Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ KINH DOANH DẦU KHÍ MỎ HÓA LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.29 KB, 86 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ
KINH DOANH DẦU KHÍ MỎ HÓA LỎNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

i


Mục lục
1. Sự cần thiết lập qui hoạch..................................................................................1
2. Căn cứ lập qui hoạch.......................................................................................2
3. Mục tiêu của qui hoạch....................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi...........................................................................................5
5. Phương pháp.....................................................................................................5
6. Kết cấu của qui hoạch......................................................................................5
Chương 1
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ
LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí
dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................6
1.1.2. Điều kiện kinh tế.....................................................................................7
1.1.3. Điều kiện xã hội....................................................................................15
1.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển hệ thống cở
sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...............16
1.2. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................18
1.2.1. Thực trạng hệ thống cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng..........................18
1.2.2. Thực trạng hệ thống kho chứa, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô


tô, trạm nạp LPG vào chai..............................................................................21
1.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...........................................................................23
1.2.4. Thực trạng công tác quản lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.........................................................................................25
1.2.5. Khái quát hiện trạng môi trường của hệ thống cơ sở kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..............................................26
1.3. Đánh giá chung về hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những vấn đề đặt ra.............................................27
1.3.1. Đánh giá chung.....................................................................................27
1.3.2. Những vấn đề đặt ra..............................................................................28
Chương 2
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ KINH
DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
năm 2030.............................................................................................................29
ii


2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội................................................29
2.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan........................31
2.2. Dự báo nhu cầu khí dầu mỏ hoá lỏng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020....35
2.2.1. Dự báo về dân số, thu nhập dân cư có tác động đến tiêu thụ khí dầu
mỏ hóa lỏng.....................................................................................................35
2.2.2. Dự báo quỹ mua dân cư........................................................................36
2.2.3. Dự báo nhu cầu khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. .37
2.2.4. Dự báo xu hướng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ
hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc............................................................38
2.3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

..............................................................................................................................40
2.3.1. Cơ hội.....................................................................................................40
2.3.2. Thách thức.............................................................................................41
Chương 3
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ
DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng.........................................................................................................42
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển........................................................42
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá
lỏng đến năm 2020 và năm 2030...................................................................43
3.2. Quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................................................46
3.2.1. Tiêu chí quy hoạch hệ thống cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng.............46
3.2.2. Nguyên tắc phát triển và phân bố các cơ sở kinh doanh LPG............48
3.2.3. Quy hoạch hệ thống cửa hàng, kho, trạm nạp, trạm cấp khí dầu mỏ
hoá lỏng...........................................................................................................49
3.2.4. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu diện tích đất xây dựng hệ
thống cửa hàng, kho, trạm nạp LPG vào chai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020...................................................................................................58
Chương 4
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUI HOẠCH
4.1. Các giải pháp chủ yếu.................................................................................61
4.1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG......61
4.1.2. Giải pháp hỗ trợ các cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện kinh
doanh theo đúng qui định hiện hành.............................................................62
4.1.3. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước..........................62
iii



4.1.4. Giải pháp công nghệ.............................................................................63
4.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...................................................64
4.1.6. Giải pháp về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.................64
4.2. Tổ chức thực hiện qui hoạch......................................................................66
4.2.1. Công bố quy hoạch................................................................................66
4.2.2. Phân công thực hiện quy hoạch...........................................................67

iv


Danh mục bảng biểu, biểu đồ
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2014............................8
Biểu đồ 1.1. Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.....9
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phân theo ngành (giá so
sánh)....................................................................................................................10
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất, nhập khẩu tỉnh Vĩnh Phúc.......................................14
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản về hệ thống cửa hàng kinh doanh LPG
trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................................19
Bảng 1.5. Thực trạng hệ thống kho LPG của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.....................................................................................................22
Bảng 1.6. Các doanh nghiệp kinh doanh LPG phân theo chức năng phân phối. 24
Bảng 2.1: Qui hoạch cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020......................................................................................................58
Bảng 2.2: Dự kiến nhu cầu vốn và đất đai cho phát triển mới các cơ sở kinh
doanh LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020......................................60

v



Danh mục từ viết tắt
I

II

Tiếng Việt
BLHH&DTDVTD
CH
DN
GTSX
GTTT
KT-XH
NK
PCCC
PCCN
TCVN
TNHH MTV
TP
TTMS
TTr
TTTM
TX
UBND
XK
XNK
Tiếng Anh
ASEAN
DDI
EU
FDI

GDP
GRDP
LPG
USD
WTO

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Cửa hàng
Doanh nghiệp
Giá trị sản xuất
Giá trị tăng thêm
Kinh tế xã hội
Nhập khẩu
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chống cháy nổ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thành phố
Trung tâm mua sắm
Thị trấn
Trung tâm thương mại
Thị xã
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu
Xuất – nhập khẩu
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Đầu tư trực tiếp trong nước
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm nội tỉnh
Khí dầu mỏ hóa lỏng
Đô la Mỹ
Tổ chức Thương mại thế giới

vi


1. Sự cần thiết lập qui hoạch
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình phát triển kinh tế xã hội, khí dầu mỏ hoá lỏng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày. Khí dầu mỏ hóa lỏng đã và đang được coi là chất đốt chủ đạo trong đời sống
sinh hoạt, trong dịch vụ ăn uống và kinh doanh sản xuất. Kinh tế - xã hội phát
triển, thu nhập cư dân tăng, cuộc sống của cư dân được cải thiện, nhu cầu sử dụng
LPG làm chất đốt thay thế cho than, củi, dầu… ngày càng tăng.
Trong những năm qua, hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng
vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện điều kiện sống của nhân dân. Điều
đó được thể hiện qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về cung và cầu khí dầu
mỏ hoá lỏng. Số lượng nhà cung ứng cũng như số lượng cơ sở kinh doanh trên địa
bàn tỉnh ngày càng tăng theo thời gian.
Tuy nhiên, do chưa được qui hoạch nên hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu
mỏ hoá lỏng tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có nhiều bất cập, như: hệ thống kinh doanh
phân bố chưa hợp lý, phát triển một cách tự phát; trình độ kỹ thuật và thiết bị của
các cơ sở không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định hiện hành; hiện tượng sang
chiết gas trái phép, gian lận thương hiệu của các hãng có uy tín diễn ra khá phổ
biến... do vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh hiện nay cũng như nhu
cầu tiêu thụ của đời sống và của các ngành sản xuất, dịch vụ trong những năm tới.
Nhằm thiết lập hệ thống cơ sở kinh doanh LPG theo hướng trật tự, thống
nhất và tuân thủ các qui định của pháp luật, Chính phủ ban hành Nghị định số
107/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng,

trong đó yêu cầu các địa phương phải xây dựng qui hoạch phát triển cơ sở kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trong tổng thể phát triển của địa phương, gồm: cửa
hàng kinh doanh LPG, trạm chiết, nạp và kho chứa dưới 5000m3.
Do vậy, việc lập qui hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
là cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và đáp
ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và Bộ Công Thương.

1


2. Căn cứ lập qui hoạch
a) Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ tướng chính phủ
về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu.
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 5/5/2010 của Bộ Công Thương Quy
định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành thương mại.
- Quyết định số 1061/QĐ-CT ngày 03/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Phúc phê duyệt đề cương và dự toán lập Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030.
b) Căn cứ khác
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính Phủ qui định chi
tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện.
- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh
doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2


- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu
mỏ hoá lỏng.
- Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá
lỏng.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
- Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến
năm 2015, định hướng đến năm 2025.
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020.

- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông
Hồng đến năm 2020.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường bắt buộc áp dụng.
- Quyết định số 9858/QĐ-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/03/2010 của Bộ Công Thương ban
hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
3


- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương ban
hành qui định về an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Thông tư số 49/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và
công nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng.
- Thông tư số 10/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 của Bộ Khoa học và
công nghệ ban hành Quy chuẩn quốc gia về khí dầu mỏ hóa lỏng (QCVN
8:2012/BKHCN).
- Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
- Các tiêu chuẩn quản lý môi trường (Hệ thống quản lý môi truờng theo ISO
14000).
- TCVN 6223 - 2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng – Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 5307 - 2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6304 - 1997 Chai chứa khí đốt hóa lỏng, yêu cầu an toàn trong bảo
quản, vận chuyển.
- Các tiêu chuẩn khác có liên quan về an toàn PCCC.
- Các văn bản, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan
của tỉnh Vĩnh Phúc...
- Số liệu thống kê, số liệu điều tra, khảo sát...
3. Mục tiêu của qui hoạch
- Lập qui hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lòng trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp
với nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng của sản xuất và tiêu dùng
trong thời kỳ qui hoạch.

4


- Làm cơ sở điều chỉnh các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng chưa
đáp ứng các điều kiện kinh doanh; bố trí thêm cửa hàng kinh doanh ở nơi có nhu
cầu phát triển mới. Mặt khác, làm sơ cở để lập kế hoạch phát triển và quản lý hệ
thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng
qui hoạch.
4. Đối tượng, phạm vi
- Đối tượng: hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (cửa hàng kinh
doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào chai, kho LPG với tổng dung tích
các bồn chứa dưới 5.000 m3) và các yếu tố cấu thành.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Xây dựng qui hoạch trong phạm vi toàn tỉnh, chú trọng
hơn đến các địa bàn trọng điểm như thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ…
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng đến năm 2014, thời gian qui hoạch đến

năm 2020, các định hướng chủ yếu đến năm 2030.
5. Phương pháp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
6. Kết cấu của qui hoạch
Ngoài phần Mở đầu, nội dung của qui hoạch gồm các phần chính sau:
Chương 1: Thực trạng hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2: Dự báo triển vọng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu
mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá
lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4: Giải pháp và tổ chức thực hiện

5


Chương 1
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ
LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh
khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ
đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.237,52 km2, chiếm 7,9% diện
tích vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và 0,4% diện tích cả nước. Có 01 thành phố

(Vĩnh Yên), 01 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện với 137 xã, phường, thị trấn.
Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thuộc tuyến hành lang kinh tế Côn Minh Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, nằm trên trục giao thông nối liền vùng trung du
miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội (tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ
2A, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai). Vị trí địa lý là lợi thế để Vĩnh Phúc trở
thành địa bàn trung chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa khu vực trung du miền núi phía
Bắc với Thủ đô Hà nội và các tỉnh khác, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội, mở rộng hợp tác kinh tế và giao thương trong khu vực.
b) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Vĩnh Phúc có 3 dạng địa hình chủ yếu là địa hình miền núi (điển
hình là dãy núi Tam Đảo), địa hình vùng đồi và địa hình đồng bằng, có xu hướng
thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình đồng bằng chiếm tới 40%
diện tích toàn tỉnh.
- Khí hậu: Vĩnh Phúc mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhìn chung, điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát
triển nông, lâm nghiệp. Đây là cơ sở để đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm hàng hóa,
phát huy lợi thế so sánh về yếu tố sinh thái của tỉnh.

6


c) Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Phần lớn diện tích đất của Vĩnh Phúc là đất nông nghiệp
(chiếm 70,2%), trong đó chủ yếu là đất đỏ vàng và đất phù sa, rất thuận lợi để canh
tác nhiều loại cây trồng khác nhau, như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp...
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm do đất phi nông nghiệp
(đất ở và đất chuyên dùng) tăng nhanh, đặc biệt là quỹ đất dành cho phát triển các
lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu dân cư…
- Tài nguyên rừng: Rừng sản xuất chiếm 40,9% diện tích đất lâm nghiệp,
được khai thác để lấy gỗ. Rừng phòng hộ chiếm 14,0% diện tích, rừng đặc dụng

chiếm 46,7%. Đáng kể nhất là vườn quốc gia Tam Đảo, một địa danh nổi tiếng
không chỉ có vai trò bảo tồn nguồn gen động thực vật mà còn là lợi thế quan trọng
để phát triển du lịch, dịch vụ.
- Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh
khá nghèo nàn. Khoáng sản có giá trị thương mại chỉ bao gồm một vài loại như đá
xây dựng, cao lanh, than bùn…, song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác
hạn chế.
- Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển du lịch với các địa
điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ như vườn quốc
gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải…, các lễ hội dân gian đậm đà bản sắc
dân tộc và các di tích lịch sử, văn hóa như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn,
đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu…
1.1.2. Điều kiện kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế không bao gồm thuế sản phẩm (giá so
sánh 2010) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 18,1%/năm trong giai
đoạn 2006 – 2010 và 8,7%/năm trong giai đoạn 2011- 2014. So sánh với tốc độ tăng
của cả nước trong cùng thời kỳ, (lần lượt là 6,3%/năm và 5,6%/năm), có thể thấy, tốc
độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc cao hơn khá nhiều.

7


Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2014

Chỉ tiêu

2005

2010


2013

2014

Tốc độ tăng
bình quân
(%/năm)
2006- 20112010 2014

42.54
GTTT (giá ss 2010) - (tỷ đồng)
13.315,6 30.529,7 40.126,9 7
18,1
8,7
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
2.674,0 3.427,9
3.822,1 3.952
5,1
3,6
2. Công nghiệp-xây dựng
7.330,3 18.707,4 26.108,5 27.489 20,6
10,1
3. Dịch vụ
3.311,3 8.394,2 10.196,2 11.106 20,4
7,3
Cơ cấu GTTT (giá thực tế) - (%)
9,8
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
19,5

11,2
10,1
62,5
2. Công nghiệp-xây dựng
52,7
61,3
63,5
27,7
3. Dịch vụ
27,9
27,5
26,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, đề án phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2016-2020

Xét theo ngành kinh tế, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh
nhất với tốc độ bình quân 20,6%/năm giai đoạn 2006-2010 và 10,4/năm giai đoạn
2011-2014, tiếp đến là khu vực dịch vụ, lần lượt là 20,4%/năm và 7,%/năm, cuối
cùng là khu vực nông, lâm, ngư nghiệp với 5,1%/năm và 3,8%/năm.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng khá nhanh và đã vượt trên mức
bình quân đầu người của cả nước. Năm 2014, giá trị tăng thêm bình quân đầu
người tỉnh Vĩnh Phúc (giá thực tế) đạt 49 triệu đồng/người/năm, bằng 114,0% của
cả nước, trong khi năm 2005 là 9,1 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 82,0% so với
cả nước.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
các ngành phi nông nghiệp và giảm tương ứng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành
công nghiệp – xây dựng đã tăng từ 56,4% năm 2006 lên 62,5% năm 2014. Trong
cùng thời kỳ, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm tương ứng từ
16,7% xuống còn 9,8%, thấp hơn so với mức chung của cả nước. Ngành dịch vụ

giữ ổn định ở mức 27- 28%.
8


Xét theo thành phần kinh tế, Biểu đồ 1.1. Chuyển dịch cơ cấu tổng sản
phầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2014, khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước đóng vai trò quan
trọng, đóng góp lần lượt 49,2% và
37,5% vào giá trị tăng thêm của toàn
tỉnh. Trong khi đó, vai trò của khu
vực kinh tế Nhà nước ngày càng mờ
nhạt, thể hiện qua mức đóng góp vào
giá trị tăng thêm toàn tỉnh đã giảm từ
19,2% năm 2006 xuống chỉ còn Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Đề án
phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 201614,2% năm 2014.
2020

Mức gia tăng tỉ trọng nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trong nước cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành kinh tế
tiếp tục duy trì sự ổn định. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 2.325
tỷ đồng năm 2010 lên khoảng 3.000 tỷ đồng năm 2013, nhờ vậy tỷ trọng của nguồn
vốn này trong tổng đầu tư cũng tăng tương ứng từ 16,2% lên 18,8%. Giai đoạn
2011-2014, tỉnh đã thu hút được 81 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký
965,3 triệu USD; 126 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 14.365 tỷ đồng. Dự kiến
trong cả giai đoạn 2011 – 2015 sẽ thu hút được 102 dự án FDI với tổng số vốn
đăng ký khoảng 1.255,3 triệu USD và 171 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt
19.365 tỷ đồng.
Luỹ kế đến hết năm 2015 dự kiến có 822 dự án, gồm 204 dự án FDI với tổng

vốn đầu tư là 3.381,3 triệu USD, vốn thực hiện ước đạt 59,5% và 618 dự án DDI
với tổng vốn đầu tư là 44.593 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 34,4%.
c) Phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
+ Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Giá trị sản xuất (GTSX) toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình
quân 7,3%/năm trong giai đoạn 2006-2010, trong đó, ngành nông nghiệp tăng
7,3%/năm, lâm nghiệp tăng 3,0%/năm và thủy sản tăng 8,2%/năm. Giai đoạn 20119


2013, tốc độ tăng/giảm bình quân của toàn ngành và từng ngành tương ứng là
3,5%/năm, 2,7%/năm, -4,4%/năm và 16,3%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,0% so với năm 2013.
- Cơ cấu GTSX (giá thực tế): ngành nông nghiệp luôn chiếm hơn 90% tổng
giá trị sản xuất toàn ngành, trong khi ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng thấp, đến
năm 2013 là 0,8%. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, ngô, lạc, đậu
tương, thịt lợn, gia cầm, trứng gia cầm…
+ Ngành công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng với nhịp độ bình quân
22,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, trước khi tăng chậm lại và đạt 10,3%/năm
trong giai đoạn 2011-2014. Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo với tỷ trọng
lên tới 99,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp (giá thực tế).
Ngành công nghiệp chế biến tập trung vào các mặt hàng như xe ô tô, xe máy, quần
áo, giầy thể thao, gạch, ngói… do khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài sản xuất. Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm này không chỉ giới
hạn trong địa bàn tỉnh mà còn phát triển tới các tỉnh thành khác trong nước và tới
các thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
phân theo ngành (giá so sánh)
Đơn vị: Tỷ đồng
Tốc độ tăng (%)

2005
Công nghiệp khai khoáng

2010

2013

20062010

20112013

180,7

187,2

75,5

0,7

-26,1

Công nghiệp chế biến, chế tạo

29.118,3

79.528,5

110.498,4

22,3


11,6

SX và PP điện, khí đốt, nước

88,2

172,3

315,6

14,3

22,4

172,4

236,0

80.060,4

111.125,5

Cung cấp nước, hoạt động
quản lý xử lý rác thải, nước thải
Tổng số

29.387,2

11,0

22,2

11,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2014

10


+ Ngành dịch vụ du lịch, giao thông vận tải
- Khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, các ngành du lịch, dịch vụ đã có bước
tiến đáng kể với 1.468 nghìn lượt khách du lịch năm 2013, tăng gấp 1,7 lần so với
năm 2010. Riêng năm 2014, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đã tăng
khá với doanh thu du lịch đạt 900 tỷ đồng, tăng 15,98% so cùng kỳ và đạt 109,7%
kế hoạch. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương
mại và các loại hình hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thông qua hoạt động mua
sắm và tiêu dùng của khách du lịch.
- Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông Vĩnh Phúc đã được đầu tư, nâng cấp và
phân bố tương đối hoàn chỉnh, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.
Tổng chiều dài giao thông đường bộ toàn tỉnh là 4.218 km, trong đó có 115
km đường quốc lộ (4 tuyến), 330 km tỉnh lộ (18 tuyến); toàn bộ các tuyến đường
đã được rải nhựa hoặc Bê tông xi măng với chất lượng mặt đường cơ bản thuộc
loại tốt và khá; hệ thống giao thông nông thôn dài 3.640 km (gồm 493km đường
huyện; 3.147 đường trục xã, trục thôn). Ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông
nội đồng (GTNĐ) với chiều dài 2.159km đường trục chính GTNĐ, còn lại là
đường nhánh khác. Tuyến đường giao thông cao tốc Nội Bài- Lào Cai với chiều
dài 41,4km qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc góp phần quan trọng trong việc lưu thông,
vận chuyển hành khách, hàng hóa đến các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà
Nội.
Về đường sắt, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh dài 35

km và 05 nhà ga gồm ga Phúc Yên, ga Hương Canh, ga Vĩnh Yên, ga Hướng lại và
ga Bạch Hạc đường đơn, khổ đường 1000mm, là tuyến giao thông quan trọng
thuộc tuyến đường sắt liên vận Hà Nội-Lào Cai đi Vân Nam, Trung Quốc. Đây là
một thuận lợi lớn cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài
Về đường thủy, có 4 tuyến sông với tổng chiều dài 123km với hai tuyến
sông cấp II do cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý là sông Hồng dài 31km
và sông Lô dài 34km; hai tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy dài 32km và
sông Cà Lô 27km chỉ thông thuyền vào mùa mưa. Có 3 cảng là Chu Phan, Vĩnh
Thịnh, Như Thụy.

11


d) Thực trạng phát triển ngành thương mại
- Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng giá trị tăng thêm của
tỉnh
+ Giá trị tăng thêm của ngành thương mại Vĩnh Phúc tăng bình quân
24,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân giá trị
tăng thêm của nền kinh tế và của ngành dịch vụ trong cùng thời kỳ (lần lượt là
18,1%/năm và 20,4%/năm). Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011-2014, giá trị tăng thêm
của ngành thương mại tăng chậm lại, chỉ đạt bình quân 8,9%/năm, thấp hơn so với
tốc độ tăng giá trị tăng thêm (9,5%/năm) nhưng vẫn cao hơn so với ngành dịch vụ
(6,9%/năm) trong cùng thời kỳ.
+ Tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tổng giá trị tăng
thêm của tỉnh tăng từ 4,6% năm 2005 lên 7,6% năm 2014. Giá trị tăng thêm của
ngành thương mại so với ngành dịch vụ cũng tăng lên từ 16,6% năm 2005 lên
25,8% năm 2014. Tuy nhiên, đóng góp của ngành thương mại Vĩnh Phúc vào
ngành thương mại cả nước vẫn còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,7% giá trị tăng thêm
ngành thương mại của cả nước (năm 2014).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (BLHH&DTDV) của Vĩnh
Phúc tăng bình quân 32,8%/năm giai đoạn 2006-2010 và 16,8%/năm giai đoạn
2011-2014, cao hơn tốc độ tăng của cả nước trong cùng thời kỳ (lần lượt là
28,4%/năm và 15,2%/năm). Mức BLHH&DTDV bình quân đầu người của tỉnh
năm 2014 đạt 28,3 triệu đồng/người, tăng gấp 7,3 lần so với năm 2005, tuy nhiên,
vẫn thấp hơn một chút so với mức chung của cả nước. Tổng mức BLHH&DTDV
bình quân đầu người của cả nước năm 2014 đạt 32,6 triệu đồng/người.
- Xuất nhập khẩu
+ Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng bình quân 21,5%/năm giai đoạn 20062010 và 28,0%/năm giai đoạn 2011-2014. Năm 2014, giá trị xuất khẩu ước đạt
1.413 triệu USD, gấp hơn 7 lần so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu bình quân
12


đầu người cũng tăng từ 170 USD/người năm 2005 lên 1.357 USD/người năm
2014, nhưng vẫn chỉ bằng 82,0% kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của cả
nước.

13


Bảng 1.3: Kim ngạch xuất, nhập khẩu tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị: Triệu USD

I. Giá trị XK của tỉnh
1. XK của tỉnh
2. XK của cả nước

2006


2010

216,3
39.826,2

526,6
72.236,7

% tỉnh so cả nước
II. Giá trị NK của tỉnh
1. NK của tỉnh
2. NK của cả nước

0,5
660,6
44.891,1

% tỉnh so cả nước

1,5

0,7
1,606,3
84.838,6
1,9

2013
1,037,6
132.032,9


2014

1,413.0
150,186.5
0.9

0,8
1,794,7
132.032,6

1,955.3
148,048.7
1.3

1,4

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2014; niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2014; báo cáo
tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá ổn định với tỷ trọng cao của nhóm hàng
công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nhóm hàng công nghiệp nặng, khoáng
sản. Hai nhóm hàng này lần lượt chiếm khoảng 51% và 45% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Vĩnh Phúc năm 2014.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là xe máy, hàng điện tử, hàng dệt may, giày,
dép các loại, sản phẩm chè…. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, EU,…
+ Nhập khẩu:
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân đạt 24,2%/năm giai đoạn 20062010 và 5,0%/năm giai đoạn 2011-2014. Năm 2014, giá trị nhập khẩu của tỉnh ước
đạt 1.955,3 triệu USD, gấp 3,6 lần so với năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu bình
quân đầu người tăng tương ứng từ mức 466 USD/người năm 2005 lên 1.878

USD/người năm 2014.
Chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu là nhóm hàng tư liệu sản
xuất, trong đó, chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp
với các mặt hàng chính là nguyên, phụ liệu chế biến thức ăn gia súc, vải may mặc,
sắt thép, hàng điện tử…
- Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
14


+ Chợ truyền thống:
Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay là 81 chợ, trong đó có 4 chợ hạng I
(4,93%), 11 chợ hạng II (13,58%) và 66 chợ hạng III (81,49%).
Mật độ chợ theo đơn vị hành chính xã, phường tính trung bình trên toàn tỉnh
là 0,6 chợ/xã, phường; bình quân cứ 16,92km2 có một chợ và trung bình một chợ
phục vụ cho 12.708 người, cao hơn mức chung của cả nước.
Trung bình có 137 hộ kinh doanh thường xuyên/một chợ, cao hơn so với
mức chung của cả nước (100 hộ/chợ).
+ Trung tâm thương mại, siêu thị
Vĩnh Phúc hiện có 07 siêu thị (chưa có trung tâm thương mại), tập trung
phần lớn tại thành phố Vĩnh Yên. Các siêu thị đã từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trình độ cao hơn của người dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng, đảm bảo
chất lượng và phương thức phục vụ hiện đại, văn minh.
+ Cửa hàng truyền thống
Hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu bán hàng theo phương thức truyền thống
phát triển khá nhanh chóng và có tính chất tự phát trên các đường phố, thôn làng,
dọc các tuyến giao thông ở hầu khắp địa bàn toàn tỉnh. Những cửa hàng này rất đa
dạng về qui mô, loại hình, chủng loại hàng hóa kinh doanh.
1.1.3. Điều kiện xã hội
a) Dân số và phân bố dân số
- Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 là 1.041.936 người, chiếm 1,1% dân số cả

nước. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006-2014 là 0,7%/năm, thấp hơn tốc
độ tăng của cả nước trong cùng thời kỳ (1,1%/năm).
- Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2014 là 842 người/km 2, cao hơn rất
nhiều so với mật độ dân số của cả nước (271 người/km 2) nhưng vẫn thấp hơn mật
độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng (971 người/km 2). Dân cư phân bố không
đều, tập trung đông nhất ở thành phố Vĩnh Yên với 1.954 người/km 2, và thấp nhất
là huyện Tam Đảo với 302 người/km2. Phần lớn dân cư sinh sống ở địa bàn nông
thôn, chiếm tới 76,29% dân số toàn tỉnh năm 2014.
15


b) Lao động: Năm 2013, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 607.353 người, chiếm 59% tổng dân số. Trong số này
chỉ có 104.386 người đang làm việc cho các doanh nghiệp, chủ yếu trong ngành công
nghiệp - xây dựng (chiếm 76,7%). Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp
thương mại còn khá ít, chỉ chiếm 10% tổng số lao động đang làm việc cho các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là
621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.
- Chất lượng lao động: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh năm 2014 ước
đạt 63% tổng số lao động toàn tỉnh. Tuy nhiên, số lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, làm việc trong khu vực kinh tế nhà
nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Thu nhập và mức sống dân cư
Thu nhập và mức sống dân cư đã tăng dần qua các năm. Mức thu nhập bình
quân đầu người 1 tháng (giá thực tế) tăng mạnh, từ 540 nghìn đồng/người/tháng
năm 2006 lên 1.867 nghìn đồng/người/tháng năm 2012. Cùng với quá trình tăng
thu nhập, mức sống dân cư cũng được cải thiện. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo trong
tỉnh (theo tiêu chuẩn mới) đã giảm dần, từ 10,4% năm 2010 xuống còn 6,0% năm
2013, thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước (9,8%), đến năm 2014 tỷ lệ hộ

nghèo còn 3,6%.
Cơ cấu thu nhập cũng thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập
từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Năm 2013, thu nhập từ tiền lương, tiền công chiếm 42,0% tổng thu nhập, tăng so
với mức 36,7% năm 2006.
1.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển hệ thống
cở sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
a) Những thuận lợi
- Vị trí địa kinh tế thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng và
hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Vĩnh Phúc có nhiều
lợi thế để phát triển thương mại cũng như phát triển kinh doanh LPG.

16


- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua có tác động
tích cực đến phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh LPG:
+ Thu nhập và đời sống dân cư được nâng cao, văn hóa và tập quán tiêu
dùng được cải thiện theo hướng hiện đại hóa, thuận tiện hóa…. là một trong những
điều kiện để tăng nhu cầu LPG trong dân cư.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, ngành du lịch, dịch vụ
và tốc độ đô thị hóa nhanh cũng là tiền đề để phát triển kinh doanh LPG, đáp ứng
nhu cầu của các ngành sản xuất kinh doanh và nhu cầu của đời sống sinh hoạt hàng
ngày.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển, việc hình thành
và nâng cấp mạng lưới giao thông…sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí lưu
thông, thuận tiện cho hoạt động phân phối hàng hóa nói chung và LPG nói riêng.
- Nguồn lao động trẻ có trình độ, năng động; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật và cán bộ quản lý có khả năng nắm bắt thị hiếu, tổ chức quản lý và áp dụng
công nghệ mới… cũng là lợi thế trong việc hướng dẫn tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu

kinh doanh LPG.
b) Những khó khăn
- Mặc dù đời sống dân cư đã được cải thiện nhưng thu nhập trung bình còn
thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Hơn nữa, Vĩnh Phúc vẫn còn hơn 76%
dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi mà nhu cầu của phần lớn dân cư vẫn tập
trung vào các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phẩm cấp trung bình trong khi sử dụng
LPG thường là đối tượng có trình độ tiêu dùng khá cao.
- Sự chênh lệch đáng kể về phân bố dân cư, về thu nhập, mức sống giữa các
địa bàn, giữa khu vực thành thị và nông thôn là một yếu tố làm ảnh hưởng đến mật
độ phân bố hệ thống cửa hàng và kho LPG trên địa bàn tỉnh.
- Sự phát triển mạnh của hoạt động kinh doanh LPG tại Hà Nội sẽ gây khó
khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh trong việc phát triển thị trường, duy trì khách
hàng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh (trạm triết nạp, kho
chứa…).

17


- Đối với bộ phận khách hàng có thu nhập và trình độ tiêu dùng cao sẽ có xu
hướng thay thế bếp Gas bằng các các sản phẩm khác an toàn hơn, đảm bảo vệ sinh
môi trường hơn như bếp từ, bếp hồng ngoại…
1.2. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá
lỏng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1. Thực trạng hệ thống cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng
a) Thực trạng số lượng và phân bố cửa hàng LPG
Theo kết quả điều tra, tính đến tháng 3 năm 2015, trên địa bàn Vĩnh Phúc có
179 cửa hàng kinh doanh LPG đã được cấp phép, trong đó, 97 cửa hàng kinh
doanh LPG cùng các mặt hàng khác, 78 cửa hàng chuyên doanh và 04 cửa hàng
kinh doanh LPG cùng mặt hàng xăng dầu. (Phụ lục 01).
Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế, ngoài 179 cửa hàng đã được cấp phép, trên

địa bàn tỉnh còn có 234 cửa hàng khác có kinh doanh LPG và đang tiến hành các
thủ tục cấp phép theo quy định.
Các chỉ tiêu dưới đây được phân tích dựa vào kết quả điều tra của hệ thống
cửa hàng LPG đã được cấp phép.
- Phân bố hệ thống cửa hàng LPG theo địa bàn hành chính
Tính theo đơn vị hành chính, bình quân có khoảng 19,9 CH/1 huyện, thị,
thành phố và 1,3 CH/1 xã, phường, thị trấn.
TP. Vĩnh Yên có số lượng cửa hàng LPG lớn nhất: 36 CH, chiếm 20,1%
tổng số cửa hàng trên toàn tỉnh, tiếp theo là huyện Bình Xuyên 29 CH. Huyện Tam
Đảo ít nhất, chỉ có 03 CH.
-Phân bố hệ thống cửa hàng LPG theo dân số
Bình quân toàn tỉnh, 1CH kinh doanh LPG phục vụ 5.821 người dân, trong
đó, cao nhất là huyện Tam Đảo - bình quân 1 CH phục vụ tới 24.003 người dân, thấp
nhất là TP. Vĩnh Yên - bình quân 1 CH phục vụ 2.823 người dân. Mức chênh lệch về
số dân phục vụ cao nhất và thấp nhất của một cửa hàng kinh doanh LPG trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 8,6 lần.
- Phân bố hệ thống cửa hàng LPG theo diện tích tự nhiên

18


Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.237,5 km 2, như vậy, bình quân cứ 6,9 km 2
có 1 cửa hàng kinh doanh LPG hay bán kính phục vụ bình quân là 1,5 km/1 CH.
Mật độ phân bố có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa bàn. Mật độ cửa hàng
LPG tập trung cao nhất ở khu vực đô thị và các huyện có điều kiện kinh tế phát
triển như Thành phố Vĩnh Yên (bán kính phục vụ bình quân 0,7 km/ 1CH), Thị xã
Phúc Yên (1,3 km/1CH) … trong khi mật độ cửa hàng LPG rất thấp ở huyện Tam
Đảo (5 km/1CH).
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản về hệ thống cửa hàng kinh doanh LPG
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


TT

T.Phố/Thị xã/
Huyện

1 TP Vĩnh Yên

Diện
tích
(km2)

Dân số
(người)

Số
lượng
Cửa
hàng

Trong đó
CH bán
CH
cùng các
chuyên
sản
doanh
phẩm
khác


CH
trong
CHXD

Diện
tích
phục
vụ BQ
1 CH
(km2)

Bán kính
phục vụ
(km/CH)

Mật độ
CH
(Số dân/
cửa hàng)

2.823,4

50,8

101.644

36

20


15

1

1,4

0,7

120,1

96.459

23

8

14

1

5,2

1,3

4.193,9

173,1

122.126


27

12

15

6,4

1,4

4.524,3

108,2

98.604

16

7

9

6,8

1,5

6.162,8

234,8


72.009

3

1

2

78,3

5,0

24.003,0

6 Xuyên

148,5

113.769

29

11

17

5,1

1,3


3.923,1

7 Huyện Yên Lạc

107,7

150.369

13

6

7

8,3

1,6

11.566,8

144
150,3

195.403
91.553
1.041.936

21
11


6
7

179

78

14
4
97

6,9
13,7
6,9

1,5
2,1
1,5

Thị xã Phúc

2 Yên

Huyện Lập

3 Thạch

Huyện Tam

4 Dương


Huyện Tam

5 Đảo

Huyện Bình

Huyện Vĩnh

8 Tường
9 Huyện Sông Lô
Tổng cộng

1.237,5

1

1
4

9.304,9
8.323,0
5.821,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

b) Thực trạng cơ sở vật chất của cửa hàng
Về diện tích cửa hàng: Hầu hết các cửa hàng đáp ứng yêu cầu tổng diện tích
tối thiểu là 12 m2; diện tích phòng bán hàng và bày mẫu hàng hóa tối thiểu là 2m2;
diện tích kho chứa hàng (nếu có) tối thiểu 10m2.


19


×