LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều
thành tựu to lớn .Để đạt những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước
ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước , mà cột mốc của nó là
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước.
Đối với nước ta, đi lên từ một nền kinh tế tiểu nông , muốn thoát khỏi nghèo
nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của nước phát triển thì tất yêú cần phải
đổi mới . Đây là một đề không mới nhưng nó đề cập đến những vấn đề cấp thiết của
nước ta hiện nay , đụng chạm trực tiếp đến cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của nước ta . Nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định : "Xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ vật chất kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh tế
hợp lý , quan hệ sản xuất tiến bộ , phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần cao , quốc phòng an ninh vững
chắc , dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu đó là sự cụ thể
hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt
Nam . Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp cong nghiệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta .
Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và
vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam " . Đây là một đề tài hay, có nội dung phức
tạp và rộng . Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc
nghiên cứu . Rất mong được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của
em được hoàn thiện hơn .
Trang 1
I. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI MÁC - LÊNIN.
Chúng ta đều biết , trong lịch tư tưởng nhân loại trước Mác đã có không ít cách
tiếp cận , khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội . Xuất phát từ những nhận
thức khác nhau , với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hoá
của xã hội theo những cách khác nhau . Chúng ta cũng đã quên với khái niệm thời
đại đồ đá , thời đại đồ đồng , thời đại cối xay gió , thời đại máy hơi nước ….và gần
đây là các nền văn minh : văn minh nông nghiệp , văn minh công nghiệp , văn minh
hậu công nghiệp .
Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể quá trình lịch sử , các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để nghiên cứu
lịch sử xã hội , đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã hình thành nên học thuyết
"hình thái kinh tế xã hội " . Hình thái kinh tế - Xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa
duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất ấy.
Là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử , học thuyết hình thái
kinh tế- xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất , cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng , tức toàn bộ các yếu tố
cấu trúc thành bộ mặt của thời đại : Chính trị , kinh tế, văn hoá , xã hội , khoa học ,
kỹ thuật …..Do đó , nó chỉ ra bản chất của quá trình phát triển của xã hội loài
người . Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội theo trật tự từ thấp đến
cao đó là : Hình thái kinh tế cộng sản nguyên thuỷ , chiếm hữu nô lệ , phong kiến ,
tư bản chủ nghĩa và ngài nay đang quá độ lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa.
Hình thái kinh tế - xã hội có tính lịch sử , có sự ra đời phát triển và diệt vong.
Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi , chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế . Đó là khi
phương thức sản cũ đã nên lỗi thời , hoặc khủng hoảng do mâu thuẫn của quan hệ
sản xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thì phương thức sản xuất
này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện hơn , có
Trang 2
quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất . Như vậy bản chất của sự thay thế
trên là phụ thuộc vào mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất .
Trang 3
1.Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình
sản xuất , là biểu hiện trình độ trinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn
lịch sử nhất định . Lịch sử sản xuất là một thể thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản
xuất ( đặc biệt là công cụ lao động ) với người lao động , với kinh nghiệm và kỹ
năng nghề nghiệp . Lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định phương thức sản
xuất .
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
vật chất thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất , quan hệ tổ chức quản lý
trao đổi hoạt động với nhau và quan hệ phân phối sản phẩm . Trong quan hệ sản
xuất quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí quyết định các quan hệ khác .
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra , song nó được hình thành một cách khách
quan không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người . Quan hệ sản xuất mang
tính ổn định tương đối với bản chất xã hội và tính phương pháp đa dạng trong hình
thức biểu hiện .
Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với
nhau biểu hiện ở chỗ :
Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi phát triển . Sự biến đổi
đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và sự phát triển của lực lượng sản xuất mà
trước hết là công cụ . Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với
quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiênj đòi hỏi khách quan , phải xoá bỏ quan hệ sản
xuất cũ , thay thế bằng quan hệ sản xuất mới . Quan hệ sản xuất vốn là hình thức
phát triển của lực lượng sản xuất (phù hợp) nhưng do mâu thuẫn của lực lượng sản
xuất (đông) với quan hệ sản xuất ( ổn định tương đối ) quan hệ lại trở thành xiềng
xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất ( không phù hợp ).
Tuy nhiên quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối với lực lượng sản
xuất thể hiện trong nội dung sự tác động trở lại với lực lượng sản xuất , quy định
mục đích xã hội của sản xuất , xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích , từ đó hình
thành những yếu tố tồn tại thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 4
. Sự tác động trử lại nói trên của quan hệ sản xuất bao giờ cũng thong qua các quy
luật kinh tế - xã hội đặc biệt là quy luật kinh tế cơ bản .
Sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất như sự
thống nhất giưã hai mặt đối lập tạo nên chỉnh thể của sản xuất xã hội . Tác động
qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất được Mác - Anghen
khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất . Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành và biến đổi
của quan hệ sản xuất . Khi không thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất , quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm thậm chí phá hoại sự phát triển
của lực lượng sản xuất , mâu thuẫn của chúng tất yếu sẽ nảy sinh. Biểu hiện của
mâu thuẫn này trong xã hội là mâu giữa các giai cấp đối kháng .
Lịch sử đã chứng minh rằng do sự phát triểncủa lực lượng sản xuất , loài người
đã bốn lần thay đổi quan hệ sản xuất gắn liền với bốn cuộc cách mạng xã hội , dẫn
đến sự ra đời nối tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội . Vào giai đoạn cuối
cùng của xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu lực lượng sản xuất đã mang những
iếu tố xã hội hoá gắn với quan hệ sản xuất phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến
chật hẹp không chứ đựng được nội dung mới của lực lượng sản xuất . Quan hệ sản
xuất của Tư bản chủ nghĩa ra đời thay thế quan hệ sản xuất phong kiến . Trong lòng
nền sản xuất tư bản , lực lượng sản xuất phát triển , cùng với sự phân công lao động
và tính chất xã hội hoá công cụ sản xuất đã hình thành lao động chung của người
dân có tri thức và trình độ chuyên môn hoá cao . Sự lớn mạnh này của lực lượng sản
xuất dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa . Giải
quyết mâu thuẫn đó đòi hỏi phải xáo bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa ,
xác lập quan hệ sản xuất mới , quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Theo Mác , do có
được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phát triển sản xuất của
mình và do đó thay đổi phát triển sản xuất làm ăn cuả mình , loài người thay đổi
quan hệ sản xuất của mình .
Phù hợp có thể hiểu là cả ba mặt của quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính
chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Quan hệ sản xuất phải tạo được điều
kiện sản xuất và kết hợp với tối ưu giữa tư liệu sản xuất và sức lao động , bảo đảm
Trang 5
trách nhiệm từ sản xuất mở rộng . Mở ra sau những điều kiện thích hợp cho việc
kích thích vật chất , tinh thần với người lao động .
Vậy quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là quy luật chung của sự phát triển xã hội .Do tác động của quy
luật này ,xã hội phát triển kế tiếp nhau từ thấp đến cao của các phương thức sản xuất
,hay chính là của các hình thái kinh tế - xã hội .Quy luật cốt lõi này như sợi chỉ đỏ
xuyên suốt dòng chảy tiến hoá của lịch sử không chỉ những lĩnh vực kinh tế mà cả
các lĩnh vực ngoài kinh tế , phi kinh tế .
2.Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội , những thiết chế tương
ứng và những quan hệ nội tảng của thượng tầng , đó là những quan điểm tư tưởng
chính trị , pháp quyền , đạo đức , tôn giáo , nghệ thuật , triết học và các thể chế
tương ứng như Nhà nước Đảng phái , giáo hội và các đoàn thể quần chúng . Kiến
trúc thượng tầng được hình thành trên tổng hợp toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp
thành cơ cấu kinh tế của một chế độ xã hội nhất định người ta gọi đó là cơ sở hạ
tầng.
Cơ sở hạ tầng bao gồm những quan hệ sản xuất đang giữ địa vị thống trị nền
kinh tế nhóm những quan hệ sản xuất tàn dư và những quan hệ sản xuất mới là quan
hệ mần mống của xã hội.
Bất kỳ một cơ sở hạ tầng nào cũng bao gồm những thành phần kinh tế khác
nhau , mỗi thành phần kinh tế này đều gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong
đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các thành phần kinh
tế khác . Trong xã hội có giai cấp đối kháng , giai cấp này nảy sinh từ cơ sở hạ tầng ,
từ mâu thuẫn và xung đột kinh tế. Đó chính là cơ sở nảy sinh giai cấp đối kháng
trong kiến trúc thượng tầng, giai cấp thống trị về kinh tế sẽ thống trị và thiết lập cả
sự thống trị về mặt tư tưởng đối với xã hội , trong đó hệ tư tưởng chính trị và bộ mái
quản lý nhà nước có vị trí quan trọng nhất .
a, Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng .
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng được thể hiện ở
một số mặt:
Trang 6
Cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng đó ( giai cấp nào giữ vị trí thống
trị về mặt kinh tế thì đồng thời cũng là giai cấp thống trị xã hội về tất cả các lĩnh vực
khác ) .
Quan hệ sản xuất nào thống trị cũng sẽ tạo ra kiến trúc thượng tầng tương
ứng . Mâu thuẫn giai cấp , mâu thuẫn giữa các tập đoàn trong xã hhọi và đời sống
tinh thần của họ đều xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ mâu thuẫn kinh tế , từ những
quan hệ đối kháng trong cơ sở hạ tầng .
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì nhất định sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi về
kiến trúc thượng tầng . Quá trình đó diễn ra ngay trong những hình thái kinh tế xã
hội cũng như khi chuyển tiếp từ hình thái này sang hình thái kinh tế xã hội khác .
Trong xã hội có giai cấp mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng được biểu hiện là mâu thuẫn
giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
Khi hạ tầng cũ bị xoá bỏ thì kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi và thay thế
vào đó là kiến trúc thượng tầng mới được hình thành từng bước thích ứng với cơ sở
hạ tầng mới . Sự thống trị của giai cấp cũ đối với xã hội cũ bị xoá bỏ , thay vào đó
bằng hệ tư tưởng thống trị khác và các thể chế tương ứng của giai cấp thống trị
mới .Đương nhiên không phải "khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì lập tức sẽ dẫn đến sự
thay đổi của kiến trúc thượng tầng " . Trong quá trình hình thành và phát triển của
kiến thượng tầng mới , nhiều yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại gắn
liền với cơ sở kinh tế đã nảy sinh ra nó .Vì vậy giâi cấp cầm quyền cần phải biết lựa
chọn một số bộ phận hợp lí để sử dụng nó xây dựng xã hội mới .
b, Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng
với cơ sở hạ tầng.
Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng không phụ thuộc một chiều vào cơ sở
hạ tầng mà trong quá trình phát triển , chúng có tính độc lập tương đối trong quá
trình vận động phát triển và tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng
Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng là đấu tranh thủ tiêu cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ , xây dựng bảo vệ củng cố và phát triển cơ sở hạ
tầng mới . Trong xã hội có giai cấp nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đối
Trang 7
với cơ sở hạ tầng , các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng cũng đều tác động đến
cơ sở hạ tầng nhưng đều bị nhà nước pháp luật chi phối .
Trong điều kiện ngày nay vai trò của kiến trúc thượng tầng không giảm đi mà
ngược lại tăng lên và tác động mạnh đến tiến trình lịch sử. Trái lại kiến trúc thượng
tầng xã hội chủ nghĩa bảo vệ cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng xã hội
mới , chính mục đích đó quyết định tính tích cực càng tăng của kiến trúc thượng
tầng của chủ nghĩa xã hội .
Tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng được thể hiện trong hai
trường hợp trái ngược nhau nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với quan hệ kinh tế
tiến bộ thì sẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội . Ngược lại nếu kiến trúc thượng tầng là
cơ sở của những quan hệ kinh tế lỗi thời thì sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ,
những sự tác động kìm hãm đó chỉ là tạm thời sớm muộn cũng bị cách mạng khắc
phục về cơ bản , bản chất giữa cơ sở hạ tầng và cơ sở thượng tầng chính là bản chất
giữa kinh tế và chính trị trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định còn chính trị là
biểu hiện tập trung của kinh tế và có tác dụng mạnh mẽ trở lại . Cần tránh khuynh
hướng quá thổi phồng hoặc hạ thấp vai trò của kiến trúc thượng tầng , nếu tuyệt đối
hoá vai trò của kiến thượng tầng thì sẽ rơi vào tả khuynh còn ngược lại sẽ rơi vào
hữu khuynh .
II . SỰ VẬN DỤNG HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO VẤN ĐỀ QUÁ
ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM .
Dựa trên cơ sở những lý luận chung trên , phần tiếp theo của đề tài xin phép
được đi sâu vào vấn đề "hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ đi lên CNXH ở
Việt Nam" .
Loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế . Mỗi hình thái sau tiến bộ hơn , văn
minh hơn hình thái trước .
Đầu tiên là hình thái kinh tế tự nhiên (cộng sản nguyên thuỷ ) con người chỉ biết
săn bắn hái lượm , ăn thức ăn sống cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên
nhiên .Có thể nói đâi là thời kỳ sơ khai một thời kỳ mông muội của loài người . Sau
đó đến hình thái kinh tế xã hội : Chiếm hữu nô lệ , con người đã văn minh hơn họ
Trang 8
không còn ăn tươi sống và đã biết lao động tạo ra của cải : xã hội xuất hiện chế độ
tư hữu , bắt đầu phân chia thành kẻ giầu người nghèo .Hai giai cấp cơ bản là chủ nô
và nô lệ , quan hệ giữa hai giai cấp đó là quan hệ bóc lột hoàn toàn của cải vật chất
và con người . Nô lệ biến thành công cụ lao động . Vấn đề giai cấp khi lên đến xã
hội phong kiến bản chất vẫn là quan hệ bóc lột , nhưng sự bóc lột thể hiện qua sự
cống nạp . Người nông dân , tá điền phải làm thuê và nộp thuế cho quan lại , địa chủ
, song họ có một chút quyền lợi là được tự do .
Hình thái kinh tế xã hội : Tư bản chủ nghĩa ra đời đưa loài người lên nấc thang
cao hơn của nền văn minh . Xã hội đã phong phú hơn về giai cấp . Giai cấp thống trị
là giai cấp cơ bản . Thủ đoạn bóc lột của chúng tinh vi hơn rất nhiều lần so với sự
bóc lột trước đó trong các xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến . Người công nhân
làm thuê bị bóc lột sức lao động qua giá trị thặng dư , sự làm việc quá sức ….Mặc
dù tư bản xã hội chủ nghĩa tạo ra một lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội ,
nhưng bản chất bóc lột cùng những mâu thuẫn khác nhau là không thể điều hoà .
Phần đông con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa đều bị mất quyền lợi bình đẳng .
Cả ba chế độ nô lệ , phong kiến , tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm riêng nhưng
nó đều là chế độ có khác nhưng mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà giữa giai
cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột , dựa trên sự tư hữu về sản xuất . Giai cấp bóc lột
là giai cấp thống trị , mọi hoạt động về mặt kinh tế chính trị xã hội đều phục vụ cho
quyền lợi của chính họ.
Một hình thái kinh tế xã hội tồn tại được thì nó phải có những mặt tốt nhất định
của nó chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả mà các hình thái kinh tế
xã hội nói trên đã đạt được . Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế
độ xã hội đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của loài người . Trong xã hội
chiếm hữu nô lệ giai cấp thống trị bắt đầu tích luỹ của cải cho xã hội , quan trọng
nhất là nó đưa con người ra khỏi thời kỳ mông muội hoang dã . Hình thái kinh tế xã
hội là chế độ xã hội bước đầu vừa phát huy thừa kế những thành quả của chủ nghĩa
tư bản , đồng thời khắc phục những mâu thuẫn những hạn chế của tư bản chủ nghĩa .
Một xã hội mà quyền lực nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động -
một tầng lớp đông đảo của xã hội . Mọi hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị phục
vụ lợi ích chung của toàn xã hội .
Trang 9