Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG (ME) TỐI ƯU TRONG KHẨU PHẦN NUÔI THỎ LAI TĂNG TRƯỞNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC
NĂNG LƯỢNG (ME) TỐI ƯU TRONG
KHẨU PHẦN NUÔI THỎ LAI TĂNG TRƯỞNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mã số: TNCS2013-24

Chủ nhiệm đề tài: NCS.Nguyễn Thị Vĩnh Châu

Cần Thơ, 03/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC
NĂNG LƯỢNG (ME) TỐI ƯU TRONG
KHẨU PHẦN NUÔI THỎ LAI TĂNG TRƯỞNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mã số: TNCS2013-24


Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Nguyễn Thị Vĩnh Châu

Cần Thơ, 03/2014


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................v
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................vii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................3
2.1 Một số giống thỏ nuôi phổ biến ở Việt Nam..........................................................................3
2.1.1 Các giống thỏ ngoại nhập...................................................................................................3

2.1.2 Các giống thỏ nội...................................................................................................5
2.2 Nhu cầu thức ăn và cách ăn uống của thỏ.................................................................6
2.3 Nhu cầu năng lượng..................................................................................................7
2.3.1 Nhu cầu năng lượng cơ bản...................................................................................7

2.3.2 Nhu cầu năng lượng duy trì....................................................................................8
2.3.3 Nhu cầu năng lượng sản suất.................................................................................8
2.3.4 Sự cân bằng năng lượng ở thỏ................................................................................9
2.4 Đặc tính tiêu hoá ở thỏ..............................................................................................12
2.5 Sự tiêu hóa xơ...........................................................................................................15
2.6 Sự tiêu hóa đạm....................................................................................................................17
2.6.1 Sự biến dưỡng nitơ trong manh tràng.................................................................................17

2.6.2 Phân mềm và sự tiêu hóa đạm................................................................................18
2.7 Sự tiêu hóa tinh bột...................................................................................................18
2.8 Sự tiêu hóa năng lượng.............................................................................................19
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH..........................................20

3.1 Phương tiện thí nghiệm.............................................................................................20
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm...........................................................................20
3.1.2 Chuồng trại và dụng cụ thí nghiệm........................................................................20
3.1.3 Động vật thí nghiệm...............................................................................................20
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm................................................................................................20
i


3.2 Phương pháp thí nghiệm...........................................................................................21
3.2.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................................21
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng............................................................................................22
3.2.3 Cách thu thập số liệu và lấy mẫu........................................................................................22

3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm......................................................................23
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................23

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................24

4.1 Thành phần dưỡng chất thức ăn và khẩu phần thí nghiệm....................................................24
4.2 Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ thí nghiệm......................................................................25
4.3 Khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chênh lệch thu chi của thỏ thí nghiệm.................27

4.4 Quầy thịt và chất lượng thịt của thỏ thí nghiệm........................................................29
4.5 Tỉ lệ tiêu hóa và sự tích lũy đạm của thỏ thí nghiệm.................................................31
4.6 Thành phần chất chứa và tham số chất chứa manh tràng..........................................34

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................36
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị..................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................38
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 44

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Khối lượng trưởng thành của một số giống thỏ..............................................4
Bảng 2.2: Thành phần thân thịt của 2 giống thỏ nuôi thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới
........................................................................................................................................ 4
Bảng 2.3: Năng suất sinh trưởng của nhóm thỏ lai nuôi ở nông hộ................................5
Bảng 2.4: Năng suất sinh sản của nhóm thỏ lai nuôi ở nông hộ......................................6
Bảng 2.5: Sự thay đổi cách ăn uống của thỏ theo tuần tuổi.............................................6
Bảng 2.6: Nhu cầu năng lượng cơ bản của thỏ...............................................................8
Bảng 2.7: Nhu cầu duy trì của thỏ..................................................................................8
Bảng 2.8: Nhu cầu năng lượng của thỏ...........................................................................9

Bảng 2.9: Sự cân bằng năng lượng ở thỏ thịt..................................................................11
Bảng 2.10: Sự cân bằng năng lượng ở thỏ sinh sản........................................................11
Bảng 2.11: Đặc tính của các phần ống tiêu hoá...............................................................12
Bảng 2.12: Sự phát triển của hệ thống tiêu hoá qua các ngày tuổi..................................13
Bảng 2.13: Thành phần dưỡng chất phân cứng và phân mềm của các giống thỏ ở 70 ngày
tuổi.................................................................................................................................. 14
Bảng 2.14: Hàm lượng xơ có trong thức ăn thí nghiệm thỏ tăng trưởng.........................15
Bảng 2.15: Sự tiêu hóa xơ ở manh tràng thỏ...................................................................16
Bảng 3.1: Thành phần dưỡng chất thức ăn trong thí nghiệm..........................................21
Bảng 3.2: Công thức khẩu phần thức ăn cho thỏ thí nghiệm...........................................21
Bảng 4.1: Thành phần hóa học và ME của khẩu phần trong thí nghiệm.........................24
Bảng 4.2: Lượng dưỡng chất thức ăn tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm.........................25
Bảng 4.3: Khối lượng lúc đầu, lúc kết thúc thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa
thức ăn và chênh lệch thu chi của thỏ trong thí nghiệm..................................................27
Bảng 4.4: Thành phần quầy thịt và chất lượng thịt của thỏ trong thí nghiệm..................30
Bảng 4.5: Lượng dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của thỏ trong giai đoạn tiêu hóa.........................................................................31
Bảng 4.6: Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất khẩu phần và sự cân bằng đạm của thỏ với các
mức năng lượng trao đổi khẩu phần................................................................................32
Bảng 4.7: Thành phần chất chứa và tham số chất chứa manh tràng của thỏ với các mức
năng lượng trao đổi khẩu phần........................................................................................34

iii


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sự sử dụng năng lượng ở thỏ..........................................................................10

Hình 2.2: Ảnh hưởng của năng lượng trong khẩu phần lên tốc độ tăng trưởng và Năng
lượng tiêu hóa ăn vào......................................................................................................12
Hình 2.3: Cấu tạo ống tiêu hoá của thỏ...........................................................................13
Hình 3.1. Các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm..........................................................21
Hình 4.1: Lượng tiêu thụ protein thô và năng lượng trao đổi của thỏ thí nghiệm...........25
Hình 4.2: Mối liên hệ giữa lượng tiêu thụ chất khô và năng lượng trao đổi với mức năng
lượng khẩu phần.............................................................................................................26
Hình 4.3: Khối lượng trước, sau thí nghiệm và mức tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm
........................................................................................................................................ 27
Hình 4.4: Mối liên hệ giữa mức tăng khối lượng và mức năng lượng khẩu phần thỏ thí
nghiệm............................................................................................................................ 28
Hình 4.5: Mối liên hệ giữa mức tăng khối lượng và mức năng lượng khẩu phần thỏ thí
nghiệm............................................................................................................................ 29
Hình 4.6: Thịt đùi và thịt thăn thỏ ở các mức ME khác nhau..........................................31
Hình 4.7: Mối liên hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa với mức năng lượng trao đổi khẩu phần..........33
Hình 4.8: Mối liên hệ giữa nitơ tích lũy với mức năng lượng trao đổi khẩu phần..........33
Hình 4.9: Xác định tỉ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.....................33
Hình 4.10: Mối liên hệ giữa các tham số môi trường manh trành với mức năng lượng trao
đổi khẩu phần.................................................................................................................. 35
Hình 4.11: Manh tràng và dạ dày của thỏ trong thí nghiệm............................................35

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
&
ADF
ADFD
Ash

CF
CFD
CP
CPI
DM
DMD
DMI
DE
ĐBSCL
EE
HSCHTA
ICF
ME
MEI

Chữ viết đầy đủ

Xơ axit
Tỉ lệ tiêu hóa xơ axit
Tro
Xơ thô
Tỉ lệ tiêu hóa xơ thô
Đạm thô (protein thô)

MEm

Năng lượng duy trì

N
n

NDF
NDFD
KL
PC
PM
OM
OMD
TN
ABBH

Nitrogen (đạm)
Số mẫu thức ăn
Xơ trung tính
Tỉ lệ tiêu hoá xơ trung tính
Khối lượng
Phân cứng
Phân mềm
Vật chất hữu cơ
Tỉ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ
Thí nghiệm
Axit béo bay hơi
Trọng lượng trao đổi

W0,75

protein thô tiêu thụ
Vật chất khô
Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô

Vật chất khô tiêu thụ

Năng lượng tiêu hóa
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Béo thô

Hệ số chuyển hóa thức ăn
Xơ thô không tiêu hoá
Năng lượng trao đổi
Năng lượng trao đổi tiêu thụ

TÓM LƯỢC
Nghiên cứu xác định mức năng lượng (ME) tối ưu trong khẩu phần nuôi thỏ lai
tăng trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện tại trại chăn nuôi số 474 c/18,
Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ và phòng thí
v


nghiệm của Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm
thức khẩu phần với mức ME lần lượt là 2100, 2300, 2500, 2700 và 2900 kcal/kgDM,
được lặp lại trong 3 lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Thỏ thí nghiệm
là con lai giữa Newzealand white x địa phương lúc 8 tuần tuổi có khối lượng 705-712
g/con. Nguồn thức ăn dùng để phối hợp khẩu phần gồm cỏ lông tây, rau lang, bắp và đậu
nành. Bốn con thỏ của mỗi đơn vị thí nghiệm được nuôi trong lồng chuồng có sàn (50 x
50 x 40 cm) và được cho ăn uống tự do. Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần. Thí
nghiệm thực hiện nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các mức độ ME trong khẩu phần
đến mức tiêu thụ thức ăn, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa, nitơ
tích lũy, sự hoạt động lên men manh tràng và hiệu quả kinh tế của thỏ lai đang tăng
trưởng, từ đó rút ra kết luận mức độ ME khẩu phần tối ưu cho thỏ lai tăng trưởng ở Đồng
bằng sông Cửu Long.
Kết quả thí nghiệm cho thấy mức ME khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ

dưỡng chất, tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa, tích lũy đạm, chất lượng thịt và các tham số môi
trường manh tràng (P<0,05). Lượng tiêu thụ thức ăn và ME, tăng dần khi tăng ME lần
lượt 2100-2700. Nghiệm thức ME 2500 kcal/kgDM cho hiệu quả kinh tế nhất đối với thỏ
trong giai đoạn tăng trưởng 8-18 tuần tuổi. Kết luận, mức ME khẩu phần 2500
kcal/kgDM là tối ưu cho thỏ lai ở ĐBSCL trong giai đoạn tăng trưởng 8-18 tuần tuổi.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của giống thỏ này là 156 kcal ME/kg khối lượng cơ thể trao
đổi.
Từ khóa: Thỏ lai, tăng trưởng, nhu cầu năng lượng, năng lượng trao đổi
Keywords: Crossbred rabbit, growth rate, energy requirement, metabolizable energy
Title: Effects of different dietary metabolizable energy levels on growth performance of
Crossbred rabbit raised under hot-humid environment of Mekong delta, Vietnam

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Đơn vị: KHOA NN&SHƯD

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: “Nghiên cứu xác định mức năng lượng (ME) tối ưu trong khẩu phần
nuôi thỏ lai tăng trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
- Mã số: TNCS2012-05
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Vĩnh Châu
- Cơ quan: Trường CĐ KT-KT Kiên Giang.
- Thời gian thực hiện: từ 9/2013 đến 3/2014
2. Mục tiêu
- Xác định được mức năng lượng tối ưu trong khẩu nuôi thỏ thịt lai ở ĐBSCL.
- Ứng dụng kết quả đạt được đến hộ chăn nuôi thỏ lai tăng trưởng ở ĐBSCL.


3. Tính mới và sáng tạo
Từ những năm 2000 đến nay các nghiên cứu trên thỏ trong điều kiện sinh thái của vùng
ĐBSCL chủ yếu tập trung vào sử dụng thức ăn và cải con giống, trong khi nghiên xác
định nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ còn khá hạn chế, đặc biệt là năng lượng. Đề tài này đã
đánh giá được sự ảnh hưởng độc lập của năng lượng trong khẩu phần đến năng suất tăng
trưởng và hiệu quả kinh tế của thỏ thịt lai nuôi trong điều kiện nóng ẩm ở ĐBSCL. Xác
định được nhu cầu năng lượng cho thỏ thịt lai của ĐBSCL.
4. Kết quả nghiên cứu
- Xác định được mức năng lượng trao đổi khẩu phần thỏ thịt ở ĐBSCL 2500-2700
kcal/kgDM là tối ưu, trong đó mức 2500 kcal/kgDM có hiệu quả kinh tế nhất.
- Xác định được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thỏ lai tăng trưởng ở Đồng bằng sông
Cửu Long là khoảng 128-158 kcalME/kg thể trọng trao đổi.
5. Sản phẩm
- Thỏ lai tăng trưởng nuôi bằng rau cỏ tươi ở mức ME 2500 kcal/kgDM cho hiệu quả
kinh tế cao hơn các nghiệm thức còn lại trong nghiên cứu này.
- Bảng khẩu phần nuôi thỏ lai tăng trưởng đạt hiệu quả.
Nghiệm thức
ME 2500, kcal/kgDM

Thức ăn,%DM
Rau lang
Bắp
19,1
23,4

Cỏ lông tây
39,4

vii


Đậu nành
17,7


6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
- Ứng dụng để sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi và sản xuất thức ăn thỏ.
- Ứng dụng để tham khảo trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo ngành chăn
nuôi.
Ngày 17 tháng 03 năm 2014
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu)
(ký, họ và tên)

Nguyễn Thị Vĩnh Châu

viii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thịt thỏ có lượng protein, năng lượng cao và cholesterol thấp, nên phù hợp cho
những người cao tuổi, người cần giảm béo, những người có bệnh tim mạch (Nguyễn Thị
Hiền và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2005; Henández và Gondret, 2006; Nguyễn Văn Thu và
Nguyễn Thị Kim Đông, 2011). Giá thành của thịt thỏ hơi đắt hơn so với thịt heo, thịt bò.
Trước tình hình đó, phát triển chăn nuôi thỏ là cần thiết nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầu
thịt ngày càng tăng và tăng thêm thu nhập cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL).
Từ những năm 2000 đến nay các nghiên cứu trên thỏ trong điều kiện sinh thái của
vùng ĐBSCL đã được thực hiện rất nhiều, nhưng các nghiên cứu xác định nhu cầu dinh
dưỡng cho thỏ còn khá hạn chế. Cũng như các nghiên cứu mang tính chuyên sâu như là

sự tiêu hóa, trao đổi dưỡng chất, ảnh hưởng của năng lượng trao đổi đến năng suất thỏ ở
ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Năng lượng là yếu tố rất quan trọng giúp con vật duy trì sự
sống, vận động và sản xuất, khi khẩu phần thiếu năng lượng thì con vật sẽ chậm lớn, khi
khẩu phần cao năng lượng thì dẫn đến tốn kém chi phí thức ăn. Trong các nghiên cứu về
mức năng lượng khẩu phần của thỏ hiện nay, hai chỉ tiêu đo lường được dùng phổ biến
nhất là năng lượng tiêu hóa (DE, digestible energy) và năng lượng trao đổi (ME,
metabolizable energy).
Các công trình nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng của thỏ được thực hiện
nhiều trên thế giới và đạt được kết quả nhất định. Theo kết quả nghiên cứu của Butcher et
al. (1981) cho thấy khẩu phần thỏ New Zealand White và Californian nuôi ở Anh nên có
mức năng lượng 2390-2867 kcalME/kgDM. Theo kết quả nghiên cứu của Abou-Ela et al.
(2000) cho thấy khẩu phần thỏ New Zealand White x Californian nuôi ở Hy Lạp nên có
mức năng lượng 2843 kcalDE/kgDM. Theo kết quả tổng hợp của nhiều nghiên cứu, Lebas
(2004) khuyến cáo đối với thỏ tăng trưởng yêu cầu mức năng lượng trong khẩu phẩn
2667-2889 kcalDE/kgDM. Theo khuyến nghị của Ren et al. (2004) mức năng lượng khẩu
phần cho thỏ Rex nuôi ở Trung Quốc là 3004 kcalDE/kgDM. Theo kết quả tổng hợp của
nhiều nghiên cứu, de Blas và Mateos (2010) khuyến cáo thỏ vỗ béo yêu cầu mức năng
lượng trong khẩu phần là 2601 kcalME/kgDM. Theo kết quả nghiên cứu của Wang et al.
(2012) thực hiện ở Trung Quốc, cho thấy mức năng lượng khẩu phần cho thỏ New
Zealand White là 3107 kcalDE/kg. Theo các khuyến cáo về mức năng lượng trong khẩu
phần thỏ tăng trưởng của Mỹ (NRC, 1977) và Pháp (INRA, 1984) được xác định là 2786
kcalDE/kgDM.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu về năng lượng khẩu phần của thỏ đạt được như
trên có sự biến động lớn giữa các nghiên cứu, các giống thỏ và vị trí địa lý. Hơn nữa ở
1


vùng ĐBSCL là vùng nóng ẩm, giống thỏ được nuôi phổ biến là lai giữa New Zealand x
địa phương với nguồn thức ăn đặc trưng sẵn có. Các nghiên cứu xác định nhu cầu năng
lượng, cũng như những thông tin cụ thể về nhu cầu năng lượng của thỏ lai ở ĐBSCL rất

hạn chế. Xuất phát từ đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
- Đánh giá ảnh hưởng của mức năng lượng khẩu phần đến sự tiêu thụ dưỡng chất,
tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, chất lượng quầy thịt, hiệu quả kinh tế của thỏ
lai tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ lai tăng trưởng ở
ĐBSCL.
- Xác định mức năng lượng tối ưu trong khẩu phần cho thỏ lai tăng trưởng ở
ĐBSCL.
- Xác định nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thỏ lai tăng trưởng ở ĐBSCL.
- Khuyến cáo áp dụng kết quả đạt được đến các hộ chăn nuôi thỏ để góp phần phát
triển nghề nuôi thỏ ở ĐBSCL.

2


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số giống thỏ nuôi phổ biến ở Việt Nam
2.1.1 Các giống thỏ ngoại nhập
Hầu hết các giống thỏ nhà (domestic rabbit) ngày nay đều có nguồn gốc thỏ Châu
Âu (Oxyctolagus cunicullus) qua chọn lọc từ thế kỷ XVIII và đến nay đã có hơn 100
giống với sự đa dạng về khối lượng cơ thể, màu sắc, ngoại hình và một số đặc tính khác.
Ở các nước phát triển, người ta áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình chăn nuôi khép
kín, trong đó công tác chọn lọc, nhân và quản lý giống được thực hiện rất nghiêm ngặt
nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi tối đa. Giống có tầm vóc trung bình thường được chọn để
nuôi theo hướng thịt kiêm dụng. Các giống thỏ này lúc trưởng thành có khối lượng đạt
4,5-5,0kg với tỷ lệ thịt xẻ 50-58%. Các giống thỏ có tầm vóc lớn, mặc dù khi trưởng
thành khối lượng cơ thể đạt ở mức cao nhưng ít được chọn nuôi vì chúng có bộ khung
xương to, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
Những giống có năng suất cao thường xuất phát từ vùng ôn đới, nơi có khí hậu mát
mẻ. Những giống này khi được chuyển về nuôi ở vùng nhiệt đới chúng có những phản
ứng ngược khác nhau với năng suất của chúng (Marykutty và Nandakumar, 2000). Một số

giống có khả năng thích ứng cao với vùng nhiệt đới và đã được kiểm chứng từ nhiều thí
nghiệm khác như là New Zealand, Californian và các con lai của chúng với thỏ địa
phương (El-Raffa, 2004).
Giống thỏ New Zealand White có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện khí hậu
khác nhau. Giống thỏ này có toàn thân màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc, có tầm
vóc trung bình. Mỗi năm thỏ đẻ trung bình 5-6 lứa mỗi lứa đẻ trung bình từ 6-7 con. Như
vậy đối với giống thỏ này một thỏ cái trung bình cho 20-30 con/năm. Thỏ cai sữa thường
được nuôi vỗ béo đến 90 ngày tuổi thì giết thịt.
Thỏ Californian mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi thương phẩm theo
hướng công nghiệp. Chúng có bộ lông trắng tuyết nhưng hai tai, mũi, đuôi và bốn bàn
chân có màu tro hoặc đen. Mỗi năm đẻ khoảng 5 lứa, mỗi lứa khoảng 5-6 con. Giống này
được nhập vào Trung tâm Nghiên cứu Dê Thỏ Sơn Tây từ năm 1977 đến nay đã thích
nghi với điều kiện khí hậu và tập quán nuôi dưỡng chăm sóc ở nước ta. Tỷ lệ thịt xẻ từ
55-58% và một tấm da lông 300-400g.

Bảng 2.1: Khối lượng trưởng thành của một số giống thỏ
Giống

Cái (kg)
3

Đực (kg)


Semi-Giant White
Californian
New Zealand
Chinchilla

4,05

4,05
3,80
3,98

3,95
3,87
3,90
4,20

Nguồn: Lebas et al. (1986)

Các giống thỏ này khi nuôi ở vùng ôn đới chúng đạt được năng suất tối ưu (bảng
2.1), tuy nhiên nếu nuôi ở vùng nhiệt đới năng suất của chúng kém hơn nhiều. Marykutty
và Nandacumar (2000) cho biết thỏ nuôi ở vùng nhiệt đới chỉ đạt 610g lúc 6 tuần tuổi
trong khi nuôi ở ôn đới đạt 1009g. Thỏ New Zealvà lúc 12 tuần tuổi ở vùng ôn đới đạt
2275g trong khi ở vùng nhiệt đới là 1164g. Điều này cho thấy rõ khí hậu đã ảnh hưởng
mạnh lên sinh trưởng của thỏ. Đặc biệt là ở vùng khí hậu nhiệt đới đã kiềm hãm sự sinh
trưởng của chúng. Năng suất thịt của thỏ nuôi ở vùng khí hậu nhiệt đới cho thấy ở bảng
2.2.
Bảng 2.2: Thành phần thân thịt của 2 giống thỏ nuôi thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới
Chỉ tiêu, g
Tăng trọng
Tiêu tốn thức ăn
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Thân thịt
Hệ tiêu hoá
Gan
Thận
Tim
Đùi trước

Đùi sau
Thân
Đầu

New Zealand White
31
114
4,08
1393
420
82
16
6
314
441
365
151

Californian
28
113
3,71
1376
459
85
15
5
293
442
373

141

Nguồn: Ayyat và Anous (1995)

Bảng 2.2 cho thấy rõ ở vùng khí hậu nhiệt đới năng suất của thỏ giảm so với tiềm
năng di truyền của chúng. Nguyên nhân của nó có thể là do ảnh hưởng của stress nhiệt
nên dẫn đến giảm khả năng thu nhận dưỡng chất thức ăn kém (El-Raffa, 2004; Cervera và
Carmona, 2010). Hơn nữa thỏ nuôi ở vùng khí hậu nhiệt đới cũng thường áp dụng theo
tiêu chuẩn dưỡng chất khẩu phần tương tự như ở vùng ôn đới (Marykutty và Nvàacumar,
2000). Như vậy chúng ta cần phải nghiên cứu xác định lại tiêu chuẩn dưỡng chất khẩu
phần cho thỏ khi chúng được nuôi trong vùng khí hậu nóng. Cho đến nay những nghiên
cứu này là khá thành công đối với một số đối tượng như là bò, heo, thế nhưng nghiên cứu
trên thỏ vẫn còn hạn chế ở nước ta.
2.1.2 Các giống thỏ nội

4


Các giống thỏ nội nuôi ở nước ta thường có 2 nhóm, nhóm thỏ nội và nhóm thỏ lai.
Nhóm thỏ này có nhiều hình dạng, có lông ngắn, màu vàng trắng mốc, ánh bạc, khoang
trắng đen, trắng vàng, trắng xám và có thể trọng không quá 2kg, người ta thường gọi tên
theo màu sắc lông như: thỏ Dé thì nhỏ con nhẹ trọng lượng 2,2-2,5kg chúng có màu lông
khoang loang lổ trắng, vàng đen, xám, riêng màu lông ở phần dưới bụng, ngực, đuôi có
màu xám nhạt hơn hoặc màu xám trắng. Màu mắt đen, đầu nhỏ lưng khum trọng lượng
trưởng thành 2,5-3kg; và thỏ đen có lông ngắn, có màu đen tuyền, màu mắt đen, đầu to
vừa, miệng nhỏ bụng thon, bốn chân dài thô, xương thô trọng lượng trưởng thành 2,63,2kg. Từ năm 1977, cùng với việc nhập ngoại một số giống thỏ, nước ta cũng đã tiến
hành thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thỏ Sơn Tây. Sau nhiều năm nghiên cứu lai tạo đã
cho ra một số giống thỏ mới có giá trị kinh tế cao thường được gọi là thỏ lai. Thành tích
sinh trưởng và sinh sản của các nhóm thỏ lai nuôi trong điều kiện nông hộ được trình bày
ở bảng 2.3 và 2.4.

Bảng 2.3: Năng suất sinh trưởng của nhóm thỏ lai nuôi ở nông hộ
Chỉ tiêu
Ngày cai sữa sau khi đẻ (ngày)
Trọng lượng thỏ con 1tháng tuổi (g/con)
Trọng lượng thỏ con 1,5 tháng tuổi (g/con)
Tăng trọng từ 30 đến 45 ngày (g/ngày)

± SE (n=47)
20,8 ± 0,37
243 ± 6,63
481 ± 7,39
15,9 ± 0,55

Nguồn: Đào Hùng (2006)

Nhìn chung kết quả ghi nhận bước đầu này cho phép hình dung rằng thỏ lai nuôi
với điều kiện nông hộ chưa đạt năng suất như một số kết quả nuôi thí nghiệm như đã
được công bố (Đào Hùng, 2006; Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Thị Kim Đông,
2010). Nguyên nhân của nó cho đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy
đủ, có thể là do điều kiện người dân nuôi bằng kỹ thuật nuôi dưỡng tự phát, sử dụng khẩu
phần chưa đáp ứng đủ nhu cầu thỏ lai. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại hiện trạng
chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL một cách đầy đủ hơn và xây dựng một tiêu chuẩn dưỡng chất
khẩu phần cụ thể, có hệ thống cho thỏ lai để khuyến cáo cho người dân ở vùng này là hết
sức cấp thiết và thiết thực.

Bảng 2.4: Năng suất sinh sản của nhóm thỏ lai nuôi ở nông hộ
Chỉ tiêu
Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)


± SE (n=47)
5,67 ± 0,05
2,51 ± 0,05

5


Số con sơ sinh trên ổ (con)
Số con nuôi sống đến 30 ngày (con)
Số lứa đẻ trong năm (lứa)

6,49 ± 0,10
5,28 ± 0,08
5,90 ± 0,13

Nguồn: Đào Hùng (2006)

2.2 Nhu cầu thức ăn và cách ăn uống của thỏ
Đối với thỏ mới sinh, cách ăn uống bị phụ thuộc hoàn toàn vào thỏ mẹ. Trong 24
giờ thỏ mẹ chỉ cho con bú một lần, nhưng một số thỏ cho con bú 2 hoặc 3 lần (Matics et
al., 2004). Mỗi lần bú chỉ trong 2-3 phút, nếu thỏ con chưa no thì cố gắng tự kiếm thức
ăn. Từ tuần thứ 3 trở đi thỏ bắt đầu di chuyển được, khả năng tiêu thụ thức ăn vượt qua
sữa mẹ cho. Trong giai đoạn này thỏ con có sự thay đổi cách ăn uống đáng kể, chuyển dần
từ sữa mẹ sang thức ăn. Nhu cầu thức ăn rắn của thỏ tăng đến 12 tuần tuổi và giảm dần
sau đó. Thời gian ăn của thỏ chỉ trong 3 giờ ở 6 tuần tuổi và giảm dần cho đến chỉ còn
dưới 2 giờ. Bất cứ ở tuổi nào thức ăn phải có trên 70% ẩm độ mới thoả mãn được nhu cầu
nước của thỏ. Nhu cầu và cách ăn uống của thỏ còn thay đổi theo tuổi của thỏ (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Sự thay đổi cách ăn uống của thỏ theo tuần tuổi
Chỉ tiêu
Thức ăn (89% DM)

Tổng lượng ăn (g/ngày)
Số lần ăn trên ngày
Lượng ăn trên lần ăn (g)
Nước uống
Tổng nước uống (g/ngày)
Số lần uống trên ngày
Lượng nước trên lần uống (g)
Tỉ lệ nước/thức ăn (DM)
Tỉ lệ nước

6 tuần tuổi

12 tuần tuổi

18 tuần tuổi

98
39
2,6

194
40
4,9

160
34
4,9

153
31

5,1
1,75
65,3%

320
28,5
11,5
1,85
66,4%

297
36
9,1
2,09
68,8%

Nguồn: Lebas et al.(1986); DM: vật chất khô

Các kết quả ghi nhận này là hữu ích hỗ trợ trong quá trình quản lý ăn uống và có
giải pháp đáp ứng tối ưu nhu cầu ăn uống cho con vật, từ đó người chăn nuôi thỏ sẽ đạt
năng suất và hiệu quả cao. Mặc dù đây là những dữ liệu được ghi nhận trên giống thỏ
New Zealand và thực hiện ở vùng ôn đới nhưng nó vẫn có giá trị tham khảo lớn cho các
nhà nghiên cứu khi thực hiện thí nghiệm nuôi dưỡng.
2.3 Nhu cầu năng lượng
Thỏ cũng như các loài gia súc khác luôn có nhu cầu năng lượng để duy trì và sản
xuất (sinh trưởng, cho sữa và mang thai). Mặc dù các nghiên cứu về năng lượng trên thỏ
hạn chế hơn các loài gia súc khác như heo, bò, gà…

6



Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng
trọng thay đổi từ 16-40MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16MJ, 20 tuần tuổi cần 40MJ. Nhu cầu năng
lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700KJ (140-170 kcal) tương đương với 25-35g tinh bột
(Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí
hậu, tỉ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ, trạng thái sức khỏe…Chất bột
đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong quá trình
tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ con
sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4-6
tháng tuổi) và con cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh sự
vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng
lượng tinh bột gấp 2-3 lần so với khi mang thai bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe,
vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu
cầu tinh bột cũng cần ít hơn (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với
nhu cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein dư
thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này.
Nhu cầu năng lượng thỏ gồm có 3 phần: nhu cầu năng lượng cơ bản, nhu cầu năng
lượng duy trì, nhu cầu năng lượng sản suất.
2.3.1 Nhu cầu năng lượng cơ bản
Theo quan điểm của Lee et al. (1985) cho rằng nhu cầu năng lượng phải được xác
định trong tình trạng thỏ không sản suất và phải nghiên cứu trong 24 giờ liên tục, theo đó
tác giả đã nghiên cứu xác định được nhu cầu năng lượng cơ bản của thỏ 1,5-4,5 kg thay
đổi từ 80 đến 200 kcal (bảng 2.6).

Bảng 2.6: Nhu cầu năng lượng cơ bản của thỏ
Thể trọng, kg
1,5
2,0

2,5

Nhu cầu cơ bản, kcal
80
100
120

Thể trọng, kg
3,0
3,5
4,5

Nguồn: Lee et al. (1985)

2.3.2 Nhu cầu năng lượng duy trì

7

Nhu cầu cơ bản, kcal
140
180
200


Nhu cầu năng lượng duy trì được định nghĩa bao gồm nhu cầu năng lượng cơ bản
cộng với nhu cầu năng lượng cho các hoạt động ăn uống, tiêu hóa, hô hấp, duy trì thân
nhiện và một số hoạt động sinh lý khác nhưng không phải cho sản xuất. Theo quan sát của
Lee et al. (1985) nhu cầu năng lượng duy trì tương đương với hai lần nhu cầu năng lượng
cơ bản của thỏ, theo đó tác giả đưa ra nhu cầu năng lượng duy trì của thỏ 1,5-4,5 tháng
thay đổi từ 160 đến 480 kcal.

Bảng 2.7: Nhu cầu duy trì của thỏ
Thể trọng, kg
1,5
2,0
2,5

Nhu cầu duy trì, kcal
160
200
240

Thể trọng, kg
3,0
3,5
4,5

Nhu cầu duy trì, kcal
280
360
480

Nguồn: Lee et al. (1985)

2.3.3 Nhu cầu năng lượng sản suất
Nhu cầu năng lượng sản suất của thỏ bao gồm nhu cầu năng lượng cho hoạt động
sinh sản, cho sữa, tăng trưởng và sản xuất lông.
2.3.3.1 Nhu cầu năng lượng sinh sản
Nhu cầu này cho cả thỏ đực có thể phối con cái và nhu cầu thỏ cái có mang. Một
số nghiên cứu đề nghị là nhu cầu năng lượng của thỏ đực giống và thỏ cái có mang chiếm
khoảng từ 5-10% nhu cầu năng lượng duy trì. Thỏ cái mang thai trong 30 ngày thì đẻ. Số

ngày mang thai có thể tăng hay giảm chút ít tùy theo giống thỏ hay số thai mang trong cơ
thể. Trong 20 ngày đầu trọng lượng bào thai phát triển chậm, sau đó trọng lượng thai tăng
rất nhanh trong 10 ngày cuối. Điều này cho thấy trọng lượng sơ sinh của thỏ tùy thuộc rất
nhiều vào dưỡng chất cung cấp cho thỏ mẹ trong giai đoạn 10 ngày cuối và lúc này nhu
cầu năng lượng mang thai có thể tăng lên khoảng 30-40% nhu cầu năng lượng duy trì.

2.3.3.2 Nhu cầu năng lượng sản suất sữa
Nhu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào khẩu phần ăn. Lượng sữa trong 5 ngày đầu có
thể thay đổi khoảng 25g/ngày/con cái. Mục đích trong giai đoạn này là đảm bảo cho thỏ
tăng trọng tốt và thỏ mẹ không bị gầy ốm do nuôi con. Sản lượng sữa sản xuất cao khoảng
35g/ngày/con cái thường từ ngày 12 đến ngày 25. Lượng sữa sẽ giảm nhanh sau khi sanh
30 ngày và chu kỳ cho sữa trung bình của thỏ cái là 45 ngày. Chất lượng của khẩu phần
thỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng sữa.

8


Do ít nước nên vật chất khô của sữa thỏ cao hơn các loại sữa khác và tỉ lệ đạm và
béo cao hơn một cách rõ rệt so với sữa của các loài gia súc ăn cỏ khác, do vậy thức ăn sẽ
có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng dinh
dưỡng cho thỏ con. Trong trường hợp thức ăn nghèo nàn thì dẫn đến thỏ mẹ dễ bị giảm
trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong chu kỳ sinh sản kế tiếp và cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến thể trọng của thỏ con và sức sống của chúng sau khi sinh ra.
2.3.3.3 Nhu cầu năng lượng tăng trưởng
Đối với các giống thỏ có trọng lượng chênh lệch nhau khi trưởng thành do vậy
khả năng tăng trọng cũng sẽ rất khác nhau. Khi gần đạt đến trọng lượng trưởng thành thì
tốc độ tăng trọng sẽ chậm lại. Ta có nhu cầu năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao
đổi (ME) ở thỏ theo khuyến cáo của Lebas và NRC bảng 2.8.
Bảng 2.8: Nhu cầu năng lượng của thỏ
Chỉ tiêu

DE, kcal/kg
DE, kcal/kg
DE, kcal/kg
ME, kcal/kg

Nguồn
Lebas et al. (1986)
Lebas (2004)
NRC (1977)
Lebas et al. (1986)

Thỏ thịt
2500
2400-2600
2500
2400

Duy trì
2200
2100
2120

Nuôi con
2600
2700
2500
2500

Mang thai
2500

2500
2400

DE: năng lượng tiêu hoá; ME: năng lượng trao đổi

2.3.4 Sự cân bằng năng lượng ở thỏ
Thỏ cũng như các loài gia súc khác luôn có nhu cầu năng lượng để duy trì và sản
xuất (sinh trưởng, cho sữa và mang thai). Mặc dù các nghiên cứu về năng lượng trên thỏ
hạn chế hơn các loài gia súc khác như heo, bò, gà…

9


Hình 2.1: Sự sử dụng năng lượng ở thỏ (Xiccato và Trocino, 2010)
Hình 2.1 cho thấy sự sử dụng năng lượng của thỏ như sau: 100% năng lượng thô
(GE) khi vào cơ thể thỏ trừ đi năng lượng thải qua phân còn lại năng lượng tiêu hóa (DE)
chiếm khoảng 60-65% GE, trừ đi năng lượng thải qua nước tiểu còn lại năng lượng trao
đổi (ME) chiếm khoảng 57-62% GE, sau đó trừ đi năng lượng mất do thải nhiệt còn lại
năng lượng thuần (NE) chiếm khoảng 35-40% GE (Xiccato và Trocino, 2010). Kết quả
Toschi et al. (2004) khi phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng cũng cho rằng năng lượng
trao đổi (ME) của thỏ khoảng 58% GE.
Tuy nhiên quá trình trao đổi năng lượng của thỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau: thức ăn, giống, khí hậu, tỉ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ,
trạng thái sức khỏe…(Maertens et al., 2002; Xiccato et al., 2007). Chất bột đường có
nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ
được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với
nhu cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein dư
thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này.
Lebas (2004) khuyến cáo năng lượng trao đổi trong khẩu phần ở thỏ tăng trưởng

(4-12 tuần) là 2400 kcal ME/kg, thỏ mang thai là 2400 kcal ME/kg, thỏ đang nuôi con là
2600 kcal ME/kg và thỏ vỗ béo là 2410 kcal ME/kg, trong đó năng lượng tiêu hóa thỏ thịt
là 2400-2500 kcal DE/kg, thỏ nuôi con là 2700 kcal DE/kg.

Bảng 2.9: Sự cân bằng năng lượng ở thỏ thịt
Năng lượng (KJ/W0,75)
Ăn vào
Phân
Tiêu hoá
Nước tiểu
Trao đổi
Mất nhiệt
Tạo protein
Tích luỹ

Nuôi dưỡng 1
783
284
499
18,4
481
482
56,1
-8,73

Nuôi dưỡng 2
915
336
579
19,5

559
499
84,2
95,2

Nuôi dưỡng 3
784
317
467
27,4
440
491
44,8
-54,1

Nuôi dưỡng 4
984
399
584
27,2
557
490
77,0
64,9

Nguồn: Toschi et al. (2004); W0,75: trọng lượng trao đổi.

Bảng 2.9 cho thấy sự trao đổi năng lượng diễn ra ở thỏ thịt, nếu trong khẩu phần có
năng lượng thấp (khoảng 783-784KJ/W 0,75) sau khi trải qua quá trình trao đổi năng lượng
của cơ thể dẫn đến thỏ không đủ năng lượng tích lũy cho cơ thể (thỏ giảm trọng lượng).

Nhu cầu năng lượng của thỏ cái nuôi con có thể cao 3-4 lần hoặc hơn nữa nhu cầu duy trì
10


(bảng 2.10). Partridge et al. (1989) đã đưa ra được phương pháp xác định nhu cầu năng
lượng sản xuất sữa, một thỏ tạo ra 300g sữa/ngày chúng có nhu cầu năng lượng 3,41MJ.
Toschi et al. (2004) đã phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng cho sinh trưởng của thỏ đạt
58% năng lượng trao đổi tiêu thụ (MEI). Trong khi hiệu quả sử dụng năng lượng cho mục
đích này là ở thỏ cái cao hơn, nhu cầu năng lượng của thỏ cái nuôi con có thể cao 3-4 lần
hoặc hơn nữa nhu cầu duy trì (Partridge et al., 1989).
Bảng 2.10: Sự cân bằng năng lượng (ME, KJ/W0,75) ở thỏ sinh sản
Loại thỏ
Không thai

Mang thai

Cho sữa

Cho sữa và mang thai

Lứa
1
2
3
1
2
3
1
2
3

1
2
3

Ăn vào
540
539
535
498
492
413
1166
1054
1141
1209
1200
1106

Mất nhiệt
388
377
389
373
378
415
563
541
557
575
551

555

Cho sữa

642
592
571
631
660
394

Tích luỹ
152
162
146
125
114
-3
-39
-79
13
3
-10
158

Nguồn: Partridge et al. (1986)

Hình 2.2: Ảnh hưởng của năng lượng trong khẩu phần lên tốc độ tăng trưởng (◆) và
Năng lượng tiêu hóa (DE) ăn vào (▲) (Partridge et al., 1989)
11



Hình 2.2 cho thấy tăng trọng ở thỏ tăng trưởng và năng lượng ăn vào hằng ngày
tăng khi DE trong khẩu phần tăng, thỏ tăng trọng cao nhất khi DE trong khẩu phần là 10–
10,5 MJ/kg. Khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần >11 MJ/kg thì tăng trọng hàng
ngày không tăng, phần năng lượng dư thừa chuyển sang dự trữ các mô mỡ (Partridge et
al., 1989).
2.4 Đặc tính tiêu hoá ở thỏ
Đối với thỏ trưởng thành và gần trưởng thành có chiều dài bộ mái tiêu hoá 4,5-5m.
Cấu trúc bộ máy tiêu hoá cũng tương tự như các loại gia súc độc vị khác bao gồm: miệng,
thực quản, dạ dày ruột non, ruột già cùng các tuyến tiêu hoá khác như tuỵ, gan...(hình
2.3). Đặc biệt ở thỏ có manh tràng rất phát triển. Hệ tiêu hoá của thỏ chỉ được phát triển
đầy đủ kích thước khi đạt khối lượng 60-70% khối lượng trưởng thành. Thành phần và sự
phát triển của cơ quan tiêu hoá ở thỏ trong bảng 2.11 và 2.12.
Bảng 2.11: Đặc tính của các phần ống tiêu hoá
Cơ quan tiêu hoá
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Kết tràng

Tỉ lệ/khối lượng, %
4,7
3,1
5,5
2,4

DM, %
19,0
11,4

24,1
24,6

pH
2,39
6,96
5,81
6,10

Nguồn: Marounek et al. (2004); DM: vật chất khô

Bảng 2.12: Sự phát triển của hệ thống tiêu hoá qua các ngày tuổi
Tuổi, ngày
7
14
21
28
35
42

Khối lượng, g
153
257
383
587
941
1008

Gan, %/KL
3,1

2,7
3,6
4,4
4,8
4,3

Tim+thận+phổi, %/KL
3,3
3,1
2,7
2,2
2,1
2,4

Tiêu hoá, %/KL
4,8
5,4
7,3
10,1
9,9
9,9

Nguồn: Kovacs et al. (2004); KL: khối lượng

Thức ăn sau khi được nghiền mịn trong miệng đi qua thực quản và được trữ trong
dạ dày. Dạ dày thỏ có khả năng chứa được 60-80g thức ăn. Ruột non của thỏ có chiều dài
khoảng 3m và có kích thước 1cm. Bình thường trên ruột non có một phần nhỏ có chiều
dài khoảng 12cm không chứa thức ăn. Đoạn cuối của ruột non tiếp giáp với manh tràng.
Đây được xem là nơi chứa thức ăn thứ 2 của thỏ, với chiều dài 40-45cm và kích thước 34cm manh tràng có khả năng chứa được 100-120 vật chất thức ăn có vật chất khô 20%.
Phía sau manh tràng là kết tràng có chiều dài khoảng 1,5m, ở phần đầu kết tràng có các


12


khúc lồi lõm trên bề mặt (50cm/khúc) để ép phân thành dạng viên và đoạn cuối của kết
tràng có bề mặt nhẵn.

Hình 2.3: Cấu tạo ống tiêu hoá của thỏ (Lebas et al., 1986)
Thức ăn sau khi được chứa trong dạ dày dưới điều kiện axit khoảng 3-6 giờ có sự
thay đổi nhẹ về thành phần hoá học. Sau đó trôi xuống ruột non gặp các enzyme do tuyến
ruột tiết ra, mật và tuyến tuỵ và sự tiêu hoá hoá học xảy ra. Sau khoảng 0,5 giờ các thành
phần không bị tiêu hoá sẽ trôi xuống manh tràng và duy trì trong khoảng 2-12 giờ để cho
các vi sinh vật manh tràng thực hiện nhiệm vụ tiêu hoá.
Đặc biệt ở trên thỏ, nếu manh tràng đổ thức ăn vào kết tràng lúc trời gần sáng nó
trải qua vài thay đổi sinh hoá. Vách kết tràng tiết ra chất nhầy bao phân này lại dưới áp
lực co bóp của vách kết tràng tạo nên viên. Những viên này kết hợp lại tạo nên một cụm
dày và được gọi là phân mềm (caecotrophes). Nếu như manh tràng đổ thức ăn vào kết
tràng vào những thời gian khác thì không tạo nên phân mềm và gọi phân thường hay phân
cứng. Phân mềm có dưỡng chất cao (bảng 2.13) nên được thỏ nuốt lại vào dạ dày như là
thức ăn. Người ta thấy rằng phân mềm có phân nửa là vi sinh vật của manh tràng và phân
nửa là vật chất không được tiêu hoá.
Bảng 2.13: Thành phần dưỡng chất (%DM, ngoại trừ DM) phân cứng (PC) và phân mềm
(PM) của các giống thỏ ở 70 ngày tuổi

13


Chỉ tiêu,%
DM
OM

CP
EE
NDF
ADF
Ash

Californian
PC
43,9
89,5
6,17
2,59
67,7
40,1
10,5

PM
22,2
86,5
26,8
2,44
45,1
25,3
13,5

New Zealand
PC
46,5
90,3
6,38

2,61
69,3
40,9
9,7

PM
22,5
86,8
27,9
2,64
44,8
25,5
13,2

Lai (NZ x địa phương)
PC
PM
40,1
22,4
89,2
84,6
5,43
26,2
2,32
2,34
65,4
47,3
39,7
25,7
10,8

15,4

Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2011); DM: vật chất khô; OM: chất hữu cơ; CP: đạm thô; EE:
béo thô; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid; Ash: tro; PC: phân cứng; PM: phân mềm; NZ: New Zealand.

Qua đây có thể cho chúng ta thấy rằng thỏ là loài động vật có khả năng sử dụng
thức ăn thô tốt hơn loài độc vị khác do có manh tràng và hệ vi sinh vật manh tràng phát
triển. Thỏ cũng là loài có khả năng tận dụng đạm tốt nhờ quá trình sinh lý ăn phân, đặc
biệt là phân mềm có lượng lớn khối xác vi sinh vật như là nguồn protein có giá trị. Từ đây
đặt vấn đề cho các nhà khoa học cần phải nghiên cứu khai thác tối đa các nguồn thức ăn
thô, hạn chế sử dụng lương thực, ngũ cốc để nuôi thỏ và như thế sẽ giảm được áp lực
cạnh tranh lương thực với con người từ chăn nuôi. Nghiên cứu khai thác thức ăn thô để
chăn nuôi thỏ cũng được xem như là một cách tiếp cận gần với giải pháp hiệu quả chuyển
thức ăn thô thành thực phẩm có giá trị cho con người (Cheeke, 1986). Điều này là phù
hợp với thế mạnh của vùng ĐBSCL, rất đa dạng và phong phú nguồn thức ăn thô.
2.5 Sự tiêu hóa xơ
Xơ là thành phần chính trong khẩu phần thức ăn thỏ, nó chiếm khoảng 40-50%
trong khẩu phần (bảng 2.14). Chất xơ được cho là quan trọng do nó có ảnh hưởng đến tốc
độ dòng chảy của thực hoàn và là chức năng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Xơ còn có
vai trò như là cơ chất cho vi sinh vật manh tràng phát triển. Tất cả những yếu tố trên kết
hợp ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của thỏ.
Bảng 2.14: Hàm lượng xơ có trong thức ăn thí nghiệm thỏ tăng trưởng (n=111)
Thành phần hóa học
NDF
ADF
ADL
Hemicelluloses
Cellulose
CF
Xơ hòa tan


Trung bình,%
36,8
19,6
5,6
17,2
14,0
16,6
10,9

14

Khoảng,%
24,8–44,3
13,5–28,4
2,7–19,5
05,9–25,1
4,2–22,0
12,2–24,4
6,1–18,8


Xơ tổng số
TP khác
Tinh bột
Đường
CP
EE

47,8


35,2–6,0

17,6
5,3
17,6
3,2

8,2–32,4
3,1–16,3
13,4–23,2
1,0–7,1

Nguồn: Villamide et al. (2009); NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid; ADL: lignin; CF: xơ thô; CP: protein thô; EE:
béo thô; OM: vật chất hữu cơ; DM: vật chất khô; Xơ hòa tan = OM – CP – EE – NDF – tinh bột – đường; Xơ tổng
số = NDF + xơ hòa tan.

Bảng 2.15: Sự tiêu hóa xơ ở manh tràng thỏ
Chất xơ
NDF
Acid uronic
Hemicelluloses
Cellulose
Lignin

n
127
7
127
52

34

Trung bình (%)
34
58
46
27
11

Khoảng (%)
3–71
30–85
0–82
1–59
-8–25

Nguồn: Gidenne et al. (2002); NDF: xơ trung tính; n: số mẫu thức ăn

Sự lên men chất xơ ở hồi tràng thỏ xảy ra cũng tương tự ở loài dạ dày đơn khác
như heo và gia cầm. Ở hồi tràng thỏ tiêu hóa từ 7-19% CF (Yu et al., 1987). Sự phân giải
chất xơ ở manh tràng là do vi sinh vật, thời gian tiêu hóa xơ ở manh tràng phụ thuộc vào
cấu trúc và thành phần hóa học của xơ đó. Hầu hết những ảnh hưởng của xơ lên sinh lý
tiêu hóa thỏ phụ thuộc vào sự thủy phân và lên men của vi sinh vật tiêu hóa. Tuy nhiên rất
khó để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vi sinh vật, do các kỹ thuật hiện nay chỉ
nhận diện được ¼ vi sinh vật. Vì lý do này kỹ thuật gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn
như xác định VFA, sự tổng hợp nitơ vi sinh vật hay hoạt động vi sinh vật phân giải xơ. Vi
sinh vật manh tràng tiết ra các enzyme tiêu hóa xơ trong thức ăn, nhưng tiêu hóa pectin và
hemicellulose tốt hơn cellulose (bảng 2.15).
Gidenne et al. (2002) cho rằng khẩu phần xơ thấp có thể làm giảm số lượng vi sinh
vật nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động vi sinh vật phân giải xơ trong manh tràng.

Nguồn xơ có ảnh hưởng đến hoạt động vi sinh vật phân giải xơ như lỏi cây củ cải đường
làm tăng hoạt động vi sinh vật phân giải peptic và cellulose ở manh tràng trong khi cám
mì tăng hoạt động vi sinh vật phân giải xylose (Falcão e Cunha et al., 2004). Thời gian
thức ăn được lưu giữ lại để tiêu hóa ở manh tràng khoảng 3,5-4,5 giờ trung bình là 3,7 giờ
(Gidenne, 1994 và García et al., 1999).
Thời gian thức ăn lưu lại ở đoạn hồi tràng-trực tràng liên quan đến trọng lượng
chất chứa manh tràng (Gidenne, 1992 và García et al., 2000). Trọng lượng chất chứa
manh tràng dễ xác định hơn thời gian lưu giữ thức ăn và kết quả chính xác hơn. Một số
nghiên cứu cho rằng trọng lượng chất chứa manh tràng liên quan đến NDF khẩu phần,
15


×