Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Báo cáo thực tế khách sạn Majestic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 60 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Báo cáo
Thực hành quản trị khách sạn
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TẾ
TẠI KHÁCH SẠN MAJESTIC

Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Bích Ngọc
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Lớp:
Đại học khách sạn 11A
TP Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2017


Tên thành viên

MSSV

Nguyễn Thanh Trường

15038021

Nguyễn Hồng Sang

15045671

Hoàng Thị Thanh Tâm

15044011



Trần Thị Minh Trang

15088431

Nguyễn Thị Phương
Thảo

15011251

Nhiệm vụ

 Chuẩn bị nội dung word phần 2
(các dịch vụ, hoạt động kinh doanh,
quá trình đi thực tế)
 Đi thực tế khách sạn Majestic
 Thuyết trình phần 2
 Tham gia tìm kiếm giải pháp (phần
3)
 Chuẩn bị nội dung word phần
2(review, so sánh)
 Thiết kế powerpoint phần 2
 Đi thực tế khách sạn Tân Sơn Nhất
 Tổng hợp và sửa lỗi word,
powerpoint
 Thuyết trình phần 3
 Đảm bảo nội dung phần 3
 Chuẩn bị nội dung word phần
2(review, so sánh)
 Thiết kế powerpoint phần 2

 Đi thực tế khách sạn Tân Sơn Nhất
 Tổng hợp và sửa lỗi word,
powerpoint
 Đảm bảo nội dung phần 3
 Chuẩn bị nội dung word phần 1
 Thiết kế powerpoint phần 1
 Đi thực tế khách sạn Rex
 Thuyết trình phần 1
 Tham gia tìm kiếm giải pháp phần
3
 Chuẩn bị nội dung word phần 1
 Thiết kế powerpoint phần 1
 Đi thực tế khách sạn Rex
 Tham gia tìm kiếm giải pháp phần


Nguyễn Thanh Sơn

15040711

3
 Chuẩn bị nội dung word phần 2
(các dịch vụ, hoạt động kinh doanh,
quá trình đi thực tế)
 Đi thực tế khách sạn Majestic
 Tham gia tìm kiếm giải pháp (phần
3)

DANH SÁCH NHÓM
Lời mở đầu

Đầu thế kỷ XVI TCN, hoạt động trao đổi ngoại thương và du lịch khắp nơi
trên thế giới trở nên phổ biến, nhiều khu du lịch được mở rộng, nhu cầu về chỗ ở
ngày càng lớn, kéo theo những khách sạn sơ khai đầu tiên đã ra đời. Cùng với sự
phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới, kinh doanh khách sạn ở Việt Nam
nói chung hay ở Sài Gòn nói riêng cũng được hình thành và dần phát triển. Từ
những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp đã đưa nghề kinh doanh khách sạn vào
Việt Nam thông qua việc xây dựng các khách sạn đầu tiên tại Sài Gòn, sau đó là
Hà Nội và Huế. Continental, Majestic, Grand và những khách sạn có lịch sử lâu
đời nhất tại Sài Gòn.
Hiện nay, ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh, đặc biệt là Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc về một đô
thị lớn, năng động và náo nhiệt nhất cả nước với sự xuất hiện của những khách sạn
mang dáng dấp hiện đại thu hút ánh nhìn của mọi người. Bên cạnh đó những
khách sạn theo lối kiến trúc Pháp cổ kính nhưng không kém phần sang trọng,
thanh lịch và nhã nhặn vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong phương
diện lưu trú, nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực. Những kiến trúc xưa cũ ấy vẫn
được giữ gìn và tôn tạo cho đến ngày nay.


Và để biết rõ hơn về những khách sạn mang phong cách cổ kính của nước
Pháp cũng như giúp ích trong sự lựa chọn nơi lưu trú, chúng tôi đã tiến hành tìm
hiểu và cho ra đời bài báo cáo về khách sạn Majestic Sai Gon với mong muốn
mang lại cho người đọc cái toàn diện và thông tin hữu ích về khách sạn Majestic –
một khách sạn có lịch sử lâu đời và là minh chứng cho những biến động lịch sử
của Sài Gòn – hòn ngọc viễn đông
Để bài báo cáo này ra đời, chúng tôi trân trọng cảm ơn các bạn bè, giảng
viên đang học tập và giảng dạy tại các trường đại học, chuyên gia từ các khách sạn
đã hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến, sửa chữa bản thảo để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên bài báo cáo này chắc chắn vẫn còn

nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý của
bạn đọc


Phần 1: Tổng quan về khách sạn Majestic
1.1

Thông tin về khách sạn Majestic

Khách sạn Majestic là một công trình tiêu biểu với những thăng trầm của
nó hơn 90 năm qua dường như gắn liền với nhịp điệu phát triển nhanh của Sài Gòn
– thành phố Hồ Chí Minh. Gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, Majestic luôn tự
hào giữ được sự sang trọng, lịch lãm bậc nhất tại Sài Gòn với lối kiến trúc cổ điển
của Pháp, kết hợp hài hòa giữa xưa và nay.
-Tên giao dịch tiếng Anh: Majestic Hotel


-Địa chỉ: số 1 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
-Số điện thoại: 028 3829 5517

Fax: 028 3829 5510

-Quy mô khách sạn: có 8 tầng với 175 phòng
1.2

Vị trí

Figure Đồng
1: Sơ đồ
vị tríphường

khách sạn
Majestic
Tọa lạc tại số 1 đường
Khởi
Bến
Nghé quận 1. Từ năm 1925,

khách sạn Majestic đã chiếm một trong những địa điểm tốt nhất ở Sài Gòn, nơi
khách có thể thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp của sông Sài Gòn. Nằm trên góc
đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng, khách sạn chỉ cách cửa hiệu nhà hát Opera,
nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, bưu điện Trung Tâm, bảo tàng Chiến Tranh,
chợ Bến Thành và hầu hết các trung tâm mua sắm và giải trí phổ biến chỉ vài phút
đi bộ.Cho dù bạn đang đi du lịch để kinh doanh hay giải trí, vị trí của khách sạn
đều thuận lợi cho bạn khám phá cuộc sống sôi động của thành phố mang tên Bác.


Tọa lạc huy hoàng ngay trung tâm của thành phố với rất nhiều trạm xe bus,
gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đường sắt Sài Gòn mang lại sự thuận tiện và
dễ dàng trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển cũng như thuận tiện để qua lại
giữa các quận trong thành phố.
1.3 Đặc điểm nổi bật


Khách sạn Majestic chủ trương phát triển theo slogan “Truyền

thống, Hiếu khách, Thanh lịch” và phục vụ khách bất kể không gian và thời
gian với tinh thần “Ân cần - Niềm nở - Nhanh chóng – Chu đáo.
Chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu Với slogan: "Truyền thống - Hiếu
khách - Thanh lịch", nhiều năm qua, Majestic luôn xác định chất lượng sản phẩm
là yếu tố hàng đầu giúp KS tăng tính cạnh tranh để trở thành điểm đến uy tín, tin

cậy của du khách trong và ngoài nước. Dù đạt chuẩn 5 sao nhưng KS luôn kịp thời
đầu tư thay mới sản phẩm phòng ngủ, từ cách trang trí đến trang thiết bị nội thất,
vật dụng đặt phòng... phù hợp với kiến trúc cổ của KS để đem đến nhiều tiện ích
và tạo sự mới lạ cho khách. Không dừng lại ở địa chỉ lưu trú lý tưởng, Majestic
còn đầu tư khai trương thêm các loại hình dịch vụ, sản phẩm mới cho lĩnh vực ẩm
thực; phục vụ điểm tâm, ăn trưa và tối cho nhiều đối tượng khách với thực đơn
thuần Việt. Bộ phận ẩm thực đã bổ sung cải tiến các quy trình phục vụ tiệc gala,
vip, khai thác hiệu quả các phòng tiệc sau khi đã nâng cấp. Hiện nay khách sạn
Majestic có 175 phòng được thiết kế theo kiểu Pháp với trần cao, sàn gỗ với các
trang thiết bị hiện đại như bồn tắm thủy lực, vòi tắm hoa sen lấp lánh ánh vàng của
hãng Jacob Delafon, tường phòng được ốp đá cẩm thạch sang trọng. Ngoài ra,
Majestic luôn sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đa dạng của quý khách với 6 nhà hàng
và quầy bar. Bên cạnh đó phải kể đến phong cách phục vụ chuyên nghiệp, bất kể
không gian và thời gian với tinh thần "Ân cần, niềm nở, nhanh chóng, chu đáo"


của nhân viên Majestic đã làm hài lòng tuyệt đối khách hàng. Rất nhiều khách lưu
trú từ nước ngoài đã lưu lại cảm nhận khi đến Majestic: Đội ngũ nhân viên phục
vụ của Majestic là những viên ngọc quý hiếm, đã làm cho Majestic thật sự trở
thành ngôi nhà ấm cúng cho khách.


Một nửa của tòa nhà nhìn ra cảnh quan tuyệt đẹp của sông Sài gòn,

và nửa kia nhìn ra hồ bơi.

Tất cả các phòng tại khách sạn đều có những đặc điểm như ô cửa
kính màu, phòng tắm lát đá hoa kiểu thuộc địa. Trong mỗi phòng trang bị điện
thoại kiểu xưa và nội thất cổ. Không gian đặc trưng trong các phòng thể hiện
qua ánh sáng, màu sắc, âm thanh hay từ ngay những chiếc thảm trang trí,

những bức tranh cũng được lựa chọn, trang trí một cách hài hòa.

Majestic đã từng đón tiếp nhiều nhân vật quan trọng trong suốt gần 1
thập kỷ qua như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Lee
Hsien Loong - nguyên phó thủ tướng Singapore, Thái tử Đan Mạch Henrick,
Thái tử Anh Ed. Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn,
nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đến tên tuổi quốc tế: Catherine
Deneuve, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Kaiko Takeshi.

Khách sạn Majestic là một trong hai khách sạn duy nhất của Việt
Nam được xếp vào chuỗi khách sạn cổ "Huyền thoại Đông dương", vừa được
vinh dự đón nhận giải thưởng “Khách sạn 5 sao tốt nhất của năm”.
Giải thưởng được trao tặng tại lễ trao giải “Giải thưởng Du lịch Mekong
Quốc tế - MTAA 2015” vừa qua. Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế
TP.HCM 2015 (ITE HCMC 2015), giải thưởng Du lịch Mekong Quốc tế là một
giải thưởng danh giá nhằm tôn vinh các doanh nghiệp với thành tựu nổi trội và có


nhiều đóng góp tích cực cho ngành du lịch đến từ 5 quốc gia thuộc khu vực tiểu
vùng sông Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan.
Ngoài ra, tại lễ trao giải “The Guide Award lần thứ 16 - 2015” vừa tổ chức
vào ngày 19.9.1015 tại Trung tâm Hội nghị Gem Center (TP.HCM), khách sạn
Majestic cũng tiếp tục được vinh danh ở hạng mục khách sạn và dịch vụ giải trí
được yêu thích nhất trong giải thưởng The Guide Award 2015. The Guide Award là
một giải thưởng thường niên rất uy tín của ấn phẩm The Guide thuộc Thời báo
Kinh tế Việt Nam trao tặng cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực du lịch,
có thành tích và đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch tại Việt Nam.
Cả hai sự kiện đều được tổ chức thường niên với mong muốn tạo động lực
cho các doanh nghiệp du lịch phấn đấu để đạt được những thành tích cao hơn.
Thật vậy, cả hai danh hiệu giải thưởng mà khách sạn vừa được đón nhận một lần

nữa lại khẳng định vị thế của Majestic là một trong những khách sạn hàng đầu
trong ngành dịch vụ du lịch cả nước nói chung và của TP.HCM nói riêng.
1.4 Lịch sử hình thành- phát triển
Khách sạn Majestic đã trải qua gần một thế kỷ tồn tại, là một biểu tượng
của sự xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ. Đến giờ, Majestic vẫn giữ
được vẻ lộng lẫy như ngày nào và vẫn là niềm tự hào của người dân Sài Gòn.
Người bỏ tiền xây dựng khách sạn Majestic là một thương gia Việt gốc Hoa
giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi
là Chú Hỏa, người được xếp vào hàng giàu có bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, sự
giàu có của ông gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, tên ông gắn với nhiều công trình
nổi tiếng đồ sộ như Bảo tàng Mỹ thuật, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm Cấp cứu Sài
Gòn, khu nhà khách chính phủ, chợ Bình Tây...)


Chú Hỏa (1845-1901), tên thật là Huỳnh Văn Hoa, vốn người làng Văn
Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phước Kiến, nay thuộc khu
vực Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, tên Latinh Jean Baptiste Hui Bon Hoa,
là một thương nhân người Việt gốc Hoa. Ông là một trong tứ đại hào phú của Sài
Gòn xưa vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian từng tôn vinh: "Nhất Sĩ, nhì Phương,
tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sĩ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu
Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ
tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong
đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới
cộng đồng của ông. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt
thành phố trong thời gian này. Chú Hỏa sang Việt Nam khoảng năm 1863. Sở dĩ
Chú Hỏa được gọi với tên là Hui Bon Hoa vì khi nhập quốc tịch Pháp, ông vốn là
tín đồ đạo Công giáo nên đã lấy tên Pháp là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó,
Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa của ông được ký âm theo phương
ngữ Phúc Kiến. Về sau, các con cháu của ông đều mang họ Hui Bon Hoa nhưng
chỉ khác tên Pháp đứng đầu.

Ông khởi nghiệp từ việc buôn bán ve chai, khi trở nên giàu có, ông thành
lập công ty Hui Bon Hoa, có thời là công ty bất động sản lớn sở hữu trên 20.000
căn nhà ở Sài Gòn đồng thời xây dựng rất nhiều công trình có giá trị lớn ở
vùng Sài Gòn-Gia Định vẫn còn tồn tại đến ngày nay: Bảo tàng Mỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài
Gòn, khu nhà khách Chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán ở Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh, và các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác các
công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành
phố Sài Gòn.


Chú Hỏa là một trong người giàu có nhất miền Nam Việt Nam và là một
người có tấm lòng hướng ra cộng đồng. Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng
nhận xét: "Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự
mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam". Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn
được con cháu tiếp tục sau khi ông mất, đến sau năm 1975 thì ngừng do họ đều đi
ra nước ngoài sinh sống.
Vào năm 1925, Hui Bon Hoa đã xây dựng ngay góc giao lộ Catinat và Quai
de Belgique (nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng) một khách sạn mang
tên Majestic với 3 tầng lầu, 44 phòng ngủ. Khách sạn này theo lối kiến trúc hiện
đại của Pháp bấy giờ, do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế.

Figure 2: Majestic- 1925


Năm 1948, Sở du lịch và Triển Lãm Đông Dương (The Indochina Tourism
& Exhibition Department) đã mua lại phần chính của tòa nhà bao gồm tầng 1 và
tầng trệt và thuê 44 phòng còn lại trong 30 năm, do ông Franchini Mathieu - một
người Pháp - điều hành.


Figure 3: Majestic- 1948

Năm 1951, Ông Franchini Mathieu, ký hợp đồng 15 năm để phát triển tài
sản. Sau chiến tranh ở Việt Nam, chính phủ Pháp đã phải rút lui và bàn giao Khách
sạn Majestic cho chính quyền Sài Gòn, nhưng ông Franchini tiếp tục kinh doanh
nhờ hợp đồng vẫn còn hiệu lực.


Figure 4: Majestic- 1951

Năm 1954 sau Hiệp định Genève, Ủy hội Quốc tế giám sát đình chiến ở
Việt Nam đặt văn phòng ở Khách sạn Majestic. Ngày 20 Tháng Bảy, 1955 nhân kỷ
niệm một năm chia cắt Việt Nam, cuộc biểu tình với đám đông lớn kéo đến
Majestic để phản đối Ủy hội, tiến đến bạo động đốt phá. Văn phòng Ủy hội và
Khách sạn Majestic nói chung bị thiệt hại nặng.


Figure 5: Majestic- 1954

Đến năm 1965, Majestic được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển
giao cho Tổng cục Phát triển Du lịch, đồng thời được xây dựng thêm 2 tầng, một
phòng họp theo tiêu chuẩn quốc tế, một nhà hàng theo sự phác họa của kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ và được đổi tên là Khách sạn Hoàn Mỹ.
Một số thông tin về Ngô Viết Thụ. Ngô Viết Thụ (1926–2000), là một kiến
trúc sư nổi tiếng Việt Nam. Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác
giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường
Đại học Nông nghiệp Sài Gòn,Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài
Gòn... Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị
kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt. Ông bà có tám người con,
trong đó có một người con, TS. Ngô Viết Nam Sơn cũng là một kiến trúc sư và đô

thị gia tốt nghiệp tại Mỹ (Đại học Berkeley và Đại học Washington) và hiện đang
làm công tác tư vấn thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, Á Châu, và Bắc Mỹ.


Trong giai đoạn 1950-1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Mỹ
thuật Quốc gia Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến
trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.
Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn
lâm Pháp tạiRoma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc. Các triển lãm
kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông và các bạn khôi nguyên La mã
trong suốt ba năm, đều được danh dự có tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh
thành.
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc
theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án
nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận
lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu
trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc và kinh phí eo
hẹp, dự án này không thực hiện được.
Ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ tại 104 Nguyễn
Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông thiết kế nhiều đồ án quy hoạch có giá trị
khác như Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức (1962), Quy hoạch cảnh quan Công
trường Mê Linh (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế,1961), Quy
hoạch Hội chợ Quốc tế và thiết kế kiến trúc khu nhà triển lãm chính của Việt Nam
tại Thủ Đức (hoàn tất thiết kế nhưng không xây dựng do thời cuộc, 1963), đồ án
quy hoạch cho khoảng chừng 30 đô thị, tỉnh lỵ, và thị xã mới tại miền Nam Việt
Nam (trong đó có Quảng Tín, Vị Thanh, Cheo Reo).
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes
Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt



Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ
Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư
danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler
Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio
Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn
Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội
Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên
gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của
ông Kiệt.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật
lẫn mỹ thuật. Nổi bật là Dinh Độc Lập (1961-1966). Viện Đại học Huế (19611963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam)
(1962-1965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú,
Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963),
Xây dựng mở rộng Khu Hội nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic,
Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức
(1975).
Ngoài ra ông còn là tác giả của các công trình Tòa Đại sứ của Việt Nam tại
Anh (1959), Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là
tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc), Chung cư Pháp góc
đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo, Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào
Trung tâm TP HCM từ đường Điện Biên Phủ, Trung tâm Innotech (1975), Quần
thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc), Quy
hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn
Văn Thế), và Câu lạc bộ Thủy Thủ Quảng Ninh.


Đáng tiếc là một số công trình quan trọng của ông đã bị thay đổi thiết kế
nguyên bản vì lý do kinh phí hay lý do khác, do đó chỉ giữ được phần nào quy mô
chứ không còn thể hiện đúng phong cách thiết kế của ông, như Nhà thờ chính tòa
Vĩnh Long (1963), Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Nhà thờ Bảo Lộc (1995).

Ông cộng tác với nhiều KTS khác trong các công trình trường Đại học Y
khoa Sài Gòn (trưởng nhóm KTS Việt Nam, cộng tác với nhóm KTS Mỹ CRS từ
Texas), Cung Nghệ thuật Quốc tế tại Paris (cộng tác với các KTS Oliver Clément
Cacoub và Paul Tournon), và Chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại mặt tiền và tổng thể thiết
kế trước đó của KTS Nguyễn Duy Đức, bổ sung thêm thiết kế cầu nổi, khách sạn,
và các khu phố lầu bao quanh chợ, quy hoạch mới tổng thể chợ với công viên và
đại lộ chính đi vào chợ, 1958-1962).
Sau năm 1975 Ngô Viết Thụ ở lại Việt Nam và thiết kế Ty Thủy lợi Đắc
Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), Khách sạn Century Huế
(1990), phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm KTS Lâm Đồng
tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công). Trên quy mô rộng hơn, ông
cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy
hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế
quy hoạch Nam Sài Gòn (1993).
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội
họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ,Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà
cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài
2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến
trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (1960), tại Nhà
Triển lãm Công viên Tao Đàn (1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines


ở Manila (1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố
khác tại châu Âu (hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958) và tại
Mỹ (1963).
Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước
toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn
nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài
thơ và bài viết.


Figure 6: Majestic- 1965

Ngày 26 Tháng Tư, 1975, Khách sạn bị trúng pháo của Việt cộng gây nhiềụ
thiệt hại.
Sau khi đất nước thống nhất, Majestic Hotel đổi tên là Khách sạn Cửu
Long, nhưng tên giao dịch vẫn là Majestic, thuộc quyền quản lý của Sở Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh.


Figure 7: Majestic 1975

Ngay từ thời điểm giao thời đó khách sạn Cửu Long
(Majestic) là cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch Thành phố. Do
vậy vào năm 1994, khách sạn được đầu tư sửa chữa theo lối kiến
trúc Châu Âu thời Phục Hưng, cùng nhiều hạng mục khác như
quầy bar, phòng họp quốc tế…


Figure 8: Majestic-1994

Năm 1995, khách sạn tiếp tục hoạt động với 122 phòng nghỉ gồm 30 dãy
phòng với các dịch vụ bổ sung như Business Center, Coffee Shop, bể bơi, phòng
gym, phòng xông hơi và mát xa.

Figure 9: Majestic- 1995


Năm 1997, Majestic được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn đạt
chuẩn 4 sao. Majestic là khách sạn 5 sao thứ mười tại TP.HCM trong thời điểm
đó.


Figure 10: Majestic- 1997

Đến năm 2003, Majestic tiếp tục “lột xác” với việc mở rộng
xây thêm tòa nhà 8 tầng về phía đường Tôn Đức Thắng nâng tổng
số phòng khách sạn lên 175 phòng, cùng các hệ thống thiết bị
được đầu tư sang trọng, hiện đại, tuy nhiên khách sạn vẫn giữ
những đường nét cổ kính đặc trưng của mình.


Figure 11: Majestic- 2003

Đến năm 2007, khách sạn này được Tổng cục Du lịch công nhận đạt chuẩn
5 sao. Majestic cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý,
điều hành. Tổng giám đốc lúc này là ông Tào Văn Nghệ.


Figure 12: Majestic- 2007

Năm 2015, khách sạn Majestic kỷ niệm 90 năm ngày thành lập.
Hiện nay Tổng giám đốc Majestic là ông Nguyễn Anh Vũ và khách sạn
cũng đang hoạt động với quy mô 8 tầng với 175 phòng.

Figure 13: Majestic- 2015


Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, thương hiệu
khách sạn Majestic Sài Gòn luôn là một trong những điểm lưu trú
hàng đầu khi du khách đặt chân đến Thành phố. Nguồn khách
đến Majestic ngày một đa dạng từ các bạn trẻ thích khám phá

những công trình lịch sử, các vị khách trung niên cao tuổi đến để
gợi nhớ một thời xa xưa, đến các vị khách thương nhân cần nơi
lưu trú sang trọng hiện đại, đến những nhóm khách gia đình cần
nơi lưu trú ấm áp, thân thiện…
Hiện Majestic có 175 phòng ngủ, trong đó là 29 phòng
thượng hạng; có 6 nhà hàng, quầy bar, hồ bơi, CLB sức khỏe, CLB
Trò chơi có thưởng cùng nhiều dịch vụ cao cấp khác…Trong tương
lai, cùng với sự phát triển của thành phố, khách sạn Majestic được
UBNDTP và Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn đầu tư mở rộng và biến
nơi đây thành khu phức hợp khách sạn, văn phòng.


Figure 14: Majestic ngày nay

1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Vì Majestic cũng là một khách sạn mang đẳng cấp 5 sao và là có chung
công ty chủ quản với khách sạn Carravelle nên dưới đây là sơ đồ tham khảo của
khách sạn Carravelle và mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn tiêu chuẩn
5 sao.


×