Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật sinh màng nhầy từ mẫu đất và mẫu vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhựa ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

MÙA A THÁI
PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT SINH MÀNG NHẦY
TỪ MẪU ĐẤT VÀ MẪU VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG
THÔNG NHỰA Ở HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HOÁ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

MÙA A THÁI
PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT SINH MÀNG NHẦY
TỪ MẪU ĐẤT VÀ MẪU VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG
THÔNG NHỰA Ở HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HOÁ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 – QLTNR – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn: 1. TS. Vũ Văn Định
: 2. Th.S. Đào Hồng Thuận

Thái nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi tại Viện Khoa Học Lâm
Nghiệp Việt Nam, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

ThS. Đào Hồng Thuận

Mùa A Thái

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Trên cơ sở hợp tác giữa Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với Viện Khoa
Học Lâm Nghiệp Việt Nam và được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp,
trường Đại học nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “Phân lập, tuyển
chọn vi sinh vật sinh màng nhầy từ mẫu đất và mẫu vật liệu cháy dưới tán
rừng thông nhựa ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá”. Để hoàn thành khóa luận này
trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. Đào Hồng Thuận giảng viên khoa
Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và TS. Vũ Văn Định Bộ môn Vi sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam những người cô, người thầy rất tận tâm, đã định
hướng nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới KS. Phạm Văn Nhật, KS. Nguyễn Thị
Loan, KS. Trần Nhật Tân và các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc triển khai các thí
nghiệm nghiên cứu.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và trang bị tôi kiến thức hữu ích và đồng
hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè yêu
quý đã luôn là nguồn động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Mùa A Thái



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Công thức môi trường nuôi cấy vi sinh vật sinh màng nhầy (cho 1
lít nước) ........................................................................................... 23
Bảng 4.1: Khối lượng, thành phần vật liệu cháy hiện có dưới tán rừng Thông
nhựa tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa ........................................................ 27
Bảng 4.2 Các mẫu đất, mùn được thu thập tại tĩnh gia, Thanh Hoa ............... 28
Bảng 4.3: Số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy phân lập được tại Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 30
Bảng 4.4: Độ nhớt của một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy sau 5 ngày
nuôi cấy trên môi trường Hansen lỏng............................................ 32
Bảng 4.5: Đặc điểm một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy ...................... 34


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Máy khuấy từ và cân kỹ thuật ......................................................... 22
Hình 3.2. Kính hiển vi và máy ảnh sử dụng để mô tả đặc điểm hình thái ...... 25
Hình 4.1. Vật liệu cháy dưới tán rừng Thông nhựa tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa 28
Hình 4.2: Chủng TH10 .................................................................................... 35
Hình 4.3: Chủng TH7 ...................................................................................... 35
Hình 4.4: Chủng TH3 ...................................................................................... 35
Hình 4.5: Chủng TH17 .................................................................................... 35
Hình 4.6: Thí nghiệm vật liệu cháy trong bình thí nghiệm (Tại Trung tâm
Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)
....................................................................................................... 36


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU

Chữ viết tắt/ký hiệu

Giải nghĩa đầy đủ

BNN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CFU

Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml hoặc 1 gam

CT

Công thức

D1.3

Đường kính ngang ngực

DNA

Deoxyribonucleic acid

Do

Đường kính gốc


DTB

Đường kính trung bình

KV

Khu vực

M

Trọng lượng



Mật độ

PDA

Potato Dextrose Agar

TB

Trung bình

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

VK


Vi khuẩn

VSV

Vi sinh vật


vi
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ....................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .......................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 5
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về vi sinh vật sinh màng nhầy.......... 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về vi sinh vật sinh màng nhầy............ 6
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............................. 8
2.3.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 8

2.3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9
2.3.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20


vii
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Điều tra hiện trạng rừng Thông của khu vực nghiên cứu ..................... 20
3.3.2.Phân lập chủng vi sinh vật từ các từ các mẫu đã thu thập được ........... 21
3.3.3.Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy .......................... 24
3.3.4. Mô tả đặc điểm một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy cao ............ 25
3.3.5. Tuyển chọn một số vi sinh vật sinh màng nhầy cao đối với vật liệu cháy
ở rừng Thông (trong bình thí nghiệm) ............................................................ 25
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Điều tra hiện trạng rừng Thông của khu vực nghiên cứu ........................ 27
4.2. Phân lập chủng vi sinh vật sinh màng nhầy từ các mẫu đất thu được ..... 30
4.3. Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy ............................ 32
4.4. Đặc điểm một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy cao ......................... 33
4.5. Kết quả thí nghiệm đối với vật liệu cháy ................................................. 35
PHẦN 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 37
5.1.Kết luận ..................................................................................................... 37
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, hiện tượng sa mạc hóa và cháy rừng ngày
càng tăng rõ rệt. Một trong những nguyên nhân cháy rừng đó là do biến đổi
khí hậu như rét đậm, rét hại làm gia tăng nhanh cành khô, lá rụng nằm trên
mặt đất dưới tán rừng lớn, mặt khác do khô hạn kéo dài đãn đến gia tăng
nhanh vật liệu cháy. Sử dụng vi sinh vật phân giải xenlulo có sẵn trong đất có
khả năng phân giải cành khô lá rụng trên mặt đất dưới tán rừng, làm giảm
nguy cơ cháy rừng và tăng độ phì cho đất.
Thông là một chi bao gồm nhiều loài được trồng phổ biến ở nước ta với
diện tích khoảng 400.000 ha (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015)
[6]. Thông là cây đa tác dụng, ngoài cung cấp nhựa, gỗ, củi… cho nền kinh tế
Quốc dân ngoài ra rừng thông còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, làm tăng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch
nghỉ dưỡng và an ninh quốc phòng. Trong cây thông có chứa hàm lượng nhựa
từ 2%-12% (Bế Minh Châu, 2001) [2] do đó rừng thông rất dễ bị cháy. Khi
cháy lửa lan nhanh, khó dập tắt nên thường gây nhiều thiệt hại.
Cháy rừng hiện đã trở thành thiên tai nghiêm trọng ở nhiều quốc gia
nhất là những nước có diện tích rừng lớn. Theo các tác giả trên thế giới cháy
rừng chỉ có thể xuất hiện khi có sự tham gia của 3 yếu tố là vật liệu cháy, oxy
và nguồn nhiệt. Ba nhân tố là nguồn nhiệt, oxy và VLC; và tùy thuộc vào đặc
điểm của các yếu tố nêu trên, cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay
bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown A.A, 1979) [1]. Trong các yếu tố đó thì
oxy luôn sẵn có trong không khí (chiếm khoảng 21%) nên rất khó loại trừ.
Nguồn nhiệt chủ yếu do con người mang đến chiếm trên (90%) như: Sản xuất


2
nương rẫy, săn bắn thú rừng, bắt ong và du lịch sinh thái... nhưng đây cũng là
vấn đề khó kiểm soát. Vật liệu chỉ có thể cháy khi có độ ẩm thấp, nếu độ ẩm

cao ở một mức độ nhất định thì vật liệu không thể bắt cháy được hoặc có cháy
thì quá trình cháy cũng sẽ tự tắt (Brown A.A, 1979) [1]. Ở Việt nam trong
những năm gần đây do biến đổi của khí hậu như thời tiết nắng nóng, khô hạn
kéo dài vào mùa khô và rét đậm rét hại vào mùa đông làm gia tăng rất nhanh
vật liệu cháy. Các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy để tăng độ ẩm cho vật
liệu cháy cũng rất quan trọng. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế cháy
rừng là tạo ra chế phẩm sinh học nhằm tăng độ ẩm cho đất và vật liệu cháy
dưới tán rừng. Xuất phát từ những lý do trên, Khóa luận “Phân lập, tuyển
chọn vi sinh vật sinh màng nhầy từ mẫu đất và mẫu vật liệu cháy dưới tán
rừng thông nhựa ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa” đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn được một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy trong đất
và vật liệu cháy dưới tán rừng Thông nhựa
- Mô tả đặc điểm hình thái một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học và tăng các kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm và ngoài
hiện trường. Là cơ sở khoa học để tạo chế phẩm sinh học từ một số chủng vi
sinh vật nhằm tăng độ ẩm duới tán rừng thông để giảm nguy cơ cháy rừng
trong điều kiện khô hạn và ứng phó với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
-Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Cung cấp thêm những hiểu biết,
dẫn liệu về các chủng vi sinh vật sinh màng nhầy dưới tán rừng thông.


3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Là cơ sở để sản xuất chế phẩm sinh học từ một số chủng vi sinh vật
sinh màng nhầy làm giảm nguy cơ cháy rừng cho các diện tích rừng thông ở

Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế, những kinh nghiệm
và ý thức làm việc trước khi ra trường, là cơ sở để sinh viên thực hiện tốt
khóa luận tốt nghiệp.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
Theo Bế Minh Châu (2001) [2] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các điều
kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng cháy của vật liệu cháy dưới rừng
Thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo cáy rừng tại một số vùng
trọng điểm Thông ở Miền Bắc Việt Nam. Tác giả đề xuất phương phá dự báo
khả năng xuất hiện cháy rừng theo độ ẩm vật liệu và mức độ nguy hiểm khả
năng xuất hiện cháy rừng thành 5 cấp: cấp I độ ẩm vật liệu cháy (VLC) tuyệt
đối lớn hơn 50% không có khả năng cháy; cấp II độ ẩm VLC tuyệt đối từ
33% - 50% ít có khả năng cháy, không nguy hiểm với tốc độ cháy chậm; cấp
III độ ẩm VLC tuyệt đối từ 17% - 32,9% có khả năng cháy tương đối nguy
hiểm với tốc độ cháy tương đối nhanh; cấp IV độ ẩm VLC tuyệt đối từ 10% 16,9% có nhiều khả năng cháy, nguy hiểm với tốc đọ cháy nhanh; cấp V độ
ẩm tuyệt đối của VLC nhỏ hơn 10% rất dễ bắt cháy, cực kỳ nguy hiểm với tốc
độ cháy rất nhanh.
Trong đất nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò
quan trọng trong việc giữa ẩm đất. Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng
tác động tương hỗ trong đất, giúp gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để
tạo thành một cấu tượng ổn định và bền vững. Do đó đất có khả năng tăng độ
kết cấu, có khả năng giữ nước, chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước;
thông qua đó độ phì của đất được cải thiện. Chế phẩm sinh học có tác dụng

giữ nước trong đất, tăng độ ẩm trong đất từ 12-16% trên quy mô chậu vại và
đồng ruộng. Đây là loại chế phẩm vi sinh đầu tiên sản xuất tại Việt Nam có
tác dụng giữ ẩm cho đất được rất nhiều địa phương và nông dân quan tâm.
Chế phẩm có tác dụng làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất ở cả điều kiện thí
nghiệm chậu vại và thí nghiệm đồng ruộng. Ở điều kiện thí nghiệm trong
chậu không trồng cây độ ẩm đất bón chế phẩm tăng so với đối chứng (không


5

bón chế phẩm) khoảng 8,35%. Trong chậu trồng Keo lá tràm sau 60 ngày bón
chế phẩm độ ẩm tăng 16,6% so với đối chứng. Trong điều kiện thí nghiệm
đồng ruộng chế phẩm sau 6 tháng bón chế phẩm độ ẩm tăng 10,63% so với
đối chứng, lượng nước hữu hiệu ở đất có bón chế phẩm cao hơn đối chứng
13,28 - 28,95g nước/1 kg đất đây là những cơ sở khoa học ban đầu để tôi thực
hiện khóa luận nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay đang biến đổi khí
hậu khô hạn ngày càng nhiều và để rèn luyện các kỹ năng thực hành của sinh
viên trước khi ra trường.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về vi sinh vật sinh màng nhầy
Trong đất nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan
trọng trong việc giữa ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng. Nhóm sinh màng
nhầy bao gồm nấm men Lipomyces, Bacillus, Azotobacter, Beijerinckia,
Enterobacter… Các nhóm vi sinh vật này, trong quá trình sinh trưởng phát
triển, đã tiết ra polysacarit sinh học.
Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng tác động tương hỗ trong đất, giúp
gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để tạo thành một cấu tượng ổn định
và bền vững. Do đó đất có khả năng tăng độ kết cấu, có khả năng giữ nước,
chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước; thông qua đó độ phì của đất được
cải thiện (Babieva và Gorin, 1987) [2].

Trên thế giới, vi sinh vật sinh màng nhày đã được nghiên cứu và ứng dụng
trong cải tạo đất từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đến những năm 90, việc
sản xuất chế phẩm thương mại đã được tiến hành; Superbio là một trong
những sản phẩm thương mại đầu tiên được biết đến.
Theo Babieva (1987) [2] cho thấy nhóm vi khuẩn sinh màng nhày
Lipomyces, Bacillus mucoigensis có khả năng giữ ẩm đất trong cải tạo đất khô
hạn. Alekxandrov và cộng sự thuộc Khoa Thổ nhưỡng, Đại học Tổng hợp
Moskova đã nghiên cứu vi khuẩn sinh màng nhầy Bacillus mucoigensis để tạo
chế phẩm phân bón vi sinh giữ ẩm cho đất. Chế phẩm này đã được sử dụng để


6

tăng năng xuất cây trồng ở các vùng khô hạn thuộc vùng Capcaz. Các nhà
khoa học Trung Quốc đã sử dụng các chế phẩm vi sinh giữ ẩm để cải tạo đất
đá vôi miền Nam Trung Quốc để trồng các cây công nghiệp. Ở Trung Quốc có
nhiều nghiên cứu về việc phân lập và ứng dụng chúng trong việc phân giải

cellulose. Theo Wen–Jing Lu và cộng sự đã phân lập được 5 chủng vi khuẩn
ưa ẩm phân giải xenluloza cao từ phế thải rau quả và thân lá hoa thuộc giống
Bacillus, Halobacillus, Aeromicrobium, Brevibacterium (Wen–Jing Lu và
cộng sự, 2005) [3].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về vi sinh vật sinh màng nhầy
Theo Tống Kim Thuần (2000) [1] nấm men Lipomyces sinh màng nhầy
có mặt ở trong tất cả các loại đất; số lượng của chúng không cao nhưng khá
đa dạng. Các loài Lipomyces chủ yếu gặp ở đồi núi Việt Nam, chủ yếu là: L.
tetrasporus, L. Kononenkoae, L. Lipofer và L. starkeyi. Các kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy số lượng vi sinh vật trong đất phụ thuộc rất rõ vào hàm
lượng các chất hữu cơ và độ ẩm đất. Trong đất giàu hữu cơ và chua thì xạ
khuẩn nấm tăng lên khi có mặt của chất hữu cơ và độ ẩm tăng lên sẽ kích hoạt

hoạt động của vi sinh vật đất.
Tống Kim Thuần và cộng sự đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm giữ ẩm
cho đất từ các vi sinh vật sinh màng nhầy polysacarit. Chế phẩm này có tác
dụng giữ nước trong đất, tăng độ ẩm trong đất từ 12-16% trên quy mô chậu
vại và đồng ruộng (Tống kim thuần và cs, 2005) [3]. Đây là loại chế phẩm vi
sinh đầu tiên sản xuất tại Việt Nam có tác dụng giữ ẩm cho đất được rất nhiều
địa phương và nông dân quan tâm.
Theo Vũ Nguyên Thành (2006) [4] đã phân lập được một loài nấm
men mới từ đất rừng của Việt Nam và đặt tên là Lipomyces orientalis. Tuy
nhiên đây chỉ là kết quả bước đầu chưa có những nghiên cứu để tăng khả
năng giữ ẩm cho các vật liệu dưới tán rừng như cành cây, lá rụng …
Theo Nguyễn Kiều Băng Tâm (2009) [5] đã phân lập và tuyển chọn
được 9 chủng nấm men Lipomyces tại trạm đa dạng sinh học thuộc huyện Mê


7

Linh tỉnh Vĩnh Phúc trong đó chủng PT7.1 có đầy đủ các điều kiện để sản
xuất chế phẩm vi sinh giữ ẩm đất Lipomycin M, đây là chủng có khả năng sử
dụng đa dạng các nguồn các bon, có khả năng hình thành bào tử sinh màng
nhầy cao, dải nhiệt độ và pH sinh trưởng rộng với nhiệt độ thích hợp là 28300C và pH từ 4-5; nồng độ (NH4)2SO4 0,5 g/l là thích hợp để chủng PT7.1
vừa sinh trưởng và tạo nhầy tốt. Chế phẩm có tác dụng làm tăng khả năng giữ
ẩm cho đất ở cả điều kiện thí nghiệm chậu vại và thí nghiệm đồng ruộng. Ở
điều kiện thí nghiệm trong chậu không trồng cây độ ẩm đất bón chế phẩm
tăng so với đối chứng (không bón chế phẩm) khoảng 8,35%. Trong chậu
trồng Keo lá tràm sau 60 ngày bón chế phẩm độ ẩm tăng 16,6% so với đối
chứng. Trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng chế phẩm sau 6 tháng bón chế
phẩm độ ẩm tăng 10,63% so với đối chứng, lượng nước hữu hiệu ở đất có bón
chế phẩm cao hơn đối chứng 13,28-28,95g nước/1 kg đất. Kết hợp bón chế
phẩm Lipomycin M với phân vi sinh và bón định kỳ 2 tháng/lần sẽ làm tăng

hiệu quả giữ ẩm cho đất và tỷ lễ giữ nước hữu hiệu cũng tăng lên đáng kể.
Sau 2 năm bón chế phẩm Lipomycin M hàm lượng chất hữu cơ của đất tăng
trung bình từ 0,11-1,3% so với đối chứng, ở đất trồng cây thuốc nam hàm
lượng ni tơ dễ tiêu tăng khoảng 11,30-12,40%; ở đất trồng chè hàm lượng ni
tơ dễ tiêu tăng từ 15,0-35,4%; hàm lượng phốt pho dễ tiêu tăng từ 25,735,7% (đất trồng thuốc nam); hàm lượng phốt pho dễ tiêu tăng từ 27,642% ở đất trồng chè. Bước đầu đã chứng minh được chế phẩm Lipomycin
M ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây, đối với
cây bạch đàn trong điều kiện thí nghiệm chậu vại như chiều cao, số lá,
trọng lượng khô của cây tăng.
Chủng nấm men Lipomyces PT7.1 được phân lập từ vùng đất trống đồi
trọc ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có ưu điểm là có khả năng tạo màng nhầy
trong điều kiện đất khô hạn và sinh trưởng ở nhiệt độ cao, đặc biệt hỗ trợ tốt
cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc.


8

2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:
- Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)
- Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)
- Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)
- Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích
lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và
nước bạn như sau:
- Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường
ranh giới dài 175km.
- Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km

- Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.
- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường
biên giới dài 192km.


9

Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt
động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy
mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa chất.
Trong quá trình tồn tại, lãnh thổ Việt Nam nói chung và Thanh Hoá
nói riêng đã trải qua nhiều chấn động địa chất lớn. Vỏ trái đất được cấu tạo
phức tạp và trong quá trình thành tạo, chịu tác động của nhiều lực khác nhau,
liên quan đến nhiệt năng trong lòng đất và năng lượng của mặt trời. Những
quá trình nội sinh như tạo sơn, núi lửa, động đất… làm địa hình không đều và
tạo thành các đá mắc ma và biến chất có liên quan đến chúng. Những quá
trình ngoại sinh như phong hoá đá, tác động của nước, gió, băng hà xuất hiện
biển… làm biến đổi địa hình và tạo ra đá trầm tích.
Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sơn mãnh liệt.
Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo
Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi,
đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng… phức tạp và đa dạng. Trải qua
120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Himalaya, lục địa Thanh
Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là

một số núi biến thành đồi, một số vùng biển được lấp đi thành châu thổ phì
nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên
mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit.


10

- Địa hình
+ Đặc điểm chung:
Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo
hướng Tây - Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung
du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km2 thì địa hình
núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
+ Các khu vực địa hình.
Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi, trung du và đồng bằng ven biển.
- Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc trên 250; ở đây
có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh
(1291m) ở tả ngạn sông Chu.
- Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 - 200,
chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc
biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.
- Đồng bằng ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Sầm Sơn,
Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này
có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên… Vùng đất
cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 - 6m, ở
phía Nam Tĩnh Gia, chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển.
Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương
đối nông và rộng.
Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để
Thanh Hoá phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện và cho

phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan
đẹp kết hợp giữa rừng - biển - đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch,
dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với
nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…


11

2.3.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau.
+ Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá, phát triển trên các đá sa thạch:
Thích hợp với cây trồng lâm nghiệp lá nhọn, có diện tích 19.998 ha, phân bố
rải rác ở nhiều nơi có dịa hình vùng đồi như Ngọc Lặc, Hà Trung…
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi: Thích hợp với cây lâm nghiệp và rừng tự
nhiên, có diện tích 86.720 ha, phân bố trên núi cao 800m như Quan Hoá,
Lang Chánh, Như Xuân, Thường Xuân, Mường Lát…
+ Đất vàng nhạt trên đá macma axit: Thích hợp với cây ăn quả và cây công
nghiệp, diện tích 136.737 ha, phân bố ở Quan Hoá, Thường Xuân, Lang Chánh
+ Nhóm đất đỏ vàng: Thích hợp với cây lâm nghiệp và cây công nghiệp với
diện tích 335,537 ha, phân bố ở Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính: Thích hợp
với cây công nghiệp, diện tích 44.268 ha, phân bố ở vùng núi
+ Đất vàng nhạt trên phù sa cổ: Thích hợp với cây màu, cây công
nghiệp ngắn ngày, diện tích 16.696 ha, phân bố ở Nông Cống, Tĩnh Gia, Như
Thanh
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Thích hợp với cây lâm nghiệp, diện tích
89.893 ha, phân bố ở Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Thích hợp với cây lâm nghiệp và cây
công nghiệp đặc thù, diện tích 1.525 ha, phân bố ở huyện Như Xuân

+ Đất đen: Thích hợp với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, diện
tích 3.830 ha, phân bố nhiều ở vùng núi Nưa
+ Đất lầy, than bùn: Thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ, diện tích
10.959 ha, phân bố ở các huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá
+ Đất bạc màu phát triển trên đá sản phẩn dọc tụ và trên phù sa cổ:
Thích hợp với cây họ đậu và lúa một vụ, diện tích 26.538 ha, phân bố trên các
địa hình bằng phẳng


12

+ Đất phù sa: Thích hợp trồng cây lúa, diện tích 141.275 ha, phân bố
tập trung ở đồng bằng, một phần ở ven biển và trung du miền núi
+ Đất mặn: Thích hợp trồng cây cói, nuôi thuỷ sản và làm muối, diện
tích 12.004 ha, phân bố tập trung ở 6 huyện, thị xã ven biển
+ Đất cát bãi, cát biển: Thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và
rau màu, diện tích 15.961 ha, phân bố tập trung ở 6 huyện, thị xã ven biển
- Tài nguyên khí hậu
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí
trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn
văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có
sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ
biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù,
sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 230C, song phân hóa rất
khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt
độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C, song
về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2 0C ở vùng núi, kèm theo
sương giá, sương muối.

Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi
núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong
năm, dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ
gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6
đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng
lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu
đặc trưng:
+ Vùng đồng bằng, ven biển: có nền nhiệt độ cao, mùa đông không
lạnh lắm, ít xảy ra sương muối, mùa hè nóng vừa phải. Lượng mưa lớn nhất
vào tháng 9 và ít nhất vào các tháng 2, 3. Từ tháng 7 đến tháng 11, có nhiều cơn


13

bão xuất hiện và có thể gây ảnh hưởng lớn đến các huyện ven biển của tỉnh. Thiên
tai thường xảy ra là bão, nước dâng trong bão, mưa lớn gây úng, lụt, lũ tập trung
vào tháng 9 hàng năm. Hạn và rét đậm kéo dài vào thời gian từ tháng 12 đến tháng
2. Ngoài ra, lốc, vòi rồng, mưa đá có thể xảy ra ở vùng này với tần suất thấp.
+ Vùng trung du: có nhiệt độ cao vừa phải, mùa đông tương đối lạnh,
có sương muối nhưng ít. Mùa hè nóng vừa phải, khu vực phía Nam nóng hơn
do ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Mưa khá nhiều, đặc biệt ở khu vực Như
Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Thường Xuân (trên 2.000 mm/năm), Hồi
Xuân (1.870mm/năm). Độ ẩm lớn, gió không mạnh lắm. Thiên tai chủ yếu là
mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm kéo dài, lũ đột ngột, kể cả lũ bùn đá, lũ
ống và lũ quét. Lượng mưa cao, có khả năng gây lũ ống, lũ quét vào tháng 7 tháng 8.
+ Vùng đồi núi cao: Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét,
nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 00C, sương muối nhiều và một số nơi có sương
giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số
cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời
gian tháng 7 - 8. Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn,

biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều
theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao
trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung
bình từ 1,3 - 2m/s.
Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy,
đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có
chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới
và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng.
Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu
vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như
sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và


14

hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống
con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu
là điều cần thiết.
- Tài nguyên nước và mạng lưới sông ngòi
+ Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước
mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình
là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ
mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ
mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh
Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.
+ Mạng lưới sông suối
- Các hệ thống sông chính: Thanh Hoá có 5 hệ thống sông chính là
sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng.

+ Sông Hoạt: Sông bắt nguồn từ núi Hang Cửa, vùng Yên Thịnh (Hà
Trung) có diện tích lưu vực tính đến cầu Chính Đại (cách cửa sông 13km) là
250km2. Sông dài 55km, chảy qua huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và men
theo tạo địa giới giữa huyện Nga Sơn và huyện Kim Sơn (Ninh Bình).
+ Sông Mã: Đây là hệ thống sông lớn nhất tỉnh. Dòng chính dài
528km, bắt nguồn từ độ cao 800 - 1.000m ở vùng Điện Biên Phủ, sau đó chảy
qua Lào (118km) và vào Thanh Hoá ở phía Bắc bản Sóp Sim (Mường Lát).
Chiều dài sông Mã ở địa phận Việt Nam là 410km, riêng tỉnh Thanh Hoá
242km. Toàn bộ diện tích lưu vực là 28.106km2, trong đó phần bên nước bạn
Lào là 7.913km2, phần Việt Nam là 20.193km2, riêng Thanh Hoá gần
9.000km2.
+ Sông Yên. Bắt nguồn từ xã Bình Lương (Như Xuân), ở độ cao 100 125m, chảy xuống đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển ở lạch
Ghép. Sông dài 94,2km, trong đó gần 50km ở miền đồi núi. Diện tích lưu vực
là 1.996km2


15

+ Sông Lạch Bạng bắt nguồn từ vùng núi Huôn, xã Phú Lâm (Tĩnh
Gia), ở độ cao 100m, chảy qua vùng núi Tĩnh Gia, tới Khoa Trường bắt đầu
xuống đồng bằng và đổ ra biển ở cửa Bạng. Sông dài 34,5km, trong đó 18km
ở vùng núi. Diện tích lưu vực là 236km2.
+ Sông Chàng. Đây là con sông duy nhất ở tỉnh đổ ra tỉnh khác (Nghệ
An). Sông Chàng là một nhánh của sông Hiếu (Nghệ An). Diện tích lưu vực
sông ở đoạn Thanh Hoá khoảng 250km2.
- Tài nguyên sinh vật
+ Thực vật: Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá
tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
- Rừng nhiệt đới ở đai thấp: Các loại rừng này phân bố ở độ cao thường
dưới 500m và chiếm diện tích lớn nhất tỉnh. Thành phần loài trong thảm thực

vật rất phong phú, các loại cây gỗ chiếm ưu thế là các cây thuộc họ đậu, họ
dầu, họ xoan, họ bồ hòn, v.v.. Ở đai thấp, hầu như không có cây hạt trần.
- Rừng cận nhiệt đới trên núi: Loại rừng phân bố ở độ cao từ 500m tới
1.600m (còn gọi là rừng nhiệt đới trên núi thấp).
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Thanh Hoá đã được chú trọng phát triển
từ lâu.
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật
phong phú, đa dạng về họ, loài... Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ
nhóm II có sa mu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de,
chò chỉ... Các loại thuộc họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre.
Ngoài ra, còn có mây, song, dược liệu, cánh kiến đỏ...
- Hệ thống rừng đặc dụng: Theo tiêu chuẩn quốc gia, Thanh Hóa có một
số rừng đặc dụng như: Vườn quốc gia Bến En (rộng 16.000ha ở các huyện
Như Xuân, Như Thanh), vườn quốc gia Cúc Phương (phần thuộc tỉnh Thanh
Hóa gồm các xã Thạch Lâm và Thành Mỹ, huyện Thạch Thành), Khu bảo tồn
cây gỗ sến rộng 300ha ở xã Tam Quy, huyện Hà Trung. Khu bảo tồn Pù Luông,
Xuân Nha. Ngoài ra, có các khu bảo tồn gen gắn với di tích lịch sử - văn hóa


16

như: khu Lam Kinh (bảo tồn rừng Lim), khu đền Bà Triệu với rừng thông nhựa
(xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), khu vườn rừng Hàm Rồng, khu vườn thực vật
thị xã Sầm Sơn.
+ Động vật: Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật
rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật
dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên
lẫn động vật do con người tạo ra, v.v..
Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
- Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá,

voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi,
hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát,
lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
- Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ
đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay;
về chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn,
rắn hổ trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có
trai cóc hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai;
về chim có bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về
động vật không xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài
khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị
săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng...
- Tài nguyên khoáng sản
+ Kim loại sắt và hợp kim sắt: Có quặng sắt, sắt - mangan và sa
khoáng. Các mỏ quan trọng là Thanh Kỳ (Như Xuân, trữ lượng 2,5 triệu tấn),
Tam Quy (Hà Trung, trữ lượng gần 200.000 tấn), Làng Sam (Ngọc Lặc, trữ
lượng ước 600.000 tấn), mỏ sắt - mangan Cổ Định trữ lượng ước trên 9 triệu
tấn; quặng inmenit có ở bờ biển Sầm Sơn - Quảng Xương trữ lượng 73.500
tấn; quặng crômit dạng sa khoáng ở Cổ Định (Triệu Sơn) trữ lượng khoảng
18,6 triệu tấn đã được phát hiện và khai thác từ thời Pháp và crômit dạng gốc


×