Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÁO dục đạo đức KINH DOANH TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân ở TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.87 KB, 68 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC KINH DOANH TRONG
DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

1


- Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện Giáo dục đạo
đức kinh doanh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở
Trung học phổ thông.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học
“ Môn Giáo dục công dân GDCD được đánh giá là môn
học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho
HS. Môn GDCD ở THPT có vai trò cung cấp hệ thống tri
thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính
sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các
truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu
những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại,qua đó nhằm
định hướng phát triển nhân cách của HS.” [ tr 1, 27]
“Đặc biệt, trong nội dung chương trình Giáo dục công
dân THPT có 3 phần chứa đựng nhiều nội dung có thể kết hợp
giáo dục đạo đức kinh doanh, đó là: phần Công dân với đạo
đức, Công dân với kinh tế và công dân với pháp luật.” [tr 1,
27]. Với mục tiêu xây dựng một lớp công dân có cả tài và đức,
giỏi cả chuyên môn, tốt về phẩm chất để đáp ứng yêu cầu thực
tiễn Đất nước bước vào thời đại mới, thời đại bùng nổ những
2




cuộc cách mạng công nghệ và kỉ nguyên toàn cầu hóa, trong
bối cảnh nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa .
Không thể tách rời khỏi “mục tiêu dạy người” luôn
được xác định là quan trọng nhất trong môn GDCD. Những
phẩm chất quan trọng được xác định trong qúa trình tích hợp
GDĐĐKD gồm: bài học về tính trung thực, bài học về sự
khiêm tốn và dũng cảm, bài học về tôn trọng con người, bài
học về trách nhiệm xã hội của người kinh doanh, bài học về
tôn trọng bí mật thương mại…Cam kết tuân thủ đạo đức kinh
doanh không những đem lại lợi nhuận lâu dài cho doanh
nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp cống hiến cho xã hội,
thông qua các hoạt động có liên quan về vấn đề lao động và
việc làm, an sinh xã hội, và cả vấn đề ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho người HS
trong dạy học môn GDCD là cái đích cụ thể, là kết quả mà
việc GDĐĐKD phải hình dung tới. Bởi “Nếu không biết mình
định đi tới đâu, làm sao biết được mình đã đi đến đích”.
Những phẩm chất, năng lực mà nội dung đạo đức kinh doanh
hướng tới cũng là bộ phận trong nội dung xây dựng đạo đức
truyền thống hướng tới. Đó là hai con đường song hành cùng
3


với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mục tiêu không thể xây dựng trên
“mảnh đất không có thực” nếu không xuất phát từ những yêu
cầu thực tiễn của xã hội hoặc không học hỏi dựa trên những
chuẩn mực con người. Nói cách khác, nếu những chuẩn mực

kết quả của việc GDĐĐKD đi trái với mục tiêu mà môn
GDCD hướng đến, tức là nó là sản phẩm của một quá trình
phi thực tế, không thể áp dụng vào giảng dạy cũng như không
thể nào đem lại kết quả ban đầu mong đợi.
Khi quá trình giáo dục bám sát mục tiêu dạy học môn
GDCD cũng đóng vai trò quyết định trong việc học tập của
HS. Dựa vào mục tiêu học tập cũng như nhu cầu cá nhân tích
lũy kiến thức cho các nhân, HS sẽ biết rõ mình cần phải làm
để đạt được cái gì, cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị mọi
điều kiện thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc
gì trong suốt qua trình học tập. Từ đó, HS sẽ chủ động lựa
chọn phương pháp học tập và tích cực trong quá trình tự xây
dựng các họat động học tập phù hợp với bản thân. Bằng cách
tự kiểm soát quá trình học tập của bản thân, HS cũng sẽ có thể
tự đánh giá và biện pháp diều chỉnh với quá trình học tập của
bản thân mục tiêu tự đề ra. HS hình dung được quá trình và
thành quả mà mình sẽ đạt được sau quá trình học tập, để quyết
4


định nỗ lực cho kết quả đó. Bên cạnh đó, ngay từ lúc đầu, HS
cũng được tiếp cận với nhu cầu thực tế của việc cần thiết để
học tập đạo đức kinh doanh, từ đó hình thành cho các em việc
lựa chọn ứng dụng kết quả đạt được vào nhu cầu cụ thể của
bản thân như : điểm số, xây dựng thái độ đối với các ngành
nghề, các vấn đề kinh tế, để dẫn các em tới việc lựa chọn
ngành nghề. Đây là yêu cầu cao nhất, vì chính các em mới là
nhân tố sau này tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất.
Ngoài ra, mục tiêu dạy học môn GDCD cũng ảnh hưởng
không nhỏ trong quá trình, chuẩn bị và giảng dạy của GV với

quá trình GDĐĐKD cho HS. Căn cứ vào mục tiêu, GV lên kế
hoạch lựa chọn nội dung tích hợp đưa vào giáo án và đưa vào
đến đến mức độ nào, lựa chọn vận dụng sử dụng những
PPDH, KTDH nào cho phù hợp với tâm lý, sức học và
nguyện vọng của HS, giúp HS học tập có kết quả tốt nhất.
Bên cạnh việc việc xác định phương pháp giảng dạy, mục tiêu
môn học cũng thước đo để GV đánh giá được kết quả của
hoạt động học tập của HS, cũng như tự đánh giá và định
hướng được năng lực và kết quả giảng dạy của mình để cải
tiến phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá,
để tự hoàn thiện năng lực của mình. Mục tiêu dạy học sẽ thể
5


hiện rõ mối quan hệ giữa GV và HS trong quá trình dạy học.
Vì vậy, việc xác định mục tiêu môn học cho HS, là khâu tối
quan trọng và cần thiết, mà người GV phải bắt tay vào thực
hiện đầu tiên trước khi thiết kế quá trình dạy học.
Để đạt được những yêu cầu đảm bảo tính mục tiêu:
Thứ nhất, khâu quan trọng đầu tiên là phải xác định và
vạch rõ ra cho HS mục tiêu mà việc Giáo dục đạo đức kinh
doanh cần đạt được.
Cần hình thành cho HS ý thức tự nguyện cho HS trong
vấn đề xây dựng nhân cách tốt trong tất cả các lĩnh vực, kể cả
trong lĩnh vực kinh doanh cũng không ngoại lệ. Để làm được
yêu cầu đó, nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện cho HS
tiếp xúc và làm quen với những quy phạm đạo đức, phép ứng
xử thường ngày, để các em nâng cao trải nghiệm, tích lũy đạo
đức. Giá trị đạo đức là một phạm trù không thể nói suống hay
học thuộc mà phải được thể nghiệm trong hành vi, việc

làm,thái độ ứng xử của HS với nhau, của HS với gai đình và
toàn xã hội.

6


Thứ hai: Tăng cường đầu tư soạn giảng, đi sâu khai
thác trọng tâm bài học, giúp học sinh nắm được bản chất vấn
đề, chứ không nhất thiết học thuộc.
GV đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục; chính
vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu
cho ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt kết quả cao, người
thầy cần tăng cường đầu tư soạn giảng có chất lượng cao; tập
trung thời gian khai thác trọng tâm bài học, giúp học sinh hiểu
và nắm chắc được bản chất bài học, chứ không nhất thiết học
vẹt, học thuộc lòng. Các chuẩn mực đạo đức được xây dựng
phải phù hợp tâm lý lứa tuổi HS, tránh ôm đồm quá nhiều nội
dung. Các nội dung tích hợp cần xác định là kiến thức hỗ trợ,
tránh biến tiết học thành cuộc “chạy đua thời gian” cho GV và
“nhồi nhét” kiến thức đối với học sinh. Điều đó là đi ngược
lại mục tiêu giảm tải mà các cấp giáo dục đã đề ra. HS sẽ
không có điều kiện rèn luyện kỹ năng, xây dựng kế hoạch tự
học của mình.
Thứ ba, Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối
tượng học sinh, nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu.

7


Sự phân hóa các đối tượng học sinh cũng là một trở ngại

trong quá trình giảng dạy của GV, cản trở mục tiêu dạy hoc đề
ra. Tình trạng này có thể gây ra việc mất trọng tâm mục tiêu
bài học, làm GV khó truyền tải đầy đủ nội dung trong từng bài
học hoặc không phát huy được hết tác dụng của từng phương
pháp giảng day, dễ gây phân hóa học lực trong lớp. Để khắc
phục tình trạng này, cần giúp đỡ các học sinh yếu, kém tiến bộ,
GV bộ môn phải phối hợp với GV chủ nghiệm, phải thật sự
quan tâm, phát hiện ra những học sinh non về kiến thức, yếu
về kĩ năng để giúp đỡ các em khắc phục. Từng bước vươn lên
trong học tập để có kết quả như mong muốn.
Thứ 4: Phải thật sự nghiêm túc trong khâu kiểm tra,
đánh giá học sinh.
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy
học. Nó là bước kiểm tra, đánh giá lại mức độ thực hiện so
với mục tiêu ban đầu, từ đó cũng nhằm đánh giá lại dộ phù
hợp của của PPDH mà GV đã lựa chọn trong tiết dạy. Nếu
chúng ta làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ và
thường xuyên tốt, phản ánh được một cách khách quan kết
quả học tập, để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học, chúng
tôi tin rằng chất lượng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu công tác
8


kiểm tra, đánh giá không được coi trọng, không được làm bài
bản, nghiêm túc, chắc chắn kết quả dạy học sẽ ngày càng trì
trệ. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá, GV sẽ quyết định có cần
bồi dường phụ đạo thêm cho HS hay không. Điểm cần chú ý
trong khâu KT, ĐG là GV không được đề cao việc đánh giá
năng lực học sinh qua điểm số, mà cần nhìn nhận, đánh giá cả
về sự tiến bộ trong nhận thức, thái độ và hành vi của HS.

Ngoài ra, một trong những phương pháp kiểm tra, đánh giá
đang ngày càng thể hiện hiệu quả trong việc đánh giá năng
lực và kết quả của HS là kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá này dựa trên mô hình “ mưa
dầm, thấm lâu” và đang ngày càng thể hiện khả nhằm đánh
giá toàn diện và khá sâu sắc được phần kiến thức thu được và
thái độ của HS sau mỗi buổi học.
Thứ 5: Tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật,
video, các dự án kinh tế.
Chỉ có thông qua thực tiễn mới giúp các em HS khắc
sâu kiến thức , từ việc đặt mình vào nhân vật giải quyết các
tình huống có vấn đề giúp các em có khả năng nhận diện và
vận dụng vào thực tiễn công việc sau này. Thực tế giảng dạy
cho thấy, một khi người thầy khai thác tốt phương tiện, thiết
9


bị và công nghệ thông tin vào giảng dạy thì tiết học ấy sôi nổi,
học sinh tích cực hào hứng. Chất lượng, hiệu quả dạy học vì
thế sẽ ngày càng cao hơn. Muốn vậy, thầy cô cần tranh thủ
thời gian để tìm kiếm, chọn lựa những tình huống pháp luật,
kinh tế, những video phù hợp với nội dung bài học để triển
khai giảng dạy, qua đó khắc sâu kiến thức pháp luật, gắn nội
dung bài học với việc vận dụng kiến thức pháp luật vào đời
sống thực tế. GV phải khéo léo xây dựng các chương trình dự
án có tính giáo dục đạo đức kinh doanh, giáo dục pháp luật,
để vừa giáo dục thái độ, nhân phẩm vừa lôi cuốn các em vào
tiết học hơn nữa. Từ những “bài tập” thực tiễn đó, HS tập làm
quen với khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các hiện
tượng pháp luật, kinh tế trong thực tiễn đời sống xã hội. Các

em có điều kiện tập làm quen với việc “ra quyết định” vận
dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những
vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi các
em.
- Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc “lý luận gắn liền với thực tiễn” được vận
dụng vào thực tế giảng dạy bất kỳ môn học nào ở trường
THPT. Với riêng môn GDCD, có tri thức có nguồn gốc ra đời
10


xuất phát từ thực tế đời sống xã hội, sự vận động và biến đổi
của thế giới và xã hội Việt Nam. Thực tế sinh động của sự vận
động và biến đổi của thế giới khách quan và cuộc sống, chính
là cơ sở soi sáng dẫn đưỡng cho những lý luận của môn học.
Thực tiễn cũng đồng thời là nơi để các em thể nghiệm, trải
nghiệm những kiến thức mà bộ môn cung cấp cho các em, rèn
luyện cho các em tư duy lý luận, phương pháp luận đúng đắn,
là cơ sở để các em tự xây dựng những lập luận suy nghĩ độc
lập và sáng tạo. Dù vậy, thực tế là thực tiễn cuộc sống xã hội
diễn ra rất phức tạp khó lường, nó chứa đựng một bể tri thức
phong phú và biến đổi liên lục. Do đó cần có lăng kính kiểm
chứng và chắt lọc của GV qua những bài học, hình ảnh thích
hợp với tâm lý lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của HS vào bài
giảng.
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng của công nghệ và kỹ
thuật, mang lại cho chúng ta không những là là cơ hội tiếp cận
nguồn tri thức nhân loại một cách dễ dàng và nhanh chóng,
mà đó còn khó khăn trong khâu tinh chọn giữa cơn bão thông
tin và công nghệ số. Vì thực tế, những vấn đề gần gũi với HS

đôi lúc diễn ra rất phức tạp, mang tính khó lường, khó dự
đoán kết quả. Việc đảm bảo cho bài giảng gắn với thực tế cần
11


tránh khuynh hướng cứng nhắc hoá bài giảng, người GV phải
tinh tế điều tiết vấn đề nào cần đi sâu phân tích, đánh giá, vấn
đề nào chỉ cần khái quát để phục vụ bài giảng hoặc định
hướng tư tưởng cho HS tự tìm hiểu.
“GS.TS Vũ Văn Hiền- Nguyên ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng lí luận Trung ương đã nhấn
mạnh: Dự thảo chương trình môn Giáo dục công dân (GDCD)
trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới hướng
đến mục tiêu giáo dục công dân trong thế kỉ 21 và có điểm
nhấn là giáo dục kinh tế - tài chính.” [tr 1, 16]
Từ mục tiêu trên, ta cần nhìn nhận rằng để đảm bảo tính
thực tiễn cho việc giảng dạy đạo đức kinh doanh trong phần
Công dân với kinh tế, cần xuất phát từ cơ sở lý luận và thực
trạng của HS với vấn đề học tập và vận dụng sau này trong
kinh tế Đất nước. Đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ nhân
lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nền kinh
tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Thực trạng là các em HS còn rất yếu kém trong tri thức
về quản lý kinh tế tài chính. Các em không hiểu được bản chất
và giá trị của sức lao động, nên có thái độ xem thường quá
12


trình lao động, hoặc thiếu kỹ năng quản lý tài chính. Thực tế
này sinh ra do sự thiếu quan tâm từ cha mẹ, thiếu hướng dẫn

của gia đình… dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ về đồng tiền
của các em.
“ Mục tiêu của chương trình GDCD mới xác định cung
cấp cho HS kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết về kinh tế
và quản lý tài chính; giúp HS nhận thức đúng về giá trị của
tiền và sức lao động, biết sử dụng tiền một cách đúng đắn và
hiệu quả, biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để ra
quyết định chi tiêu đúng đắn, từ đó giúp HS xác định mục tiêu
công việc và tài chính bản thân trong tương lai, sống trách
nhiệm hơn với tình hình tài chính của gia đình ở hiện tại.” [tr
1, 16]
Để đảm bảo nguyên tắc thực tiễn cho môn học, GV có
rất nhiều cách thức như: Lồng ghép ví dụ, sử dụng đa dạng
phương pháp, kỹ thuật dạy học, hướng dẫn HS tự trải nghiệm
thực tế và rút ra kết luận….
Ví dụ cụ thể trong bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN
XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ. ở hoạt động 2 , sau
khi hướng dẫn HS tìm ra khái niệm và mục đích của cạnh
13


tranh, GV chia ra 4 nhóm thảo luận về 4 ví dụ về mỗi loại
cạnh tranh, từ đó đưa ra ý nghĩa kinh tế của mỗi loại cạnh
tranh, cũng như tìm ta bài học về đạo đức kinh doanh.
1.Cạnh tranh giữa người bán với nhau
Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán
đồ quần áo. Do đó, họ cần phải có sự cạnh tranh để thu hút
khách hàng về cửa hàng của mình.
2.Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
Ví dụ: Hoa và Lan đi chợ mua đồ làm rằm và họ đều nhìn

thấy một con gà trống rất đẹp và muốn mua nó. Gà thì chỉ còn
một con, mà hai người ai cũng muốn mua.
3.Cạnh tranh giữa các ngành
Ví dụ: Hiện nay, bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang
rất cạnh tranh với nhau.
4.Cạnh tranh trong nước với nước ngoài
Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương
thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ
dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị
14


trường thế giới. Vì vây, chúng ta phải tham gia cạnh tranh với
một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như
nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…
Từ các ví dụ GV cho sẵn, HS nhận biết được rằng:
Nhóm 1: Muốn thu hút khách hàng các chủ tiệm phải có
được mẫu đồ đẹp, giá phải chăng, chất lượng tốt, thái độ phục
vụ tốt...Tránh việc sản xuất hoặc mua bán hàng kém chất
lượng, hoặc có hình thức cạnh tranh không công bằng.
Nhóm 2: Để giành con gà đó về mình, hai người đã nâng
giá con gà lên. Ai có mức giá cao hơn thì sẽ bán cho người đó.
Ở đây bài học đạo đức kinh doanh giành cho cả sự đảm bảo
chất lượng hàng hóa từ người bán và sự cạnh tranh công bằng
từ phía hai người mua. Dù là cùng 1 mặt hàng, nhưng do số
lượng cung quá ít. Làm giá cả vì thế mà tăng theo.
Nhóm 3: Cùng với sự phát triển, bắt buộc các ngành
nghề phải có sự cải tiến về mọi mặt trong sản xuất hàng hóa,
cung cấp dịch vụ. Cũng như, tăng cường hậu mãi, quảng cáo.
Có thể cùng liên kết về lợi ích với nhau, tránh hình thức đấu

đá, cạnh tranh thiếu lành mạnh.

15


Nhóm 4: bài học cạnh tranh lúc này mang tầm vóc quốc
gia, dân tộc. Chất lượng sản phẩm đi cùng với sự phát triển
của cả 1 nền sản xuất và tên tuổi quốc gia. Cần nhanh chóng
chuyển giao công nghệ tiên tiến, ứng dụng khoa học tiên tiến,
nghiên cứu thị hiếu của các nước nhập khẩu, để đảm bảo đầu
ra ổn định và hiệu quả kinh tế cho sản phẩm. Sự tín nhiệm của
các nước nhập khẩu có thể là đòn bẩy thúc đẩy kim ngạch
xuất khẩu đi lên, tạo cho ta cơ hội rộng mở rộng 1 thị trường
đầu tư, không có sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác.
- Đảm bảo phát huy tính tự giác, tích cực của người
học
“ Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã
khẳng định “ phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học”. Luật Giáo dục năm 2005 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) tại Khoản 2, Điều 28 đã nêu rõ: “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng
16


kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho HS”.”[tr 1,15]

Với định hướng của Đảng và Nhà nước, GV cả nước nói
chung, GV giảng dạy GDCD ở các trường THPT đã tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trong giáo án giảng
dạy nhằm phát huy tích cực và chủ động học tập của HS. Dù
vây, vẫn có một bộ phận GV vẫn chỉ dừng lại với những giáo
án cũ, bằng lòng với những phương pháp giảng dạy truyền
thống như thuyết trình, đàm thoại. Thực trạng trên đòi hỏi
người GV GDCD trong nhà trường phổ thông cần phải phát
tăng cường đổi mới phương pháp pháp giảng dạy, không
ngừng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập.
Nhiệm của GV giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc soạn
thảo chi tiết, cụ thể, mà còn phải phát huy vai trò thiết kế, tổ
chức tiết dạy như thế nào nhằm lôi kéo, kích thích HS tham
gia vào quá trình tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Khi HS
cảm thấy thật sự hứng thú với tiết dạy, thì các em mới ghi nhớ
bài tốt hơn, chủ động, sáng tạo vận dụng nguồn tri thức đó.
Việc đổi mới các phương pháp giảng dạy cũng chỉ nhằm
mục tiêu làm các em HS nhiệt tình tham gia vào hoạt động
17


học tập, huy động mọi vốn hiểu biết, kiến thức để tìm hiểu bài
học, tạo cơ hội cho các em được bày tỏ quan điểm, ý kiến các
nhân về nội dung bài học.
Vấn đề giúp HS gần gũi với thực tiễn môn học là một
vấn đề tất yếu mà cả nền giáo dục phải ra sức xây dựng
bồi đắp. Tuy nhiên, khi đưa nội dung môn học theo sát
thực tiễn GV cần chú ý khắc phục những lỗi sau:
Thứ nhất, những kiến thức liên hệ còn bị gò ép, khiên
cưỡng thiếu phù hợp, có khi thiếu cả tính chân thực lịch sử.

Thứ hai, những dẫn chứng liên hệ nhiều nhưng không
tinh, không có tính điển hình phổ biến. GV ham kể, ham trưng
những mẩu chuyện, những hình ảnh xa xôi lạ lẫm, xem
thường bỏ qua những dẫn chứng gần gũi, thân quen giàu tính
thực tế khiến tính thuyết phục bị mất đi nhiều.
Thứ ba, các dẫn chứng liên hệ không được sử dụng đúng
lúc, đúng chỗ, mang nặng tính minh họa chứ không phải tồn
tại đúng theo nghĩa là một phương pháp giảng dạy. Đúng ra
những dẫn chứng phải được sử dụng như một phương tiện
trọng yếu để hướng HS tự mình đi đến nhận thức khái niệm
một cách tự nhiên, sâu sắc thì ngược lại nhiều GV chủ yếu lại
18


dựa vào sách giáo khoa và HS chỉ cần phát biểu những nội
dung có sẵn trong sách, sau đó mới giảng giải rồi cùng các em
dẫn chứng liên hệ một cục.
Thứ tư, các dẫn chứng vừa ít vừa khô khan, các GV ngại
tìm đến những dẫn chứng minh họa mới và sinh động hơn,
cập nhật biến đổi xã hội hơn; bằng những mẩu chuyện hấp
dẫn với cách kể đầy sức lôi cuốn kèm theo những lời phân
tích giảng giải ngắn gọn xúc động, khiến chúng có xác mà
không có hồn. HS ngồi nghe rồi lại quên ngay. Không một
chút hưng phấn, không một sự tò mò nào thức dậy được trong
các em thì làm sao những tiềm thức đạo đức công dân trong
các em có thể được lóe sáng, được định hình.
Thứ năm, các dẫn chứng liên hệ thực tế chưa được chú ý
khêu gợi, phát huy từ phía HS. Nhu cầu tự bộc lộ những chính
kiến, suy nghĩ, băn khoăn, thắc mắc của các em hầu như chưa
được chú ý tới, hoặc được thông qua một cách qua loa. Các dẫn

chứng liên hệ do vậy chưa phong phú đa dạng, chưa rộng, chưa
sâu, chưa tạo được sự bất ngờ sinh động, sự rung cảm trong
nhận thức về mối tương giao giữa lý thuyết và thực tế từ thẳm
sâu tâm can học trò. Nói cách khác, trong trường hợp này vai
19


trò chủ thể của việc liên hệ thức tế vẫn thuộc về các thầy cô chứ
chưa phải các em.
Thứ sáu, các dẫn chứng chưa được liên hệ trình bày với
một tâm thế nồng cháy mà còn dừng ở mức thông báo lạnh
lùng nên đã không tạo được chất men kích thích thuyết phục
hưng phấn trong lòng HS. Những dẫn chứng GV sử dụng phải
mang tính liều lượng, để bài học vẫn sinh động, mà vẫn đảm
bảo không làm phân tán sự chú ý của các em.
Thứ bảy, GV cũng cần tận dụng tối đa ưu thế của
phương tiện DH, công cụ DH hiện đại. Việc lựa chọn và sử
dụng hợp lý các phương tiện DH, công cụ DH, nhất là các
phương tiện công nghệ thông tin, có thể nối dài “cảm giác”,
hứng thú với bài học cho HS, tăng cường tính tích cực, chủ
động của HS với môn học. Ngoài ra, GV có thể khuyến khích,
hướng dẫn HS tự chinh phục các công cụ DH sẵn có tại nhà,
hoặc tự chế đồ dùng dạy học chuẩn bị cho mỗi buổi học.
Giá trị của việc ứng
dụng việc dạy và học tự
giác và tích cực là vấn đề
không thể bàn cãi, mà sự
20



nghiệp đổi mới giáo dục
đang hướng đến. Đó là vấn
có của cấp học nào, môn
học nào. Thành quả của việc
dạy và học tích cực là góp
phần xây dựng năng lực tích
cực, sáng tạo trong hoạt
động học tập và xử lý
những tình huống mang tính
cá nhân trong thực tế, kích
thích HS giải quyết vấn đề
theo hướng lập luận logic,
giúp các em có thái độ tích
cực với vấn đề chọn lựa và
định hướng nghề nghiệp.
- Một số biện pháp cơ bản thực hiện Giáo dục đạo đức
kinh doanh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở
trường Trung học phổ thông An Khánh Cần Thơ.
- Lựa chọn nội dung dạy học môn Giáo dục công dân
để tích hợp nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh ở trường
Trung học phổ thông An Khánh Cần Thơ
21


Trong chương trình GDCD phần Công dân với kinh tế
hiện hành không có nội dung nào, bài học nào về đạo đức
kinh doanh. Vì thế, để thực hiện việc tích hợp nội dung giáo
dục kinh doanh GV phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung các
bài học của môn GDCD phần công dân với kinh tế, tìm ra
được những đơn vị kiến thức có liên quan đến nội dung

GDĐĐKD từ đó xác định mục tiêu tích hợp cũng như phương
thức thực hiện tích hợp cho hiệu quả.
Cần chú ý đến một số trường hợp sau đây:
- Với những bài chứa đựng những nội dung có thể trực
tiếp thực hiện GDĐĐKD thì GV phải chủ động đưa những
nội dung giáo dục này vào trong quá trình giảng dạy bài học.
Ví dụ: dạy bài Canh tranh...bài Hàng hóa tiền tệ...
- Với những đơn vị kiến thức có thể liên hệ với vấn đề
đạo đức kinh doanh, GV có thể dùng các câu chuyện, tình
huống, ví dụ để khai thác lồng ghép nội dung giáo dục đạo
đức kinh doanh.
Ví dụ: dạy bài Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi
khai thác nội dung phát triển bền vững có thể lồng ghép nội
22


dung cần thiết phải kinh doanh có đạo đức để góp phần phát
triển bền vững doanh nghiệp nói riêng và bền vững toàn bộ
nền kinh tế nói chung.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ có thể
tích hợp nội dung GDĐĐKD trong dạy học môn GDCD phần
“Công dân với kinh tế”:
Số

Kiến thức

Bài học đạo đức kinh

trọng tâm


doanh

Sản xuất

Bài học về tôn trọng con

của cải vật

người và kết tinh lao động

chất

trong sản phẩm hàng

phát triển

Các yếu tố

hóa Tôn trọng con người

kinh tế

cơ bản của

được thể hiện trong việc

quá trình

doanh nghiệp có sự tôn


sản xuất

trọng và chăm lo cho lợi ích

Bài

Tiế
t

Bài 1:
Công dân
với sự

1

chính đáng của người lao
động như: đảm bảo sự bình
đẳng giữa mỗi người lao
23


Số
Bài

Tiế
t

Kiến thức

Bài học đạo đức kinh


trọng tâm

doanh
động với nhau, giữa doanh
nghiệp với người lao động…
Tôn trọng sản phẩm được
tạo từ sức lao động, tức là
tôn trọng người lao động.

2

Phát triển

- GDĐĐKD gắn với trách

kinh tế và ý nhiệm xã hội: Chủ doanh
nghĩa của

nghiệp cần tuân thủ : những

phát triển

chuẩn mực, quy tắc, những

kinh tế đối vấn đề chung của xã hội như:
với cá nhân,
bảo vệ môi trường, xóa bỏ sự
gia đình và
phân biệt mất bình đẳng về

xã hội
giới, đảm bảo công bằng và
an sinh xã hội cho người lao
động… thông qua hoạt động
kinh tế của bản thân mà góp
phần thúc đẩy sự phát triển
24


Số
Bài

Tiế
t

Kiến thức

Bài học đạo đức kinh

trọng tâm

doanh
của xã hội.

Bài 2:
Hàng hóa
-Tiền tệ-

Thông qua thuộc tính của


3
Hàng hóa

hàng hoá giáo dục

tính

trung thực của đạo đức kinh

Thị

doanh thường được thể hiện

trường

qua qua việc xã hội lên án
hoặc tẩy chay những thủ
đoạn làm ăn gian dối, lừa gạt
để kiếm lời, hoặc kiểu kinh
doanh chụp giật mang tính
tạm thời và không thể mang
lại giá trị bền vững cho các
bên chủ thể kinh doanh.Tập
trung lấy giá trị giá trị sử dụng
của hàng hóa làm chất lượng,
có thể ứng dụng khoa học kĩ
25



×