Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tình cảm cha con trong bài thơ nói với con của y phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.55 KB, 3 trang )

Tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương
Mở bài:
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối truyền thông của quê
hương, của tổ tiên vôn là một tình cảm có tự bao đời của người Việt Nam. Nằm
trong mạch nguồn cảm hứng lớn lao ấy, bài thơ Nói với con của Y Phương đã
mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, sáu sắc.

Thân bài:
Bài thơ chứa đựng tình cảm cha con thắm thiết. Qua những lời tâm tình trìu mến,
người cha gợi cho con nhớ tới nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của của mỗi con
người, truyền cho con niềm tự hào về quê hương, xứ sở, mong con hãy tiếp nổi
xứng đáng truyền thống của quê hương, tự tin khi bước vào đời.

Những lời tâm tình tha thiết của cha với con:

Ở đoạn thơ đầu (Chân phải bước tới cha …. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) :
người cha gợi cho con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng đẹp đê, thiêng liêng của mỗi
con người : đó là tình cảm gia đình thắm thiết (được nói tới một cách cụ thể, sinh
động. Con lớn lên trong vòng tay chăm chút, nâng đỡ của mẹ cha); đó là quê
hương với những “người đông mình” và cuộc sống lao động cần cù, chăm chỉ , vất
vả mà tươi; đó là thiên nhiên thơ mộng nhưng nghĩa tình …

Ở đoạn thơ sau (Người đồng mình thương lắm con ơi… Nghe con):


+ Nhà thơ gợi ra những đức tính, phẩm chất đáng quý của “người đồng mình” : đó
là sức sống mạnh mẽ, bền bỉ (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – sổng trong
thung không chê thung nghèo đói); đó là sự mạnh mẽ, khoáng đạt (Sống như sông
như suối – Lên thác xuông ghênh); tuy mộc mạc giản dị nhưng giàu có về ý chí, về
tâm hồn (Người đồng mình tuy thô sơ da thịt – Chẳng mầv ai nhỏ bé đâu con)”.
Mỗi con người góp phần tạo nên vẻ đẹp, tạo nên phong tục, truyền thống của quê


hương (Người đòng mình tự đục đá kê cao quê hương — Còn quê hương thì làm
phong tục). Qua dòng tâm sự, nhà thơ bộc lộ lòng tự hào lớn lao về “người đồng
mình”, về quê hương xứ sở.

+ Sự mong mỏi của người cha thể hiện qua lời dặn dò, nhắn nhủ : con hãy nhớ tiếp
nối những đức tính quý báu của “người đồng mình”, của quê hương, đặc biệt phải
có ý chí, niềm tin vững chắc khi “lên đường”, khi bước vào đời.

Nói với con là bài thơ độc đáo của người miền núi viết về tình cha con : giọng điệu
thiết tha (các lời gọi “người đồng mình yêu lắm con ơi…); cách nói bình dị, cách
sử dụng từ ngữ, hình ảnh cụ thể của người miền núi (cách nói giàu hình ảnh, cụ
thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ ) tạo nên nét riêng cho bài thơ. Vì
thế, bài thơ đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong người đọc.

Bài thơ thể hiện tình cảm cha con mộc mạc, chân tình và thắm thiết :qua lời tâm
tình, người cha chẳng những thể hiện tình cảm trìu mến, tin tưởng đối với con mà
còn truyền cho con lòng yêu quí, sự tự hào vô tận đối với quê hương , mong con
tiếp nối xứng đáng truyền thống của quê hương.

Kết luận:


Đọc bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc xúc động bởi tình cảm cha con
tha thiết, sâu đậm. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của
người dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thông, với quê hương
và ý chí vươn lên trong cuộc sống trong mỗi con người.




×