Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề Và Đáp Án Mẫu Kiểm Tra Kết Quả Tập Sự Hành Nghề Luật Sư Đợt 2 Năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.03 KB, 20 trang )

ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
ĐỢT II NĂM 2017

ĐỀ KIỂM TRA VIẾT
Môn: Kỹ năng hành nghề luật sư
Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút

Câu 1 (Phần chung cho tất cả các thí sinh): 5,0 điểm
Căn nhà cấp 4 rộng 120 m2 tọa lạc trên lô đất rộng 150 m2 tại số 100
đường HB, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được UBND thành phố
Tuy Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất đứng tên ông V và bà T. Căn nhà này vợ chồng
ông V, bà T mua của bà S từ đầu năm 2012 với giá 2,5 tỷ đồng, sau đó
ông bà bỏ tiền sửa chữa hết 100 triệu đồng.
Giữa năm 2016, bà D (chị ruột bà T) là người Việt Nam định cư tại
Nhật Bản, trực tiếp về Việt Nam nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải
quyết tuyên hủy giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất đứng tên ông V, bà T; buộc vợ chồng ông V, bà T
phải giao trả cho bà D nhà đất nói trên. Lý do: ông V, bà T chỉ là người
đứng tên giùm cho bà D trong hợp đồng mua bán nhà cũng như giấy
chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, còn
toàn bộ tiền mua nhà, đất là do bà D gửi từ Nhật Bản về cho bà T nhận
để thanh toán cho bà S. Đối với phần ông V, bà T sửa chữa nhà, bà D
1


đồng ý số tiền sửa chữa hết 100 triệu đồng, nhưng do ông V, bà T khi sửa
chữa không xin ý kiến của bà nên ông V, bà T phải tự chịu phần chi phí
sửa chữa này. Bà D xuất trình giấy xác nhận có chữ ký của ông V, bà T
lập ngày 15/10/2012 với nội dung ông V, bà T xác nhận nhà đất nói trên
là của bà D bỏ tiền ra mua, ông bà chỉ đứng tên giùm cho bà D trong hợp


đồng mua bán nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi bà D yêu
cầu giao trả nhà đất này thì ông V, bà T sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu
của bà D. Giấy xác nhận này không có công chứng, chứng thực.
Tại các bản tự khai và biên bản hòa giải, ông V, bà T đều khẳng định
nhà đất nói trên là của ông bà. Ông bà đã trực tiếp ký hợp đồng với bà S,
thanh toán tiền đầy đủ và đã được UBND thành phố Tuy Hòa cấp giấy
chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Ông bà thừa nhận chữ ký trong giấy xác nhận mà bà D xuất trình cho
Tòa án đúng là chữ ký của ông bà, nhưng ông bà ký là do bị bà D lừa
dối. Cụ thể: bà D đang làm thủ tục bảo lãnh cho con trai của ông bà là
anh P sang định cư ở Nhật Bản, bà D yêu cầu ông bà ký giấy xác nhận
nói trên để bà D chứng minh với cơ quan có thẩm quyền ở Nhật Bản là
bà D có đủ năng lực tài chính bảo lãnh cho con trai ông bà. Ông V, bà T
đề nghị Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà D; công nhận nhà
đất nói trên là thuộc quyền sở hữu của ông bà.
Hội đồng định giá tài sản định giá nhà, đất tranh chấp trị giá 3,5 tỷ
đồng.
Hỏi:
1.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này. Giải thích tại sao?
2


2.

Với tư cách luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà D:

a)


Anh/Chị tư vấn cho bà D cần thu thập, cung cấp thêm những tài liệu,
chứng cứ gì?

b)

Tại sao cần phải thu thập, cung cấp những tài liệu, chứng cứ đó?

3.

Tình tiết bổ sung:
Bà D đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ mà Anh/Chị đã tư vấn
và đã giao nộp cho Tòa án.
Anh/Chị hãy nêu tóm tắt luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà D
tại phiên tòa sơ thẩm.

4.

Theo Anh/Chị, trong vụ án này quyền lợi của ông V, bà T được giải
quyết như thế nào?
Câu 2 (Phần tự chọn, thí sinh chọn 01 trong 02 đề sau): 5,0 điểm
Đề số 1:
21h30 ngày 16/7/2015, Dư Quốc Thông (sinh năm 1982) về nhà gặp
mẹ là bà Dương Thị Kim để xin tiền tiêu xài. Do không xin được tiền,
Thông đã đập phá tài sản của bà Kim, làm vỡ nhiều cửa kính khiến mọi
người bỏ chạy. Khi mọi người chạy hết ra bên ngoài, Thông liền leo lên
xe máy của chị Dư Thị Kiều (chị gái của Thông) dựng ở phòng khách nổ
máy phóng ra cửa sau. Sau đó, Thông đã đem xe máy cho người bạn tên
là Lộc (không xác định được lai lịch) mượn đến nay chưa thu hồi được.
Theo lời khai của chị Kiều thì chị mua xe máy vào tháng 7/2014 với
giá là 20 triệu đồng đến nay xe còn khoảng 80% giá trị. Về tài sản mà

3


Thông đã đập phá gồm 1 chiếc tivi LG 24 inch, gia đình chị Kiều mua từ
năm 2009 với giá 3 triệu đồng; một bộ ấm chén, 01 phích nước Rạng
Đông; đập vỡ toàn bộ cửa kính của tủ tường cũng như kính cửa sổ ở
phòng khách. Bà Kim và chị Kiều không yêu cầu bồi thường.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
Dư Quốc Thông về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 143 và tội
Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS.
Viện kiểm sát đã ra Cáo trạng truy tố Dư Quốc Thông theo tội danh
và điều khoản mà Cơ quan điều tra đã khởi tố, đồng thời chuyển hồ sơ
sang Tòa án có thẩm quyền.
Anh/Chị là luật sư của Dư Quốc Thông.
Câu hỏi 1: Khi gặp Thông lần đầu tiên trong trại tạm giam, anh (chị)
sẽ trao đổi với Thông những vấn đề gì?
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy dự kiến kế hoạch hỏi của luât sư tại phiên tòa
sơ thẩm?
Tình tiết bổ sung
Theo các tài liệu về nhân thân của Dư Quốc Thông có trong hồ sơ thì:
-

28/8/1998, Thông bị đưa đi trường giáo dưỡng theo quyết định của
UBND thành phố H.

-

10/4/2003, Thông bị Tòa án thành phố H xử phạt 18 tháng tù về tội “Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”;


-

10/10/2003, bị Tòa án thành phố H xử phạt 36 tháng tù về tội “Trộm cắp
tài sản”;
4


Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan
điểm truy tố Dư Quốc Thông về tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều
143 và tội Cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS. Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố tại phiên tòa cho rằng việc Thông lấy xe đi ra
khỏi nhà sau khi buộc mọi người phải ra ngoài là hành vi dùng thủ đoạn
làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để
chiếm đoạt tài sản nên đã cấu thành tội cướp tài sản.
Câu hỏi 3: Anh/Chị hãy trình bày những điểm chính trong bản luận
cứ bào chữa cho Dư Quốc Thông tại phiên tòa sơ thẩm?
Đề số 2.
Tình huống: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quốc Tế (“Công
Ty”) là một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được
thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp do Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 01/08/2015. Công ty có vốn điều
lệ là 1 tỷ đồng, đã được hai thành viên góp vốn là cá nhân Việt Nam góp
đầy đủ với tỷ lệ cụ thể như sau: Bà Nguyễn Thị H (“Bà H”) góp 300
triệu đồng (chiếm 30% vốn điều lệ của Công Ty); và Ông Hoàng Văn C
(“Ông C”) góp 700 triệu đồng (chiếm 70% vốn điều lệ của Công Ty).
Công Ty đã đăng ký các ngành nghề kinh doanh sau trên Cổng Thông tin
Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia: (i) hoạt động tư vấn quản lý (Mã
ngành: 7020); (ii) bán buôn hàng vải, hàng may sẵn, giày dép (Mã
ngành: 4641). Tuy nhiên, trên thực tế Công Ty chỉ thực hiện hoạt động tư

vấn quản lý.
5


Ông C dự kiến chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại
Công ty cho một nhà đầu tư nước ngoài là công ty được thành lập tại
Nhật Bản (“Nhà Đầu Tư Nhật Bản”). Sau khi hoàn tất việc chuyển
nhượng, Công Ty sẽ có hai thành viên góp vốn là Nhà Đầu Tư Nhật Bản
(nắm giữ 70% vốn điều lệ của Công Ty) và Bà H (nắm giữ 30% vốn điều
lệ của Công Ty). Giả thiết là những ngành nghề kinh doanh nói trên của
Công ty A không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy tư vấn cho Nhà Đầu Tư Nhật Bản về các
thủ tục để Nhà Đầu Tư Nhật Bản được nhận chuyển nhượng quyền sở
hữu 70% vốn điều lệ từ Ông C theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và
các văn bản hướng dẫn thi hành của hai luật này.
Tình tiết bổ sung 1: Sau khi Nhà Đầu Tư Nhật Bản sở hữu 70% vốn
điều lệ trong Công Ty, Công Ty dự kiến mở rộng kinh doanh sang lĩnh
vực mới là “kinh doanh và vận hành chuỗi cửa hàng cà phê và ăn uống”
tại hai thành phố lớn là Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh theo hình
thức nhận nhượng quyền thương mại từ tập đoàn hàng đầu của Mỹ với
thương hiệu “New Star” (“Tập Đoàn New Star”).
Công Ty (“Bên Nhận Nhượng Quyền”) và Tập Đoàn New Star
(“Bên Nhượng Quyền”) đã ký Hợp đồng nhượng quyền (“Hợp Đồng
Nhượng Quyền”) vào tháng 6/2016 trong đó có một số điều khoản quy
định như sau:
(i) Nếu Bên Nhận Nhượng Quyền vi phạm bất kỳ điều khoản nào
trong Hợp Đồng Nhượng Quyền thì Bên Nhận Nhượng Quyền phải bồi
thường mọi thiệt hại mà Bên Nhượng Quyền gánh chịu (bao gồm cả thiệt
6



hại trực tiếp và gián tiếp) cho bên nhượng quyền theo quy định của Luật
Thương mại Việt Nam;
(ii) Hợp Đồng Nhượng Quyền được giải thích và điều chỉnh bởi
pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy
định thì áp dụng Luật Singapore.
(iii) Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết giữ bí mật toàn
bộ thông tin liên quan đến Hợp Đồng Nhượng Quyền trong suốt thời hạn
của Hợp Đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm
dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền; và
(iv) Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết không được làm
việc cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của Tập Đoàn New Star tại thị
trường Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền và
trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền.
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy nhận định về hiệu lực pháp lý và khả năng
thi hành của các điều khoản trên của Hợp Đồng Nhượng Quyền.
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật)

7


ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (Phần chung cho tất cả các thí sinh): 5,0 điểm
1. (1,0 điểm)
- Thẩm quyền giải quyết vụ án: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên. (0,25
điểm)
- Giải thích:
+ Hướng 1: Bà D là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên đây là
vụ án có đương sự ở nước ngoài (0,25 điểm). Theo quy định tại khoản 3

Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 (0,25 điểm); điểm b
khoản 1 Điều 7 NQ số 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC thì vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (0,25
điểm).
+ Hướng 2: Trong vụ án này, bà D có yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mà UBND thành phố Tuy Hòa đã cấp cho ông V,
bà T (0,25 điểm). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015
(0,25 điểm); khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015, vụ án thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (0,25 điểm).
(Thí sinh chỉ cần giải thích 1 trong 2 hướng đều được điểm theo
đáp án)

2. (1,50 điểm)
8


a)

Tư vấn cho bà D cần thu thập, cung cấp thêm những tài liệu, chứng cứ
sau:
- Các chứng từ chuyển tiền từ Nhật Bản về cho bà T. (0,25 điểm)
- Lời khai, xác nhận của những người biết việc ông V, bà T đứng
tên giùm giấy tờ nhà đất cho bà D (nếu có) và yêu cầu Tòa án triệu tập
những người này tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người làm
chứng. (0,25 điểm)
- Tài liệu chứng minh bà D thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 5 NĐ 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định
cho tiết Luật Nhà ở 2014: (0,50 điểm)
+ Có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ
quan xuất nhập cảnh;

+ Có hộ chiếu nước ngoài còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh của cơ
quan xuất nhập cảnh kèm giấy tờ chứng minh còn quốc tịch VN hoặc
giấy tờ xác nhận là người gốc VN.
(Lưu ý: chỉ cần nêu một trường hợp là được điểm theo đáp án).

b)

Lý do cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ trên:
- Nhằm xác định việc bà D gửi tiền về cho bà T để mua nhà đất và
nhờ ông V, bà T đứng tên là sự thật. (0,25 điểm)
- Chứng minh bà D có đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam. (0,25 điểm).
9


3. (2,0 điểm)
Tóm tắt luận cứ:
- Khẳng định việc bà D gửi tiền về VN nhờ ông V, bà T mua nhà và
đứng tên trên giấy tờ nhà đất là có căn cứ. (0,25 điểm)
Chứng minh: Giấy xác nhận của ông V, bà T ký ngày 15/10/2012
trong đó ông bà thừa nhận đứng tên giùm nhà đất cho bà D và tiền mua
nhà là của bà D gửi về; Các chứng từ bà D gửi tiền về VN cho bà T; Lời
khai xác nhận của một số người biết việc ông V, bà T đứng tên giùm nhà
đất cho bà D. (0,25 điểm)
-

Phản bác lời khai của ông V, bà T về việc ông bà ký giấy xác nhận ngày
15/10/2012 là do bị lừa dối. (0,25 điểm)
Lập luận phản bác:
+ Ông V, bà T không có bất cứ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh

mình bị lừa dối. (0,25 điểm)
+ Ông V, bà T khai bà D cần ông bà xác nhận nhà đất của bà D để
chứng minh khả năng tài chính trong hồ sơ bảo lãnh cho con ông bà là
hoàn toàn vô lý, vì bà D không hề bảo lãnh cho con của ông V, bà T sang
Nhật Bản. (0,25 điểm)

-

Chứng minh bà D có đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
(nói rõ bà D thuộc một trong hai trường hợp sau): (0,25 điểm)
10


+ Mang hộ chiếu VN có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập
cảnh; hoặc
+ Mang hộ chiếu nước ngoài còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh của
cơ quan xuất nhập cảnh kèm giấy tờ chứng minh còn quốc tịch VN hoặc
giấy tờ xác nhận là người gốc VN.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014, Khoản 2 Điều 5 Nghị
định số 99/2015/NĐ - CP ngày 20/10/2015, bà D được quyền sở hữu nhà
ở tại VN. (0,25 điểm)
-

Đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà D: (0,25 điểm)
+ Tuyên hủy Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất đứng tên ông V, bà T;
+ Buộc ông V, bà T phải giao trả nhà đất nói trên cho bà D;
+ Bà D được quyền đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và các tài sản khác gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền đối với
nhà đất nêu trên.


4. (0,50 điểm)
11


Quyền lợi của ông V và bà T:
- Được bà D thanh toán tiền chi phí sửa chữa nhà là 100 triệu đồng
khi giao trả nhà. (0,25 điểm)
-

Được hưởng công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị nhà đất
từ khi mua cho đến khi giao nhà lại cho bà D. Nếu có đủ căn cứ xác định
được công sức bảo quản thì tính theo căn cứ đó; trường hợp không có
căn cứ để xác định công sức thì được tính bằng ½ khoản tiền chênh lệch
giữa giá mua nhà năm 2012 và giá mà Hội đồng định giá tại thời điểm
xét xử sơ thẩm vụ án: (3,5 tỷ - 100 triệu - 2,5 tỷ) : 2 = 450 triệu đồng.
(0,25 điểm) (Theo Án lệ số 02/2016 của HĐTPTANDTC).

Câu 2 (Phần tự chọn, thí sinh chọn 01 trong 02 đề sau): 5,0 điểm
Đề số 1: (Hình sự)

Nội dung
Câu 1 Trao đổi với Thông:

Điểm
1.0

- Tình trạng sức khỏe, tinh thần của Thông trong quá trình giam

0.25


giữ.
- Về nội dung vụ án:

0.25

+ Trao đổi về hành vi lấy xe máy;

0.25

+ Trao đổi về hành vi đập phá tài sản ngày 16/7/2015, Thông
đập phá những tài sản gì…
12


- Về tình tiết giảm nhẹ, về nhân thân của Thông;
Câu 2 Dự kiến kế hoạch hỏi:

0.25
2.0

- Những người có mặt khi Thông thực hiện hành vi đập phá;

0.50

- Làm rõ mục đích lấy chiếc xe;

0.50

- Vấn đề định giá tài sản liên quan đến những tài sản đã bị đập


0.50

phá;

0.50

- Làm rõ vấn đề án tích để xác định có tái phạm, tái phạm nguy
hiểm không.
Câu 3 Những điểm chính trong bản luận cứ bào chữa:
- Đối với tội Hủy hoại tài sản bào chữa theo hướng yêu cầu điều

2.0
0.75

tra bổ sung vì cơ quan tiến hành tố tụng chưa định giá tài sản mà
Thông đã đập phá.
- Đối với tội Cướp tài sản bào chữa theo hướng không đủ căn
cứ để kết tội vì:

0.25

+ Thông không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hay thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt chiếc xe máy.

0.5

+ Việc Thông đập phá khiến mọi người phải chạy ra khỏi nhà
không thể coi là hành vi dùng thủ đoạn làm người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Vì những người có

mặt trong nhà lúc đó sợ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe do
hành vi đập phá của Thông mà bỏ chạy ra ngoài. Hơn nữa, việc
Thông đập phá không phải nhằm mục đích chiếm đoạt chiếc xe
máy.

Đề số 2. (Tư vấn thương mại)
13

0.5


Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Anh/chị hãy tư vấn cho Nhà Đầu Tư Nhật Bản về các

2.0

Hỏi
1.

chấp thuận cần thiết tại Việt Nam (bao gồm cả thời gian
dự kiến để hoàn tất việc xin chấp thuận) để Nhà Đầu
Tư Nhật Bản có thể nhận chuyển nhượng 70% vốn
điều lệ từ Ông C.

1.1


Ưu tiên chào bán phần vốn góp cho Bà H:



Theo quy định của Điều 53.1 của Luật Doanh Nghiệp

0,25

Số 68/2014/QH13 (Quốc Hội, ngày 26 tháng 11 năm
2014) (“Luật Doanh Nghiệp”), thành viên còn lại của
Công Ty là Bà H có quyền ưu tiên mua phần vốn góp
dự kiến chuyển nhượng của Ông C.



Ông C phải chào bán toàn bộ phần vốn góp của mình
cho Bà H; và nếu Bà H từ chối mua hoặc không mua

0,25

hết phần vốn góp được chào bán trong thời hạn luật
định thì Ông C có quyền chào bán cho Nhà Đầu Tư
Nhật Bản.

1.2

Xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài:


Theo Điều 26 của Luật Đầu Tư Số 67/2014/QH13 (Quốc
14

0,5


Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Hỏi
Hội, ngày 26 tháng 11 năm 2014) (“Luật Đầu Tư”), Nhà
Đầu Tư Nhật Bản cần thực hiện thủ tục đăng ký, mua cổ
phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:



Cơ quan đăng ký: Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố
Hồ Chí Minh ban hành Thông báo về việc Đáp Ứng
Điều Kiện Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Mua Lại Phần
Vốn Góp Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài.

1.3



Mở tài khoản đầu tư gián tiếp cho nhà đầu tư Nhật Bản


0,5

tại Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam
1.3

Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điều chỉnh:

0,5

Theo Điều 29.3 và Điều 31.1 của Luật Doanh Nghiệp,
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, Công Ty
phải thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp của Công Ty để ghi nhận Nhà Đầu Tư Nhật
Bản là thành viên góp vốn sở hữu 70% vốn điều lệ của
Công Ty (thay cho Ông C):



Cơ quan đăng ký điều chỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu Tư
Thành phố Hồ Chí Minh.1

1

Phòng Đăng Ký Kinh Doanh của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh theo Điều
13.1 của Nghị Định Số 78/2015/NĐ-CP Về Đăng Ký Doanh Nghiệp (Chính Phủ, ngày 14 tháng 9 năm
2015) (“Nghị Định 78”).

15



Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Công Ty (Bên Nhận Nhượng Quyền) và Tập Đoàn New

3,00

Hỏi
2.

Star (Bên Nhượng Quyền) đã ký Hợp đồng nhượng
quyền (“Hợp Đồng Nhượng Quyền”), trong đó có một
số điều khoản quy định như sau:

2.1

Nếu Bên Nhận Nhượng Quyền vi phạm bất kỳ điều khoản
nào trong Hợp Đồng Nhượng Quyền thì Bên Nhận
Nhượng Quyền phải bồi thường mọi thiệt hại cho Bên
Nhượng Quyền mà Bên Nhượng Quyền gánh chịu (bao
gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) theo quy định của
Luật Thương mại Việt Nam
(0.75đ)


Theo Điều 11.1 của Luật Thương Mại, các bên có


0,25

quyền tự do thoả thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.



Theo Điều 302.2 của Luật Thương Mại, giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây

0,25

ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.



Do đó, Bên Nhượng Quyền chỉ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại đối với đối với thiệt hại thực tế, trực
16

0,25


Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm


Hỏi
tiếp do hành vi vi phạm của Bên Nhận Nhượng Quyền
gây ra theo quy định tại điều 302.2 của Luật Thương
mại, mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
đối với các thiệt hại gián tiếp.

Hợp Đồng Nhượng Quyền được giải thích và điều chỉnh
2.2

bởi pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt
Nam không có quy định thì áp dụng Luật Singapore.



Theo Điều 11.1 của Luật Thương Mại, các bên có

0,25

quyền tự do thoả thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.



Theo Điều 5.2 của Luật Thương Mại, các bên trong
giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam. Do Tập Đoàn New Star là

một pháp nhân thành lập tại nước ngoài nên Hợp Đồng
Nhượng Quyền có thể được thỏa thuận để điều chỉnh
bằng pháp luật Singapore. Do vậy, quy định về việc
lựa chọn luật Việt Nam và luật của Singapore có hiệu
lực pháp luật. Việc lựa chọn đồng thời luật của hai
17

0,5


Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Hỏi
quốc gia không vi phạm pháp luật Việt Nam và phù
hợp với tư pháp quốc tế.



Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, việc Tòa Án Việt

0,25

Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết
tranh chấp còn rất hạn chế, hầu như không thực hiện
được.


2.3

Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết giữ bí mật
toàn bộ thông tin liên quan đến Hợp Đồng Nhượng
Quyền trong suốt thời hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền
và trong thời hạn 2 năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng
Nhượng Quyền; và



Theo Điều 11.1 của Luật Thương Mại, các bên có

0,25

quyền tự do thoả thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.



Pháp luật Việt Nam không cấm các bên thỏa thuận về
việc cam kết giữ bí mật toàn bộ thông tin liên quan đến
Hợp Đồng Nhượng Quyền trong suốt thời hạn của
Hợp Đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2 năm sau
ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền. Do đó, quy
định này có thể thi hành được.
18

0.25



Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Hỏi

2.4

Các nhân sự quản lý của Công Ty phải cam kết không
được làm việc cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của Tâp
Đoàn New Star tại thị trường Việt Nam trong suốt thời
hạn của Hợp Đồng Nhượng Quyền và trong thời hạn 2
năm sau ngày chấm dứt Hợp Đồng Nhượng Quyền.



Theo Điều 11.1 của Luật Thương Mại, các bên có

0,25

quyền tự do thoả thuận trong hoạt động thương mại
nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.



Theo Điều 5.1(a) của Bộ Luật Lao Động số
10/2012/QH13 (Quốc Hội, ngày 18 tháng 6 năm 2012)
(“Bộ Luật Lao Động”), người lao động có quyền


0.25

“làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học
nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân
biệt đối xử.”



Nếu hợp đồng lao động của người quản lý của Công
Ty chấm dứt trước khi hết thời hạn của cam kết không
cạnh tranh này thì Công Ty không thể đảm bảo được
người quản lý đó không làm việc cho đối thủ cạnh
tranh; và trong trường hợp này Công Ty có thể bị coi
là vi phạm quy định của Hợp Đồng Nhượng Quyền, và
19

0,25


Câu

Nội Dung Trả Lời

Điểm

Hỏi
Bộ Luật Lao Động.

Tổng Cộng


5,00

20



×