Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế trò chơi học tập phân môn mĩ thuật lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa Giáo dục Tiểu học,
trường Đại học Sư Phạm Huế đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài tiểu luận này.
Để hoàn thành bài tiểu luận, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
trường Đại học Sư Phạm Huế.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Giảng viên hướng dẫn, Thạc sĩ – Phạm
Diệu Linh trong suốt thời gian vừa qua đã chỉ dạy tận tình, giúp đỡ để em hoàn
thành tốt bài tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trường Tiểu học Lý
Thường Kiệt, thành phố Huế đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian điều tra tại
quý trường.
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và trình độ nghiên cứu, những khó khăn
trong quá trình nghiên cứu cũng như sự mới mẽ của đề tài nên tiểu luận không
tránh khỏi những sai sót. Vì thế, em rất mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Huế, tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thanh Huyền


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vai trò hết sức quan
trọng. Điều này đã được ghi rõ trong “Luật Phổ cập giáo dục tiểu học”: “Giáo
dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ
xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, GDTH chính là bậc học tiền đề cho sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi công dân sau này.
Tại điều 40 của điều lệ trường tiểu học ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, đã quy định tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến


14 (tính theo năm). Chứng tỏ, bậc tiểu học là bậc học tiếp nối giữa trẻ con đi lên
thiếu niên. Đây là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của các em vì xảy ra đồng
thời những biến đổi về cả thể chất và tinh thần điều này ảnh hưởng rất lớn đến
tâm sinh lí của các em. Đây còn là độ tuổi các em bắt đầu tìm hiểu thế giới xung
quanh, xây dựng tri thức đầu đời.
Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả
cao ở bậc tiểu học. Bởi vì các em vẫn còn ham chơi, thích thú với một bức
tranh, hình ảnh sinh động…..
Phân môn mĩ thuật là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình
dạy và học hiện nay. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cũng như phụ huynh vẫn chưa
thực sự xem trọng môn học này. Dẫn đến, học sinh cũng không có hứng thú
trong quá trình học tập dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế
trò chơi học tập phân môn mĩ thuật lớp 5”.


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã có những công trình
nghiên cứu và nhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử dụng trò chơi
học tập trong quá trình dạy học môn mĩ thuật ở tiểu học.
- Trong cuốn: “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí
tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng (chủ biên), hay cuốn “150 trò chơi
thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng và Trần Quang Đức (đồng chủ biên). Ở các tài liệu này,
tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng như tác dụng của trò chơi và đưa ra những hoạt
động vui chơi.
- Trong một công trình nghiên cứu khi tham gia cuộc thi “Việt sách bài tập và sách
tham khảo” của tác giả Vũ Khắc Tuân đã nêu ra những vấn đề cơ bản về việc sử
dụng trò chơi học tập như: Đưa trò chơi học tập vào lớp học nhằm mục đích gì?,
Trò chơi nào có thể đưa vào lớp học?, Trò chơi được tổ chức vào lúc nào?, Tổ
chức chơi trong giờ học như thế nào?... Từ các vấn đề trên chúng ta có thể xác lập

giá trị và những yêu cầu cần thiết khi sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy
học.
- Ngoài ra còn có nhiều luận văn tốt nghiệp cũng như nhiều bài tiểu luận đã chỉ ra
vai trò của việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhất là dạy học
phân môn mĩ thuật ở tiểu học lớp 5 như: Luận văn “Phát triển năng lực thẫm mỹ
cho học sinh lớp 5 thông qua trò chơi học tập môn mĩ thuật (Phạm Thị Hoài
Thương khóa 2013- 2017) đã đưa ra một số trò chơi học tập có thể sử dụng trong
phân môn mĩ thuật lớp 5. Luận văn đã đề xuất một số trò chơi phục vụ cho việc
dạy học môn mĩ thuật với sự hỗ trợ của phần mềm powerpoint của tác giả Hà Thị
Thiết (khóa học 2013- 2017) với đề tài: “Sử dụng kênh hình trong dạy học thường
thức mĩ thuật lớp 2,3 với sự hỗ trợ của phần mềm powerpoint”.


Tóm lại, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về sử dụng trò chơi học tập
trong phân môn mĩ thuật là tư liệu quý giúp tôi hoàn thành đề tài này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn thực trạng dạy môn mĩ thuật ở trường
Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế từ đó thiết kế hệ thống bài tập thông qua
trò chơi học tập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn mĩ thuật.
- Thiết kế trò chơi học tập để rèn kĩ năng tính thẩm mỹ cho học sinh lớp 5.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các trò chơi học tập môn mĩ thuật có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học
Công nghệ thông tin: Power Point, Violet….
- Phạm vi nghiên cứu
Chương trình môn mĩ thuật lớp 5

Giáo viên, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận


- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa.
- Các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài
liệu về dạy học chương trình mĩ thuật ở tiểu học; những chủ trương, đường lối,
nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các văn bản của bộ giáo dục.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp trò chuyện
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học trong quản lí giáo dục
Sau khi điều tra thực trạng dạy học phân môn mĩ thuật tại trường Tiểu học.
Tác giả sẽ phân tích, xử lí các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán
học để đạt được hiệu quả nhất.
7. Cấu trúc nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn
mĩ thuật lớp 5.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn mĩ thuật lớp 5.
Chương 3: Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các trò chơi học tập
trong dạy học môn mĩ thuật lớp 5 bằng hình thức ứng dụng công nghệ thông tin.


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn

mĩ thuật lớp 5
1.1. Trò chơi học tập là gì?
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Trò chơi
Theo wikipedia Tiếng Việt: Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí
và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục. Nhiều trò chơi đã phát
triển thành những môn thể thao và được tổ chức với quy mô lớn như các Đại hội
thể thao. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa điểm
và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tới
một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi.
Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình
thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các
hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó,
trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người,
trước hết là vui chơi, giải trí.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn
diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt
động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định
hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm
chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện
và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ
đạo trong giáo dục trẻ em.
1.1.1.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật là do người lớn nghĩ ra cho trẻ


em chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển
hoạt động trí tuêh cho trẻ. Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dân
gian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tố dạy học. Hay nói cách khác TCHT
là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với sự phát triển trí tuệ.

Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có
nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua
các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được
củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú
trong học tập, trong việc làm.
1.1.2. Đặc điểm của trò chơi học tập cho lứa tuổi tiểu học
TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểm
chung của các loại hoạt động: có phương hướng, có mục đích, có ý thức và có dặc
điểm chung của trò chơi. Đặc điểm của trò chơi nói chung là mang lại cảm xúc
chân thực, mạnh mẽ, đa dạng. Trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ em niềm
vui sướng, thoả mãn, bằng lòng. Chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn
là chơi nữa. Ngoài ra TCHT còn có những đặc điểm sau:
- TCHT có luật rõ ràng, do người lớn đặt ra nhằm đạt được mục đích giáo
dục và dạy học.
- TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. Kết quả đó phải được thực hiện
trong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui, sự
thoả mãn cho những người tham gia TCHT. Kết quả của TCHT thể hiện sự cố gắng
trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong tính hợp tác của
nhóm trẻ.
- TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: mục đích của TCHT
(nhiệm vụ nhận thức); hành động chơi; luật chơi và tổ chức chơi.
- Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều như nhau và
được xác định bằng luật chơi. Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để


đánh giá khả năng của trẻ em.
- Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng.
Trong quá trình chơi nếu trẻ không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không đạt được
mục đích của trò chơi. Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ dàng hơn và
có hiệu quả hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng.

1.1.3. Phân loại trò chơi học tập
Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập. Căn cứ vào các quá trình tâm lý
được huy động để giải quyết nhiệm vụ chơi có thể phân loại trò chơi học tập như
sau:
1.1.3.1. Phân loại theo mục đích
Trò chơi học tập phát triển các giác quan: (thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác) là các trò chơi rèn luyện hoạt động cảm nhận của trẻ. Ví dụ như
trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ dùng tay để nhận biết và gọi tên hình.
- Trò chơi phát triển trí nhớ: là các loại trò chơi nhằm giúp trẻ nhớ lại, nhận biết lại
các sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây hay những tri thức đã được học dưới
dạng biểu tượng hay khái niệm. Ví dụ trò chơi “Cái gì biến mất”, đòi hỏi trẻ phải
quan sát và nhớ kỹ để phát hiện xem hình gì đã vừa bị lấy đi.
- Trò chơi phát triển trí tưởng tượng: là các trò chơi giúp trẻ sử dụng vốn tri thức và
những biểu tượng đã có để thực hiện nhiệm vụ chơi. Ví dụ trò chơi “người họa sĩ
tài ba”, GV yêu cầu trẻ dùng những hình đã học để vẽ ngôi nhà, chiếc thuyền, máy
bay...
- Trò chơi phát triển tư duy: là các trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải vận dụng các
thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa...
để giải quyết nhiệm nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra. Nhờ đó óc phán đoán, suy luận,
khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... được phát triển.
1.1.3.2. Phân loại trò chơi theo sự năng động


- Trò chơi động: Là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp
của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại
vật…
- Trò chơi tĩnh: Là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di
chuyển cũng như ít vận động cơ bắp. Những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi nhớ
lâu…
1.1.3.3. Phân loại trò chơi theo không gian

- Trò chơi ngoài trời: Hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi ở ngoài trời
nhưng chúng ta phải chú ý sân chơi phải phù hợp với trò chơi
Ví dụ: Sân đất cứng, sân gạch hay xi măng thì không nên chơi những trò chơi
mạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích. Đối với sân có nhiều cây cối, chướng
ngại thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt….
- Trò chơi trong nhà: Thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học
tập hoặc vì trời mưa gió không thể chơi ngoài trời được. Trò chơi trong nhà thường
là trò chơi tĩnh, ít di chuyển.
Ở trường Tiểu học thường sử dụng các hình thức trò chơi tổ chức trong nhà
để giáo viên có thể quản lí học sinh tốt nhất, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả giáo
dục cao.
1.1.3.4. Phân loại trò chơi theo mức độ
- Trò chơi nhỏ: Là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng
dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui… và thời gian chơi cũng rất
ngắn chỉ khoảng 5-10 phút.
- Trò chơi lớn: Là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu
chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử… Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một
cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn
như núi rừng, đồng rộng, sông biển… Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt
có những trò chơi kéo dài hàng tháng.


Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như: Trò chơi luyện
giác quan (bịt mắt, ai đây), trò chơi khóe léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơi
nhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lí luận (có, không), trò chơi phản xạ
(chuyền dép), trò chơi luyện trí nhớ (nhớ tên).
Ở trường Tiểu học với phân môn mĩ thuật nên sử dụng các trò chơi nhỏ, có
thời gian thực hiện ngắn, được tổ chức trong lớp học vì trò chơi học tập ở đây chỉ
nhằm giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã được học và tìm hiểu được các kiến
thức có liên quan.

1.2.

Công nghệ thông tin là gì?

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Công nghệ thông tin
Công

nghệ

Thông

tin,

viết

tắt CNTT,

(tiếng

Anh: Information

Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm
máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị
quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là
kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội".

1.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc dạy học phân môn mĩ thuật ở
tiểu học
Đầu tiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên
nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình.
Cụ thể, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn
được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ


năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với
đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.
Đối tượng thứ hai được hưởng lợi trực tiếp từ việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học đó chính là học sinh. Các em được tiếp cận phương pháp
dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự
tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều
cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này
không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về
năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều
chỉnh phù hợp và khoa học.
Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học
còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa
dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng
tìm kiếm thông tin cho bài học của các em.
1.2.3. Một số phần mềm sử dụng trong thiết kế trò chơi học tập ở tiểu học
1.2.3.1. Powerpoint
Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình diễn do
hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng
Microsoft Office.
Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những slide (lát

cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS
PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm
chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh.
1.2.3.2. Violet


Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các
bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh,
chuyển động và tương tác… rất phù hợp với học sinh từ mầm non đến THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng anh: Visual & Online Lesson Editor for
Teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Tương tự phần mềm PowerPoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để
xây dựng nội dung bài giảng như: Cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức,
hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim hoạt hình, …), sau đó
lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng
hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tương tác với người dùng…
Violet còn có rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần
mềm khác không có. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường
được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
 Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng,
ghéo đôi, chọn đúng sai…
 Bài tập ô chữ: Học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc
 Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: Học sinh phải kéo thả các đối tượng
này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một
đoạn văn bản
 Bài tập tổng hợp: Cho phép tạo bài kiểm tra gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi
có thể là một loại khác nhau: trắc nghiệm, kéo thả, điểm khuyết…
 Bài tập dạng trò chơi: Cóc vàng, đua xe….
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 5 nhìn từ góc độ trò chơi

1.3.1. Tính cách


Tính cách của trẻ ở độ tuổi này là tính xung động trong hành vi. Tức là
khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động của các kích thích bên trong
và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc. Tất cả các tác động đến trẻ đều
khêu gợi đến các em những phản xạ nhanh chống. Đặc điểm này đã khiến cho hành
vi của các em dễ mang tính tự phát.
Trong quá trình học tập, giáo viên nên thiết kế các trò chơi học tập có luật
chơi chặt chẽ, yêu cầu học sinh thực hiện theo luật chơi. Cụ thể là sau khi nghe
khẩu lệnh của giáo viên hoặc trọng tài thì mới được thực hiện hoạt động trò chơi.
Điều này sẽ giúp học sinh tự biết kiềm chế ý thức của bản thân, biết lắng nghe và
suy nghĩ trước khi hành động và hành động một cách tự giác.
1.3.2. Tình cảm
Ở cuối bậc tiểu học lớp 4,5 thì năng lực làm chủ tình cảm khá hơn, biết kìm
nén, che dấu biểu hiện bên ngoài.
Tuy nhiên, tình cảm học sinh tiểu học chưa bền vững, còn mong manh, chưa
sâu sắc và hay thay đổi tâm trạng, sở thích. Đặc biệt, đối với học sinh cuối bậc tiểu
học xuất hiện những rung cảm mới như tình cảm đạo đức, tình cảm nghĩa vụ, lĩnh
hội chuẩn mực mới, tình bạn mới xuất hiện rung cảm. Những tình cảm đó chiếm vị
trí đáng kể trong đời sống tình cảm của trẻ, thậm chí chúng trở thành động cơ học
tập. Tình bạn trong nhóm, tổ lớp được hình thành ở trẻ. Tình cảm trách nhiệm đã
được hình thành và cũng với nó là tình cảm tập thể. Vì vậy, trẻ mong muốn giúp đỡ
bạn để khỏi ảnh hưởng đến thành tích của tập thể.
Chính điểm này mà trong học tập, giáo viên nên thiết kế và tổ chức học tập
để học sinh tham gia chơi theo tổ, nhóm để các em biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
trên cơ sở đó để thắt chặt tình đoàn kết cho các em, hình thành tình bạn tốt đẹp.


Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý là tổ chức cho học sinh hợp tác theo nhóm

cũng nên hạn chế để các em ganh đua, đố kị nhau giữa các nhóm, tổ trong lớp. Phải
biết tổ chức cho các em thi đua tích cực, không khí vui tươi, thoải mái.
1.3.3. Tự đánh giá
Ở học sinh tiểu học, biểu tượng về mình và tự đánh giá được hình thành và
cùng với chúng là các kĩ xảo tự kiểm tra, tự điều hành cũng được xuất hiện. Điều
đó chứng tỏ trẻ đã có nhu cầu nhận thức về mình, có nhu cầu có biểu tượng về bản
thân. Học sinh cuối cấp tiểu học đã có thể đánh giá khả năng và các phẩm chất tâm
lí của mình một cách độc lập hơn. Nghiên cứu của các nhà tâm lí học Việt Nam
cho thấy sự tự đánh giá của học sinh cuối cấp tiểu học vẫn phụ thuộc vào khá nhiều
nội dung và chuẩn đánh giá. Những gì cụ thể, gần gũi thì trẻ thường tự đánh giá
một cách tự tin và mạnh dạn hơn. Tuy nhiên, tự đánh giá của trẻ chưa thực và tính
ổn định trong tự đánh giá của trẻ cũng chưa cao và có mối liên hệ chặt chẽ với
trình độ học lực.
Trong dạy học, khi tổ chức trò chơi học tập thì ở khâu đánh giá, giáo viên
nên thiết kế thang đánh giá với các mức độ, hành vi rõ ràng. Sau đó, cho học sinh
tự nhận xét, hành vi thái độ của nhóm (đội) mình theo thang đánh giá đó. Trên cơ
sở đó mà giáo viên nhận xét và kết luận.
1.3.4. Nhu cầu nhận thức
Trong các nhu cầu của học sinh tiểu học, nhu cầu nhận thức giữ vai trò chủ
đạo. Đặc biệt, ở học sinh lớp 4,5 có nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân,
quy luật, các mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng. Vì thế,
nếu trẻ ở các lớp đầu cấp tiểu học có nhu cầu làm rõ “Cái này là cái gì?” thì học
sinh ở các lớp cuối cấp tiểu học lại có nhu cầu giải quyết câu hỏi “Tại sao?”, “như


thế nào?”, từ đó nhu cầu các kĩ năng cũng phát triển, kéo theo sự phát triển các
năng lực.
Đây là một điểm đáng chú ý, trong quá trình thiết kế và tổ chức trò chơi học
tập, giáo viên cần phải biết làm mới mọi trò chơi, trò chơi phải có một mức độ khó
nhất định phù hợp với nhận thức của học sinh, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, động

não tìm ra câu trả lời. Nên tổ chức các trò chơi chinh phục, giải ô chữ để tìm ra ô
chữ đặc biệt.
Bên cạnh đó, giáo viên cần biết động viên, khích lệ các em chơi, tạo không
khí vui vẻ, thoải mái tránh việc khuôn khổ để đạt được mục tiêu trò chơi mà hãy
quan tâm đến sự hứng thú tham gia trò chơi của học sinh.
Tóm lại, việc nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là rất
quan trọng để người giáo viên xây dung và thiết kế các trò chơi học tập một cách
phù hợp nhằm đạt được hiệu quả giáo dục để ra.
Tiểu kết chương 1:
Qua tìm hiểu về cơ sở lí luận chúng tôi đưa ra các nhận xét sau:
Giáo dục luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đã có nhiều chủ trương, chính
sách, luật pháp về giáo dục. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất
nước, nền giáo dục của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Trong đó bậc
học tiểu học được xem là “nền tảng” cho sự hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ
sau này.
Giáo dục tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
chặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói chung. Kết
quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả phối hợp giữa gia đình, nhà trường


và xã hội. Hiện nay, sự phối hợp này chưa đem lại nhân cách và trí tuệ phát triển
hoàn thiện cho tất cả học sinh ở lứa tuổi tiểu học.
Đặc biệt phân môn mĩ thuật là một môn học mới, khó truyền tải nội dung giáo
dục trong từng bài dạy một cách dễ dàng mà buộc học sinh phải tìm tòi, vận dụng
các kiến thức xung quanh để cảm nhận một bức tranh, vẽ một tác phẩm lên giấy.
Do đó, trong dạy học môn mĩ thuật người giáo viên cần lòng ghép giữa dạy học
và vui chơi. Điều này rất quan trọng và có tác dụng lớn đến sự hình thành kiến
thức cũng như nhân cách của học sinh sau này.



Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn mĩ thuật lớp 5
2.1 Nội dung chương trình môn mĩ thuật lớp 5
Hệ thống các bài học trong chương trình mĩ thuật lớp 5
T
T
1

Phân môn

Bài

Thường thức

Bài

mĩ thuật

1

Tên bài

Mục tiêu

(chuẩn kiến thức kĩ năng)
Xem tranh thiếu nữ - Hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc
bên hoa huệ

Vân

- Cảm nhận vẽ đẹp của tranh
“Thiếu nữ bên hoa huệ”
- HS khá, giỏi: nêu được lí do tại

2

Bài
9

sao thích bức tranh
Giới thiệu sơ lược - Hiểu một số nét về điêu khắc cổ
về điêu khắc cổ Việt Nam
Việt Nam

- Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài
tác phẩm điêu khắc
- HS khá giỏi: Lựa chọn được tác
phẩm mình yêu thích, giải thích

3

Bài

được lí do tại sao thích
Xem tranh du kích - Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn

17

tập bắn


Đổ Cung
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức
tranh “Du kích tập bắn”
- HS khá giỏi: Nêu được lí do tại
sao thích hay không thích bức

4

Vẽ trang trí

Bài

tranh
Xem tranh Bác Hồ - Hiểu nội dung bức tranh qua bố


25

đi công tác

cục, hình ảnh, màu sắc
- Biết được một số thông tin sơ
lược về họa sĩ Nguyễn Thụ
- HS khá giỏi: nêu được lí do tại
sao thích hay không thích bức

5

Bài
2


Màu

sắc

tranh
trong - Hiểu được vai trò, ý nghĩa của

trang trí

màu sắc trong trang trí
- Biết cách sử dụng màu trong các
bài trang trí
- Biết phối hợp các nét thẳng để
vẽ, tạo hình đơn giản
- HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo
một vài chất liệu màu trong trang

6

Bài
6

trí
Vẽ họa tiết trang trí - Nhận biết được các họa tiết
đối xứng qua trục

trang trí đối xứng qua trục
- Biết cách vẽ các họa tiết trang
trí đối xứng quá trục

- Vẽ được các họa tiết trang trí

7

Bìa

đối xứng qua trục
Trang trí đối xứng - Hiểu cách trang trí đối xứng qua

10

qua trục

trục
- Vẽ được bài trang trí cơ bản
bằng họa tiết đối xứng
- HS khá giỏi: vẽ được bài trang
trí đối xứng cân đối, tô màu đều,
phù hợp


8

Bài

Trang

trí

đường - Hiểu cách trang trí đường diềm


14

diềm ở đồ vật

ở đồ vật
- Biết cách vẽ đường diềm vào đồ
vật
- HS khá giỏi: chọn và sắp xếp
họa tiết đường diềm cân đối phù
hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ

9

Bài

hình ảnh trang trí
Trang trí hình chữ - Hiểu được sự giống nhau và

18

nhật

khác nhau giữa trang trí hình chữ
nhật và trang trí hình vuông, hình
tròn
- Biết cách trang trí hình chữ nhật
- Trang trí được hình chữ nhật
đơn giản
- HS khá giỏi: chọn và sắp xếp

họa tiết cân đối, phù hợp với hình

10

Bài

chữ nhật, tô màu đều, rõ hình
Tìm hiểu về kiểu - Nhận biết các đặc điểm của kiểu

22

chữ in hoa nét chữ in hoa nét thanh, nét đậm
thanh nét đậm

- Xác định được vị trí của nét
thanh, nét đậm và nắm được cách
kẻ chữ
- HS khá giỏi: kẻ đúng các chữ
A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét
thanh, nét đậm, tô màu đều, rõ

11

Bài

chữ
Tập kẻ kiểu chữ in - Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế


26


hoa nét thanh nét nào là hợp lí
đậm

- Biết cách kẻ và kẻ được dòng
chữ dùng kiểu chữ in hoa nét
thanh nét đậm
- HS khá giỏi: kẻ được dòng chữ
“CHĂM HỌC” theo đúng mẫu
chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô

12

Bài

màu đều, có nền, rõ chữ
Trang trí đầu báo - Hiểu nội dung, ý nghĩa của báo

30

tường

tường
- Biết cách trang trí đầu báo
tường
- Trang trí được đầu báo tường
của lớp đơn giản
- HS khá giỏi: trang trí đầu báo
tường đơn giản, phù hợp với nội


13

Bài

dung tuyên truyền
Trang trí cổng trại - Hiểu vai trò ý nghĩa của lều trại

33

hoặc lều trại thiếu thiếu nhi
nhi

- Biết cách trang trí và trang trí
được cổng trại hoặc lều trại theo
ý thích
- HS khá giỏi: trang trí được cổng
trại phù hợp với nội dung hoạt

14

Vẽ tranh

Bài
3

Đề tài trường em

động
- Hiểu nội dung đề tài, biết cách
chọn các hình ảnh về nhà trường

để vẽ tranh


- Biết cách vẽ tranh đề tài trường
em
- HS vẽ được tranh đề tài trường
em
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù
15

Bài
7

hợp
Đề tài an toàn giao - Hiểu về đề tài
thông

- Biết cách vẽ tranh về đề tài
- Vẽ được tranh đề tài
- HS có ý thức chấp hành luật an
toàn giao thông
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

16

Bài

hợp

Đề tài ngày nhà - Hiểu cách chọn nội dung và

11

giáo Việt Nam 20- cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo
11

Việt Nam
- Vẽ được tranh
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

17

Bài
15

Đề tài Quân đội

hợp
- Hiểu một vài hoạt động của bộ
đội trong sản xuất, chiến đấu và
trong sinh hoạt hằng ngày
- Biết cách vẽ tranh đề tài
- Vẽ được tranh đề tài
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ


cân đối, biết chọn màu vẽ phù
18


Bài

hợp
Đề tài ngày lễ, lễ - Hiểu được đề tài ngày lễ, lễ hội

19

hội và mùa xuân

và mùa xuân
- Biết cách vẽ tranh về đề tài
- Vẽ được tranh
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

19

Bài

Đề tài tự do

23

hợp
- Hiểu được sự phong phú của đề
tài tự do
- Biết cách tìm và chọn chủ đề
- Vẽ được tranh theo chủ đề đã
chọn

- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

20

Bài

Đề tài môi trường

27

hợp
- Hiểu biết them về môi trường và
ý nghĩa của môi trường với cuốc
sống
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh có
nội dung về môi trường
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

21

Bài

hợp
Đề tài ước mơ của - Hiểu được nội dung đề tài

31

em


- Biết cách chọn hoạt động
- Vẽ được tranh về ước mơ của


bản thân
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù
22

Bài

Đề tài tự chọn

34

hợp
- Hiểu nội dung đề tài
- Biết cách tìm chọn nội dung đề
tài
- Biết được cách vẽ và vẽ được
tranh
- HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu vẽ phù

23

Vẽ theo mẫu

Bài

4

hợp
Khối hộp và khối - Hiểu được đặc điểm, hình dáng
cầu

chung của mẫu và hình dạng của
từng vật mẫu
- Biết cách vẽ hình khối hộp và
hình khối cầu
- Vẽ được hình khối hộp và khối
cầu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

24

Bài

cân đối
Mẫu vẽ có dạng - Hiểu hình dạng, đặc điểm của

8

hình trụ và hình vật mẫu có dạng hình trụ và hình
cầu

cầu
- Biết cách vẽ vật mẫu có dạng
hình trụ và hình cầu
- Vẽ được hình theo mẫu có dạng

hình trụ và hình cầu


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ
25

Bài

cân đối
Mẫu vẽ có hai vật - Hiểu hình dạng, tỉ lệ và đậm

12

mẫu

nhạt đơn giản ở 2 vật mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu
- Vẽ được hình 2 vật mẫu bằng
bút chì đen hoặc màu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

26

Bài

cân đối
Mẫu vẽ có hai vật - Hiểu được hình dạng, đặc điểm

16


mẫu

của mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu
- Vẽ được hình 2 vật mẫu bằng
bút chì đen hoặc màu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

27

Bài

cân đối
Mẫu vẽ có hai hoặc - Hiểu được hình dạng, đặc điểm

20

3 vật mẫu

của mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu
- Vẽ được hình 2, 3 vật mẫu bằng
bút chì đen hoặc màu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

28

Bài


cân đối
Mẫu vẽ có hai hoặc - Hiểu được hình dạng, tỉ lệ, đậm

24

ba vật mẫu

nhạt, đặc điểm của mẫu
- Biết cách vẽ được mẫu có 2 đến


3 vật mẫu. Nhận thức được bài vẽ
có bố cục hợp lí, độ đậm nhạt của
mẫu vẽ
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ
29

Bài

cân đối
Mẫu vẽ có hai hoặc - Hiểu được đặc điểm, hình dạng

28

ba vật mẫu (vẽ của mẫu
màu)

- Biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật
- Vẽ được hình và đậm nhạt bằng

bút chì đen hoặc vẽ mẫu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

30

Bài

cân đối
Vẽ tĩnh vật (vẽ - Biết cách quan sát, so sánh và

32

màu)

nhận ra đặc điểm của mẫu
- Vẽ được hình và vẽ theo mẫu
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình và vẽ

31

Bài
5

màu phù hợp
Nặn con vật quen - Hiểu hình dạng, đặc điểm của
thuộc

con vật trong hoạt động
- Biết cách nặn con vật
- Nặn được con vật quen thuộc

theo ý thích
- HS khá giỏi: Hình tạo dáng cân

32

Bài
13

Nặn dáng người

đối, gần giống con vật mẫu
- Hiểu được đặc điểm, hình dạng
của một số dáng người hoạt động
- Nặn được một, hai dáng người
đơn giản


×