Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Mức trọng yếu rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại cty TNHH kiểm toán DFK VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

Ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trịnh Xuân Hưng
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Hoàng Anh Thư

MSSV: 1154030612

Lớp: 11DKKT4

TP. Hồ Chí Minh, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI


CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

Ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trịnh Xuân Hưng
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Hoàng Anh Thư

MSSV: 1154030612

Lớp: 11DKKT4

TP. Hồ Chí Minh, 2015
i


LOICA\IDOAN
TOi cam doan diiy Iii d61:i1 ngh1Cn cuu cm, 101. :-..hfmg. ket qua ,i1 �6 li�u trong
khoa lu:�n 161 nghiCp tuy�t
dc'.ii khOng sao chcp bf\, kl ngubn t:i1 h�u nao khac T61 hoftn toan cfuu tracb nhi¢m tnrcc
nh:'i mrO"ng v� S\r cam donn n:\y.

11'. 110 Chi Mmh. ng:iy ()7 thang OX nam 2015
Sinh , 1Cn
',/(

(1 I


nt, J luang Anh Tim

II

ii


Sau 111(,1 th(Jt gian hoc t:Jp 1a1 tnrO'nµ Dai hvc COng ngh¢

rp HO Chi

Mmh dii gn'.1p

cm tiCp thu nh1Eu ldCn thfrc I)' lu:Jn llln thtrc 11Cn. DC hofm thimh boo cao thuc 1,)p n:iy.
ngofli '-\T nO hrc cua ban than m:i con nhtJ dCn S\r giup dO' va clu bno 1:;111 tinh cua de

th�y co ,·:'i de anh chi

l:}1

COng 1y TNH 11 K 1�m 10:111 DFK Vi�1 Nam.

Em xiu chfin th:'inh cam on qu) 1h:iy c6 139 111611 KC Torin
K1Cm Toan dfi 11).n
t:im uuyen dat nln)ng ki�n tlurc quy bau trong ,;;udt b6n nflm hoc l*p vii. rCn luy¢n t{li
tnrcng: d�c bict la ThS. Trjnh Xu5n l·hmg - ngu(n tnrc 11€p huOng dall Cling nlur hO tro
em trong su6t thoi gian tlurc hi�n kh6a lu�n nay.
Em xin ch:in th:inh cam on anh chi trong ban lllnh dao cOng ty vii anh ch! trong


phOng ngbiep vu kicm toan cua cdng ty kicm toan DFK Vi�t Nmn d,i quan 15.m gil1p dO',
t<).11 tinh huO'ng cl�n "i tao di�u cho cm cc duce nhlmg k1�n thirc tlnrc

tG

bo sung thCm

I)' thuyCt rJ tnrimg va gjup crn hoim thfoh ti>t khOa luau cua minh.
Em xin chfin th,inh cam on \:i xin gci dl!n qu} th.iy co mrong 1-)�1 hoc C6ng ngh�

Tp.H6 Chi Minh cung cac anh chi t�i cOng 1) kiem toan DFK V1�1 Nam IO'i chuc sue
kh6c vf.t th.'inh c6ng_ trong c6ng tac Clmg. nhu trong cu(k sOng.
Em xin chdn thilnh cam on!

Tp.H6 Chi Minh. ngity 07 rhang 08 nam 2015
Sinh vren

DO Hoang Anh Thu

ui

3


C()NG JH)A X;\ IH)I Cl-It: i\'GMiA \'11;:T �Ai\1
O{ic l:J1> - T1;1· do - 11:,mh pnuc

4



NI-IA. N XET CUA DON
VI.
TCn don

''!

TI-IU. 'c TA. P

th1,1·c l�p: COng ry Tl\'1111 KiCm roan DFK \ i�t Nam

Oja chi: JStR Lam Scrn. P.2. qu�n T:in Hinh. TP HGvl
Dii;n tho:.1i lil'n l:,tr : 08629686S4
Email : hcmc@,dfkviclnam.com
NHt;\N xET

vt�

QUA TRiNH THI/C T,:\.P CUA SINII VIEN:

lie,.,.; tin Ji,ih 1,ie11: Bl, Ho:'ing Anh Thu

IHSSV: I 154030612
Liip: 11 DKKT4

ThO'i gian thirc l�p tai don ,,j: Tir thiing I d�n th.lng 4 nlim 2015
Tai bQ phan tbuc t�p: PhOng kicm roan 3
Trung qua trinh 1h1rc t:jp t:_ii don vj sinh \ iCn dii th� hicn :
I. Tinh 1h.in lr:ich nhi¢rn voi c6ng \ 1¢c \a
�· TO,


D Kha

y thirc chap

DTnmg binh

h:inh ky lu�t :
0Kh6ng d:.i,t

2. s6 bu6i tlurc tap tlurc 11: 1:.ii d(TII vi :
3.

Ji! >3 buci/tuan
E>6 tai ph.in :inh duce
)K

T6t

01-:! b110i1111.in

Oft dJn don vj

thuc trang hoar dt;mg cua don vi :

DKh.:i

OTnmgbinh

DKhOngd:.u


4. N�m bi11 duce nlnfng quy trinh nghiep v1.1 chuycn ng:i.nh (KC toan. Ki6m toan.
Tiu chinh. Ng.in hang ..... ) :

_,a·

T6t

O Kh;i

D Tmng binh

D KhOng d;.11

TP. f!CM. N,:i1y 071h(l11g 081u'i11120J5

Don ,·j th.,c l�p
(k\·. rC!11 vtl d611g dtiuJ

"

5


TH.U'{,·�c D,�I IIQC

c6,·c �GHf TP.

h'.IIOA Kl-� TOl\l\ -TAI CHiNII -

sci\�


IIC\J
IIANc

Nl-l�N XET CUA GIAO VIEN I-IU'ONG DAN
Nll.�N xET

vE QUA

TH.iN1-1 T11v·c T�P CUA SJNII v1El'i:

II(> 1·ti tett .,.;,,1, "it!II: DO Hoitng Anh Thu
MSSV: 115-l0306 l 2

Lfip: I 1 DKKT4
ThOi gian tlurc t�p: Tir tluing 1 d�n th:ing 4 mim 2015
Tai don vj: C6ng ty TNHH KiCm tcan DFK Vi¢t Nam
Trong quri trinh vilt bao do thuc t�p sinh , iCn da thC hi�n :

J. Th�H.: hi�n vict bao do tlnrc

1,Jp thco

O Klui

quy dinh:

D Trung binh

D Kh6ng d::it


2. TlnrCrng xuyCn lien h¢ vii uuo dOi clmyCn 111611 v(li Giang, 1Cn lurong d,in:


tll Thu(mg xuyCn

it

D

liO:n h�

D Khllng

3. Dd tai dat ch.ii lm;rng thco yeu du:
S] T6t

O Khii

D Tnmg binh

O Kh6ng dat

TP. / ICM. 11griy 07 thimg 08 ndm 2015

v


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................1
4. Phạm vi và hạn chế đề tài.............................................................................................1
5. Kết cấu của đề tài .........................................................................................................2
CHUƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH............................................................................3
1.1 Mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC ......................................................................3
1.1.1 Khái niệm mức trọng yếu ....................................................................................3
1.1.2 Qui mô và bản chất trong mối quan hệ của các khoản mục với trọng yếu .........5
1.1.2.1 Về qui mô......................................................................................................5
1.1.2.2 Về bản chất ...................................................................................................5
1.1.3 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC ........................................................6
1.1.4 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu ..................................................................6
1.1.5 Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC10
1.1.6 Ước tính tổng số sai sót cho từng khoản mục ...................................................11
1.1.7 Ước tính tổng số sai sót có thể chấp nhận được ................................................11
1.1.8 So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về mức trọng yếu hoặc
ước lượng ban đầu về trọng yếu đã có sự điều chỉnh .................................................11
1.2 Rủi ro kiểm toán ......................................................................................................12
1.2.1 Các khái niệm rủi ro kiểm toán .........................................................................12
1.2.2 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán ................................................................13
1.2.3 Các thành phần của rủi ro kiểm toán .................................................................14
1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng ..........................................................................................14
1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát ..........................................................................................14
1.2.3.3 Rủi ro phát hiện...........................................................................................14
1.2.4 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán trong việc đánh giá RRKT ..................14
1.2.5 Quan hệ giữa các thành phần của rủi ro kiểm toán ...........................................16
1.2.6 Mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC và
sự ảnh hưởng đến phương pháp kiểm toán. ...............................................................18

1.3 Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC ....................................................19
1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng ...................................................................................19
1.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát ..................................................................................21
1.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện ...................................................................................21


CHƯƠNG II: MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM.....................................................23
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam .............................23
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH Kiểm toán
DFK Việt Nam
.....................................................................................................................23
2.1.1.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................23
2.1.1.2 Quá trình phát triển .....................................................................................23
2.1.1.3 Sơ lược tình hình hoạt động công ty...........................................................23
2.1.1.3.1 Chức năng .................................................................................................. 23
2.1.1.3.2 Nhiệm vụ .................................................................................................... 24
2.1.1.4 Ngành nghề kinh doanh ..............................................................................25
2.1.1.5 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty...........................................................25
2.1.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức................................................................................. 25
2.1.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ................................................... 26
2.1.1.6 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai ....................................26
2.2 Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam ................................................................................................................................27
2.2.1 Khái quát về phương pháp thực hiện.................................................................27
2.2.2 Tiếp cận KH và đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng ..................................28
2.2.3 Mức trọng yếu ...................................................................................................28
2.2.3.1 Mức trọng yếu tổng thể của BCTC.............................................................28
2.2.3.2 Mức trọng yếu thực hiện.............................................................................30
2.2.3.3 Ngưỡng sai sót không đáng kể ...................................................................30

2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán ..................................................................................31
2.2.4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng ............................................................................31
2.2.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát............................................................................34
2.2.4.3 Đánh giá rủi ro phát hiện ............................................................................36
2.3 Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa
ABC................................................................................................................................36
2.3.1 Sơ lược về khách hàng ......................................................................................36
2.3.1.1 Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu.........................................37
2.3.1.2 Tìm hiểu về môi trường kiểm soát và hệ thống kiểm soát .........................38
2.3.2 Xác định rủi ro kiểm toán ..................................................................................38
2.3.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng ............................................................................38
2.3.2.1.1 Ở mức độ tổng thể BCTC .......................................................................... 38
2.3.2.1.2 Ở mức độ khoản mục ................................................................................. 40
2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát............................................................................45
vii


2.3.2.2.1 Ở mức độ tổng thể BCTC .......................................................................... 45
2.3.2.2.2 Ở mức độ khoản mục ................................................................................. 48
2.3.2.3 Đánh giá rủi ro phát hiện ............................................................................48
2.3.2.3.1 Ở mức độ tổng thể BCTC .......................................................................... 48
2.3.2.3.2 Ở mức độ khoản mục ................................................................................. 49
2.3.3 Mức trọng yếu ...................................................................................................49
2.3.3.1 Ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC ............................49
2.3.3.2 Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC (TE): .................51
2.3.3.3 Ngưỡng sai sót không đáng kể ...................................................................53
2.3.3.4 So sánh sai số ..............................................................................................53
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................54
3.1 Nhận xét ...................................................................................................................54
3.1.1 Ưu điểm .............................................................................................................54

3.1.1.1 Mức trọng yếu.............................................................................................54
3.1.1.2 Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán.............................................................54
3.1.2 Nhược điểm .......................................................................................................55
3.1.2.1 Mức trọng yếu.............................................................................................55
3.1.2.2 Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán.............................................................55
3.2 Đề xuất .....................................................................................................................56
3.2.1 Hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu .....................................................56
3.2.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán.................................................58
KẾT LUẬN .......................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................62

viii


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
B
C
T
S
T
N
K
T
G
T
T
N
Q
Đ
T

K
B
C
K
Q
B
C
K
S
B
G
P
G
D
N
K
H
H
Đ
L
N

B
áo
T
ài
Tr
ác
Ki


Gi
á
T
hu
Q
uy
T
ài
B
ản
K
ết
B
áo
Ki

B
an
P

D
oa
K

H
ội
L
ợi

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các rủi ro kiểm toán..............................................................17
Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với trọng yếu...............................................18
Bảng 1.3 Ma trận đánh giá rủi ro phát hiện .......................................................................22
Bảng 2.1 Bảng hướng dẫn xác định chỉ tiêu và tỷ lệ tương ứng của DFK ........................28
Bảng 2.2 Bảng hướng dẫn xác định cơ sở trọng yếu của DFK .........................................29
Bảng 2.3 Xem xét lại mức trọng yếu đã xác định ở giai đoạn lập kế hoạch ....................29
Bảng 2.4 Thủ tục kiểm toán ...............................................................................................38
Bảng 2.5 Phân tích hệ số....................................................................................................41
Bảng 2.6 Bảng cân đối kế toán trước kiểm toán ................................................................42
Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................44
Bảng 2.8 Các khoản mục có biến động đáng kể được lưu ý trong năm ............................45
Bảng 2.9 Bảng đánh giá hệ thống KSNB ..........................................................................46
Bảng 2.10 Các bước trong qui trình đánh giá trọng yếu....................................................49
Bảng 2.11 Bảng chỉ tiêu và tỷ lệ trọng yếu........................................................................49
Bảng 2.12 Ước tính sơ bộ về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM) ............................49
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu và mức trọng yếu tương đương ....................................................50
Bảng 2.14 Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục ...................................................52
Bảng 3.1 Lựa chọn phần tử thích hợp dựa trên mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản
mục.....................................................................................................................................58
Bảng 3.2 Đánh giá bộ phận KSNB ....................................................................................59

10


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán ....................................13
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty .........................................................25


11


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước, ngành kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế. Nhu cầu của người sử dụng báo cáo kiểm toán luôn cao còn khả năng đáp
ứng của KTV thì bị giới hạn bởi yếu tố thời gian và chi phí. Nhưng không vì vậy mà
người KTV thực hiện các cuộc kiểm toán kém chất lượng, thiếu trách nhiệm mà ngược
lại, người KTV cần phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Khi kiểm
toán BCTC, KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có những sai lệch
trọng yếu. Do vậy bản thân KTV phải có một mức để đo độ sai lệch thế nào là chấp
nhận được, đảm bảo BCTC không còn có sai lệch trọng yếu. Mức sai lệch có thể chấp
nhận đó là mức trọng yếu. Việc này giúp họ lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc
kiểm toán một cách hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng đó, em chọn đề tài “Mức
trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” để
có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lý luận chung về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính.
- Mô tả về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán mà Công ty TNHH kiểm toán DFK
Việt Nam sử dụng.
- Minh họa về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC đối với một khách hàng cụ
thể
- Đề xuất những nhận xét và kiến nghị đối với mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

của Công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
- Khảo sát thực tế các thủ tục kiểm toán được thực hiện thông qua một khách hàng.
- Đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về quy trình đánh giá mức trọng yếu và rủi
ro kiểm toán của công ty kiểm toán DFK Việt Nam.
4. Phạm vi và hạn chế đề tài
Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu một đơn vị,
chưa thể nghiên cứu ở những đơn vị có cùng loại hình kinh doanh vì điều kiện khách
quan, do đó không mang tính tổng quát cao.
Hạn chế: Do thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể nghiên cứu đầy đủ và chi
tiết đề tài.

2


5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC
Chương 2: Mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán DFK Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và đề xuất

3


CHUƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH
GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm mức trọng yếu
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 320 Thông tư số 214/2012/TT-BTC

ban hành ngày 06/12/2012 – “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm
toán” thì ta có khái niệm sau:
“Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một
số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông
tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế
của người sử dụng BCTC”.
Trong quá trình kiểm toán, do việc lấy mẫu cũng như các hạn chế tiềm tàng nên
KTV không thể phát hiện tất cả sai lệch trong BCTC nhưng phải đảm bảo những sai lệch
còn tồn tại trên BCTC không ảnh huởng trọng yếu đến BCTC và quyết định của người sử
dụng nên KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được, nghĩa là số tiền
chênh lệch tối đa cho phép. Từ đó, KTV thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm
phát hiện những sai lệch trọng yếu trên BCTC.
Thí dụ, khi xác lập mức trong yếu thấp, nghĩa là số tiền sai lệch được phép khá
nhỏ, KTV cần phải mở rộng phạm vi kiểm tra như tăng cỡ mẫu của các thử nghiệm cơ
bản. Còn khi xác lập mức trọng yếu cao, nghĩa là số tiền sai lệch được phép khá lớn nên
KTV có thể thu hẹp phạm vi kiểm tra cỡ mẫu, giảm bớt khối lượng công vệc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán, KTV cần đánh giá xem các sai
lệch chưa được điều chỉnh có gây ảnh hưởng trọng yếu hay không để từ đó có các hành
động thích hợp. Khi đó bên cạnh việc dựa trên mức trọng yếu đã nêu, KTV còn phải xem
xét bản chất của những sai lệch này.
Như vậy, mức trọng yếu tác động xuyên suốt quá trình kiểm toán, giúp cho KTV
xác định thủ tục kiểm toán cũng như đưa ra quyết định có nên đưa những sai sót phát
hiện được trong quá trình kiểm toán lên BCTC hay không.
Mức trọng yếu được xác lập chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, được cập
nhật và điều chỉnh trong suốt quá trình kiểm tóan (nếu có).
Khi xác lập mức trọng yếu, KTV sẽ thiết lập mức trọng yếu dựa trên hai cấp độ là
mức trọng yếu tổng thể BCTC và mức trọng yếu khoản mục:
• Mức trọng yếu tổng thể BCTC: Là ước tính của KTV về tổng các sai sót chấp
nhận được để đảm bảo rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể
này thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận trước

thuế.
4


• Mức trọng yếu khoản mục: Là sai lệch tối đa cho phép của khoản mục . Có nhiều
phương pháp xác định mức trong yếu khoản mục nhưng hầu hết đều dựa trên cơ sở mức
trọng yếu tổng thể của BCTC như: Phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục
theo một tỷ lệ nào đó hoặc thiết lập mức trọng yếu kế hoạch bằng một tỷ lệ phần trăm
nhất định so với mức trọng yếu tổng thể.
Ngoài ra:
• “Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác
định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót
tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh
và không được phát hiện vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Trong một số
trường hợp, “mức trọng yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do
KTV xác định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư
tài khoản hoặc thông tin thuyêt minh trên BCTC”.
Do đặc điểm của mức trọng yếu là xác định mức độ quan trọng và ảnh hưởng của
các sai sót, do đó sẽ có những khoản mục có mức sai sót với giá trị lớn sẽ gây ảnh hưởng
hoặc những khoản mục tuy có giá trị nhỏ nhưng chứa nhiều rủi ro và có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự đánh giá của người sử dụng BCTC. Thí dụ như việc thanh
toán một khoản chi phí bất hợp pháp sẽ dẫn đến sự sai lệch về công nợ, lãi lỗ tài sản và
doanh thu. Đây là một sai phạm có tác động dây chuyền. Vì vậy, tính trọng yếu của thông
tin cần phải được xem xét cả về mặt định lượng và định tính:
- Về mặt định lượng, được gọi là trọng yếu khi sai lệch trên BCTC cao hơn một số
tiền nhất định và có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Việc
xác lập mức trọng yếu mang tính kỹ thuật và xét đoán thể hiện qua những công thức tính
mức trọng yếu cụ thể mà KTV sử dụng trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, công thức
hay cách thức nào sẽ được sử dụng trong một trường hợp cụ thể lại liên quan đến xét
đoán nghề nghiệp của KTV.

- Về mặt định tính, đó là những trường hợp tuy giá trị sai lệch thấp nhưng do bản
chất của nó nên vẫn gây ra sai lệch trọng yếu. Việc xác định này phụ thuộc nhiều vào
kinh nghiệm của KTV về đơn vị được kiểm toán như môi trường, đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, tính chính trực của ban lãnh đạo, ...kinh nghiệm làm việc và một số yếu tố
khác có liên quan. Việc xác định mức trọng yếu trên phương diện định tính nghiêng về
xét đoán hơn là các vấn đề kỹ thuật đơn thuần.
Những sai lệch trên cả hai mặt định lượng và định tính đều gây ảnh hưởng đến
người sử dụng BCTC. Vì vậy, việc xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC là hết
sức quan trọng. KTV phải có nhận thức tốt về vấn đề đó để có kết quả kiểm toán trung
thực và hợp lý.

5


Khái niệm về “Trọng yếu” và “Mức trọng yếu”là hoàn toàn khác nhau. TheoVSA
số 320 thì:
“Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan
trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức
trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần
phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng
và định tính”.
1.1.2 Qui mô và bản chất trong mối quan hệ của các khoản mục với trọng yếu
1.1.2.1 Về qui mô
Nếu một nghiệp vụ, một khoản mục bị sai phạm có quy mô lớn đến mức quyết định
bản chất của đối tượng kiểm toán thì nghiệp vụ, khoản mục đó được coi là trọng yếu.
Ngược lại, quy mô sai phạm chưa đủ lớn để làm thay đổi nhận thức về đối tượng
kiểm toán thì khoản mục, nghiệp vụ không được coi là trọng yếu. Quy mô của trọng yếu
không thể được coi là một số tuyệt đối, bởi vì một khoản mục, nghiệp vụ có quy mô nhất
định, có thể là trọng yếu đối với công ty nhỏ nhưng lại không trọng yếu đối với công ty
lớn. Vì thế, tính trọng yếu xét về mặt quy mô cần được đặt trong mối tương quan với toàn

bộ đối tượng kiểm toán. Nghĩa là xem xét tỷ lệ của khoản mục nghiệp vụ so với một cơ sở
tính toán tùy thuộc vào đặc trưng của từng KH.Việc xác định trọng yếu về mặt quy mô
không phải dễ dàng vì vậy để có thể xác định đúng nội dung kiểm toán trên phương diện
này chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:
• Quy mô trọng yếu phải được xác định. Đó là việc xác định mức trọng yếu dựa
trên đối tượng nào (BCTC, toàn bộ tài liệu kế toán hay thực trạng tài chính nói chung),
đơn vị được kiểm toán thuộc loại hình DN nào (sản xuất, dịch vụ, xây lắp hay vận tải...).
Vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những đặc trưng riêng do đó quy mô trọng yếu là khác
nhau.
• Quy mô các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét bằng một con số tuyệt đối mà
cần phải đặt trong mối tương quan với các đối tượng kiểm toán khác. Về định lượng, đó
là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơ sở tính toán như: tổng tài sản,
tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế...
• Quy mô trọng yếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của cuộc kiểm toán
là kiểm toán BCTC, kiểm toán nghiệp vụ với các chức năng xác minh hay xác minh và tư
vấn.
1.1.2.2 Về bản chất
Khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của các nghiệp vụ, khoản mục. Thông
thường, các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận Chẳng
hạn như: Các nghiệp vụ về tiền mặt do các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên, tiền mặt
lại có đặc điểm gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận; các nghiệp vụ về mua bán và
6


thanh toán do DN và KH hoặc nhà cung cấp có thể móc nối với nhau để báo cáo sai về
thực trạng tài chính của mình; các nghiệp vụ bất thường do các nghiệp vụ này ít xảy ra

7



nhưng chúng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN…thì thông
thường được coi là trọng yếu. Ngoài ra, các sai sót hệ trọng cũng được xem là trọng yếu
cho dù quy mô nhỏ.
1.1.3 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC
Trong kiểm toán BCTC, KTV không thể kiểm tra toàn bộ các chứng từ, nghiệp vụ
do sự giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán và giả sử KTV có thể kiểm tra
100% chứng từ, nghiệp vụ thì cũng rất khó để có thể phát hiện được hết các sai phạm. Vì
vậy trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc nghiên cứu tính trọng yếu và xác lập
mức trọng yếu là vô cùng cần thiết và có vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch và
thiết kế phương pháp kiểm toán với các mục đích cụ thể là ước tính mức độ sai sót của
BCTC có thể chấp nhận được. Việc dự kiến hợp lý về tính trọng yếu sẽ giúp KTV thu
thập bằng chứng tương ứng phù hợp, xác định được bản chất, thời gian và phạm vi của
các thử nghiệm kiểm toán. Mức trọng yếu càng thấp, đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự
chính xác của số liệu trên BCTC càng cao, lúc đó lượng bằng chứng thu thập sẽ càng
nhiều và ngược lại.
1.1.4 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở
mức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của
người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác, đó chính là những sai sót
có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng
chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể là nếu KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp,
nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng phải
thu thập càng nhiều và ngược lại.
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt
cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp
hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị
thay đối. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ban hành ngày 06/12/2012 về “tính trọng yếu trong kiểm toán” có qui định: “kết quả
đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của KTV ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán

ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm
toán. Sự khác nhau này là do sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về hiểu biết
của KTV về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được, như:
trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính, KTV đã đánh giá
mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt động và tình
hình tài chính của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá
mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ có thay đổi. Hơn nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm
8


toán, KTV thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử
dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót”.
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính xét đoán nghề
nghiệp của KTV. KTV sẽ căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến trọng yếu (xét cả về mặt
định lượng và định tính) để đưa ra ước tính ban đầu về mức trọng yếu đối với toàn bộ
BCTC.
Trên thực tế, để hỗ trợ cho các KTV trong việc đánh giá mức trọng yếu này, các
công ty kiểm toán thường đưa ra những hướng dẫn về việc lựa chọn các chỉ tiêu làm số
gốc và tỷ lệ tính trong các trường hợp cụ thể. KTV dựa vào các hướng dẫn này để tính
được mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Hướng dẫn như sau:
A2. Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, cơ quan quản lý nhà nước là đối tượng
chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính. Đồng thời, báo cáo tài chính có thể được cơ quan
quản lý nhà nước sử dụng để đưa ra các quyết định khác ngoài các quyết định kinh tế. Do
đó, việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và mức trọng yếu hay
các mức trọng yếu cho nhóm các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh
trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực công chịu ảnh
hưởng bởi pháp luật, các quy định và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của cơ quan
quản lý nhà nước và công chúng liên quan đến các chương trình của lĩnh vực công.
Sử dụng tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính
(hướng dẫn đoạn 10 Chuẩn mực này)

A3. Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi các xét đoán chuyên môn. Thông thường,
kiểm toán viên sử dụng một tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho một tiêu chí được lựa chọn
làm điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí phù hợp bao gồm:
(1) Các yếu tố của báo cáo tài chính (ví dụ tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí);
(2) Các khoản mục trên báo cáo tài chính mà người sử dụng thường quan tâm (ví
dụ, để đánh giá tình hình hoạt động, người sử dụng báo cáo tài chính thường quan tâm
đến các khoản mục lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản ròng);
(3) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành
nghề và môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động;
(4) Cơ cấu sở hữu vốn của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn
(ví dụ, nếu đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì người sử dụng
báo cáo tài chính có thể quan tâm nhiều hơn đến tài sản và quyền của chủ nợ đối với tài
sản này hơn là quan tâm đến lợi nhuận của đơn vị);
(5) Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định.
A4. Một số ví dụ về các tiêu chí phù hợp, tùy thuộc vào từng trường hợp của đơn vị
được kiểm toán, có thể bao gồm các khoản mục thu nhập được báo cáo như lợi nhuận
9


trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp và tổng chi phí, tổng vốn chủ sở hữu và giá trị
tài sản ròng. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường được sử dụng
cho các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Khi lợi nhuận trước thuế dễ bị biến động,
các tiêu chí khác có thể sẽ phù hợp hơn như lợi nhuận gộp hoặc tổng doanh thu.
A5. Liên quan đến các tiêu chí đã được lựa chọn, các dữ liệu tài chính phù hợp
thường bao gồm các số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của các kỳ trước,
các số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính lũy kế đến kỳ này, và kế hoạch
hay dự đoán cho kỳ hiện tại, được điều chỉnh khi có biến động lớn theo từng trường hợp
của đơn vị được kiểm toán (ví dụ, một giao dịch hợp nhất kinh doanh lớn) và những thay

đổi liên quan trong ngành nghề hay môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động. Ví
dụ, khi ở điểm khởi đầu, mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính được xác định
cho một đơn vị cụ thể ở mức một tỷ lệ phần trăm nhất định trên lợi nhuận trước thuế từ
hoạt động kinh doanh liên tục. Khi có các biến động bất thường làm tăng hoặc giảm đáng
kể lợi nhuận trước thuế, kiểm toán viên có thể xác định mức trọng yếu đối với tổng thể
báo cáo tài chính bằng cách sử dụng một mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh
doanh liên tục đã loại trừ ảnh hưởng của các biến động bất thường, dựa vào kết quả kinh
doanh của các kỳ trước.
A6. Mức trọng yếu phải được xác định gắn liền với báo cáo tài chính mà kiểm toán
viên thực hiện kiểm toán. Khi báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán dài hơn hoặc
ngắn hơn 12 tháng, ví dụ đối với một số đơn vị mới thành lập hoặc thay đổi kỳ kế toán,
mức trọng yếu cần phải được xác định dựa trên báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán
đó.
A7. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần
trăm (%) áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ phần trăm (%) và tiêu chí được lựa chọn
thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức lợi nhuận
trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng
cho doanh thu. Ví dụ, kiểm toán viên có thể cân nhắc mức năm phần trăm (5%) trên lợi
nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận, trong khi đó kiểm toán viên có thể cân nhắc tỷ lệ một phần trăm (1%) trên tổng
doanh thu hoặc chi phí là phù hợp đối với đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ
lệ phần trăm cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp
cụ thể. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ
A8. Khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục của một đơn vị hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận thường xuyên ở mức thấp, có thể do Giám đốc đồng thời là
người chủ sở hữu doanh nghiệp đã thu lại phần lớn lợi nhuận trước thuế dưới dạng tiền
lương và các khoản thu nhập khác thì tiêu chí lựa chọn để xác định mức trọng yếu là lợi
nhuận trước tiền lương, các khoản thu nhập khác và thuế có thể sẽ phù hợp hơn. Lưu ý
khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công
10



A9. Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, tổng chi phí hoặc chi phí thuần
(chi phí trừ thu nhập) có thể là tiêu chí phù hợp cho hoạt động của từng chương trình. Khi
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công có quản lý tài sản công, tài sản có thể là tiêu chí
phù hợp để xác định mức trọng yếu.
Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay
thông tin thuyết minh
A10. Các yếu tố có thể dẫn đến sự tồn tại của một hoặc một số nhóm các giao dịch,
số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà theo đó, các sai sót mặc dù thấp hơn mức
trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, bao gồm:
(1) Pháp luật và các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính
liên quan đến giá trị hay thông tin thuyết minh của một số khoản mục nhất định trên báo
cáo tài chính (ví dụ, giao dịch với các bên liên quan và thù lao của BGĐ và BQT);
(2) Những thông tin thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề mà đơn vị
được kiểm toán đang hoạt động (ví dụ, chi phí nghiên cứu và triển khai của một công ty
dược);
(3) Người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động nhất định
của đơn vị, cần được thuyết minh riêng rẽ trên BCTC (ví dụ, việc mua bộ phận KD)
A11. Khi xem xét trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có sự tồn tại
của những nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh như đã nêu tại
đoạn A10 Chuẩn mực này thì kiểm toán viên có thể cần thu thập thêm thông tin về quan
điểm và kỳ vọng của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị.
Tổng tài sản, tổng doanh thu, thu nhập thuần trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn
dài hạn, nợ ngắn hạn, … là những chỉ tiêu thường được KTV sử dụng để làm số gốc
trong ước lượng mức trọng yếu. Ưu điểm của việc sử dụng tổng tài sản hoặc tổng doanh
thu là những chỉ tiêu này thường ít biến động qua các năm tài chính. Chỉ tiêu thu nhập
thuần hoặc bình quân thu nhập thuần của mấy năm gần đây cũng được xem như là một

thông tin then chốt nhất đối với những người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, các con số tính
toán này sẽ được điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ thuộc vào các nhân tố định
tính có liên quan tới cuộc kiểm toán. Chẳng hạn, mức trọng yếu này có thể được điều
chỉnh tăng lên do các nhân tố định tính có lợi như: kết quả lần kiểm toán trước (lần kiểm
toán trước phát hiện ít các sai phạm, không có biểu hiện của hành vi gian lận, không có
các hoạt động phi pháp, vi phạm hợp đồng…); tình hình tài chính khả quan; doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh thuận lợi và phát triển;…
ngược lại, mức trọng yếu này sẽ được giảm xuống nếu như có các nhân tố định tính
không thuận lợi như: kết quả lần kiểm toán trước có nhiều sai phạm trọng yếu; doanh
nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh, ngành nghề kinh doanh đang suy thoái, xuất
11


×