Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

BAO CAO TOT NGHIEP DAI HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 89 trang )

PHÂN HIỆU TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG,
HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: 7202050

Giáo viên hướng dẫn:Ths. Nguyễn Xuân Hùng
Sinh viên thực hiện: Phan Văn Lưu
Khóa học: 2015 - 2019

Đồng Nai, 2018


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Lâm Học Phân hiệu trƣờng Đại học Lâm
nghiệp và sự đồng ý của Thầy giáo hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Xuân Hùng tôi đã
thực hiện khóa luận “Đánh giá hiệu quả giao khoán bảo vệ rừng tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận”.
Để hoàn thành khóa luận này: Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và rèn luyện tại Phân hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Xuân Hùng
đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện chuyên đề này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp


cận với thực tế việc giao khoán rừng cùng hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa
thấy đƣợc. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai ngày 22 tháng 9 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phan Văn Lƣu

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 5
1.2.1. Khái quát chung về giao, khoán rừng ở Việt Nam .................................... 5
1.2.2. Tình hình thực hiện giao, khoán rừng ở Việt Nam.................................... 8
1.2.3. Những nghiên cứu về giao, khoán rừng ...................................................... 9
1.3. Một số chính sách cơ bản có liên quan đến khoán BVR ........................ 12
1.4. Nhận xét chung về tổng quan ..................................................................... 14
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 16

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 16
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 16
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 16
2.4.1. Nghiên cứu và kế thừa số liệu ................................................................. 17
2.4.2. Phƣơng pháp ngoại nghiệp ...................................................................... 17
2.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp .......................................................................... 18
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................... 18
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................ 19
3.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 19
ii


3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 19
3.1.2. Địa hình.................................................................................................... 21
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ..................................................................................... 21
3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng .............................................................................. 22
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 23
Sản xuất nông nghiệp ......................................................................................... 23
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 29
4.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại KVNC ............. 29
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại Khu BTTN Núi Ông............................... 29
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý và bảo vệ TNR tại KBTTN Núi Ông ........ 33
4.2. Phân tích tình hình GKBVR tại khu BTTN Núi Ông ................................ 37
4.2.1. Cơ sở pháp lý về việc thực hiện GKBVR ............................................... 37
4.2.2. Mục đích của việc GKBVR tại khu vực nghiên cứu ............................... 39
4.2.3. Kết quả thực hiện GKBVR tại khu vực nghiên cứu ................................ 39
4.3. Đánh giá hiệu quả công tác GKBVR tại khu vực nghiên cứu.................... 46

4.3.1. Hiệu quả công tác GKBVR ..................................................................... 46
4.3.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện GKBVR ....... 49
4.4. Phân tích SWOT và những tồn tại trong công tác giao khoán rừng ........... 52
4.4.1. Phân tích SWOT ...................................................................................... 52
4.4.2. Những tồn tại trong giao khoán rừng ...................................................... 54
4.5. Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của chƣơng trình
giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu ................................... 55
4.5.1. Các giải pháp quản lý các hợp đồng khoán ............................................. 55
4.5.2. Giải pháp hiệu quả nâng cao hiệu quả công tác giao khoán rừng ........... 56
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 57
1. Kết luận .......................................................................................................... 57
2. Tồn Tại ........................................................................................................... 58
3. Kiến nghị........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60
iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

BQL

Ban quản lý

BVR

Bảo vệ rừng


GDTTMT&DLST

Giáo dục truyền thông môi trƣờng và du lịch sinh thái

KH-HTQT

Khoa học hợp tác quốc tế

GĐGR

Giao đất giao rừng

GKR

Giao khoán rừng

HĐSX

Hợp đồng sản xuất

HGĐ

Hộ gia đình

KBT

Khu bảo tồn

KBV


Khoán bảo vệ

PTR

Phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLSDR

Quản lý sử dụng rừng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất rừng tại KBTTN Núi Ông ........................................... 19
Bảng 4.1. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu... 29
Bảng 4.2. Số vụ vi phạm qua các năm............................................................... 33
Bảng 4.3. Kết quả GKBVR tại khu vực nghiên cứu ......................................... 40

Bảng 4.4. Thống kê mức thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình ............ 46
Bảng 4.5. Tổng hợp lý do nhận rừng của các hộ dân ........................................ 47
Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình vi phạm về QLBVR sau khi nhận giao khoán tại
KVNC ................................................................................................................ 48
Bảng 4.7. Những thuận lợi đối với các hộ gia đình trong việc nhận khoán ...... 50
Bảng 4.8. Những khó khăn của ngƣời dân trong việc nhận khoán rừng ........... 51
Bảng 4.9. Phân tích SWOT đối với công tác GKR ........................................... 53

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Số vụ vi phạm qua các năm ............................................................ 34
Hình 4.2. Mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tại KVNC ........................ 47
Hình 4.3. Tổng hợp lý do nhận rừng của các hộ dân...................................... 47
Hình 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm về QLBVR sau khi nhận giao khoán 48
Hình 4.5. Những thuận lợi đối với các hộ gia đình trong việc nhận khoán ... 50
Hình 4.6. Những khó khăn đối với các hộ gia đình trong việc nhận khoán ... 52

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng vốn đƣợc mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên
hành tinh chúng ta. Bởi vậy, quản lý bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng
luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi
trƣờng sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do
chính hoạt động của con ngƣời gây ra (Đỗ Thị Hƣờng, 2010).

Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay đƣợc coi
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này
là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng
dân cƣ vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Nguyễn Bá Ngãi và
cộng sự, 2006).
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đƣợc xác thành lập theo Quyết định
số 50/TTg ngày 10/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, với diện tích 25.468 ha,
thuộc địa giới hành chính 02 huyện: Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận. Với nhiều kiểu rừng độc đáo nhƣ: Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm
nhiệt đới với các kiểu phụ ƣu hợp dầu rái và kiểu phụ thứ sinh; Kiểu rừng kín
nửa rụng lá ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng
kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu quần hệ lạnh núi cao với
ƣu hợp cây lùm; Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao hơi khô nhiệt đới ƣu hợp
cây họ dầu. Với một quần thể sinh vật phong phú và đa dạng.
Nhận thức đƣợc sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nƣớc đã
ban hành nhiều văn bản luật hƣớng dẫn thực hiện chính sách giao đất, giao
rừng và quyền lợi của ngƣời nhận đất rừng. Giao khoán rừng và thực hiện cơ
chế hƣởng lợi là những vấn đề quan trọng đƣợc xã hội quan tâm hiện nay. Đây
là bƣớc chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng
có chủ thực sự, ngƣời dân bảo vệ đƣợc rừng, yên tâm quản lý, đầu tƣ phát triển
rừng trên diện tích rừng đƣợc giao. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính
1


sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng đƣợc nguyện
vọng của ngƣời dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc
sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
trên đất đƣợc giao. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao
khoán rừng còn nhiều vấn đề nhƣ buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng;

nhiều diện tích rừng giàu và trung bình chƣa đƣợc khai thác và sử dụng hợp
lý…
Từ thực trạng trên để phát huy thế mạnh của rừng, tiềm năng lao động ở
địa phƣơng nhằm bảo vệ và phát triển đƣợc vốn rừng, đồng thời cải thiện đời
sống cho ngƣời dân nhằm đẩy mạnh công tác giao, cho thuê rừng tới các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài. Khu
bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đã triển khai và ban hành nhiều chính sách về
giao đất, giao rừng nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó có chính
sách về giao khóan rừng tạo nhiều công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng,
góp phần cải thiện môi trƣờng, chất lƣợng rừng và đóng góp vào phát triển
kinh kế của địa phƣơng. Tuy vậy, rừng và lâm nghiệp (nghề rừng) nƣớc ta nói
chung và KBTTN Núi Ông nói riêng vẫn đang đứng trƣớc nhiều tồn tại, yếu
kém và thách thức đáng kể.
Để góp phần giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi của địa
phƣơng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả giao khoán bảo
vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình
Thuận”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Mỗi quốc gia trên thế giới có một đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội,
điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và lịch sử phát triển riêng, chính vì vậy
mà mỗi nƣớc hình thành nên một hệ thống quản lý, sử dụng đất đai mang đặc
thù riêng. Đối với những nƣớc không phải trải qua cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ thì vấn đề quản lý, sử dụng đất đai hầu nhƣ ít có biến động, sở hữu đất đai
mang tính truyền thống chủ yếu là sở hữu tƣ nhân. Những nƣớc phải trải qua

cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thì vấn đề quản lý và sử dụng đất đai có nhiều
thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau, nhiều nƣớc đã tiến hành giao đất lâm
nghiệp, xu hƣớng chung là quay trở lại với hình thức quản lý truyềnthống dựa
trên cơ sở gắn đất đai với ngƣời nông dân.
- Phần Lan: Sở hữu tƣ nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính
truyền thống, có tới hai phần ba diện tích rừng và ñất rừng thuộc sở hữu tƣ
nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha.
Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt
chẽ đến sản xuất nông nghiệp.
- Nepal: Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các
khu rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng,
thông qua sử dụng các tổ chức chính quyền cấp cơ sở để quản lý rừng. Chính
phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam kết quản
lý những vùng rừng ở địa phƣơng theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy nhiên sau
một thời gian ngƣời ta nhận ra các tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý
và bảo vệ rừng do các khu rừng phân tán, không theo đơn vị hành chính và
ngƣời dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau.Tiếp theo, Nhà nƣớc đã phân
biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng.Quyền sở hữu rừng chia làm hai loại
là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nƣớc. Trong sở hữu nhà nƣớc chia rừng thành
các quyền sử dụng khác nhau nhƣ: rừng cộng đồng theo các nhóm sử dụng,
rừng tín ngƣỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nƣớc. Nhà nƣớc công nhận quyền
3


pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Tong vòng 14 năm,
Nhà nƣớc giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm
1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho
phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng
hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng đƣợc quản lý và bảo vệ hiệu
quả.

- Thụy Điển: Nhà nƣớc quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công
ty lớn sở hữu 25% còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các
hộ tƣ nhân
- Thái Lan: Hiện nay đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao
khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cƣ, Nhà nƣớc trợ cấp cho mỗi hộ tối đa
50 rai và tối thiểu là 5 rai (1rai = 1.600m2). Thái Lan dự kiến áp dụng một
chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi
trƣờng và ngƣời nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở
-

Philippin: Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry

Program” (ISFP) năm 1980 của chính phủ nhằm dân chủ hoá việc sử dụng đất
rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích
của rừng, chƣơng trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho
cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào ñất rừng thông qua ñó phát triển và
bảo vệ tốt tài nguyên rừng
Những kinh nghiệm ở một số nƣớc khác nhƣ: Nam Triều Tiên, Trung
Quốc,..đều có một xu hƣớng chung là cho phép một nhóm ngƣời ở địa phƣơng
đảm bảo quyền sử dụng đất canh tác, tăng cƣờng sự hỗ trợ của chính phủ.
Trong thế kỷ 20, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ này, việc quản lý
rừng và xây dựng chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều
chuyển biến, có thể tóm tắt những xu hƣớng chủ yếu trong quản lý rừng trong
thời gian gần đây nhƣ sau.
Chuyển mục tiêu quản lý sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang thực
hiện mục têu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế, sinh thái và xã hội,
4


nhiều nƣớc đã tuyên bố thực hiện hoặc áp dụng nhiều biện pháp quản lý rừng

theo hƣớng.
- Tăng cƣờng bảo vệ rừng nhƣ: đình chỉ khai thác gỗ tự nhiên, nâng cao
diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển
du lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái
của rừng.
- Phân cấp quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp, xu hƣớng là
chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ các cấp trung
ƣơng xuống các cấp địa phƣơng và cơ sở.
- Xúc tiến giao đất giao rừng cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can
thiệp của nhà nƣớc, thực hiện tƣ nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm
nghiệp, tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi
nhuận hơn.
- Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cƣ đƣợc hƣởng lợi trong quá
trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hƣớng chung là khi xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, khunh hƣớng chung là khi xây dựng kế hoạch quản lý
rừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến
quyền lợi từ rừng.
 Kết quả nghiên cứu, vận dụng một số mô hình trên cho thấy: thế giới
hiện nay, xu hƣớng xã hội hóa nghề rừng và phân cấp quản lý rừng đang trở
thành trào lƣu chung. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý liên quan tổng thể đến
các thể chế chính sách khác của cả hệ thống chính trị mà trong phạm vi một
ngành không thể giải quyết đƣợc. Giải quyết đƣợc vấn đề này đòi hỏi cần
nhiều thời gian, công sức của các Bộ, ngành liên quan, kết quả công tác này sẽ
làm cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng có vai trò ngày càng rõ rệt trong quản lý
và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Khái quát chung về giao, khoán rừng ở Việt Nam
Xã hội hóa nghề rừng và giao đất lâm nghiệp đã đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc quan tâm rất sớm, đƣợc thể hiện qua nhiều văn bản, chỉ thị trong từ
5



những thập kỷ đầu tiên sau khi thống nhất đất nƣớc, cụ thể thể hiện trong
những điều khoản của Luật đất đai ban hành và sửa đổi ở các giai đoạn từ
1987, 1993, 1998, 2001, 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và
2004. Chủ trƣơng xã hội hóa nghề rừng và đẩy mạnh công tác giao đất lâm
nghiệp cũng đƣợc Chính phủ và ngành lâm nghiệp thể hiện trong chiến lƣợc
phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Nghiên cứu Nghị định số 01/CP, 02/CP, 163/NĐ-CP, Thông tƣ liên tịch
số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, thấy nổi lên một số nội dung đƣợc quy định cụ
thể nhƣ sau:
 Về giao khoán, khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp
- Đối tƣợng để giao khoán đất lâm nghiệp: Đối tƣợng giao khoán đất (Gắn
liền với vật nuôi, cây trồng) theo thứ tự ƣu tiên: Hộ gia đình, cá nhân là công
nhân viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình, cá nhân đã làm
việc cho doanh nghiệp, Ban Quản lý nay đã nghỉ hƣu; hộ gia đình, cá nhân đã
cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng đƣợc UBND xã, phƣờng, thị trấn xác nhận; tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân ở địa phƣơng khác có vốn đầu tƣ vào sản xuất theo
quy hoạch của bên giao.
- Loại đất để giao khoán: Đất lâm nghiệp, Nhà nƣớc đã giao cho các nông
trƣờng, lâm trƣờng trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp; Đất lâm nghiệp, Nhà
nƣớc giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng....
- Căn cứ để giao khoán: Căn cứ vào quỹ đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao cho
các tổ chức của Nhà nƣớc; dự án khả thi hoặc dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp có
thẩm quyền phê duyệt; Vốn, lao động bên nhận khoán; các chính sách đầu tƣ
hỗ trợ của Nhà nƣớc và chính sách lao động - xã hội liên quan.
- Thời hạn giao khoán: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 50 năm; rừng
sản xuất theo chu kỳ kinh doanh.
- Các hình thức khoán:
Khoán ổn định lâu dài theo nghị định 01/CP và nay là Nghị định

135/NĐ-CP: là hình thức khoán kinh doanh rừng ổn định lâu dài 50 năm, hoặc
theo chu kỳ kinh doanh cây rừng.
6


 Khoán theo công đoạn: Chu kỳ kinh doanh đƣợc chia ra các công đoạn
khác nhau: Công đoạn từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ 3 năm đầu; công đoạn
quản lý bảo vệ từ sau khi rừng khép tán (năm thứ 4) cho đến khi khai thác.
Bên nhận khoán giao cho các hộ nhận khoán thực hiện thực hiện một số
công đoạn từ khâu trồng, chăm sóc trong 3 năm đầu; đến năm thứ 4 thì Bên
giao khoán thu hồi để khoán lại cho hộ khác hoặc Bên giao khoán tự tổ chức
lực lƣợng chuyên trách bảo vệ cho đến khi khai thác.
Hộ nhận khoán đƣợc trả riền công khoán theo định mức kinh tế kỹ thuật
và dự toán đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sau khi tổ chức nghiệm thu
đạt yêu cầu ghi trong hợp đồng
 Khoán hàng năm: Chủ yếu là giao khoán trong khâu quản lý bảo vệ
rừng, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng của Chƣơng trình 327 và Dự án 661,
dự án Kiểm lâm và một số diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất của các
Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng. Căn cứ vốn đầu tƣ của dự án, và kế
hoach hàng năm. các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng ký hợp đồng
khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hàng với các hộ dân.
 Khoán việc: Là khoán từng việc trong chu kỳ kinh doanh nhƣ: cuốc hố,
lấp hố, trồng, chăm sóc rừng…ngƣời nhận khoán đƣợc trả tiền công theo đơn
giá đƣợc duyệt trên khối lƣợng công việc hoàn thành. Hình thức này thƣờng áp
dụng ở các vùng đất tập trung đã giao cho các các Công ty lâm nghiệp, nhƣng
xa khu dân cƣ, các Công ty lâm nghiệp tổ chức lực lƣợng chuyên trách để tự
quản lý, bảo vệ cho đến khi khai thác.
- Quyền lợi của ngƣời nhận khoán:
 Các hộ nhận khoán trồng, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ
rừng đặc dụng đƣợc hƣởng quyền theo cơ chế 327 và 661.

 Quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên: 50.000 đ/ha các năm trƣớc
2010, từ 2010 đến nay bình quân 100.000đ/ha; khu vực có chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng (PES) 200.000đ/ha đến 400.000đ/ha.
 Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 2,5 triệu đ/ha, từ năm 2003 là 4 triệu
7


đồng/ha và từ 2007 là 6 triệu đồng/ha.
 Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung:1 triệu đồng/ha,
thời hạn là 6 năm.
Ngoài quy định trên, các hộ nhận khoán cũng đƣợc sử dụng 20% đất chƣa
có rừng đƣợc giao khoán để sản xuất nông lâm kết hợp.
- Quy trình giao khoán:
Các chủ nhận khoán đƣợc Ban lâm nghiệp xã (Các ban đƣợc tổ chức thí
điểm và thành lập từ năm 1999) kết hợp với kiểm lâm địa bàn lựa chọn, đề
nghị chủ rừng cho nhận khoán theo đúng quy trình giao khoán căn cứ vào khả
năng và nhu cầu quản lý bảo vệ, chăm sóc rừng của các hộ.
1.2.2. Tình hình thực hiện giao, khoán rừng ở Việt Nam
Thời kỳ từ 1993 đến nay:
Sau khi luật đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ ban hành Nghị định
02/CP, Nghị định 01/CP, Nghị định 163/CP vv... Sự ra đời của các chính sách
này nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất
lâm nông ngƣ nghiệp, công tác giao đất lâm nghiệp đƣợc thực hiện theo những
nguyên tắc và quy định mới.
Theo báo cáo số 126/ĐKTKĐĐ, ngày 30/3/2007 của Vụ Đăng ký thống
kê, Bộ Tài nguyên môi trƣờng về việc đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết
của Bộ Chính trị, tính đến ngày 31/12/2006 cả nƣớc đã cấp đƣợc 1.085.952
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 7.739.894ha
chiếm 59% tổng diện tích đất lâm nghiệp có nhu cầu đƣợc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Trong đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm

nghiệp cho các tổ chức là 5.482 giấy với diện tích 4.695.045 ha và hộ gia đình,
cá nhân là 1.078.795 giấy vớidiện tích 3.054.849ha; tổng diện tích đất lâm
nghiệp có nhu cầu cần cấp là 5.335.710ha.
Chính sách giao rừng cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong
thời gian qua đã tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lao động, tiền vốn tại chỗ.
Tình trạng chặt phá rừng đã bị hạn chế, rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, đã xuất
hiện nhiều mô hình trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có
8


hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống
ngƣời dân, một bộ phận ngƣời dân đã giàu lên từ sản xuất kinh doanh trên đất
đƣợc giao, mở hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với thị trƣờng tiêu thụ ở nhiều
nơi, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền
núi.
1.2.3. Những nghiên cứu về giao, khoán rừng
Trong quá trình triển khai chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định 02/CP
ngày 15/4/1994 ( nay là nghị định 163/ CP ra ngày 16/11/1999), Nghị định 01/
CP của chính phủ ngày 04/01/1995, Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách
có liên quan đến hƣởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất lâm
nghiệp.Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết định 178/ 2001
QĐ – TTg của thủ tƣớng chính phủ ra ngày 12/ 11/ 2001 và thông tƣ liên tịch
số 80/2003/TTLT – BTC/ BNN&PTNT ngày 03/09/2003 về việc hƣớng dẫn
thực hiện quyết định 178, đã đƣợc thông qua và triển khai rộng rãi.Trong thời
gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu , tổng kết về chính sách giao đất,
giao rừng, nghiên cứu đánh gía về cơ chế hƣởng lợi từ đất lâm nghiệp nhƣ:
- Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh
rừng trồng do BNN&PTNT, Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực của Liên
hợp quốc (FAO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào tháng
7 năm 1998.Cuộc hội thảo quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn rừng tự

nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không đƣợc đề cập đến.Nội dung của
cuộc hội thảo đề cập đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ rừng
kinh doanh rừng trồng sản xuất, lợi ích của các chủ rừng kinh doanh rừng
trồng sản xuất, các giải pháp thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất
- Từ năm 1998, Chƣơng trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam –
Thụy Điển đã triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng
đồng ở tỉnh Yên Bí và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc ngƣời ta tiến
hành đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau:
 Trạng thái rừng cho các cộng đồng.
 Sự tác động của nhà nƣớc.
9


 Sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân vào quản lý và bảo vệ rừng
 Quyền sử dụng đất của ngƣời dân.
 Những lợi ích của cộng đồng đƣợc hƣởng.
- Năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Nhĩa Biên và các cộng sự thuộc trƣờng đại
học Lâm nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình thực hiện
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề suất sửa đổi, bổ sung chính sách hƣởng
lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đƣợc giao, đƣợc thuê và nhận
khoán rừng, đất lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách
hƣởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề suất sủa đổi, bổ sung góp
phần hoàn thiện cơ chế hƣởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng đƣợc giao, đƣợc thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hƣởng
lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đƣợc giao, nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Sơn La và Điện Biên” của nhóm tác giả
Phạm Xuân Phƣơng, Ngô Đình Thọ, Đỗ Anh Minh năm 2004. Nhóm tác giả
đã tiến hành tìm hiểu tình hình triển khai chính sách hƣởng lợi đối với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng đƣợc giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại

một số địa phƣơng thuộc 4 tỉnh:
Gia Lai, Đắk Lắk, Sơn La và Điện Biên về hai khía cạnh chủ yếu: pháp
lý và thực tiễn. Nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ những bất cập, thiếu hụt và
những vấn đề nảy sinh khi triển khai chính sách hƣởng lợi tại các địa phƣơng
cũng nhƣ tìm hiểu nguyện vọng của ngƣời dân và đề xuất của chính quyền địa
phƣơng nơi nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số ý kiến
liên quan đến tổ chức triển khai chính sách hƣởng lợi tại các tỉnh nói trên trong
thời gian tới
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tìm hiểu, phát hiện vấn
đề phát sinh trong triển khai chính sách hƣởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng đƣợc giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số địa
phƣơng, mà chƣa đi sâu phân tích một cách có hệ thống các nguyên nhân sâu
xa và trực tiếp ảnh hƣởng tới việc thực hiện chính sách hƣởng lợi hiện nay,
10


cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những đề xuất/giải pháp cụ thể mang tính đột phá
nhằm hoàn thiện cơ chế hƣởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg trên
phạm vi toàn quốc.
- Đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và
đề xuất sửa đổi, bổ xung chính sách hƣởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng đƣợc giao, đƣợc thuê và nhận khoán rừng và đất rừng” do Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp tiến hành (2006) đã nhấn mạnh những tồn tại hạn chế
hiện nay trong việc triển khai thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg, những
mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp gây khó khăn và cản
trở trong quá trình thực hiện hƣởng lợi của các chủ thể hƣởng lợi và kiểm tra
giám sát hƣởng lợi của các cơ quan quản lý lâm nghiệp. Báo cáo đã đƣa ra các
luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở đề xuất sửa đổi chính sách hƣởng lợi
trong lâm nghiệp.
Có thể nhận thấy công tác giao rừng, khóan đất lâm nghiệp trong những

năm qua có nhiều tiến bộ, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về chủ trƣơng, chính
sách, phức tạp trong triển khai, thực hiện. Điều này đã làm ảnh hƣởng đáng kể
đến hiệu quả của công tác này.
Để hạn chế tình trạng trên và nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giao
đất, giao rừng, trên cơ sở những căn cứ pháp lý sau:
- Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc
giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nƣớc nuôi trồng
thủy sản trong các nông trƣờng quốc doanh, lâm trƣờng quốc doanh.
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ
về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ
11


về quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao, đƣợc thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng.
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng.
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc giao rừng, khóan đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng

trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020.
- Thông tƣ liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính về quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân đƣợc giao, đƣợc thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
 Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp chƣa gắn kết với
công tác giao rừng và các cơ chế hƣởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm, vì vậy
hiệu quả của việc sử dụng rừng và đất rừng còn thấp, tài nguyên rừng vẫn bị
suy giảm và đời sống của một số ngƣời dân chƣa đƣợc cải thiện.
1.3. Một số chính sách cơ bản có liên quan đến khoán BVR
- Nghị định 01 ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ ban hành bản quy
định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Nghị định 135 ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao
khoán đất RSX trong các LTQD cho các hộ gia đình và cá nhân.
12


- Quyết định 304 ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc thí
điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong
buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về
chính sách thí điểm chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Thông
qua thí điểm thực hiện tại Sơn La và Lâm Đồng sẽ xác định các đối tƣợng
hƣởng lợi của hoạt động chi trả cho các dịch vụ này, đồng thời xác định số tiền
trả cho DVMTR để đảm bảo có các dịch vụ này trong thời gian dài.
- Sau thành công của chƣơng trình thí điểm chi trả DVMTR thực hiện tại

Lâm Đồng và Sơn La, đến cuối năm 2010, Chính phủ đã có Nghị định số
99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR để triển khai thực hiện chính
sách này trên toàn quốc. Đây đƣợc đánh giá là một bƣớc ngoặt về chính sách
đối với nghề rừng.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH, ngày 03/12/2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc
thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ
về ban hành quy chế quản lý rừng;
- Căn cứ Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ
thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
mục đích Lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;
- Căn cứ Thông tƣ số 38/TT–BNNPTNT ngày 25/4/2007 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hƣơng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giao Công
đồng dân cƣ thôn;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ về tổ
chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
13


- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
về quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tƣ liên tịch số 61/2008/TTLB-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Uỷ ban nhân

dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tư số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường về việc
Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê
đất lâm nghiệp;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính
phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo;
- Quyết định số 07/2012/QD-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính
phủ, ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng;
- Thông tƣ số 08/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Hƣớng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ;
- Thông tƣ liên Bộ số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/6/ 2013 của Bộ
Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hƣớng dẫn chế độ
quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
1.4. Nhận xét chung về tổng quan
Quá trình GĐGR và kết quả đạt đƣợc trên thế giới và trong nƣớc cho
thấy:
14


GĐGR cho HGĐ&CĐ là xu hƣớng hiện nay trong quản lý rừng ở nhiều
nƣớc trên thế giới, phù hợp với quy luật tất yếu, khách quan trong quản lý tài
nguyên rừng. Kết quả đạt đƣợc ở các nƣớc có khác nhau, điều này không phụ
thuộc vào quyền sở hữu, sử dụng thuộc về Nhà nƣớc hay tƣ nhân, mà phụ

thuộc vào thể chế chính sách qui định cho chủ thể quản lý rừng nhƣ thế nào.
Có đảm bảo cho đối tƣợng nhận rừng thực hiện trách nhiệm và tạo động lực để
quản lý tốt tài nguyên rừng hay không. Việc đƣa ra các chính sách hỗ trợ sau
GĐGR phải tƣơng ứng với hệ thống quản lý hành chính và phƣơng pháp tiếp
cận. Phân cấp, phân quyền trong quản lý rừng là một trong những nội dung của
chủ trƣơng xã hội hóa trong quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam nhằm hƣớng
tới quản lý rừng bền vững. Điều này cho phép những ngƣời sống gần rừng
đƣợc tiếp cận và có trách nhiệm trong việc QLSDR và đất rừng, mỗi khoảnh
rừng đều có chủ thực sự; đồng thời đảm bảo tính công bằng và tạo công ăn,
việc làm cho ngƣời nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Để chủ trƣơng GĐGR của Nhà nƣớc thực sự phát huy đƣợc mục tiêu
quản lý rừng bền vững; các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên diện tích rừng
và đất rừng đƣợc giao trở thành nguồn thu nhập chính đóng góp vào cơ cấu thu
nhập của các hộ nhận rừng, đòi hỏi phải có những bổ sung, cải thiện cả về thể
chế, chính sách hỗ trợ và tổ chức thực hiện. Chính sách GĐGR ở Việt Nam nói
chung, chính sách GKR theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính
Phủ thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nói riêng còn nhiều vấn đề
cần phải tổng kết, đánh giá và nghiên cứu nhƣng hiện nay chƣa có một công
trình nghiên cứu Giao khoán rừng nào ở Khu Bảo tồn.

15


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài góp phần hoàn thiện xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong
công tác giao khoán rừng nhằm đẩy nhanh tiến độ quản lý sử dụng rừng bền
vững.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại KVNC
- Phân tích đƣợc tình hình GKBVR tại khu BTTN Núi Ông
- Đánh giá đƣợc hiệu quả công tác GKBVR tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất đƣợc giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GKBVR
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách của Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo của các
cấp chính quyền địa phƣơng về thực hiện chính sách giao khoán rừng.
- Những hoạt động quản lý, bảo vệ, sản xuất, kinh doanh phát triển rừng
của các HGĐ nhận giao rừng, KBV rừng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ không gian và thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu chỉ
tập trung nghiên cứu, đánh giá chi tiết công việc giao khoán rừng tại khu bảo
tồn thiên nhiên Núi Ông.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng tại KVNC
- Phân tích tình hình GKBVR tại khu BTTN Núi Ông
- Đánh giá hiệu quả công tác GKBVR tại khu vực nghiên cứu
- Phân tích SWOT và những tồn tại trong công tác giao khoán rừng
- Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của chƣơng trình
giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
16


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu và kế thừa số liệu
Đề tài tiến hành nghiên cứu:
- Các báo cáo tổng kết về kết quả áp dụng chính sách giao khoán rừng và
cơ chế hƣởng lợi đã áp dụng tại địa phƣơng.

Đề tài kế thừa số liệu của:
- Các báo cáo tổng kết về kết quả áp dụng chính sách giao khoán rừng và
hƣởng lợi.
- Số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Xuyên
Mộc nói chung và khu bảo tồn nói riêng…
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
- Phƣơng pháp tài liệu thứ cấp: Đƣợc sử dụng để tiếp cận và phân tích các
báo cáo, văn bản của khu bảo tồn và các cấp liên quan đến giao khoán rừng
nhằm tìm hiểu về tiến trình thực hiện giao khoán rừng, những kết quả đạt
đƣợc, những thuận lợi, khó khăn và tình hình QLSDR trong quá trình giao
khoán rừng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Đƣợc sử dụng để xác định vị trí, ranh
giới khu vực rừng giao và khoán bảo vệ, những hoạt động QLBV&PTR đã,
đang diễn ra và những kết quả đạt đƣợc, sự thay đổi về diện tích rừng trƣớc và
sau giao khoán.
-

Phƣơng pháp khảo sát thực địa đƣợc kết hợp với phỏng vấn bán cấu

trúc đối với những HGĐ nhận giao, khoán rừng để làm rõ hơn về tiến trình
giao, khoán rừng, các hoạt động hỗ trợ và sản xuất lâm nghiệp…
- Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn
có sự tham gia (PRA): Đƣợc áp dụng để thu thập và củng cố những thông tin,
đồng thời xác định những tập quán và thể chế bản địa liên quan đến việc
QLSDR, những nhu cầu và mong đợi của ngƣời nhận giao
- Phƣơng pháp phỏng vấn theo cấu trúc và bán cấu trúc: Phỏng vấn cán bộ
kiểm lâm và những HGĐ (30 hộ) nhận giao, khoán rừng để làm rõ hơn về tiến
trình giao, khoán rừng, các hoạt động hỗ trợ và sản xuất lâm nghiệp.
17



2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
- Tổng hợp và phân tích tài liệu ñƣợc tiến hành theo chủ đề sau khi các tài
liệu đã đƣợc thu thập đầy đủ. Quá trình phân tích và tổng hợp có sự kết hợp
của nhiều phƣơng pháp, công cụ khác nhau nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, sử
dụng biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu… với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
- Phân tích SWOT là công cụ đƣợc sử dụng để thảo luận với nhóm các
bên liên quan nhằm làm nổi bật những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức của việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng tại địa điểm nghiên cứu.
- Phân tích, so sánh các VBQPPL liên quan đếngiao khoán rừng với thực
tiễn quá trình thực hiện tại địa điểm nghiên cứu; phỏng vấn, thảo luận cùng các
bên liên quan.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra, thu thập đƣợc, dung phần mềm excel 2010 tổng
hợp xử lý.

18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×