Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tranh chấp thương mại quốc tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.56 KB, 15 trang )

Môn: Kinh tế quốc tế
Thành viên nhóm: Đào Thị Minh Hoà.+ Phạm Huyển Trang.+ Bùi Thọ Duy.
Đề tài: Hai vụ tranh chấp thương mại quốc tế của Việt Nam.
Chương I: Một số lý thuyết về tranh chấp thương mại .
1.1.Các khái niệm chung:

Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song hành với sự gia tăng các
luồng giao thương trên phạm vi toàn cầu. Tranh chấp diễn ra khi một nước cho
rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết. Các tranh chấp thương mại
đưa ra giải quyết tại WTO xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Bán phá giá là hiện tượng một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá
bán tại thị trường nước xuất khẩu. Hiểu một cách đơn giản, nếu giá xuất khẩu của
một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá
tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm.

Trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức
công mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất. Các khoản hỗ trợ này
được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực
hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình
thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại
thông thường).

Bán phá giá và trợ cấp được coi là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay
không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá
là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và
tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp


dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước


xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Biện pháp tự vệ: Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện
pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa
tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp do tình
trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế những tác động
không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Như vậy, biện
pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh
doanh một cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp. Chính vì
vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn
lại.

Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ
cấp chỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá
hay trợ cấp và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành
sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện
pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm
trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong
nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu.

1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Thương lượng.
Thương lượng là phương thức giải quyết thường được áp dụng trong giải quyết
tranh chấp quốc tế. đó là việc các bên đương sự cùng trao đổi, đấu tranh, nhân
nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của cuộc thương lượng là
tranh chấp có thể giải quyết hoặc không. Thương lượng được tiến hành bằng hai
cách: Hai bên trực tiếp gặp nhau đề bàn bạc, thỏa thuận hoặc một bên gửi đơn
khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.



Hòa giải.
Là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua vài trò
của người thứ ba. Hòa giải có thể tiến thành bằng hai cách: Một là các bên tự thỏa
thuận với nhau về hòa giải, cùng chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải mà
không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào hết. Hai là các bên thỏa
thuận hòa giải theo một quy tắc tố tụng của một tổ chức nghề nghiệp hay một tổ
chức trọng tài nào đó, chẳng hạn như quy tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc
tế (ICC).

Trọng tài thương mại.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoatj động
thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố
tụng. Hiện nay có các loại trọng tài sau: Trọng tài ad hoc và trọng tài thương trực.

Tòa án.
Khác với các phương thức trên là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính
chất tự nguyên thì việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại Tòa án mang
tính quyền lực Nhà nước – quyền tư pháp. Giải quyết tranh chấp bằng toàn án là
giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Do đó,
các đương sự trong tranh chấp thường coi việc giải quyết tranh chấp của Tòa án
như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đặc biệt, khi
có xung đột xảy ra, các bên thương lựa chọn hình thức thương lượng hay hòa giải
chứ ít bên muốn lựa chọn trọng tài hay tòa án.

1.4. Các số liệu thực tế về những vụ việc chống bán phá giá ở Việt Nam năm 2018.
Có 141 vụ việc phòng vệ được khởi xướng điều tra của các quốc gia với hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam


(số liệu của Bộ Công Thương-15/10/2018).

Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất với 27 vụ (20%), Thổ Nhĩ Kỳ với 20 vụ
(15%), Ấn Độ là 17 vụ (12%) và EU là 14 vụ (11%).

(Số liệu của Bộ Công Thương-15/10/2018).
Dẫn đầu là các vụ việc chống bán phá giá với 81 vụ (60%), tiếp đó là các vụ tự vệ
với 27 vụ (18%), thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế bán phá giá với 19 vụ
(13%) và cuối cùng là vụ việc chống trợ cấp với 14 vụ (9%).
Chương II: Hai vụ tranh chấp thương mại của Việt Nam.
2.1. Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Các biện pháp
chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh.
2.1.1. Bối cảnh của vụ việc.
Vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của
Việt Nam do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng tháng 1/2004. Việc điều
tra được tiến hành đối với 3 doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất (bao
gồm: Minh Phú, Minh Hải và Camimex – gọi là bị đơn bắt buộc).
Tháng 2/2005, DOC chính thức áp thuế chống bán phá giá với các thuế suất:
(i) từ 4,3% đến 5,24% đối với từng bị đơn bắt buộc; (ii) mức 4,57% đối với các bị
đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra; và (iii) mức thuế suất toàn quốc
25,76% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Theo pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sau tròn mỗi năm kể từ
ngày lệnh áp thuế chống bán phá giá của DOC được ban hành, DOC sẽ tiến hành
rà soát hành chính để xét lại mức thuế chính thức mà DOC đã áp đối với khoảng
thời gian 1 năm liền trước đó. Theo đó, tính tới thởi điểm tháng 2/2010 (thời điểm
Việt Nam đệ đơn yêu cầu tham vấn CP Hoa Kỳ), DOC đã tiến hành 3 cuộc rà soát
hành chính. Tuy nhiên, vào thời điểm đó (2/2010) mới chỉ có kết quả cuối cùng của
đợt rà soát hành chính hai và ba.


+
Trong đợt rà soát lần thứ hai - POR2 (04/2007), có khoảng 30 doanh nghiệp

xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đăng ký tham gia rà soát. DOC chỉ chọn 2 doanh
nghiệp (Công ty Minh Phú và Camimex) là bị đơn bắt buộc dựa trên tiêu chí là
doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất. 02/09/2008, DOC đã ban hành Quyết
định cuối cùng về kết quả rà soát POR2. Theo đó, mức thuế suất của các bị đơn bắt
buộc (Minh Phú, Camimex) đạt mức thuế suất không đáng kể (0-0,01%).Tuy
nhiên, mức thuế suất này không được áp dụng cho các bị đơn tự nguyện (gồm các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có tham gia vào đợt rà soát lần 2 nhưng
không được DOC lựa chọn làm bị đơn bắt buộc) mà các bị đơn tự nguyện không
được lựa chọn bị áp thuế theo mức thuế suất từ điều tra ban đầu là 4,57%, mức
thuế suất toàn quốc cũng áp dụng theo điều tra ban đầu là 25.76%.
+
Trong đợt rà soát lần thứ ba – POR3 (04/2008), DOC chọn 3 doanh nghiệp
(Công ty Minh Phú, Camimex và Công ty Phương Nam) trong số 28 doanh nghiệp
đăng ký tham gia rà soát để tiến hành điều tra đầy đủ. Ngày 15/09/2009, Quyết
định cuối cùng về kết quả rà soát POR3 được ban hành, trong đó, 3 doanh nghiệp
bị đơn bắt buộc đều nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%;
Camimex: 0,08%; Phương Nam: 0,21%), nhóm các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện
không được hưởng mức thuế suất theo thực tế điều tra mà tiếp tục bị áp thuế chống
bán phá giá theo điều tra ban đầu là 4,57%, thuế suất toàn quốc là 25,76%.
Trước nguy cơ DOC tiếp tục dùng các phương pháp tính toán như đã dùng trong
POR2 và POR3 dẫn tới kết quả rất bất lợi trong POR4. Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
đã chủ động đưa ra phân tích và kiến nghị đề xuất kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính
phủ. Tháng 2/2010, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất này và bắt đầu vụ kiện bằng
tham vấn gửi Chính phủ Hoa Kỳ.
2.1.2. Tóm tắt diễn biến vụ việc.
2.1.2.1 Giai đoạn tham vấn.
(Khái niệm “Tham vấn”: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà
tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết
lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được

hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp
cho vấn đề của mình).


-

Cụ thể, Việt Nam khiếu nại các biện pháp sau đây của DOC là vi phạm
WTO:

+ Sử dụng phương pháp “Quy về 0 – Zeroing” trong tính toán biên độ phá giá;
Nội dung của phương pháp này là khi tính toán biên độ phá giá chung, Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chỉ tính các biên độ phá giá có giá trị dương (lớn hơn
0), biên độ phá giá có giá trị âm sẽ được tự động chuyển về thành 0. Với phương
pháp này, biên độ phá giá chung được tính toán sẽ cao hơn, từ đó mức thuế chống
bán phá giá cũng bị đội lên rất nhiều.
+ Giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà
soát hành chính;
+ Phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không
được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần 2 và 3;
+ Phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất
lợi đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được sự độc lập
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước.
Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm các Điều I, II,
VI:1 và VI:2 Hiệp định GATT 1994; một số Điều của Hiệp định về Chống bán phá
giá (CBPG); Điều XVI:4 Hiệp định Thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập
WTO của Việt Nam.

Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm các Điều I, II,
VI:1 và VI:2 Hiệp định CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI GATT
1994; một số Điều của Hiệp định về Chống bán phá giá (CBPG); Điều XVI:4 Hiệp

định Thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.
Tham vấn giữa hai bên nhằm giải quyết ổn thỏa, nhanh chóng vụ việc đã không
thành công.


 Ngày 7/4/2010 Việt Nam chính thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải
quyết tranh chấp này theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).
2.1.2.2 Giai đoạn Hội thẩm.
Ngày 07/04/2010, Việt Nam yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong WTO
(DSB) thành lập Ban Hội thẩm. Nội dung tranh chấp của vụ việc này của Việt Nam
thu hút 7 nước đăng ký tham gia với tư cách bên thứ ba vào vụ kiện này (bao gồm:
Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn
Độ). Đa số các nước này trong quá trình xem xét của Ban Hội thẩm đều có ý kiến
ủng hộ quan điểm của Việt Nam (trừ trong một số hãn hữu vấn đề mà họ không có
cùng mối quan tâm như Việt Nam – ví dụ về phương pháp sử dụng đối với nước có
nền kinh tế phi thị trường).
Báo cáo của Ban Hội thẩm: Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới
các bên liên quan. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở phân tích các vấn đề khiếu
kiện, các lập luận và phản biện của các bên tham gia. Cụ thể, trong Báo cáo của
Ban Hội thẩm nêu rõ:
-

-

-

Liên quan đến khiếu kiện về phương pháp “Quy về 0”: Ban Hội thẩm ủng
hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” của
Bộ Thương mại Hoa kỳ trong xác định biện độ phá giá đối với các bị đơn bắt
buộc trong rà soát hành chính lần 2 và lần 3 là trái với Điều 2.4 trong Hiệp

định về Chống bán phá giá. Ngoài ra, Ban Hội thẩm cũng cho rằng việc sử
dụng phương pháp “Quy về 0” trong bất kỳ rà soát hành chính nào của Hoa
Kỳ là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Điều VI:2
GATT 1994.( Thành công)
Liên quan đến khiếu kiện về việc hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc (bị đơn
được lựa chọn): Liên quan đến vấn đề điều tra riêng các bị đơn không được
lựa chọn điều tra nhưng tự nguyên cung cấp bản trả lời, Ban Hội thẩm đã
bác bỏ khiếu nại của Việt Nam với lý do trên thực tế không có doanh nghiệp
nào của Việt Nam không được lựa chọn điều tra nhưng cung cấp “bản trả lời
tự nguyện”. (Thất bại)
Liên quan đến khiếu kiện về mức thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự
nguyện không được lựa chọn: vì DOC sử dụng phương pháp Quy về 0 (đã bị
tuyên là vi phạm) trong vụ điều tra gốc để tính toán thuế suất cho bị đơn tự
nguyện nên việc DOC bê y nguyên mức thuế suất này các bị đơn tự nguyện


-

trong POR2 và POR3 được Ban Hội thẩm xác định là vi phạm WTO.( Thành
công)
Liên quan đến việc xác định mức thuế suất toàn quốc: Theo Hiệp định chống
bán phá giá WTO (Điều 9.4) Sẽ chỉ có 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng
cho bị đơn bắt buộc” (individual rates), “thuế suất cho các bị đơn còn lại”
(“all other” rate) trong vụ điều tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, trong vụ
tôm Việt Nam ngoài hai loại thuế suất trên, DOC còn áp dụng thêm loại
“thuế suất toàn quốc” (country-wide rate) cho các trường hợp bị đơn không
được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “hoạt động độc lập,
không chịu sự kiểm soát của Nhà nước” để được hưởng mức “ thuế suất cho
các bị đơn còn lại”.
Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng quy định này của Hoa Kỳ

là vi phạm WTO: theo Điều 9.4 nói trên thì thuế suất loại “all others” được
áp dụng không kèm theo điều kiện gì, việc DOC đặt thêm điều kiện “doanh
nghiệp phải chứng minh được mình độc lập khỏi sự kiểm soát của Nhà
nước” là vi phạm WTO.(Thành công)
KHUYẾN NGHỊ CHUNG CỦA BAN HỘI THẨM khuyến nghị là hành
động đề nghị mang tính chất khuyên bảo,đưa ra lời khuyên, lời đề nghị với
thái độ trân trọng,mang tính chất chung về vấn đề nào đó không trực tiếp
tác động đến bản thân chủ thể (với tư cách là người ngoài cuộc).
Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của
Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây
tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này. Ban Hội thẩm
khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các
Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU-Bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ
tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO).
Theo Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Việt Nam và Hoa Kỳ có
khoảng thời gian là 60 ngày để đưa ra kháng cáo báo cáo này của Ban Hội
thẩm lên Cơ quan Phúc thẩm. Nếu không có kháng cáo trong thời hạn trên,
Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được DSB (Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO) thông qua và có giá trị bắt buộc. Khi đó, Bên thua kiện có 30 ngày để
thông báo với DSB về việc thi hành khuyến nghị của mình.
2.1.3. Bài học kinh nghiệm từ vụ việc.
2.1.3.1 Ý nghĩa của vụ việc:
- DS 404 là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng (với tư cách
người đi kiện – nguyên đơn) trong khuôn khổ WTO.


-

-


- vụ kiện được xem là thành công lớn ở cả hai khía cạnh: (i) lựa chọn
trúng và đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời là
những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các
cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai) và (ii) chuẩn bị các lập luận
xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể (trên thực tế Việt
Nam thắng ở 3 trên 4 vấn đề khiếu kiện).
- Với thành công này Hoa Kỳ sẽ không thể áp dụng các biện pháp bất
lợi liên quan đối với hàng hóa Việt Nam; vấn đề kiện chống bán phá giá ở
Hoa Kỳ đối với hàng hóa Việt Nam vì vậy có thể sẽ bớt khắc nghiệt hơn;
mức độ thiệt hại từ các vụ kiện được hy vọng sẽ giảm đáng kể.
- Việt Nam đã gửi thông điệp ra thế giới rằng Việt Nam sẽ đấu tranh
tích cực để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu trong các vụ kiện chống
bán phá giá tại bất kỳ nước nào.
- Là một kinh nghiệm thực tế nhiều khích lệ cho Việt Nam trong việc
tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ
WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương
mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan
hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp.
2.3.1.2. Về vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp:
Điểm đáng ghi nhận nhất trong vụ việc này là vai trò chủ động, tích cực của
các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc phát hiện vấn đề cũng như tham gia
vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc. Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) đã tiến hành:
Chủ động nghiên cứu nghiêm túc vấn đề từ góc độ của Việt Nam và kinh
nghiệm quốc tế, đưa đề xuất với Chính phủ về việc Việt Nam cần khởi kiện
Hoa Kỳ ra WTO.
Tham gia tích cực và hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc
và với việc giới thiệu luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm và có kết nối từ vụ việc
gốc ở Hoa Kỳ và tranh chấp trong WTO.


2.2. Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt nam tại EU
2.2.1 Bối cảnh vụ kiện
Theo truyền thống , ngành công nghiệp giày dép EU chỉ tập trung sản xuất các
mặt hàng chất lượng cao của các thương hiệu nổi tiếng hay còn gọi là hàng hiệu


đắt tiền mà bỏ lơ phân đoạn thị trường trung bình và hàng giá rẻ.Không đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng nội khối ,EU buộc phải nhập giày dép từ nước ngoài mà
chủ yếu từ các nước đang phát triển .Tuy nhiên họ đã không ngờ được rằng các
sản phẩm nhập khẩu giá rẻ có thể làm mưa làm gió dần chiếm lĩnh thị trường
EU như hiện nay .Điều này đe dọa đến sự phát triển của ngành công nghiệp nội
khối,nhất là thị hiếu tiêu dùng của người dân EU đang thay đổi theo hướng
ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tương đối và giá
cả phải chăng.
Nhận thấy nguy cơ trên năm 2005 Liên minh ngành xuất khẩu giày da Châu Âu
đệ trình đơn kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và
Trung Quốc cũng được coi là một động thái nhằm giúp các doanh nghiệp giày
da nội khối chống lại sự thâm nhập mạnh mẽ của giày dép nhập khẩu từ nước
ngoài.
2.2.2 Diễn biến vụ kiện
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam là một trong những vụ kiện
lớn và kéo dài qua 2 đợt điều tra bao gồm điều tra lần 1 và điều tra lại trong
khuôn khổ rà soát cuối kì.Theo kết quả của dợt rà soát cuối cùng thì Việt Nam
và Trung Quốc tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá them 15 tháng
nữa kể từ ngày 3/10/2010 .Như vậy có thể nói rằng vụ kiện đến đây vẫn chưa
kết thúc.
Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện:
-


-

Ngày 30/5/2005 : Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu ,đại diện
cho nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính
thức đệ trình đơn kiện lên UBCA đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với
giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.Theo nội dung đơn kiện
,biên độ phá giá ước tính của Việt Nam là 130% và Trung Quốc là 400%
Ngày 07/7/2005 : UBCA chính thức thông báo quyết định mở cuộc điều
tra chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam
bị liệt kê trong đơn kiện .Do chưa công nhận Việt Nam và Trung Quốc là
nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn nên EC đã chọn Brazil là một
nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính toán giá trị thông thường


-

-

-

-

-

-

-

cho cả 2 nước ,đồng thời cho hai nước thời hạn là 10 ngày để bình luận
về nước thay thế được lựa chọn

Ngày 25/7/2005 : 81 doang nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gửi bảng
trả lời câu hỏi điều tra đến UBCA
Ngày 12/8/2005:UCBA thông báo cho hiệp hội giày da Việt Nam dánh
sách 8 doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam sẽ nằm trong danh sách
điều tra thực tế. 8 doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu chiếm 22% số
lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được tiêu
thụ nội địa.
Từ 20/9 -14/10/2005 : EU tiến hành điều tra tại chỗ 8 doanh nghiệp của
Việt Nam
Ngày 25/11/2005 : UBCA đề nghị các bên liên quan bình luận dự thảo về
quy chế kinh tế thị trường của 8 doang nghiệp lấy mẫu của Việt Nam .Kết
quả là không có doanh nghiệp nào đước công nhận hoạt động theo cơ chế
thị trường theo 5 tiêu chí mà EC đề ra
Ngày 23/2/2006 : EU công bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ
bộ đối với sản phẩm giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung
Quốc.Theo đó ,mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam se
tang lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng
Ngày 07/4/2006 : EU ra quyết định sơ bộ về vụ kiện với mức thuế tạm
thời là 16,8% và được thực hiện theo lộ trình sau :
 Giai đoạn 1 ( 07/4/2006 – 01/6/2006 ) : mức thuế là 4,2 %
 Giai đoạn 2 ( 02/6/2006 – 13/7/2006 ) : mức thuế là 8,4 %
 Giai đoạn 3 ( 14/7/2006 – 14/9/2006 ) : mức thuế là 12,6%
 Giai đoạn 4 ( 15/9/2006 – 06/10/2006 ) : mức thuế là 16,8 %
Đầu tháng 7/2006 : UBCA đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với
giày da nhập khẩu từ Việt Nam Và Trung Quốc đến 2011 .Theo đề
xuất ,EU sẽ áp dụng mức thuế bình thường 7,5% đối vói 140 triệu đôi
giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 95 triệu đôi từ Việt Nam mỗi năm .
Tuy nhiên ,một khi vượt qua hạn ngạch này giày da Việt nam sẽ chịu mức
thuế lên đến 29,5 % còn Trung Quốc chịu thuế 23 %
Ngày 30/8/2006 : UBCA chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16,5 % cho

sản phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10 % đối với Việt Nam
trong 5 năm
Ngày 06/10/2006 : với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng và 12 phiếu chống.
Hội đồng châu Âu thông qua kiến nghị của UBCA về mức thuế chống


-

-

-

-

-

bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc .Thời hạn
áp dụng các biện pháp này là 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính thức
Ngày 26 /3/2008 : EU ra thông báo về việc biện pháp chống bán phá giá
của EU đối với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày
7/10/2008
Ngày 17/9/2008 : Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá
giá với đại diện các nước thành viên Liên Minh EU đã có tới 15 trên tổng
27 nước phản đối việc tiến hành rà soát và tiếp tục áp thuế chống bán phá
giá đối với giày da của Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 07/10/2008 : EU quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ theo yêu cầu
Hiệp hội sản xuất giày Italia
Ngày 07/10/2009 : EU tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày
mũ da của Việt Nam và Trung quốc với thời hạn 15 tháng kể từ ngày
01/1/2010

Ngày 19/11/2009 : Tại cuộc họp của ủy ban tư vấn 15 trên tổng số 27
nước thành viên đã góp bỏ phiếu không thông qua đề xuất của EU
Ngày 17/12/2009 : tại cuộc họp của 27 đại sứ -Trưởng phái đoàn các
nước thành viên EU tại Brussels ,với 10 phiếu thuận ,13 phiếu chống ,4
phiếu trắng ,14/27 nước đã thông qua đề xuất của EU
Ngày 22/12/2009 : Cuộc họp của hội đồng châu Âu đã thông qua đè xuất
của EU tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt
Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng ,kể từ ngày 3/1/2010 .Đây là
quyết định cuối cùng và có hiệu lực thực thi

2.2.3 Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp ở Việt Nam
Người phát ngôn bộ ngoại giao ,đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần
khẳng định Việt Nam không bán phá giá
Thứ 1: đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ ,thị
phần của giày mũ da Việt Nam trông tổng mức nhập khẩu của EU hàng năm
chỉ ở mức dưới 10 % và các doanh nghiệp Việt Nam không đủ tiềm lực đẻ
có thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh
Thứ 2 : UBCA chỉ dựa chủ yếu vào việc phân tích số liệu thống kê thuần túy
để kết luận giày mũ da Việt Nam bán phá giá 130 % vào thị trường EU. Kết
luận này không phản ánh đúng sự thật vì có tới 80 % các doanh nghiệp Việt


Nam gia công cho các công ty nước ngoài chứ không xuất khẩu trực tiếp
sang EU
Thứ 3 : giày dép Việt Nam có giá rẻ vì có lợi thế về giá nhân công và công
nghệ sản xuất hiện đại .Chính phủ không hề can thiệp và trợ giá chó các hoạt
động của doanh nghiệp
Thứ 4 : việc tính toán biên độ bán phá giá của EU không phản ánh đúng thực
tế sản xuất ,kinh doanh của các doanh nghiệp .EU sử dụng Brazil làm nước
thay thế để tính toán biên độ phá giá đã dẫn đến những kết quả hoàn toàn sai

lệch và làm bóp mé bản chất của vụ việc vì Brazil có điều kiện hoàn toàn
khác biệt so với Việt Nam
Thứ 5 : các mặt hàng của Việt Nam không gây ra thiệt hại gì chó ngành công
nghiệp giày dép EU
2.2.4 Bài học kinh nghiệm

-

-


-

Đối với cơ quan Nhà nước :
Thiếu định hướng đúng đắn cho hoạt động sản xuất là một nghuyên
nhân dẫn đến bị kiện bán phá giá
Doanh nghiệp Việt nam rất cần đến sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ và các
cơ quan Nhà nước trong việc ứng phó với vụ kiện chống bán phá giá
Ứng phó với vụ kiện chống bán phá giá cần có sự dồng lòng phối hợp
của nhiều bên
Hệ thống pháp luật có nhiều điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc
tế gây nhiều khó khăn chó các doanh nghiệp trong các vụ kiện chống
bán phá giá
Một khi chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường ,việc lựa
chọn một nước thứ ba thay thế có lợi chó các doanh nghiệp Việt Nam
khi tính toán biên độ phá giá là điều không dễ dàng
Đối với các doanh nghiệp :
Thiếu một chiến lược xuất khẩu phù hợp ,doanh nghiệp có nguy cơ
cao bị kiện bán phá giá
Gia công xuất khẩu vẫn có thể bị kiện bán phá giá

Doang nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong việc ứng phó các
vụ kiện chống bán phá giá và thường mang tư tưởng bi quan khi kiện


-

Hệ thống sổ sách hạch toán không rõ rang ,minh bạch , các doanh
nghiệp không được công hận là hoạt động theo cơ chế thị trường

2.2.5 Giải pháp




Đối với Nhà nước :
 Xây dựng chiến lược tang trưởng xuất khẩu phù hợp chó các
ngành hàng
 Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán
phá giá
 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bán phá giá
 Thành lập cơ quan chuyên trách về chống bán phá giá
 Tập huấn ,phổ biến kiến thức vè pháp luật chống bán phá giá và
các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện chó các doanh
nghiệp
 Tang cường công tác vận hành hành lang quan hệ công chúng
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng phù hợp
với quy định quốc tế
 Triển khai đàm phán song phương bvaf đa phương để tranh thủ
được nhiều nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị
trường

Đối với doanh nghiệp :
 Đa dạng hóa thị trường về mặt hàng xuất khẩu
 Tăng dần tỷ trọng phương thức tự doanh ,giảm gia công xuất
khẩu
 Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá
 Đẩy mạnh khai thác thụ trường nội địa để giảm áp lực xuất
khẩu
 Chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề kiện
bán phá giá
 Chủ động tham gia vụ kiện
 Hợp tác đày đủ và kịp thời và thiện chí với các cơ quan điều tra
 Sử dụng tư vấn pháp lý trong mọi giai đoạn của quá trình điều
tra
 Tích cực phối hợp với vác đối tác nhập khẩu để đối phó với vụ
kiện
 Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp





Tích cực tham gia xây dựng và củng cố hoạt động của các Hiệp
Hội ngành hàng
Nghiên cứu viesjc áp dụng biện pháp cam kết giá

2.2.6 Kết luận

Da giày chỉ là một trong số những ngành hàng của Việt Nam coi EU
là thị trường xuất khẩu chủ lực. Thị trường EU rộng lớn thực sự rất
hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam như dệt may, da giày hay thủy sản. Tuy nhiên, đẩy mạnh
xuất khẩu vào thị trường này cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao. EU đã
xây dựng một quy chế về chống bán phá giá với những điều luật hết
sức chặt chẽ và thường xuyên dùng biện pháp này như là một công cụ
để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước chống lại sự thâm nhập ồ ạt
của các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó các nước đang
phát triển, bao gồm cả Việt Nam là những đối tượng bị kiện nhiều
nhất. Việt Nam càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động thương mại
quốc tế, hàng hóa của Việt Nam càng tăng trưởng mạnh ở thị trường
nước ngoài thì chúng ta càng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ
kiện chống bán phá giá, đặc biệt là tại thị trường khó tính và mang
nặng tính bảo hộ như EU.
Chính vì vậy, từ một điển hình vụ kiện giày mũ da, các doanh nghiệp
thuộc các ngành hàng khác của Việt Nam nếu muốn tiếp tục xuất khẩu
vào thị trường EU và tránh được những rủi ro không đáng có thì cần
phải rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu để phòng
tránh và đặc biệt là có các biện pháp ứng phó phù hợp khi vụ kiện xảy
ra. Những kiến nghị, giải pháp được nêu ra trong bài được đúc kết từ
thực tiễn quá trình các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam tham gia
kháng kiện chính là những gợi ý cho các doanh nghiệp thuộc tất cả
các ngành hàng trong công tác dự phòng và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đến từ EU.



×