Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “ dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

PHẠM THỊ NGHĨA

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG
DẠY HỌC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”- VẬT LÍ 11
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

PHẠM THỊ NGHĨA

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG
DẠY HỌC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”- VẬT LÍ 11
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Vật lí
Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ DIỆU NGA


Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại
học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo, Các nhà khoa học trong và ngoài
trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập và triển khai nghiên cứu đề tài này, nhất là TS. Ngô Diệu Nga– ngƣời hƣớng dẫn
trực tiếp luận văn của tôi!
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng
THPT Liên Hà- huyện Đông Anh, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và dành thời gian
quý báu tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tƣ liệu, tham gia góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ!

TÁC GIẢ

PHẠM THỊ NGHĨA


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do tôi tự nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu ý
kiến của thầy hƣớng dẫn để hoàn thiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự
giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


PHẠM THỊ NGHĨA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................ 3
5.Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 5
8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 6
9. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG, SỬ
DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM BỒI DƢỠNG
NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ........................................................................ 7
1.1.Cơ sở lý luận về dạy giải bài tập vật lí ...................................................................... 7
1.1.1.Khái niệm bài tập vật lí ............................................................................................. 7
1.1.2.Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí. .......................................................................... 7
1.1.3. Phân loại bài tập vật lí .............................................................................................. 8
1.1.3.1. Phân loại bài tập theo nội dung ........................................................................... 9
1.1.3.2. Phân loại theo phƣơng thức cho điều kiện và phƣơng thức giải ................... 10
1.1.3.3. Phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tƣ duy .......................... 13
1.1.4. Phƣơng pháp giải bài tập vật lí ............................................................................. 14
1.1.5. Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí trong dạy học vật lí ..................................... 16
1.1.6. Hƣớng dẫn học sinh giải bài tập vật lí ................................................................. 17
1.1.6.1.Những công việc cần làm để hƣớng dẫn học sinh giải một bài tập vật lí cụ
thể ........................................................................................................................................ 17

1.1.6.2. Các kiểu hƣớng dẫn học sinh giải bài tập vật lí ............................................... 17
1.2. Cơ sở lí luận của quá trình tự học ............................................................................ 20
1.2.1. Khái niệm tự học .................................................................................................... 20


1.2.2. Vai trò của tự học ................................................................................................... 21
1.2.3. Các hình thức tự học .............................................................................................. 23
1.2.4. Năng lực tự học ....................................................................................................... 24
1.2.4.1. Khái niệm năng lực tự học ................................................................................. 24
1.2.4.2. Các thành phần của năng lực tự học ................................................................. 24
1.2.5. Biện pháp bồi dƣỡng năng lực tự học của học sinh trong dạy học .................. 25
1.2.5.1. Hƣớng dẫn cách lập kế hoạch học tập .............................................................. 25
1.2.5.2. Hƣớng dẫn cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học..................... 25
1.2.5.3. Hƣớng dẫn cách phân tích bài học .................................................................... 26
1.2.5.4. Hƣớng dẫn cách nghiên cứu khoa học .............................................................. 26
1.3.Thực tiễn về hoạt động tự học vật lí của học sinh và việc hƣớng dẫn tự học của
giáo viên ở một số trƣờng trung học phổ thông (THPT). ............................................. 27
1.3.1. Mục đích của việc điều tra: ................................................................................... 27
1.3.2. Đối tƣợng và Phƣơng pháp điều tra ..................................................................... 27
1.3.3.Kết quả điều tra ........................................................................................................ 27
1.3.2.1 Tình hình dạy giải bài tập:................................................................................... 28
1.3.2.2 Tình hình hoạt động giải bài tập của học sinh: ................................................. 28
1.3.2.3. Những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải bài tập “Dòng điện không
đổi”- Vật lí 11 .................................................................................................................... 28
1.3.2.4. Tình hình hoạt động tự học ................................................................................ 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 31
Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY
HỌC CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 .................................. 32
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC Ở HỌC SINH .................................... 32
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 .......... 32

2.2. Cấu trúc nội dung chƣơng “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.............................. 35
2.3. Mục tiêu dạy học chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 .............................. 36
2.3.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức ....................................... 36
2.3.2.Mục tiêu về kỹ năng ................................................................................................ 43


2.3.3. Mục tiêu thái độ ...................................................................................................... 44
2.3.4. Mục tiêu bồi dƣỡng năng lực ................................................................................ 45
2. 4. Hệ thống bài tập ........................................................................................................ 45
2.4.1. Nội dung1: Dòng điện không đổi – Nguồn điện - Một số loại nguồn điện.... 45
2.4.2. Nội dung2: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxơ.................... 47
2.4.3.Nội dung 3. Định luật Ôm toàn mạch.Định luật Ôm đối với các loại mạch điện
.Mắc các nguồn điện thành bộ. ........................................................................................ 50
2.4.3.1. Định luật Ôm cho mạch chỉ có điện trở thuần ................................................. 50
2.4.3.2. Định luật Ôm toàn mạch..................................................................................... 51
2.4.3.4. Bài tập tổng hợp, nâng cao ................................................................................. 56
2.4. Kế hoạch sử dụng bài tập nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học trong dạy học
chƣơng “Dòng điện không đổi” -Vật lí 11 ..................................................................... 59
2.5. Thiết kế phƣơng án dạy học chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 có sử
dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học. ...................... 60
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................. 76
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................... 77
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm........................................................................ 77
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................. 77
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 77
3.4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................ 78
3.4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................ 78
3.4.2.Diễn biến và đánh giá việc bồi dƣỡng năng lực tự học của học sinh trong quá
trình thực nghiệm sƣ phạm............................................................................................... 78
3.4.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. ................................................ 80

3.4.3.1. Mục đích kiểm tra ............................................................................................... 80
3.4.3.2. Hình thức kiểm tra............................................................................................... 80
3.4.3.3. Nội dung kiểm tra ................................................................................................ 80
3.4.3.4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ............................................................. 80
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................. 86


KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 90


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ . Phân loại bài tập vật lí [13] .............................................................................9
Sơ đồ cấu trúc nội dung của chƣơng “Dòng điện không đổi” ..................................36
Bảng 2.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức ...............................37
Bảng 2.2. Kế hoạch sử dụng bài tập nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học trong dạy học
chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 ...............................................................59
Bảng 1. Thống kê điểm ............................................................................................81
Bảng 2. Xử lí kết quả để tính các tham số ................................................................81
Bảng 3. Tổng hợp các tham số x , S2, S, V ..............................................................82
Bảng. Tính tần suất i và tần suất luỹ tích hội tụ lùi



i

......................................82

i


Hình 2: Đồ thị đƣờng phân bố tần số luỹ tích ( hội tụ lùi ) .......................................83


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời đang bƣớc vào những năm đầu của thế kỉ 21, ở giai đoạn mà cuộc
cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển một cách vƣợt bậc. Đi cùng với sự
phát triển đó là lƣợng tri thức mới khổng lồ liên tục đƣợc bổ sung vào kho tàng tri
thức nhân loại. Với lƣợng tri thức đó con ngƣời ngày nay không thể nào nắm bắt hết
đƣợc, do đó vấn đề không phải ở chỗ một ngƣời có thể nhớ đƣợc lƣợng kiến thức
bao nhiêu mà là ngƣời đó phải có những năng lực gì để có thể giải quyết tốt hầu hết
các yêu cầu vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện nay. Điều đó tác động mạnh mẽ
đến giáo dục đào tạo, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải có sự đổi mới sâu sắc, toàn diện
để có thể đáp ứng xu thế phát triển mới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho
nền giáo dục Việt Nam..
Một trong những nội dung chính của mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay là
chú trọng phát triển các năng lực, phát huy tính tích cực, tự giác chủ động , sáng tạo
ở học sinh (HS). Điều đó đƣợc khẳng định trong Chiến lƣợc giáo dục 2011-2020,
ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ/TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự
học của người học…
Để quá trình dạy học vật lý ở trƣờng phổ thông đạt hiệu quả cao, phát huy
đƣợc tính tích cực và sáng tạo của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy
học thì việc giảng dạy bài tập vật lí (BTVL) ở trƣờng phổ thông phải có sự thay đổi,
nhất là về cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ (BTVL) cho học sinh làm việc. Nghiên
cứu thực tế việc giảng dạy BTVL ở các trƣờng phổ thông cho thấy cách làm việc
của thầy và trò xung quanh vấn đề giải bài tập vẫn còn mang nặng tính hình thức và

theo lối mòn: hết bài học, thầy cho một số bài tập, hôm sau chữa các bài tập đó...Vì
thế, không góp phần hình thành năng lực cho học. Thực ra thì cách thi hiện này
cũng sẽ đƣợc dần dần thay thế bằng những hình thức thi khác mà trong đó không có
những bài tập phức tạp, mang tính đánh đố. Tuy nhiên, không vì thế mà tác dụng


2

của BTVL lại mất đi mà ngƣợc lại, các thế mạnh của BTVL sẽ đƣợc phát huy nhiều
hơn, nếu nhƣ chúng ta có nhiều hình thức sử dụng BTVL trong dạy học vật lí phong
phú hơn, có tiêu chí hơn, nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo học tập, đạt hiệu
quả cao. Nếu đầu tƣ suy nghĩ, chúng ta có thể “phá vỡ lối mòn” lâu nay trong việc
sử dụng BTVL để có thể đạt đƣợc mục tiêu này.
Trong chƣơng trình vật lí lớp 11 thì chƣơng “Dòng điện không đổi” là chƣơng
quan trọng không những về mặt lí thuyết mà còn có ý nghĩa trong thực tế. Nhƣ vậy,
để việc dạy học chƣơng này có hiệu quả, ta cần có một sự nghiên cứu cặn kẽ về nội
dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy; trong đó, việc sử dụng đa dạng BT
trong dạy học vật lí là vấn đề mà chúng tôi hƣớng tới.
Chính vì lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập trong dạy học chương “ Dòng điện không đổi” vật lí 11 nhằm bồi dưỡng
năng lực tự học của học sinh”.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Ở Anh, vào những năm 1920 đã hình thành nhà trƣờng kiểu mới, khuyến khích
hoạt động tự quản của học sinh.
Ở Hoa Kì, từ năm 1970, gần 200 trƣờng dạy học thử nghiệm GV hƣớng dẫn
học sinh cách học, học sinh độc lập làm việc theo nhịp độ riêng phù hợp với nhận
thức của mình.
Hiện nay, đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động tự
học của học sinh đã đƣợc nhân rộng khắp thế giới.

2.2.Những vấn đề nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Việc tìm tòi nghiên cứu để có phƣơng pháp dạy học sinh tiếp nhận thông tin đã
có từ xa xƣa khi con ngƣời biết truyền đạt tri thức cho nhau. Cha ông ta đã có câu
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là nói về việc cần thiết của việc tự học.
Ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới trong phƣơng pháp dạy
học với từng môn học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, các nghiên cứu sinh và học viên cao


3

học quan tâm tới việc nghiên cứu hƣớng dẫn học sinh cách tự học: Nguyễn Thị Tân
với đề tài:Hƣớng dẫn học sinh tự học trong dạy học chƣơng “ Động học chất điểm
” Vật lí 10 nâng cao (Luận văn Thạc sĩ – ĐHSPHN2 - 2011). Nguyễn Thị Kim
Cƣơng với đề tài: Hƣớng dẫn học sinh tự học trong dạy học chƣơng “ Dòng điện
xoay chiều ” Vật lí 12 nâng cao (Luận văn Thạc sĩ – ĐHSPHN - 2010). Đoàn Thanh
Hà với đề tài “Xây dựng tài liệu và tổ chức hƣớng dẫn học sinh tự học theo môđun
trong dạy học chƣơng “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý lớp 12”( Luận văn Thạc sĩĐHGD- ĐHQGHN- 2012), Nguyễn Thị Vui với đề tài:“Biên soạn tài liệu và tổ
chức hƣớng dẫn học sinh tự học theo môđun trong dạy học chƣơng “Sóng ánh
sáng” Vật lí lớp 12 THPT” ( Luận văn Thạc sĩ- ĐHSPHN2- 2014), Nguyễn Thị
Nhung “Xây dựng tài liệu và tổ chức hƣớng dân tự học theo môđun phần “Động
lực học chất điểm” thuộc môn Vật lí đại cƣơng ở trƣờng Sĩ quan lục quân 1.”(
Luận văn Thạc sĩ- ĐHGD- ĐHQGHN- 2015), Nguyễn Thị C m Anh“ Biên soạn tài
liệu và hƣớng dẫn học sinh tự học theo môđun trong dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lí 10 ( Luận văn Thạc sĩ- ĐHSPHN2- 2016), Nguyễn Hồng Phƣớc “Xây dựng
tài liệu và tổ chức hƣớng dẫn học sinh Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tự học
theo môđun chƣơng “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 ” ( Luận văn Thạc sĩ- ĐHSPHN22016), Vũ Thị Mai Hƣơng “Xây dựng tài liệu và tổ chức hƣớng dẫn học sinh ở
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tự học theo môđun chƣơng “Động lực học chất
điểm”– Vật lí 10” ( Luận văn Thạc sĩ- ĐHSPHN2- 2016) ( Luận văn Thạc sĩĐHSPHN2- 2016)....
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, vận dụng cơ sở lí luận về hoạt động dạy giải bài tập vật lí phổ thông

và dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực để xây dựng hệ thống bài tập
chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 và đề xuất qui trình sử dụng nó trong dạy
học, nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học của học sinh
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật
lí 11 phù hợp với mục tiêu dạy học và thời gian dành cho mỗi chủ đề kiến thức vật


4

lí, đồng thời tổ chức hoạt động dạy giải hệ thống bài tập theo hƣớng bồi dƣỡng
năng lực của học sinh sẽ phát huy đƣợc hết các tác dụng của bài tập vật lí trong dạy
học vật lí, góp phần vào việc giúp học sinh không những chiếm lĩnh kiến thức mà
còn bồi dƣỡng đƣợc năng lực tự học.
5.Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lí luận về dạy giải bài tập vật lí phổ thông và dạy học theo định
hƣớng phát triển năng lực
- Các hoạt động dạy và học của GV và HS khi tiến hành dạy học chƣơng
“Dòng điện không đổi”- Vật lí 11
- Nội dung kiến thức chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11
- Mẫu khảo sát: Học sinh trƣờng THPT Liên Hà Đông Anh Hà Nội.
5.2.Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật
lí 11
và đề xuất qui trình sử dụng nó trong dạy học, nhằm bồi dƣỡng năng lực sáng tạo ở
học sinh
- Các nghiên cứu đƣợc tiến thực nghiệm ở lớp 11A6 và 11A7 trƣờng THPT
Liên Hà Đông Anh Hà Nội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lí luận về:
+ Cơ sở lý thuyết của quá trình tự học
+ Năng lực tự học
+ Một số hình thức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh
+ Cơ sở lí luận về dạy giải bài tập vật lí phổ thông
+ Chƣơng trình, sách giáo khoa về các nội dung kiến thức chƣơng “Dòng điện
không đổi”- Vật lí 11
- Nghiên cứu thực tiễn


5

+Điều tra về dạy học các kiến thức trong chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật
lí 11của một số trƣờng THPT.
+Thực tiễn về việc tự học của một số học sinh khi học trong chƣơng “Dòng
điện không đổi”- Vật lí 11
+ Xử lý kết quả và tìm hiểu nguyên nhân từ kết quả. Đề xuất biện pháp khắc
phục.
- Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11
- Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thệ thống bài tập đã biên soạn
- Thiết kế các phƣơng án dạy học chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 có
sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học của học
sinh.
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các phƣơng
án dạy học đã thiết kế.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về dạy giải bài tập vật lí phổ thông.
- Nghiên cứu lý luận về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực của học

sinh trong dạy học vật lí.Đặc biệt chú ý đến bồi dƣỡng năng lực tự học.
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình Vật lí phổ thông, đặc biệt chú ý đến
chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11
7.2. Phương pháp điều tra khảo sát
- Điều tra về thực trạng việc dạy giải bài tập vật lí phổ thông và việc bồi dƣỡng
năng lực tự học của học sinh thông qua hoạt động này.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sƣ phạm với hệ thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”Vật lí 11 đã xây dựng và quy trình sử dụng nó trong dạy học.
- Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm để rút ra kết luận cho vấn đề nghiên
cứu


6

8. Đóng góp của đề tài
- Trình bày có hệ thống và bổ sung những lý luận về dạy giải bài tập vật lí phổ
thông nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học của học sinh.
- Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11và
đề xuất qui trình sử dụng nó trong dạy học, nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học của
học sinh
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm các
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập
trong dạy học vật lí nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học của học sinh
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chƣơng “Dòng điện
không đổi”- Vật lí 11 nhằm bồi dƣỡng năng lực tự học ở học sinh
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.



7

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG, SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
1.1.Cơ sở lý luận về dạy giải bài tập vật lí
1.1.1.Khái niệm bài tập vật lí
Trong thực tế dạy học, ngƣời ta hay gọi một vấn đề, hay một câu hỏi cần đƣợc
giải đáp nhờ lập luận lôgic, suy luận toán học hay thực nghiệm vật lí trên cơ sở sử
dụng các định luật và các phƣơng pháp của Vật lí học là bài tập vật lí. [18]
Bài toán vật lí, hay đơn giản gọi là các bài tập vật lí, là một phần không thể
thiếu của quá trình dạy học vật lí vì nó cho phép hình thành và làm phong phú các
khái niệm vật lí, phát triển tƣ duy vật lí và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào
thực tiễn, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp.
1.1.2.Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí.
Mục tiêu của dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông là phải đảm bảo trang bị đầy
đủ cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, làm cho học sinh có
thể vận dụng những kiến thức đó để giải quyết nhiệm vụ học tập. Để đạt đƣợc
những nhiệm vụ trên đồi hỏi học sinh phải đƣợc rèn luyện một cách thƣờng xuyên,
kết hợp nhiều phƣơng pháp. Bài tập vật lí là một trong những phƣơng pháp đƣợc
vận dụng có hiệu quả trong dạy học vật lí. Nó có một tầm quan trọng đặc biệt góp
phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở phổ thông. [15]
Có thể nói, việc giải các bài tập vật lí đƣợc xem nhƣ mục đích, là phƣơng pháp
dạy học. Ngƣời ta ngày càng chú ý tăng cƣờng các bài tập vật lí vì chúng đóng vai
trò quan trọng trong dạy học và giáo dục học sinh.
Tùy thuộc vào những tình huống cụ thể, bài tập vật lí đƣợc sử dụng theo các
mục đích khác nhau.
- Bài tập vật lí có thể đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng tiện nghiện cứu tài liệu
mới khi trang bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội đƣợc

kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc


8

- Bài tập vật lí là một phƣơng tiện để học sinh rèn luyện khả năng vận dụng
kiến thức, liên hệ lí thuyết với thực tế, học tập với đời sống.
- Bài tập vật lí là một phƣơng tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn
luyện tƣ duy, bồi dƣỡng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.
- Bài tập vật lí là một phƣơng tiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học một
cách sinh động và có hiệu quả.
- Thông qua việc giải bài tập có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính
tốt nhƣ tinh thần tự lập, tính c n thận, tính kiên trì, tinh thần vƣợt khó.
- Bài tập vật lí là một phƣơng tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng
của học sinh một cách chính xác.
1.1.3. Phân loại bài tập vật lí
Số lƣợng các bài tập Vật lí sử dụng trong thực tiễn dạy học hiện nay rất lớn, vì
vậy cần có sự phân loại sao cho có tính tƣơng đối thống nhất về mặt lí luận cũng
nhƣ thực tiễn cho phép ngƣời dạy lựa chọn, sử dụng hợp lí các bài tập Vật lí trong
dạy học. Các bài tập vật lí khác nhau về nội dung, mục đích dạy học, vì vậy trong
dạy học vật lí có thể phân loại chúng theo các cơ sở : [13]
- Phân loại theo nội dung
- Phân loại theo phƣơng thức cho điều kiện và phƣơng thức giải.
- Phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tƣ duy sáng tạo của học
sinh.


9

BÀI TẬP VẬT LÍ


Bài
tập
theo
đề
tài
vật




Bài
tập
có nội
dung
cụ
thể
hoặc
trừu
tƣợng

Nhiệt

Bài
tập Kĩ
thuật
tổng
hợp

Điện


Phân loại theo phƣơng
thức cho điều kiện và
phƣơng thức giải

Phân loại
theo yêu cầu
phát triển tƣ
duy

Phân
loại theo
nội dung

Bài
tập

nội
dung
lịch
sử

Bài
tập
vật lí
vui

Bài
tập
luyệ n

tập

Bài
tập
sáng
tạo

Bài
tập
định
tính

Bài
tập
định
lƣợng

Bài tập
thí
nghiệm

Bài
tập
đồ
thị

Trắc
nghiêm
khách
quan


Quang

Sơ đồ … Phân loại bài tập vật lí [13]
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, các phƣơng án phân loại nhƣ trên không hoàn toàn
tách biệt, một bài tập cụ thể có thể đồng thời thuộc một vài nhóm khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại bài tập theo nội dung
Nên chia các bài tập theo các đề tài của tài liệu vật lí của chúng. Theo đó,
ngƣời ta phân thành các bài tập về Cơ học, Vật lí phân tử, Điện học...sự phân chia
này mang tính quy ƣớc, bởi vì kiến thức sử dụng trong giả thiết một bài tập thƣờng
không phải chỉ lấy trong một chƣơng mà có thể lấy từ những chƣơng, những phần
vật lí khác nhau trong chƣơng trình vật lí đã học.
Theo nội dung, bài tập vật lí cũng có thể phân chia thành các bài tập có nội
dung trừu tƣợng và bài tập có nội dung cụ thể. Ở các bài tập có nội dung trừu tƣợng,


10

các dữ kiện đều cho dƣới dạng các kí hiệu, lời giải cũng sẽ biểu diễn dƣới dạng một
công thức chứa đựng n số và dữ kiện đã cho.
Ngƣợc lại, với các bài tập có nội dung cụ thể, các dữ kiện đều cho dƣới
dạng các con số cụ thể. Ƣu điểm của bài tập trừu tƣợng là nhấn mạnh bản chất vật lí
của hiện tƣợng mô tả trong bài tập, còn ƣu điểm của các bài tập cụ thể mang đặc
trƣng trực quan gắn liền với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của học sinh.
Các bài tập mà nội dung chứa đựng những tài liệu về kĩ thuật, về sản xuất
công nông nghiệp về giao thông liên lạc gọi là những bài tập có nội dung kĩ thuật
tổng hợp.
Bài tập có nội dung lịch sử: đó là những bài tập chứa đựng những kiến
thức có đặc điểm lịch sử : những dữ liệu về các thí nghiệm vật lí , về những phát
minh sáng chế hoặc về những câu chuyện có tính chất lịch sử.

Ngoài ra, để phát triển và duy trì hứng thú học vật lí, ngƣời ta thƣờng sử
dụng các bài tập vật lí vui làm cho bài học sinh động. Trong các bài tập nhƣ vậy các
điều kiện của bài tập thƣờng chứa đựng các yếu tố nghịch lí hoặc gây trí tò mò ở
học sinh.
1.1.3.2. Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải
Theo đó, ngƣời ta sẽ phân ra thành các dạng: bài tập định tính, bài tập định
lƣợng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị, bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Bài tập định tính: Có hai loại bài tập định tính là: Giải thích hiện tƣợng và
dự đoán hiện tƣợng.
+ Giải thích hiện tƣợng thực chất là cho biết một hiện tƣợng và lí giải xem vì
sao hiện tƣợng lại xảy ra nhƣ thế. Trong các bài tập này, bắt buộc phải thiết lập
đƣợc mối quan hệ giữa hiện tƣợng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay với
một số định luật vật lí. Thực hiện phép suy luận logic luận ba đoạn trong đó tiền đề
thứ nhất là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lí tổng quát, tiền đề thứ
hai là những điều kiện cụ thể,kết luận về hiện tƣợng đƣợc nêu ra.
+ Dự đoán hiện tƣợng thực chất là căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đề
bài, xác định những định luật chi phối hiện tƣợng và dự đoán đƣợc hiện tƣợng gì


11

xảy ra và xảy ra thế nào. Ta thực hiện suy luận lôgic,thiết lập luận ba đoạn, trong đó
ta mới biết tiền đề thứ hai( phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiền đề thứ
nhất( phán đoán khẳng định chung) và kết luận (phán đoán khẳng định riêng).
Trong trƣờng hợp hiện tƣợng xảy ra phức tạp, ta phải xây dựng một chuỗi luận ba
đoạn liên tiếp ứng với các giai đoạn diễn biến của hiện tƣợng.
- Bài tập định lƣợng (bài tập tính toán): Đó là các bài tập khi giải phải sử dụng
các phƣơng pháp Toán học (dựa trên các định luật và quy tắc, thuyết Vật lí). Đây là
dạng bài tập sử dụng rộng rãi, thƣờng đƣợc soạn thảo cho chƣơng trình Vật lí phổ
thông. Các bài tập này có thể giải trên lớp, trong giờ luyện tập, giao về nhà cho học

sinh tập vận dụng kiến thức (sau đó có sự kiểm tra của giáo viên). Dạng bài tập này
có ƣu điểm lớn là làm sâu sắc các kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh
vận dụng phƣơng pháp nhận thức đặc thù của Vật lí đặc biệt phƣơng pháp suy luận
Toán. Tuỳ theo phƣơng pháp toán học đƣợc vận dụng, bài tập tính toán đƣợc quy về
các bài tập số học, đại số và hình học.

Tuỳ theo phƣơng pháp Toán học đƣợc vận

dụng, bài tập tính toán đƣợc quy về các bài tập số học, đại số và hình học.
+ Phương pháp số học: Phƣơng pháp giải chủ yếu là tác động lên các con số
hoặc các biểu diễn chữ mà không cần thành lập phƣơng trình để tìm ra n số.
+ Phương pháp đại số: Dựa trên các công thức Vật lí, lập các phƣơng trình từ
đó giải chúng để tìm ra n số.
+ Phương pháp hình học: Khi giải dựa vào hình dạng của đối lƣợng, các dữ
liệu cho theo hình vẽ để vận dụng quy tắc hình học hoặc lƣợng giác.
Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp đại số là phƣơng pháp phổ biến nhất,
quan trọng hơn cả vì vậy cần thƣờng xuyên quan tâm rèn luyện cho học sinh.
Khi giải các bài tập tính toán ngƣời ta còn sử dụng thủ pháp logic khác nhau,
cũng có thể coi là phƣơng pháp giải: đó là phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp
tổng hợp.
+Phương pháp phân tích:
* Tìm một định luật, một qui tắc diễn đạt bằng một công thức có chứa
đại lƣợng cần tìm và một vài đại lƣợng khác chƣa biết.


12

* Tiếp tục tìm những định luật, công thức khác cho biết mối quan hệ
giữa đại lƣợng chƣa biết này với các đại lƣợng đã biết trong đề bài. Cuối cùng tìm
đƣợc một công thức chỉ chứa đại lƣợng cấn tìm với đại lƣợng đã biết. [15]

+ Phƣơng pháp tổng hợp
* Từ những đại lƣợng đã cho ở đề bài. Dựa vào các định luật,qui tắc vật
lí,tìm những công thức có chứa đại lƣợng đã cho với các đại lƣợng trung gian mà ta
dự kiến có liên quan đến đại lƣợng cần tìm.
*Suy luận toán học, đƣa đến công thức chỉ chứa đại lƣợng phải tìm với các
đại lƣợng đã cho. [15]
Hai phƣơng pháp trên đều có giá trị nhƣ nhau, chúng bổ sung cho nhau.
Phƣơng pháp phân tích nếu tìm đƣợc công thức đúng thì nhanh chóng hƣớng tới kết
quả bài toán. Tuy nhiên, học sinh không tập trung chú ý nhiều vào các giai đoạn
trung gian, điều đó nói chung là không có lợi, đặc biệt đối với học sinh yếu, họ sẽ
nắm bản chất Vật lí kém sâu sắc hơn. Phƣơng pháp tổng hợp cho phép đi sâu vào
các giai đoạn trung gian, học sinh chú ý hơn tới bản chất Vật lí và mối liên hệ giữa
các đại lƣợng và hiện tƣợng. Phƣơng pháp tổng hợp giống nhƣ phƣơng pháp " thử "
và “ sai ” nên gần với tƣ duy trực quan, cụ thể của học sinh. Trong khi phƣơng pháp
phân tích đòi hỏi cao hơn về mức độ tƣ duy logic và chu n bị Toán học. Vì vậy căn
cứ vào đối tƣợng học sinh, mục đích dạy học, giáo viên nên sử dụng hợp lí các
phƣơng pháp này. Trong những bài tập tính toán tổng hợp, hiện tƣợng xảy ra do
nhiều nguyên nhân, trải qua nhiều giai đoạn, khi xây dựng lập luận có thể phối hợp
hai phƣơng pháp.
- Bài tập thí nghiệm: là loại bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm
chứng lời giải bằng lí thuyết hoặc tìm những số liệu cần thiết cho bài tập. Bài tập thí
nghiệm có nhiều tác dụng về mặt giáo dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn : trong các bài tập thí nghiệm thì
thí nghiệm chỉ cho các số liệu để giải bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tƣợng
lại xảy ra nhƣ thế, cho nên phần vận dụng các định luật vật lý để lý giải các hiện
tƣợng mới là nội dung chính của bài tập thí nghiệm.


13


- Bài tập đồ thị : là bài tập trong đó các số liệu đƣợc dùng làm dữ kiện để
giải phải tìm trong đồ thị đã cho trƣớc hoặc ngƣợc lại. Bài tập đòi hỏi học sinh phải
biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tƣợng đã nêu trong bài tập. Bài tập đồ thị có
tác dụng rèn luyện kĩ năng đọc, vẽ đồ thị và mối quan hệ hàm số giữa các đại lƣợng
mô tả trong đồ thị.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan: bài tập dạng trắc nghiệm khách quan
thƣờng dùng để học sinh luyện tập, tự kiểm tra kiến thức của bản thân. Đồng thời ,
nó là phƣơng tiện kiểm tra kiến thức của ngƣời học trong phạm vi rộng, số lƣợng
ngƣời đƣợc kiểm tra nhiều, kết quả thu đƣợc khách quan không phụ thuộc ngƣời
chấm. Bài tập dạng này yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu và vận dụng đồng thời rất
nhiều các kiến thức liên quan.
1.1.3.3. Phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tư duy
-Bài tập luyện tập: là loại bài tập dùng để rèn luyện cho học sinh áp dụng
đƣợc những kiến thức xác định để giải từng bài tập theo mẫu xác định. Ở đó không
đòi hỏi học sinh phải tƣ duy sáng tạo mà chủ yếu để cho học sinh luyện tập, nắm
vững cách giải đối với một loại bài tập đã đƣợc chỉ dẫn.
-Bài tập sáng tạo: Bài tập sáng tạo là bài tập mà giả thuyết không có thông tin
đầy đủ liên quan đến hiện tƣợng vật lý; có những đại lƣợng vật lý đƣợc n giấu;
điều kiện bài tập không chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp và gián tiếp về angôrit giải hay
kiến thức vật lý cần sử dụng. Giải bài tập sáng tạo đòi hỏi HS phải nhạy bén trong
tƣ duy, độc đáo và sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề với những tình huống mới
để phát hiện điều mới về kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ ứng xử mới, về những điều
chƣa biết, chƣa có. Đặc biệt bài tập sáng tạo yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá
theo ý kiến riêng của bản thân HS.
Theo Ra-zu-mốp-xki, bài tập sáng tạo đƣợc chia thành hai loại: Bài tập nghiên
cứu: (Trả lời câu hỏi “tại sao”?) và bài tập thiết kế (trả lời câu hỏi: “làm thế nào?”).
Trong bài tập thiết kế đòi hỏi phải đề xuất một thiết bị để thỏa mãn yêu cầu tạo ra
một hiện tƣợng vật lý nào đó. Trong bài tập nghiên cứu để giải thích một hiện tƣợng
mới gặp nào đó.



14

Ngoài ra, bài tập sáng tạo còn đƣợc hiểu là bài tập có nhiều cách giải.
1.1.4. Phương pháp giải bài tập vật lí
Quá trình giải một bài tập vật lí thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài
tập, xem xét hiện tƣợng vật lí, xác lập đƣợc những mối liên hệ cụ thể dựa trên sự
vận dụng kiến thức vật lí vào điều kiện cụ thể của bài tập đã cho. Từ đó tính toán
những mối liên hệ đã xác lập đƣợc để dẫn đến lời giải và kết luận chính xác.
Bài tập vật lí rất đa dạng, cho nên phƣơng pháp giải cũng rất phong phú. Vì
vậy không thể chỉ ra đƣợc một phƣơng pháp nào cụ thể mà có thể áp dụng để giải
đƣợc tất cả bài tập. Song trong thực tế ngƣời ta cũng thừa nhận một quan điểm
chung về quá trình giải một bài tập Vật lí. Theo quan điểm đó, ngƣời thầy giáo
không chỉ đơn giản trình bày cách giải cho học sinh mà phải thực hiện nhiệm vụ
giáo dục, giáo dƣỡng học sinh trong quá trình giải bài tập, cần phải dạy học sinh tự
lực giải đƣợc bài tập Vật lí. Vì vậy sau mỗi chƣơng, mỗi phần của chƣơng trình Vật
lí, giáo viên trình bày cách giải mẫu mỗi loại bài, hình thành cho học sinh thói quen
phân tích đúng bài toán, ghi chép và tính toán một cách hợp lí, rèn luyện tƣ duy
logic. Quá trình giải một bài tập Vật lí, đặc biệt là giải một bài tập phức tạp, có thể
trải qua các bƣớc chính sau: [13 ]
Bước 1. Tìm hiểu đề bài
- Đọc đúng đề bài.
- Mô tả hiện tƣợng vật lí nêu trong đề bài ( có thể vẽ hình minh họa). Nếu đề bài
yêu cầu, thì phải làm thí nghiệm hoặc vẽ đồ thị để thu đƣợc dữ kiện (trong trƣờng
hợp bài tập thí nghiệm hoặc bài tập đồ thị).
- Xác định xem trong lớp hiện tƣợng vật lí đã cho có những đại lƣợng vật lí
nào đã biết, đại lƣợng nào cần tìm
Bước 2. Xây dựng lập luận
* Xây dựng lập luận trong giải bài tập định tính.
- Xây dựng lập luận trong giải bài tập giải thích hiện tƣợng

+ Giải thích hiện tƣợng thực chất là cho biết một hiện tƣợng và lí giải xem vì
sao hiện tƣợng lại xảy ra nhƣ thế.


15

+ Trong các bài tập này, bắt buộc phải thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa hiện
tƣợng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay với một số định luật vật lí.
+ Thực hiện phép suy luận lôgic,luận ba đoạn trong đó tiền đề thứ nhất là một
đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lí tổng quát, tiền đề thứ hai là những
điều kiện cụ thể,kết luận về hiện tƣợng đƣợc nêu ra.
- Xây dựng lập luận trong giải bài tập dự đoán hiện tƣợng
+ Dự đoán hiện tƣợng thực chất là căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đề
bài, xác định những định luật chi phối hiện tƣợng và dự đoán đƣợc hiện tƣợng gì
xảy ra và xảy ra thế nào.
+ Ta thực hiện suy luận lôgic,thiết lập luận ba đoạn, trong đó ta mới biết tiền
đề thứ hai( phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiền đề thứ nhất( phán đoán
khẳng định chung) và kết luận (phán đoán khẳng định riêng)
+ Trong trƣờng hợp hiện tƣợng xảy ra phức tạp, ta phải xây dựng một chuỗi
luận ba đoạn liên tiếp ứng với các giai đoạn diễn biến của hiện tƣợng
* Xây dựng lập luận trong bài toán định lƣợng
- Phƣơng pháp phân tích
+ Tìm một định luật, một qui tắc diễn đạt bằng một công thức có chứa đại
lƣợng cần tìm và một vài đại lƣợng khác chƣa biết.
+ Tiếp tục tìm những định luật, công thức khác cho biết mối quan hệ giữa
đại lƣợng chƣa biết này với các đại lƣợng đã biết trong đề bài. Cuối cùng tìm đƣợc
một công thức chỉ chứa đại lƣợng cấn tìm với đại lƣợng đã biết
- Phƣơng pháp tổng hợp
+ Từ những đại lƣợng đã cho ở đề bài. Dựa vào các định luật,qui tắc vật
lí,tìm những công thức có chứa đại lƣợng đã cho với các đại lƣợng trung gian mà ta

dự kiến có liên quan đến đại lƣợng cần tìm.
+Suy luận toán học, đƣa đến công thức chỉ chứa đại lƣợng phải tìm với các
đại lƣợng đã cho.
Bước 3. Luận giải rút ra kết quả cần tìm.
Từ các mối liên hệ cơ bản đã xác lập, tiếp tục luận giải, rút ra kết quả cần tìm.


16

Bước 4. Kiểm tra và biện luận kết quả.
Để có thể xác nhận kết quả vừa tìm đƣợc cần kiểm tra lại việc giải theo một hoặc
một số cách sau:
- Kiểm tra xem đã trả lời hết các câu hỏi chƣa, đã xét hết các trƣờng hợp chƣa.
- Kiểm tra tính toán có đúng không?
- Kiểm tra thứ nguyên của các đại lƣợng có phù hợp không?
- Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không?
- Giải bài tập theo cách khác xem có cho cùng kết quả không?
Hoạt động giải bài tập trong thực tế có khi không thấy tách bạch rõ bƣớc thứ ba
với bƣớc thứ hai. Có thể, sau khi xác lập đƣợc một mối liên hệ vật lí cụ thể nào đó
ngƣời ta thực hiện ngay sự luận giải với mối liên hệ đó (biến đổi phƣơng trình đó)
rồi tiếp sau đó mới lại xác lập một mối liên hệ vật lí khác. Có nghĩa là, các bƣớc có
mối liên hệ xen kẽ trong quá trình giải bài tập, vận dụng kiến thức vật lí vào điều
kiện cụ thể của bài tập để xác lập một mối liên hệ cụ thể, và việc luận giải tiếp theo
với mối liên hệ đã xác lập.
1.1.5. Lựa chọn và sử dụng bài tập vật lí trong dạy học vật lí
- Căn cứ để lựa chọn BTVL
+ Mục đích sử dụng
+Trình độ xuất phát của học sinh.
+ Thời gian cho phép sử dụng
- Cần dự tính kế hoạch về việc sử dụng BTVL trong dạy học, với từng đề tài,

từng tiết học. Trƣớc hết cần xác định mục đích sử dụng bài tập. Các mục đích có
thể là
+ Dùng bài tập làm xuất hiện vấn đề trong các tiết nghiên cứu tài liệu mới.
+ Dùng bài tập hình thành kiến thức mới.
+ Dùng bài tập để củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức lí thuyết đã
học.
+ Lựa chọn bài tập điển hình nhằm hƣớng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã
học để giải, từ đó hình thành phƣơng pháp giải chung cho mỗi loại bài tập đó.


×