Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT BIỆN PHÁP GD kĩ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.89 KB, 3 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm
sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục
trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là
mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cức và tiêu
cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các
hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Như chúng ta biết về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi
người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với
các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan
trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường
mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp
tích cực với những người khác. Trong vòng vài năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ tiền tiểu học
và các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra các trở ngại phát triển của trẻ mà làm chậm khả năng
cũng như hạn chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ. Một trong những trở ngại chính đó là khả năng
về kỹ năng sống.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học
sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng
tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Các nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với
mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp
với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng
rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo


dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.

Chính vì điều đó, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất quan
trọng, là rất cần thiết, vì nó ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ đến tuổi


trưởng thành, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi sẽ phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào cấp
học mới. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của việc
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên tôi đã chọn thực hiện đề tài "Một số biện pháp giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi " cho trẻ ở trường Mầm non 9, Phường 9, Thành phố Vĩnh
Long, Tỉnh Vĩnh Long.
II.

Mục đích nghiên cứu:

- Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học.
- Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.
- Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
- Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong
trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt
động.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo.
- Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ

bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường tiểu học.

IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận.
2. Quan sát ghi chép.
3. Điều tra khảo sát thực trạng.
4. Thực nghiệm sư phạm.
5. Xử lý kết quả nghiên cứu.
V. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:


1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi.
2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
VI. Giả thuyết khoa học.
Nếu lựa chọn được các biện pháp phù hợp vận dụng vào việc dạy học hướng vào
việc lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ tích cực hoạt động nhằm hình thành và rèn luyện kĩ
năng sống, tận dụng các phương tiện tối đa như giáo dục mọi lúc mọi nơi, thơ, ca, hò vè,
đồng dao, trò chơi.....sẽ nâng cao kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi.



×