Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN dạy Tập đọc theo hướng phát triển năng lực học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.

NĂM HỌC 2018 - 2019

1


Mục lục
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
2. Phạm vi đề tài
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng vấn đề dạy tập đọc hiện nay
2. Các giải pháp thực hiện
3. Kết quả
III. Kết luận
1. Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi áp dụng
3. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2


I.Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài


1.1 Cơ sở lí luận
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban hành
Quy định đánh giá học sinh tiểu học được coi là bước khởi điểm đột phá về thực hiện
NQ số: 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Sau 2 năm thực hiện
Thông tư 30/2014 được điều chỉnh, bổ sung bởi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (Văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/92016 của Bộ GD&ĐT), về căn bản vẫn
giữ mục tiêu và yêu cầu về đánh giá học sinh trên 3 phương diện, gồm: kiến thức-kĩ
năng, năng lực và phẩm chất; thay cho Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT trước đây chủ
yếu trên 2 mặt Kiến thức-kĩ năng và Hạnh kiểm (đạo đức).
Cụ thể Thông tư 22 yêu cầu cần hình thành và phát triển các kĩ năng sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: Biết cách tự phục vụ bản thân trong các hoạt động cá
nhân ở trường và ở nhà; Tự giác hoàn thành các công việc theo chỉ dẫn và có thói
quen sắp xếp thời gian biểu cho các hoạt động học tập, vui chơi.
b) Hợp tác: Có thói quen tích cực tham gia các hoạt động chung; tự giác hoàn
thành nhiệm vụ cá nhân và giúp đỡ người khác; có kỹ năng giao tiếp tự nhiên, thân
thiện trong hoạt động nhóm.
c) Tự học và giải quyết vấn đề: Có thói quen và phương pháp tự học có
hướng dẫn hoặc không có hướng dẫn của người lớn; Biết tự đánh giá sản phẩm do
mình tạo ra và tự điều chỉnh; Biết phát hiện vấn đề và giải quyết nó theo cách riêng
Mục tiêu của số 1 của Thông tư 30/2014 vẫn được Thông tư 22/2016 giữ
ngyên là “Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn
dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động
viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để
hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế
của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học”.
3



Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất
cũng không phải là mới. Tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét
việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng
tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi
tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo
viên.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy
động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc
trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù.
Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để
sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau
như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm
của môn học đó tạo nên.
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của
phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành,
phát triển nhân cách.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo
dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp
là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức
độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao
hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy
học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..

Thông tư 30 ra đời kéo theo sự thay đổi cơ bản, đột phá về cách đánh giá học
sinh. Sự ra đời của thông tư 30 trong bối cảnh mà mọi cái trong trường tiểu học hầu
4


như vẫn giữ nguyên cái cũ. Thứ nhất là chương trình và sách giáo khoa. Phân môn
tập đọc được thiết kế theo 4 mảng đó là:
+ Bài đọc
+ Chú giải
+ Câu hỏi tìm hiểu bài
+ Yêu cầu học thuộc ( đối với các bài học thuộc lòng )
Với thiết kế như vậy chỉ phù hợp cho việc dạy truyền thụ kiến thức. Học sinh thiếu
chủ động và gặp nhiều khó khăn nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Với yêu
cầu đánh giá học sinh mới nên giáo viên thường phải tổ chức nhiều hoạt động, nhiều
hình thức dạy học đòi hỏi cần nhiều thời gian. Nhưng lượng kiến thức không thay
đổi nên nhiều bài dạy tập đọc giáo viên phải kéo dài thời lượng theo quy định. Mặt
khác quy trình dạy một bài tập đọc theo sách giáo khoa hiện hành cũng khó đáp ứng
được yêu cầu cần phát triển về năng lực người học theo cách đánh giá mới. Cụ thể
quy trình đó như sau:
Qui trình dạy môn tập đọc hiện nay
1. Kiểm tra bài cũ Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc
lòng bài đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả
lời về nội dung đoạn đọc.
2. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
+ Giáo viên hoặc học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Lớp đọc thầm và chia đoạn
+ Giáo viên chia đoạn cho học sinh đọc.
* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng.

- Giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
-Giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc
đúng, luyện cho học sinh cách phát âm, đọc đúng.
*Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ
-Luyện ngắt nghỉ đúng:
+ Giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài, giáo viên lắng nghe
phát hiện những điểm sai của học sinh.
5


-Học sinh đọc từ chú giải, Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thông qua đó luyện đọc hiểu : (đọc
thầm, đọc lướt) và trả lời câu hỏi trong sánh giáo khoa theo những câu hỏi của GV
nêu dẫn dắt
-Ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của khổ
thơ.
-Gợi ý để học sinh nêu nội dung chính của bài (2-3 em nêu) – giáo viên kết luận ghi
bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm(đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc
lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)
*Giáo viên hướng dẫn chung toàn bài về giọng đọc, cách nhấn giọng, cao độ, trường
độ...
* Luyện đọc diễn cảm đoạn :
+Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa lên bảng.
+Giáo viên đưa ra những từ cần nhấn giọng, gạch chân từ trên bảng.
+Giáo viên đọc mẫu đoạn - 2,3 học sinh đọc lại.
-Thi đọc diễn cảm. HD học sinh nhận xét, giáo viên kết luận
- Đọc thuộc lòng ( nếu có )
3.Củng cố dặn dò

- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1,2 câu)
-Giáo viên nhận xét tiết học
-Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
Như vậy quy trình dạy học hiện hành quá chú trọng về mặt kiến thức. Qua
nhiều năm quan sát giờ dạy tập đọc của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên luôn là người
chủ động tổ chức truyền thụ kiến thức. Học sinh bị cuốn theo sự dẫn dắt của giáo
viên. Hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe, suy nghĩ và trả lời rất thụ động.
Các bài tập đọc thường cùng một quy trình, một hình thức tổ chức đơn điệu. Với quy
trình này những giáo viên nào có năng khiếu văn học, có lợi thế về ngôn ngữ, diễn
đạt thường dạy rất trôi chảy và thường được đánh giá tốt. Ngoài ra số lượng học sinh
trong lớp đông cũng là một rào cản đáng kể cho việc tổ chức học sinh hoạt động.
2. Phạm vi đề tài
6


Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng các hình thức tổ chức dạy học mới của
chương trình VNEN, cùng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đúc rút một số
kinh nghiệm và xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp qua đề tài : MỘT SỐ KINH
NGHIỆM DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH. Trong đề tài này tôi chủ yếu trình bày quy trình dạy học
một tiết tập đọc với một số hình thức tổ chức trong các phần : luyện đọc, tìm hiểu bài,
với mong muốn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh lớp 4
theo thông tư 22.

II.Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng dạy học phân môn tập đọc hiện nay
7


Cùng chung với thực trạng chung của dạy tập đọc hiện hành, tình hình dạy

môn tập đọc ở Trường Tiểu học Quỳnh Bảng cũng gặp không ít những khó khăn.
Các giáo viên cũng cố gắng tổ chức lớp học theo hướng tổ chức các hoạt động học
tập để hình thành năng lực cho học sinh. Và qua các tiết chuyên đề ở cụm hay ở
trường một dấu hiệu dễ thấy nhất đó là sự kéo dài thời lượng tiết học theo quy định là
35 – 40 phút. Đó là những tiết đã được đầu tư trau chuốt mà còn bị kéo dài thời gian
thì những tiết thực dạy trên lớp hằng ngày nhiều giáo viên cũng khẳng định là thiếu
thời gian cho môn tập đọc. Ngoài ra cũng còn một số giáo viên ngại suy nghĩ, ngại
thay đổi nên thường theo quy trình cũ mà dạy. Điều này làm học sinh các lớp đó
thường có kĩ năng kém hơn những lớp khác. Với những lớp giáo viên có vận dụng
những hình thức tổ chức mới vào bài học thì tình hình có khả quan hơn , nhưng sự
hình thành và phát triển năng lực của học sinh cũng chưa có nhiều tiến bộ. Qua quan
sát và khảo sát lớp 4 A thể hiện trong giờ học phân môn tập đọc, nhận thấy:
Về năng lực tự phục vụ, tự quản: Có nhiều học sinh hạn chế khả năng tự phục
vụ như chưa biết mang đủ đồ dùng, sách vở cho môn học như : Sách Tiếng Việt, vở
ghi chung, bút, thước, trước khi bắt đầu tiết học. Nhiều em khả năng tự quản chưa
cao như : không theo dõi khi bạn đọc bài, làm việc riêng trong giờ học...
Về năng lực hợp tác: còn một nhóm khá lớn số học sinh trong các nhóm chưa
tích cực khi thảo luận nhóm với biểu hiện: không tham gia ý kiến, không lắng nghe ý
kiến bạn, nói nhỏ, không hoàn thành được nhiệm vụ nhóm giao.
Về năng lực tự học và giải quyết vấn đề: nhiều em có biểu hiện không suy nghĩ
khi giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân. Chưa biết cách đưa ra sự đánh giá bản thân
và câu trả lời của bạn. Khả năng phát hiện vấn đề mới và trao đổi chia sẻ với lớp còn
nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này một mặt đến từ việc chúng ta đang sử dụng
sách giáo khoa được thiết kế với mong muốn cung cấp kiến thức là chính. Ngoài ra
đó là việc nhiều giáo viên ngại sự thay đổi cứ quy trình cũ mà làm hoặc mới cũ một
cách nữa vời. Thói quen của học sinh trong học tập theo quy trình cũ cũng là một
phần khó khăn cho công tác đổi mới phương pháp dạy học.
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Với giai đoạn giao thời như hiện nay, tôi thống nhất với một số yêu cầu sau:

8


- Về nội dung :Giữ nguyên mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học
hiện hành ; Giữ nguyên qui trình và thời gian dạy học của phân môn tập đọc hiện
hành ; Sử dụng phân phối chương trình và sách giáo khoa hiện hành để giảng dạy ;
Về đánh giá HS theo thông tư 22.
- Về phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Để tối đa hóa những năng lực các em đạt được thông qua tiết dạy tập đọc thì tiết dạy
đó cũng phải là một tiết dạy học tích cực. Và phải có bốn đặc trưng sau:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học cá thể phối hợp với học hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Như vậy cần chuyển hoạt động dạy học phân môn tập đọc truyền thống hiện
nay là thầy chủ động hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức sang tổ chức các hoạt động
học tâp như: học cá nhân, hợp tác nhóm, lớp, đóng vai, diễn tiểu phẩm, trò chơi,
...Qua đó các em chủ động chiếm lĩnh tri thức và hình thành, phát triển các năng lực
cần thiết. Ngoài đánh giá của giáo viên học sinh cũng cần tự đánh giá bản thân
mình, và được bạn bè đánh giá thông qua hoạt động nhóm.
- Về hình thức :Phối hợp qui trình của tiết dạy phân môn tập đọc hiện nay với Tiến
trình học tập và qui trình các bước lên lớp của mô hình Trường học mới có sự biến
thể sáng tạo của giáo viên. Tức là theo qui trình của tiết dạy phân môn tập đọc hiện
nay giáo viên lồng ghép, thay đổi một số một số hình thức lên lớp mà trong đó giáo
viên vẫn mang tính chủ đạo sang các hoạt động học sinh chủ động học tập.

Sau đây là một số bước tổ chức dạy học trong môn tập đọc nhằm phát triển một
số năng lực của học sinh theo thông tư 22:
Hoạt động dạy


Hoạt động học

* Chuẩn bị tiết học:
9

Các năng lực được hình
thành và phát triển


GV hoặc lớp trưởng nêu: Mời

+ HS tự giác mang đủ đồ dùng

các bạn mang đồ dùng để học

cần thiết cho tiết tập đọc.

tập đọc

+ HS tự kiểm tra của mình và

+ Tự phục vụ

giám sát đồ dùng của bạn cùng

+ Tự đánh giá mình và giúp

bàn và nhắc nếu bạn thiếu

đỡ bạn


HS tạo nhóm 4. Nhóm trưởng

Rèn năng lực hợp tác

*Ôn bài cũ
YC HS tạo nhóm và đọc

điều khiển mỗi bạn đọc 1
đoạn.
+ Báo cáo kết quả đọc

Năng lực đánh giá

tiên của mỗi chủ điểm )
+ GV giới thiệu tranh và yêu

+ HS quan sát và 1-2 em nêu.

+ rèn năng lực tự suy nghĩ

cầu học sinh nêu những hình

+ HS khác nêu ý kiến đánh giá

ảnh em thấy trong bức tranh
2. Giới thiệu bài học
Có thể giáo viên nêu hoặc

câu trả lời của bạn


mạnh dạn cho học sinh xung

chung

năng giao tiếp

phong giới thiệu bài học
3. Luyện đọc
Yêu cầu HS khá đọc toàn bài

+ Một HS đọc tốt đọc toàn

+ năng lực tự quản ( theo dõi

bài... cả lớp quan sát sách GK

bạn đọc và sách giáo khoa).

đọc thầm

Tạo thói quen đọc bài ở nhà để

HS quan sát toàn bài và tự chia

được đọc mẫu ở lớp
Rèn năng lực tự học, tự giải

đoạn... nêu kết quả cho lớp


quyết vấn đề

YC luyện đọc vòng một. Theo

nhận xét thống nhất
Từng nhóm học sinh đọc nối

+ Năng lực hợp tác nhóm

nhóm 2 ( 2 em cùng bàn tạo

tiếp từng đoạn của bài

Tự quản, giao tiếp

1. Giới thiệu chủ điểm
( đối với các bài tập đọc đầu

YC chia đoạn

+ HS ghi tên bài học vào vở ghi + phát hiện vấn đề; rèn kĩ

thành một nhóm)
-Học sinh phát hiện từ khó đọc
trong bài và giúp đỡ bạn đọc
cho đúng.
+ YC nêu từ bạn đọc chưa

-Học sinh báo cáo cho giáo


đúng. GV ghi bảng

viên những từ khó đọc mà các
em chưa đọc đúng.

+ Qua cáo cáo của các em giáo

+ HS đọc sai luyện đọc từ

viênghi lại những từ học sinh
10


phát âm sai phổ biến lên bảng ở
phần luyện đọc đúng, gạch
dưới điểm sai trong các từ ngữ
đó và hướng dẫn cho lớp cách
đọc.
YC luyện đọc vòng 2
( theo nhóm 2 )
-Luyện ngắt nghỉ đúng:

+Từng nhóm học sinh đọc nối

Giáo viên đưa câu dài, đọc

tiếp lần 2 từng đoạn của bài .

+ Năng lực hợp tác nhóm


mẫu, học sinh nghe giáo viên

Trong khi đọc, nhóm cần phát

Tự quản, giao tiếp

đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt

hiện những câu dài khó đọc.

nghỉ.

Báo cáo cho giáo viên những
câu dài không có dấu câu khó
ngắt nghỉ mà các em phát hiện.
+ HS giơ tay
+ Rèn năng lực tự đánh giá

+ Sau hai lượt đọc GV có thể

bản thân

nêu : Ai thấy mình thực hiện tốt
hoạt động đọc vừa rồi
YC học sinh đọc chú giải

+ HS tự đọc cá nhân

+ Rèn khả năng tự học


+ hoặc 1 em đọc to

+ Rèn tự quản

+ hoặc hai học sinh cùng bàn ,
một em nêu từ một em nêu

+ Rèn hợp tác, giao tiếp

nghĩa ( mỗi em nêu 1 từ )
4. Tìm hiểu bài
YC làm việc cá nhân

+ HS tự đọc câu hỏi và đọc

+ Rèn năng lực tự học tự quản

YC chia sẻ kết quả trong nhóm

thầm tìm câu trả lời ( 2 phút)
+ Nhóm trưởng điều hành các

và giải quyết vấn đề
+Rèn năng lực hợp tác nhóm

4.

bạn trả lời câu hỏi: Nhóm

và tự quản. Phát triển giao


trưởng đọc câu hỏi và yêu cầu

tiếp, thân thiện trong nhóm.

từng bạn trả lời. Sau mỗi câu
trả lời yêu cầu các bạn nhận xét
bổ sung.
( Lưu ý: Nhóm trưởng cần linh
hoạt, câu nào dễ nên chọn bạn
yếu hơn, câu khó chọn bạn giỏi
hơn)
11


YC HS chia sẻ trước lớp

+ GV tự điều hành
+ Hoặc chọn một HS điều

+ Rèn khả năng tự quản

+ GV làm trọng tài và đưa ra

khiển lớp báo cáo kết quả theo

( theo dõi và đánh giá câu trả

những kết quả đúng, ghi một số


các bước: nêu câu hỏi... gọi bạn lời của bạn)

từ lên bảng .

trả lời... gọi bạn nhận xét, bổ

+ Rèn khả năng tích cực tham

sung...có thể nêu ý kiến cá

gia hoạt động chung.

nhân... mời ý kiến của giáo

+ Rèn khả năng giao tiếp

viên
+ Hoặc giao cho mỗi nhóm trả
lời 1 câu hỏi. Đại diện nhóm
nêu câu hỏi và câu trả lời của
nhóm ...rồi xin ý kiến các bạn...
YC rút nội dung hoặc ý nghĩa

xin ý kiến giáo viên.
+ HS nêu ... lắng nghe và nhận

của bài học

xét bạn


Năng lực đánh giá bạn

+ HS ghi nội dung vào vở
5. Luyện đọc diễn cảm
+Giáo viên giới thiệu đoạn cần
luyện đọc, đưa lên bảng
+ GV đọc mẫu

+ HS lắng nghe

+ YC HS nêu giọng đọc và
những từ cần nhấn giọng

+ HS nêu giọng đọc và các từ

+ Năng lực phát hiện vấn đề

GV gạch chân từ trên bảng
+ YC HS luyện đọc theo cặp

cần nhấn.
+ 2 em cùng bàn luyện đọc cho

Năng lực hợp tác, lắng nghe

đôi
+ Gọi HS đọc
+ YC học thuộc lòng

nhau nghe.

+ 2-3 em đọc.. lớp nhận xét
+ HS tự đọc cá nhân ( 2 -3

Năng lực lắng nghe, đánh giá
Năng lực tự học, tự quản

( với các bài có yêu cầu)
+ gọi HS đọc thuộc

phút) một đoạn
+ HS bình thường đọc mức tối
thiểu. HS giỏi hơn có thể đọc
cả bài.

6. Cũng cố
GV nêu một vài câu hỏi về nội

+ HS trả lời

dung, ý nghĩa hoặc liên hệ giáo
dục qua bài học
+ YC nhận xét tiết học ..

+ HS nhận xét tiết học

+ năng lực đánh giá

+ 2 HS tự do trả lời

+ Rèn khả năng lên kế hoạch


Bổ sung sau khi HS trả lời
+ YC HS : em sẻ làm gì ở nhà
sau khi học bài này ?

cá nhân.
12


GV dặn dò... nêu YC chuẩn bị
bài sau

Trong tiến trình bài học giáo viên cần chú ý một số bước quan trọng sau:
a)Kiểm tra bài cũ
- Trong khi các em tự kiểm tra bài cũ giáo viên đến từng nhóm một để lắng nghe các
nhóm kiểm tra.
Giáo viên quan sát và dựa vào đánh giá của học sinh đưa ra nhận xét ở phần bài cũ.
b) Bài mới :
- Phần giới thiệu, ghi tựa giáo viên thực hiện bình thường như phương pháp cũ. Giới
thiệu bài cần ngắn ngọn gây hứng thú cho học sinh tiếp xúc với văn bản sẽ đọc. Hoặc
thỉnh thoảng mạnh dạn cho HS giới thiệu.
- Học sinh ghi tựa bài. Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc yêu
cầu. nhằm cho học sinh nắm bắt sơ lược về mục đích, yêu cầu mà bài học mà các học
sinh cần tìm hiểu. Yêu cầu bài học giáo viên đưa ra chính là yêu cầu bài học trong
chuẩn kiến thức kĩ năng.
b.1.Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài
Thông thường ở bước này giáo viên đọc, nay chuyển cho học sinh đọc tốt đọc. Muốn
vậy giáo viên phải chọn và bồi dưỡng cho 1 2 em đọc thật tốt nhất là có giọng diễn
cảm để đọc mẫu cho cả lớp.

- Học sinh tự chia đoạn đối với lớp 4, 5.
* Đọc vòng 1 tích hợp với luyện đọc từ khó (luyện phát âm).
- Lớp chia thành nhóm 4 ( 2 bàn 1 nhóm ) nhóm trưởng điều khiển và phân công các
bạn trọng nhóm đọc. Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều
hành của nhóm trưởng. Khi đọc xong bài một lượt các em tự nhận xét về cách đọc
của mỗi bạn theo yêu cầu đọc đúng. Phát hiện từ các bạn đọc sai yêu cầu bạn đọc lại
cho đúng.
Trong lúc học sinh đọc, giáo viên quan sát có thể đi đến từng nhóm lắng nghe những
điểm các em đọc chưa đúng, những từ các em sai nhiều để lát nữa hướng dẫn các em
cách phát âm.
13


- Học sinh báo cáo cho giáo viên về kết quả đọc của nhóm. Những từ khó đọc của
nhóm mình. Giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần
luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách
đọc. (bước này thực hiên theo cách thông thường)
Trước khi thực hiện đọc nối tiếp lần 1: Giáo viên cần đưa yêu cầu cụ thể cho các
nhóm. Ví dụ : Để luyện đọc đúng bài thầy yêu cầu các em phải đọc to, rõ ràng, ngắt
nghỉ dấu chấm, dấu phẩy. Khi các bạn đọc các em khác lắng nghe và nhận xét các
bạn đọc đúng yêu cầu chưa. Tìm xem những từ khó đọc giúp các bạn đọc đúng.
( Sau khi HS nắm rõ yêu cầu các bước thì các tiết sau GV có thể không cần nêu yêu
cầu này nữa )
* Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện ngắt, nghỉ đúng : ( Đây là bước khó, đối với sách VNEN đã có sẵn câu dài
HS chỉ cần luyện còn sách hiện hành HS phải phát hiện.)
- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài.
Giáo viên lưu ý học sinh đọc đúng như yêu cầu lần đọc 1 và chú ý những từ khó thầy
vừa hướng dẫn đọc. Trong khi đọc nhóm tiếp tục giúp đỡ bạn mình đọc đúng, và phát
hiện những câu dài khó đọc có trong bài, đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ

không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa.
- Các nhóm báo cáo tình hình đọc của nhóm mình. Nêu những câu dài nhóm thấy khó
xác định chỗ ngắt nghỉ cho giáo viên.
- Giáo viên đưa câu dài, đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc và phát hiện ra chỗ
cần ngắt nghỉ, từ ngữ cô nhấn giọng. Giáo viên gạch chéo sau tiếng cần ngắt nghỉ.
Gạch chân dưới từ cần nhấn giọng. Học sinh luyện đọc câu dài.
b.2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Học sinh tự tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra. Thông
qua đọc (đọc thầm, đọc lướt) để trả lời câu hỏi trong sánh giáo khoa theo các hình
thức thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV điều khiển hoặc một HS giỏi
- Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ
hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của khổ thơ.
14


Khi giao nhiệm vụ thảo luận tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Giáo có thể tiến hành
bằng nhiều hình thức : Có thể nêu miệng các câu hỏi hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ
hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Đối với những câu hỏi ở sách giáo
khó dễ thì giáo viên có thể yêu cầu các nhóm giở sách giáo khoa và thảo luận các câu
hỏi trong bài. Đối với câu hỏi khó mà giáo viên cần chình sửa cho học sinh dễ làm
hơn thì giáo viên nên in thành phiếu học tập phát cho các nhóm .
Theo tôi học tập đọc hiện nay thì chúng ta không cần học sinh phải suy luận
nhiều. Không cần các em phải biết nhiều kiến thức mà chủ yếu là kĩ năng để các em
tự tìm ra kiến thức đó. Do đó để các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung bài được tốt
giáo viên không nên đưa câu hỏi quá khó. Nếu có những câu khó thì giáo viên có thể
sửa lại thành câu dễ trả lời hơn, có thể đổi thành câu hỏi dạng trắc nghiệm để học sinh
trả lời. VD: Trong tiết tập đọc lớp 4 bài “ Những hạt thóc giống ” ta có thể thay đổi
câu hỏi 3 “ Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?” Bằng câu hỏi dạng
trắc nghiệm sau: “Các em hãy chọn đáp án a , b, c đúng với câu hỏi sau:

a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối,
làm hỏng việc chung
b. Vì họ thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều điều có lợi cho dân cho nước
c. vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt
d. Vì tất cả những điều trên.
Với việc đổi câu hỏi như trên thì việc học sinh tự học theo nhóm sẽ có kết quả hơn.Và
không mất nhiều thời gian.
b.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc
lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)
Sau khi tìm hiểu bài (học sinh hiểu nội dung bài học giáo viên cho học sinh xác định
giọng đọc của bài)
Cụ thể:
- Gọi học sinh khá giỏi đọc nối tiếp, lớp nhận xét để tìm giọng đọc hay.
- Giáo viên gợi ý để học sinh :
+ Xác định giọng đọc
+ Tìm một số từ ngữ cần nhấn giọng để biểu đạt cảm xúc cụ thể của bài.
15


- Giáo viên kết luận chung về cách đọc: (VD: Toàn bài đọc với giọng thế nào? Cần
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gì?...)
* Luyện đọc diễn cảm đoạn :
+ Cho học sinh chọn đoạn văn hay cần đọc diễn cảm. Giáo viên đọc mẫu yêu cầu học
sinh nghe và xác đinh giọng đọc đoạn của thầy. Những từ ngữ cần nhấn giọng.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên
bảng.
- Luyện đọc nhóm : Nhóm trưởng tiếp tục điều khiển nhóm đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn
cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả

bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh khá giỏi đọc ở
mức cao hơn.
c) Củng cố dặn dò
- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1,2 câu)
- Học sinh nhận xét tiết học theo mục đích yêu cầu mà giáo viên đã đưa ra đầu
tiết học.
- Giáo viên nhận xét, dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.


VÍ DỤ VỀ MỘT TIẾT HỌC CỤ THỂ:
TẬP ĐỌC:

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật
( Nhà Trò, Dế Mèn )
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn;
bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( trả lời được các câu hỏi trong
SGK )
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

16


 Tranh minh hoạ bài tập đọc, Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện
đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )

2. Bài mới
Hoạt động dạy
Giới thiệu bài (1’ )
Gv tổ chức giới thiệu chủ điểm
Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu

Hoạt động học
- Nghe GV giới thiệu bài và quan

Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu mà hôm

sát tranh minh họa .

nay chúng ta học là một trích đoạn từ truyện Dế
Mèn phiêu lưu.( GV cho HS quan sát tranh
minh họa)
Hoạt động 1 : Luyện đọc (10’)
 Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng
có âm, vần dễ lẫn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 Cách tiến hành :

YC 1 HS đọc bài
+ nêu YC chia đoạn... nhận xét và kết luận

+1 Học sinh đọc tốt đọc toàn bài
- Lớp quan sát bài và chia đoạn. 2-3
em nêu


* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng
- YC HS luyện đọc theo nhóm 4

-Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp
từng đoạn của bài dưới sự điều hành
của nhóm trưởng. Học sinh phát
hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ

- YC nhóm trưởng báo cáo kết quả đọc.

bạn đọc cho đúng.
-Học sinh báo cáo cho giáo viên

Ghi các từ HS đọc chưa đúng lên bảng.

những từ khó đọc mà các em chưa

Gọi HS luyện đọc lại từ khó đọc

đọc đúng.
HS đọc sai từ đọc lại từ trên bảng
lớp

*Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài
kết hợp giải nghĩa từ
17


YC HS đọc lần 2. Chú ý ngắt nghỉ đúng


+Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp

Tìm câu dài khó đọc

lần 2 từng đoạn của bài dưới sự điều
hành của nhóm trưởng.Trong khi
đọc, nhóm cần phát hiện những câu
dài khó đọc.
Báo cáo cho giáo viên những câu dài

GV nêu câu dài qua bảng phụ

không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà
Đọc mẫu câu dài

các em phát hiện.
HS lắng nghe và nêu chỗ ngắt nghỉ

GV gạch chỗ ngắt nghỉ và cho HS luyện lại
*YC đọc chú giải
YC 4 HS nối tiếp đọc to 4 đoạn

đúng
Lớp tự luyện, 2-3 em đọc to
1 HS đọc to chú giải
4 HS đọc to

+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.

+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn -


đọc 2-3 lượt.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới + HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các
và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng

từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.

đọc như đã xác định ở Mục tiêu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
 Mục tiêu :

HS hiểu nội dung của bài.
 Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu - Dế mèn đi qua một vùng cỏ xước
hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì
thế nào?

thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên

tảng đá cuội.
- HS đọc thầm đoạn 2 để tìm những chi tiết cho - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người
thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?


bự những phấn như mới lột. Cánh
chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu
lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị
kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm
vào cảnh nghèo túng.
18


- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà - 1 HS trả lời.
Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: Những - 1 HS trả lời.
lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa
hiệp của Dế Mèn?
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân -HS tự do phát biểu ý kiến theo ý
hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình thích của từng em.
ảnh đó?
 Kết luận : Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có
tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu,
xóa bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
(12’)
 Mục tiêu :

Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của
câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng
nhân vật.
 Cách tiến hành :

 Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong


- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn

bài. GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù trong bài.
hợp với diễn biến của câu chyện, với tình cảm
thái độ của nhân vật.
 GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 - HS luyện đọc đoạn văn theo cặp.
HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm - 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi,
trước lớp

nhận xét và bình chọn bạn đọc hay
nhất.


Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3 )
- Hỏi: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- 1, 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị
bài sau.

19


3. Hiệu quả của SKKN
Qua quá trình áp dụng những hình thức tổ chức dạy học mới, tôi thấy năng lực
của học sinh được cải thiện rõ rệt. Cùng với quá trình hình thành và phát triển năng

lực học sinh với các môn học khác, phân môn tập đọc đã góp phần không nhỏ vào
kết quả đánh giá năng lực của HS lớp 4 A cuối năm học :
Cụ thể: Tổng số HS 37 em
Các năng
lực
Loại

Tự phục
vụ, tự
quản

Tỷ lệ

Hợp tác

Tỷ lệ

20
17

54%
46 %

22
15

59.5 %
40.5 %

Tốt

Đạt
Cần cố gắng

Tự học,
giải
quyết
vấn đề
19
18

Tỉ lệ
51.4%
48.6 %

III. Kết luận
1. Tóm lược các giải pháp
Tóm lại, để một tiết học tập đọc phát huy được năng lực học sinh, giáo viên
cần linh hoạt và áp dụng các phương phương pháp dạy học mới, nhất là những thành
tố ưu việt của chương trình Trường học mới. Trong từng bước lên lớp, giáo viên cố
gắng tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động theo các hình thức: cá nhân, nhóm,
lớp. Phát huy vai trò của từng cá nhân kích thích tiềm năng trong các em thông qua
sự hợp tác trong nhóm, làm việc cá nhân. Trong các phần của bài tập đọc tôi đã kết
hợp giữa quy trình dạy học cũ và quy trình mới ( VNEN) mạnh dạn đưa thêm một số
hình thức tổ chức mới vào trong bước luyện đọc đúng và đọc - hiểu.
2. Phạm vi áp dụng
Đề tài đã được áp dụng trong lớp 4A và một số lớp trong khối 4 của trường và
trường bạn. Có thể nhân rộng vì dễ áp dụng và phù hợp với Học sinh mọi vùng
miền. Có thể vận dụng để dạy phân môn tập đọc của các khối 2,3 với một số điều
chỉnh cho phù hợp.
3. Kiến nghị

Trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc hiện nay, tôi thấy mất khá nhiều
thời gian cho tiết học, vì vậy rất mong muốn có sự điều chỉnh về lượng kiến thức
20


sách giáo khoa. Điều chỉnh hình thức trình bày một số câu hỏi khó để giáo viên
không cần phải tách câu hỏi hay trình bày trắc nghiệm, in ấn phiếu gây tốn kém.
Ngoài ra khi tham gia dự giờ không nên đặt nặng vấn đề kiến thức học sinh học được
qua tiết học mà cần nhìn nhận xem học sinh làm gì để tìm ra kiến thức, những năng
lực, phẩm chất nào được hình thành, phát triển. Điều này sẽ kích thích được giáo viên
sáng tạo và đổi mới, trách tư tưởng an toàn trong tiết dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân qua quá trình thực hiện dạy phân
môn tập đọc lớp 4. Mong nhận được sự góp ý chân thành của quý cấp lãnh đạo và của
các bạn đồng nghiệp.



Tài liệu tham khảo
- NQ số: 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban hành
Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày
28/92016 của Bộ GD&ĐT).
- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4
- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt chương trình VNEN
- Sách Tiếng Việt 4. ( sách Học sinh và sách Giáo viên ).

21




×