Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích môi trường cạnh tranh và khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động marketing trên internet của thương hiệu the coffee house

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.85 KB, 11 trang )

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG, CẠNH TRANH, VÀ KHÁCH HÀNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRÊN INTERNET CỦA THƯƠNG
HIỆU THE COFFEE HOUSE
MỤC LỤC
I. Giới thiệu tổng quan về thương hiệu The coffee house
II. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing trên Internet
của thương hiệu
1. Môi trường
2. Cạnh tranh
3. Khách hàng


I.

GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU

1. Giới thiệu chung
Bắt đầu ra mắt vào năm 2014 với cái tên The coffee house​, sự phát triển của thương
hiệu là điều mà nhiều Startup đáng mơ ước, đặc biệt trong ngành F&B. “Nhà cà phê”
cho biết sẽ trở thành Starbucks ở Việt Nam, và khi nhắc tới The coffee house là nhắc
tới một thương hiệu cà phê Việt.
Anh Nguyễn Hải Ninh - Founder của TCH sinh năm 1987, tốt nghiệp trường Đại học
Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Sau cuộc chia tay với vai trò quản trị ở Urban Station
(dù vẫn nắm giữ 26% cổ phần ở chuỗi này), Nguyễn Hải Ninh tiếp tục theo đuổi giấc
mơ cà phê của mình với chuỗi The Coffee House.
Lịch sử phát triển:
Năm 2014, ra mắt cửa hàng đầu tiên ở tp. Hồ Chí Minh
2015 có mặt ở Hà Nội
2017, có mặt ở đà nẵng Biên Hịa vũng tàu
Hiện, The Coffee House đã đạt 80 cửa hàng, phục vụ hơn 40.000 khách hàng mỗi
ngày và tiến tới tiêu thụ khoảng 300 tấn cà phê trong năm 2018.


2​ . Giá trị làm nên The Coffee House
TRAO GỬI HẠNH PHÚC: Mọi quyết định và hành động ở The Coffee House đều bắt
đầu từ sứ mệnh “Deliver Happiness” - Trao gửi hạnh phúc. Từ niềm vui cho nhân viên
đến sự hài lịng của khách hàng, chúng tơi tin rằng tất cả mọi người đều có thể đóng
góp thêm những việc làm tốt đẹp cho cộng đồng. Hạnh phúc được tạo ra và lan tỏa,
với The Coffee House, mới là hạnh phúc trọn vẹn.

CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ TUYỆT HẢO: Chúng tôi muốn tạo ra dấu ấn khác biệt cho
cà phê Việt Nam bằng sự tử tế và cẩn trọng. Chúng tôi ươm mầm, chăm dưỡng kỹ
lưỡng cây cà phê dưới các chuẩn mực khắt khe để đưa ra thị trường những thành


phẩm tuyệt vời nhất. Chúng tơi muốn góp phần tạo nên những thay đổi bền vững cho
ngành cà phê Việt Nam.

TRÂN TRỌNG CON NGƯỜI The Coffee House không chỉ là một công ty hoạt động
trong ngành F&B (Food & Beverage - Ăn Uống), chúng tôi là một thương hiệu về con
người.Tại The Coffee House, chúng tơi khơng đi tìm thứ cà phê đặc sản mà tìm những
người làm cà phê trở nên đặc biệt. Chúng tôi cùng nhau làm việc cần mẫn và chung
sức cho những mục tiêu lớn, nhưng vẫn chăm chút đến từng chi tiết nhỏ. Cùng nhau
bình tĩnh vượt qua các thách thức và vươn đến sự hồn hảo, chúng tơi tin rằng mỗi
người đều có một câu chuyện, biệt tài, tiềm năng... nên luôn cổ vũ cho từng cá nhân
kiên trì đi đến tận cùng của ước mơ của mình

II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG MARKETING TRÊN INTERNET
1. MƠI TRƯỜNG
a, Mơi trường vĩ mô
Kinh tế
Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đơng Nam Á lọt vào nhóm 50 nền kinh tế có mơi

trường kinh doanh tốt nhất thế giới do hãng tin Bloomberg thực hiện.
Nước ta là nước đang phát triển với GDP tăng trưởng ổn định, thu nhập của
người dân tăng, tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức cao đẩy giá các mặt hàng sinh hoạt lên
cao.
Văn hóa - xã hội
Người Việt có phong cách thưởng thức cafe rất riêng, họ khơng coi cafe là thức
uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà thưởng thức cafe như một
thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cafe, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa
đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc,
và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,…
Hiện nay, đã có sự thay đổi lớn trong cách thưởng thức cà phê của một bộ phận
không nhỏ người dân tại các thành phố lớn. “Đi cà phê” khơng cịn đơn thuần là hành
động nạp vào người thứ chất lỏng màu đen có chứa cafein nữa, nó trở thành động từ
thể hiện việc gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ trải nghiệm không gian, thức uống.


Vì vậy, The Coffee House khơng chỉ bán cà phê hay đồ uống thuần túy như
nhiều quán khác. Họ đánh vào thị trường ngách, tức là vào dịch vụ. Ở thời kì cơng
nghiệp hóa, người ta đến qn cà phê, không phải để uống cà phê. Họ muốn bỏ một số
tiền vừa phải để mua không gian sang trọng, chỗ ngồi làm việc lý tưởng và là nơi gặp
gỡ, trò chuyện.
Công nghệ
Sự phát triển của internet, mạng xã hội khiến người trẻ cập nhật, khát khao trải
nghiệm các xu hướng, trào lưu mới nhanh hơn bao giờ hết.
Thói quen sử dụng cafe hằng ngày không đơn thuần như trước, quán cafe sẽ là nơi
khách hàng có thể thoải mái sáng tạo, tập trung làm việc và học tập hiệu quả. Do đó,
các quán phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công nghệ như: là nơi học tập, làm
việc, giao lưu, tổ chức sự kiện,…
Một số xu hướng công nghệ sẽ được áp dụng tại các quán cafe trong tương lai:
● Cung cấp những ấn phẩm số


Ngày càng nhiều người thích ra quán cafe để làm việc, đọc sách
Tương lai khơng xa, khi nhiều người khơng cịn muốn làm việc hay học tập ở chốn văn
phịng trường học thì qn cafe với khơng gian sáng tạo chính là lựa chọn hàng đầu
của họ. Thói quen của tập khách hàng là giới trí thức này thường có xu hướng lên
mạng để tìm đọc và mua sách, báo, tạp chí hay tài liệu để đáp ứng với công việc học
tập của họ. Trên thế giới, đã có rất nhiều q​ uán cafe đã nắm bắt cơ hội này để tăng
doanh số bán hàng. Họ kết hợp với các bên cung cấp dịch vụ bán sách, báo online để
mỗi khách hàng khi đến đây có cơ hội thưởng thức những ấn phẩm trả phí từ các
hãng truyền thơng nổi tiếng như The New York Times, The Economist,.. Đây quả là
những món ăn tinh thần độc đáo bên ly cafe cho mỗi vị khách.


● Trang bị sạc điện thoại cho khách hàng

Sạc điện thoại cho khách hàng
Bước vào bất kì quán cafe nào, chắc chắn, cứ 10 người thì phải có đến 7, 8 người
đang sử dụng điện thoại di động. Trong những năm gần đây, những chiếc smartphone
đã trở thành “vật bất ly thân” không thể thiếu đối với bất kỳ ai. Dù với nhu cầu làm
việc hay giải trí, nếu điện thoại đột nhiên hết pin, buộc họ sẽ phải quay trở về nhà để
sạc điện thoại, do vậy thời gian ở ​quán cafe sẽ ngắn hơn. Để kéo dài quãng thời gian
trải nghiệm của khách hàng và đón đầu xu hướng, thương hiệu cafe hàng đầu thế giới
Starbucks đã trang bị những thiết bị sạc không dây cho khách hàng của họ. Đây cũng
là hoạt động nằm trong chiến lược thực hiện mục tiêu kinh doanh: “Khi khách hàng
có cảm giác thân thuộc với các cửa hàng cafe Starbucks, họ sẽ coi đây là chốn dừng
chân yên ả để thoát ly khỏi những muộn phiền ngoài kia”.
● Xây dựng app riêng cho quán café của mình.

Xây dựng app riêng cho quán café của mình
Để sở hữu một app riêng trên di động ngày nay khơng cịn là điều q phức tạp mà

hiệu quả mang đến lại vơ cùng lớn. Ngồi việc thúc đẩy doanh số, đ​ ầu tư cho quán
cafe một ứng dụng trên di động là cách khiến khách hàng ghi nhớ đến bạn trong xây
dựng thương hiệu. Với một app đơn giản, bạn có thể cung cấp thơng tin cho người


tiêu dùng vị trí những cửa hàng của bạn, tin tức khuyến mại, tài khoản tích điểm tại
quán. Và qua đây, bạn cũng có thể theo dõi được lịch sử gọi đồ, hành vi tiêu dùng,
thói quen của những khách hàng thân thiết. Nhờ ứng dụng thông minh này, khách
hàng cũng hồn tồn có thể thanh tốn thơng qua qt các mã QR, kết nối trực tiếp
với thẻ ngân hàng phù hợp với xu thế phát triển chung khi con người ngày càng ít tiêu
tiền mặt mà chủ yếu là thơng qua các ứng dụng thanh tốn điện tử.
b, Mơi trường ngành
Thị trường F&B:
Số liệu khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, thực phẩm - đồ uống hiện
đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng
(chiếm khoảng 34% mức chi tiêu).
Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng
15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số
trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu
nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ
biến,nguồn nguyên liệu dồi dào đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong
ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi
của người tiêu dùng, và là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở
thành thị trường tiêu thụ thực phẩm - đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Xu hướng kinh doanh cà phê:
Ngoài việc mở quán cà phê sân vườn như truyền thống, các quán cà phê hiện nay
đã biến tấu rất nhiều phù hợp với sở thích đa dạng hơn của khách hàng.
-

Cà phê đẹp để check-in


Đây có lẽ là ​xu hướng kinh doanh cà phê đang nở rộ nhất. Khách hàng tới đây đôi
khi không quan tâm quá nhiều vào thức uống mà để chụp ảnh, “check in” là chính. Do
đó, khách hàng của những qn này chủ yếu là giới trẻ. Đối với họ, quán nào được
“check in” nhiều nhất, thì qn đó sẽ “hot”.
Họ là những lực lượng Marketing miễn phí và chất lượng nhất của quán khi cập nhật
hình đẹp lên mạng xã hội. Vì thế, decor quán cà phê đẹp như studio để phát triển hình
ảnh trên mạng Internet cũng là một xu hướng hiện nay.
-

Tạo các sự kiện ở cà phê

Tùy theo phong cách riêng của quán để tổ chức các sự kiện offline thu hút khách hàng.


Các sự kiện phổ biến: show âm nhạc, học cắm hoa, làm thiệp, làm nến …
-

Cà phê theo chuỗi

Chắc hẳn bạn đã thấy sự thành công của rất nhiều chuỗi cà phê hiện nay như:
Highland coffee, Cộng Cà phê, Aroi Dessert Cafe, … Họ sẵn sàng mở rộng thương
hiệu của mình khơng chỉ ở một nơi mà ra khắp 2 miền Nam Bắc. Muốn tồn tại được
lâu dài, các quán này phải vẫn giữ được đặc trưng riêng của quán mình, khơng bị trộn
lẫn giữa thị trường qn cà phê vốn dĩ đã rất bão hòa.

2. CẠNH TRANH
a, Các đối thủ cạnh tranh
Do sức hút của thị trường cafe đến từ việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng và
thu nhập ngày càng tăng tại những đô thị lớn, đối thủ cạnh tranh cả The Coffee House

có sự góp mặt của chuỗi cùng đi lên từ các startup như Cộng Cà phê, Urban Station
Coffee, cho tới những tên tuổi lớn hơn như Phúc Long, Highlands, Trung Nguyên hay
sự du nhập của những "người khổng lồ" thế giới như Starbucks hay Coffee Bean
b, Cạnh tranh về số lượng cửa hàng
Số lượng các cửa hàng tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2018:

Đến cuối tháng 11/2018, dẫn đầu thị trường là Highlands Coffee với tổng cộng 233
cửa hàng trên toàn quốc - nhiều hơn 100 cửa hàng cho với chuỗi đứng thứ 2 là The
Coffee House. Những chuỗi lớn có tên khác như Starbucks, Trung Nguyên Legend,
Phúc Long hay Cộng Cà phê có từ 40-60 cửa hàng.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của một số cửa hàng:


So với chuỗi đang đứng đầu về số lượng cửa hàng Highlands thì doanh thu năm 2017
Starbucks vẫn chỉ bằng 1/3 nhưng vẫn lớn hơn hẳn 2 chuỗi đình đám khác là Phúc
Long và The Coffee House - với doanh thu mỗi hệ thống năm 2017 đạt 340 tỷ đồng.
Tuy vậy, với số lượng cửa hàng áp đảo, doanh thu năm 2018 của Starbucks nhiều khả
năng sẽ bị The Coffee House vượt qua. Gia nhập thị trường năm 2014 - tức sau cả
Starbucks - The Coffee House đã có quá trình tăng trưởng rất ấn tượng: từ 42 tỷ năm
2015 lên 143 tỷ năm 2016 và 346 tỷ đồng năm 2017.
c, Chiến lược marketing cạnh tranh:
The Coffee House là một ví dụ tiêu biểu cho chiến lược marketing điển hình của
người đến sau. Giữa thị trường quán cafe – đồ uống đã trở nên bão hòa, thấu hiểu điều
này, The Coffee House không chỉ bán cà phê hay đồ uống thuần túy như nhiều quán
khác, họ đáp ứng đủ 3 tiêu chí cho người tiêu dùng:
- Thứ nhất là mặt bằng thoáng mát giúp khách hàng cảm thấy thoải mái
- Thứ hai là chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ đảm bảo, chính chất lượng
dịch vụ hồn hảo có thể tạo thiện cảm và niềm tin nơi khách hàng, nâng cao
hình ảnh thương hiệu trong lịng khách hàng.
Có thể nói, đối thủ cạnh tranh của the coffee house chính là bản thân mình theo như bà

Hải Ninh (người sáng lập) nói. Bởi TCH khơng đi theo lối mịn của bất cứ quán cafe
nào đã đi qua hay cố cải thiện nó. TCH đã chọn cho mình một con đường riêng không
giống ai. Từ khách hàng mục tiêu, sản phẩm cho đến dịch vụ.
● Khách hàng mục tiêu trải rộng từ sinh viên đến những người trung tuổi.
● Sản phẩm: thường xuyên ra sản phẩm mới, khoảng 3 sẽ ra một đồ uống
hoặc tháng ra thêm 2 đến 3 loại mới
● Dịch vụ: chưa có thương hiệu cafe nào làm app tích điểm cho khách và
có đặt hàng online qua app.
- Thứ ba là cạnh tranh về giá: Ở phân khúc giá cao hơn, Starbuck - một thương
hiệu của nước ngồi đã đáp ứng được ⅔ tiêu chí khi chọn địa điểm quán đặt ở
những vị trí đắc địa gần ngã tư, gần các nơi công sở và đáp ứng tiêu chí dịch vụ
tuy nhiên chưa đáp ứng được tiêu chí về giá. Cịn các hãng cafe cùng ở phân


khúc tầm trung như Highland, Urban Station Coffee có giá tốt song chưa được
đầu tư kỹ lưỡng, chưa năng động
Có thể nói, đối thủ cạnh tranh của the coffee house chính là bản thân mình theo như bà
Hải Ninh (người sáng lập) nói. Bởi TCH khơng đi theo lối mịn của bất cứ quán cafe
nào đã đi qua hay cố cải thiện nó. TCH đã chọn cho mình một con đường riêng không
giống ai. Từ khách hàng mục tiêu, sản phẩm cho đến dịch vụ.
- Khách hàng mục tiêu trải rộng từ sinh viên đến những người trung tuổi.
- Sản phẩm: thường xuyên ra sản phẩm mới, khoảng 3 sẽ ra một đồ uống hoặc 6
tháng ra thêm 2 đến 3 loại mới
- Dịch vụ: chưa có thương hiệu cafe nào làm app tích điểm cho khách và có đặt
hàng online qua app.
4Ps
- Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, thực đơn đa dạng, thực đơn đa
dạng: cà phê, trà sữa, macchiato. Chú trọng thiết kế bao bì sản phẩm
- Phân phối: Số lượng cửa hàng ngày càng tăng lên dày đặc, phủ sóng ở tất cả
các thành phố lớn, có mặt tiền trung tâm và ở những nơi bắt mắt để cạnh tranh

với các chuỗi cà phê khác như Highland, Starbuck, thường xuyên cập nhật
thông tin các chi nhánh lên page chung và có fanpage riêng của từng chi nhánh
Điểm khác biệt: Không chỉ trong địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
The Coffee House cịn có mặt ở nhiều thành phố lớn như Hải Phòng, Đà
Nẵng,..
- Giá​: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và không gian cửa hàng rộng rãi tinh tế
không kém với Starbucks hay The Coffee Beans, mức giá của The Coffee
House cạnh tranh:
+ TCH: 30-55 ngàn/sản phẩm
+ Starbucks: 70-125 ngàn/sản phẩm
+ Highland: 55-100 ngàn/sản phẩm
- Truyền thông: Là thương hiệu cafe duy nhất sử dụng hình thức truyền thơng
qua App Mobile: Các thơng tin sản phẩm, tích điểm thành viên, đặt hàng qua
app.
Mạng xã hội: Cập nhật thường xuyên thông tin về sản phẩm và kể các câu
chuyện khách hàng, tập trung vào 1 sản phẩm key trong một khoảng thời gian
dài.

3. KHÁCH HÀNG
Đối tượng khách hàng, The Coffee House là sự kết hợp giữa Highlands Coffee và
Starbucks, theo đó The Coffee House hướng đến tệp khách hàng là những người đã đi
làm, đã đi du lịch, thích trải nghiệm các quán cà phê sang trọng với mức giá đã địa


phương hóa. Chiến lược này cho đến nay vẫn phát huy hiệu quả, trung bình mỗi cửa
hàng của The Coffee House tiếp 500 lượt khách mỗi ngày.
a, ​Đặc điểm nhân khẩu học và hành vi của đối tượng mục tiêu
- Nhóm 1: Nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40.
+ u thích khơng gian, thiết kế hiện đại tinh tế
+ Là những người c thu nhập tương đối cao

+ Sự nghiệp chuyên nghiệp, tập trung vào phúc lợi xã hội
+ Chọn The Coffee House không chỉ là nơi gặp gỡ bạn bè, người
thân mà còn là nơi làm việc, bàn bạc hoặc kí kết hợp đồng cùng
các đối tác
-

Nhóm 2: Người trẻ tuổi
+ Tuổi từ 18 đến 24, đang là sinh viên đại học hoặc người mới ra
trường
+ Mong muốn một khơng gian thích hợp để học bài, ghi chép, tán
gẫu bạn bè, gặp gỡ mọi người
+ u thích cơng nghệ, tập trung vào mạng xã hội và tích cực xây
dựng một hình ảnh trẻ trung năng động

b, Xu hướng tiếp cận sản phẩm của khách hàng trên nền tảng Internet
- Thông qua mạng xã hội:
Xét trên nền tảng mạng xã hội, tập khách hàng mục tiêu của TCH thường có xu hướng
sử dụng hai cơng cụ là Facebook và Instagram để cập nhật thông tin về sản phẩm.
Trong đó:
- Facebook​ là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, mức độ nhận biết thương
hiệu tuyệt đối 100%, cứ 100 người thì có đến 99 người đăng kí tài khoản
Facebook
-

Instagram​ - mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, người dùng nữ nhiều gấp 1,6 lần so
với nam (44,2%và 27,4)

-

Không đơn thuần là cập nhật thông tin về sản phẩm mới, các chương trình ưu

đãi, người dùng MXH cịn coi đây là một kênh để giải trí, xem các video hay
đọc những câu chuyện trong lúc rảnh rỗi.

Kết quả là: The Coffee House xây dựng Content luôn lấy câu chuyện của khách hàng
là trung tâm, thay vì đặt sự chú ý vào sản phẩm, không phải tất cả đều xoay quanh: trà
đào cam sả, cà phê sữa,… mà bên cạnh đó cịn là những tâm tư lần đầu được ghi lại.
“Nhà” không là nơi đến rồi đi, “Nhà” là nơi bạn được lắng nghe, được chia sẻ. “Nhà”
còn là nơi bắt giữ những cung bậc cảm xúc của bạn và người thân.


Chính vì thế, hình ảnh và bài đăng các chun mục chia sẻ, tâm sự, “Humans of The
Coffee House” rất được thương hiệu đầu tư quan tâm. Mọi hoạt động trong chiến lược
truyền thông Marketing của The Coffee House đều bám rất sát với định vị “Nhà” và
insight từ đối tượng mục tiêu của mình.
Dưới sự phát triển của internet, ngày nay các nhóm influencers dùng MXH là cơng cụ
chính để “thay mặt” thương hiệu, truyền tải thông điệp đến cho fans của mình (KHMT
của doanh nghiệp)
- Thơng qua App hoặc website chính thức của sản phẩm
Thơng qua app
Khách hàng trung thành của The Coffee House thường có xu hướng tích điểm sau mỗi
lần sử dụng dịch vụ ở cửa hàng. Mã thành viên được cung cấp sau khi tải app về điện
thoại sẽ được tích điểm sau mỗi lần mua đồ ăn hoặc đồ uống bất kỳ.
Bên cạnh đó, app này TCH xây dựng nên khơng chỉ có mục đích tích điểm, mà cịn để
thơng báo tới KH về những sản phẩm mới, chương trình thành viên hay những ưu đãi
mới nhất được cập nhật hàng ngày hàng giờ. Việc đặt hàng cho những khách hàng yêu
thích hương vị đồ uống ở TCH cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi sử dụng app
này
Thông qua website
● Blog & Crop by The Coffee House
Trong cuộc đua tạo ra những trải nghiệm cà phê khác biệt, mang lại nhiều giá trị cho

khách hàng của các chuỗi cà phê lớn nhất hiện nay, TCH - thương hiệu cà phê trẻ đã
có một bước đi táo bạo: Ra mắt tập san của riêng mình để đối thoại với khách hàng.
CROP by The Coffee House hiện diện trên ngay trang đầu của website (ngồi ra cịn
có ở mỗi cửa hàng) như một người bạn, người kể chuyện, người kết nối thương hiệu
và khách hàng. Đây được gọi là dạng content xây dựng mối quan hệ với KH
Những câu chuyện của CROP không mang tính thời sự, khơng ngơn tình hay sướt
mướt nhưng đủ sâu sắc để khơi gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm nhẹ nhàng cho
người đọc. Mỗi số CROP được đầu tư kỹ về hình ảnh, ngơn từ và thiết kế, chia sẻ góc
nhìn về những nhân vật trẻ thú vị trong các ngành kinh doanh sáng tạo, dịch vụ...



×