đổi giới tính. Hiện nay ở Đức, nhiều chính trị gia, bộ trưởng
công khai thừa nhận mình là người đồng tính và có nhiều hoạt động vì quyền bình đẳng
cho những người đồng tính.Ngoài ra ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Úc, Mỹ,
Anh, Mexico... đều ban hành luật cấm phân biệt đối xử, kì thị với người đồng tính.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 tại điều 52 đã quy định: “ Mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật” và pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất kỳ
sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tình dục của cá nhân.
Từ năm 1990, Tổ chức y tế thế giới ( WHO) đã xóa bỏ đồng tính luyến ái ra khoi danh
sách các bệnh tâm thần. Tháng 3/2011, Liên Hợp Quốc đưa ra Bản Tuyên Bố chung về
chấm dứt bạo lực và các vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới
do 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ký kết, trong đó kêu gọi nhà nước hành động chống lại


bạo lực và việc tội phạm hóa, phân biệt đối xử với các cá nhân dựa trên xu hướng tình dục
và bản dạng giới của họ.
2. Pháp luật đối với hôn nhân đồng tính
Ở Pháp, luật Pháp không thừa nhận kết hôn đồng giới nhưng cho phép các cặp đôi
này chung sống dưới hình thức đối tác chung nhà, được thông qua vào năm 1999. Các cặp
đôi này được pháp luật bảo vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp dị tính kết
hôn khác. Họ được phép nuôi con của một trong hai người với một người khác giới trước
đó nhưng không được quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo.
Năm 2001 pháp luật ở Đức đã cho phép cặp đôi đồng tính sống chung với nhau dưới hình
thức hợp danh. Quyền và nghĩa vụ của họ gồm hầu hết các quyền và nghĩa vụ như ở các
cặp vợ chồng kết hôn như thừa kế, hưởng trợ cấp,bảo hiểm sức khỏe, nhập cư, thay đổi
tên họ,... nhưng họ không được giảm các khoản thuế mà các cặp vợ chồng khác được

hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng bình thường chỉ phải trả từ 7-30
% thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17- 50 % tiền thuế. Quyền
nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn. Tháng 3/2010, Nghị viện Berlin đề xuất
dự thảo luật về việc kết hôn của những người đồng tính, quy định họ phải được đối xử
công bằng như những cặp dị giới khác và cho rằng điều này phù hợp với nguyên tắc của
Tòa án Hiến pháp. Tuy vậy Nghị viện đã phản đối và không thông qua dự luật này.
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng luật hôn
nhân gia đình cấm hôn nhân đồng giới. Cụ thể tại khoản 5 Điều 10 luật hôn nhân gia đình
năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính.
 Hiện nay, có khoảng 11 quốc gia hợp thức hóa hôn nhân đồng tính
Theo thống kê của AP, hiện nay trên thế giới đã có 11 quốc gia đã hợp thức hóa hôn
nhân đồng tính, kể từ khi Hà Lan là nước đầu tiên công nhận vào năm 2001. Ở Mỹ chỉ có
một vài tiểu bang cho phép. Tại các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, mặc dù hiện
nay người đồng tính, song tính và chuyển giới hoạt động khá sôi nổi nhưng nó tồn tại chủ
yếu như một ngành công nghiệp giải trí và vẫn bị kỳ thị. Còn ở Indonesia, một nước Hồi
giáo thì luật pháp nghiêm khắc cấm vấn đề đồng tính luyến ái. Ở Malaysia, người vi phạm
còn có thể bị phạt tù đến 20 năm và bị quản thúc. Tuy vậy, vẫn nhiều nhóm người vẫn tiếp
tục đấu tranh đòi quyền lợi cho người đồng tính.


×