Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân trên giống chè kim tuyên tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

PHAN CHÍ NGHĨA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT CHÈ VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN GIỐNG
CHÈ KIM TUYÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

PHAN CHÍ NGHĨA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT CHÈ VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN GIỐNG
CHÈ KIM TUYÊN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả nghiên cứu trong công trình
này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu
sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong luận án đều
đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Phan Chí Nghĩa


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tời Thầy hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn và PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã hướng dẫn, góp ý,
trao đổi về phương pháp luận, nội dung chi tiết, giúp đỡ khoa học trong quá
trình thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô, các nhà khoa học Trường
Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn
thành các học phần và các chuyên đề trong chương trình đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị em cán bộ khoa học kỹ
thuật tại Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã hỗ
trợ và giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận án.

Tác giả luận án

Phan Chí Nghĩa


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................xi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án.............................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè, dự báo xu hướng tiêu thụ chè trên
thế giới và ở Việt Nam.................................................................................. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..............................4
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam............................... 9
1.1.3. Dự báo xu hướng thị trường chè.................................................. 10
1.2. Yêu cầu sinh thái và kỹ thuật canh tác cây chè.....................................14



4
1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè........................................................ 14
1.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn tỉnh Phú Thọ......................................15
1.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật canh tác chè.................................................16
1.3. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ Đông Xuân
ở Việt Nam.................................................................................................. 29
1.3.1. Đốn chè..........................................................................................29
1.3.2. Tưới nước...................................................................................... 29
1.3.3. Bón phân....................................................................................... 30
1.4. Luận giải, phân tích, đặt ra các nội dung cần đặt ra nghiên cứu..........31
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 36
2.1.2. Giới hạn nghiên cứu...................................................................... 37
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu........................................................................37
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 38
2.2.1. Nghiên cứu hàm lượng tinh bột trong rễ chè và ứng dụng vào
việc đốn chè trái vụ.................................................................................38
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân bổ sung
đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân......38
2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè Kim
Tuyên 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................39


5
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu......................................... 39
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................39
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................45

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................51
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 52
3.1. Nghiên cứu hàm lượng tinh bột trong rễ chè và ứng dụng vào việc
đốn chè trái vụ............................................................................................52
3.1.1. Diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ và năng suất chè Kim
Tuyên theo tháng trong năm...................................................................52
3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm đốn đến sinh trưởng sau đốn của cây
chè Kim Tuyên tại Phú Thọ......................................................................55
3.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá và hàm
lượng tinh bột trong rễ chè.....................................................................67
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ đốn trái vụ đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng chè vụ Đông Xuân................................................................. 69
3.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân bổ sung đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân................................... 79
3.2.1. Quan hệ giữa lượng mưa, ẩm độ đất và năng suất của
giống chè Kim Tuyên.............................................................................. 79
3.2.2. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến
sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông
Xuân. 82
3.2.3. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng chè vụ Đông Xuân................................................96


6
3.3. Xây dựng mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên
................................................................................................................... 105
3.3.1. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất...............106
3.3.2. Đánh giá chất lượng.................................................................... 108



3.3.3. Sơ bộ đánh giá bộ hiệu quả kinh tế trong điều kiện thâm canh
của mô hình sản xuất............................................................................ 109
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................113
1. Kết Luận.................................................................................................113
2. Đề nghị...................................................................................................114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................116
Tài liệu tiếng Việt.......................................................................................116
Tài liệu tiếng Anh....................................................................................... 121
Tài liệu Internet..........................................................................................124
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................126


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

CHC

Chất hữu cơ

2

CHT

Chất hòa tan

3


ĐC

Đối chứng

4

FAO

Tổ chức nông lương liên hợp quốc

5

HCVS

Hữu cơ vi sinh

6

K

Kali

7

KTCB

Kiến thiết cơ bản

8


LAI

Chỉ số diện tích lá

9

N

Đạm

10

NPK

Phân đa lượng

11

NS

Năng suất

12

P

Lân

13


PVC

Nhựa Polyvinylchloride

14

USD

United States Dollar

15

VINATEA

Tổng công ty chè Việt Nam

16

VSV

Vi sinh vật


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới từ năm 2010 2016...................................................................................................................5
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới.........................................8
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2010 2016...................................................................................................................9
Bảng 1.4. Dự báo về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam đến năm 2020.........10

Bảng 1.5. Tình hình thời tiết tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2014....................16
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm đốn đến khả năng ra mầm của chè Kim
Tuyên............................................................................................................... 58
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các thời điểm đốn đến sinh trưởng cành chè
phát triển từ búp sau đốn...............................................................................61
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời điểm đốn đến chỉ số diện tích lá của cây chè
sau đốn............................................................................................................63
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các thời điểm đốn đến năng suất cả năm của
chè Kim Tuyên.................................................................................................66
Bảng 3.5. Ảnh hưởng phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá chè...........67
Bảng 3.6. Ảnh hưởng phân hữu cơ vi sinh đến hàm lượng tinh bột trong
rễ chè.............................................................................................................. 69
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ đốn trái vụ đến sinh trưởng thân cành
của nương chè Kim Tuyên sản xuất vụ Đông Xuân......................................... 70
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến sinh trưởng búp
của nương chè Kim Tuyên sản xuất vụ Đông Xuân......................................... 71
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống chè Kim Tuyên trong vụ Đông xuân................................72


9
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến năng suất của chè Kim
Tuyên............................................................................................................... 73
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến diễn biến sâu bệnh hại
trên nương chè sản xuất vụ đông xuân...........................................................75
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến chất lượng chè
nguyên liệu giống Kim Tuyên sản xuất chè Đông Xuân...................................76
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các thời vụ đốn trái vụ đến thành phần sinh hoá
chủ yếu của búp chè Kim Tuyên trong vụ Đông Xuân..................................... 77
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các thời vụ đốn.................78

Bảng 3.15. Lượng mưa, ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014...............................79
Bảng 3.16. Năng suất các tháng của giống chè Kim Tuyên trong năm 2014. 81
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến sinh
trưởng của cây chè Kim Tuyên vụ Đông Xuân................................................. 83
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến các
yếu tố cấu thành năng suất cây chè vụ Đông Xuân.........................................85
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến năng
suất lứa hái, sản lượng chè vụ Đông Xuân và cả năm..................................... 87
Bảng 3.20. Ảnh hưởng tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến tỷ lệ búp
mù xòe và thành phần cơ giới búp chè........................................................... 90
Bảng 3.21. Ảnh hưởng tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến thành
phần sinh hóa búp chè Kim Tuyên...................................................................91
Bảng 3.22. Ảnh hưởng tưới nước và bón phân khoáng bổ sung đến kết quả
thử nếm cảm quan chè xanh...........................................................................92
Bảng 3.23. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức tưới nước và
bón phân khoáng bổ sung...............................................................................93
Bảng 3.24a. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung trong vụ
Đông Xuân đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm.................................94


1
0
Bảng 3.24b. Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân khoáng bổ sung trong
vụ Đông Xuân đến tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm........................95
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến độ dày tầng tán và
độ rộng tán chè Kim Tuyên vụ Đông Xuân........................................................97
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống chè Kim Tuyên vụ Đông Xuân...............................98
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến năng suất
chè Kim Tuyên


....................... 100

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến thành phần
cơ giới của giống chè Kim Tuyên...................................................................102
Bảng 3.29. Hàm lượng một số thành phần sinh hóa chủ yếu của giống chè
Kim Tuyên ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh....................................103
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của một số phân hữu cơ vi sinh đến kết quả thử
nếm cảm quan chè xanh...............................................................................104
Bảng 3.31. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân
hữu cơ vi sinh................................................................................................105
Bảng 3.32. Các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình sản xuất chè
vụ Đông Xuân và mô hình sản xuất đại trà

...........................................106

Bảng 3.33. Năng suất của mô hình sản xuất chè Đông Xuân và mô hình sản
xuất đại trà.................................................................................................... 107
Bảng 3.34. Kết quả thử nếm cảm quan của mô hình sản xuất chè Đông Xuân
và mô hình sản xuất đại trà...........................................................................108
Bảng 3.35. Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè Đông Xuân
và mô hình sản xuất đại trà (tính cho 01 ha).................................................111


1
1

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2016 .
6 Hình 3.1. Diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ và năng suất chè theo

tháng trong năm............................................................................................. 53
Hình 3.2. Thời gian từ khi đốn đến bật mầm đầu tiên ở các thời điểm
đốn khác nhau trên giống chè Kim Tuyên.......................................................56
Hình 3.3a. Ảnh hưởng của các thời điểm đốn đến khả năng ra mầm của cây
chè Kim Tuyên..................................................................................................59
Hình 3.3b. Tỷ lệ chết mầm (%) của các thời điểm đốn của cây chè Kim Tuyên
......................................................................................................................... 60
Hình 3.4. Cơ cấu năng suất chè theo mùa vụ ở các công thức đốn trái vụ

74

Hình 3.5. Lượng mưa, ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014................................. 80
Hình 3.6. Tương quan giữa năng suất theo tháng của giống chè Kim Tuyên và
ẩm độ đất tại Phú Hộ năm 2014......................................................................81
Hình 3.7. Cơ cấu sản lượng trong năm của các công thức thí nghiệm............89
Hình 3.8. Sản lượng và giá bán của chè khô các tháng trong năm tại Phú Thọ
....................................................................................................................... 109
Hình 3.9. Tỷ lệ thu nhập của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở mô hình sản
xuất chè Đông Xuân và sản xuất đại trà.........................................................112


xii

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: PHAN CHÍ NGHĨA
Tên luận án: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ Đông
Xuân trên giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ”
Ngành: Khoa học cây trồng;


Mã số: 9. 62. 01. 10

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp làm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè Đông
Xuân trên giống chè Kim Tuyên.
Kết quả đạt được
1. Nghiên cứu hàm lượng tinh bột trong rễ chè và ứng dụng vào việc đốn
chè trái vụ
- Diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ của giống chè Kim Tuyên theo
các tháng trong năm tuân theo quy luật chung của thực vật, cao nhất là
tháng 12 (214,6 mg/g) và thấp nhất là tháng 7 (66,2 mg/g). Khi đốn chè vào
thời kỳ có hàm lượng tinh bột trong rễ cao, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau
làm giảm số mầm bị chết sau đốn từ 9,5 - 22,8%, làm tăng khả năng sinh
trưởng của cành, tạo bộ khung tán và tăng chỉ số diện tích lá.
- Thời vụ đốn chè phục vụ sản xuất chè vụ Đông Xuân tốt nhất là vào
tháng 4. Đốn thời kỳ này làm cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng
mật độ búp chè vụ Đông Xuân lên 204,5 búp/m2, tăng năng suất trung bình
lứa hái vụ Đông Xuân lên 9,21 tạ/ha, tăng thêm số lứa hái trong vụ Đông
Xuân và tăng năng suất vụ Đông Xuân thêm 19,61 tạ/ha, đặc biệt không
làm giảm năng suất cả năm so với đốn chè chính vụ.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân bổ sung đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân
- Tưới nước bổ sung với lượng 800 m3/ha/tháng kết hợp bón phân
bổ sung 2 lần, mỗi lần 110 kg urê + 100 kg supe lân + 30 kg kali clorua
vào


13


tháng 9 và tháng 12 trên giống chè Kim Tuyên làm tăng mật độ búp chè trong
vụ Đông Xuân lên 3 đến 4 lần, tăng năng suất chè vụ Đông Xuân thêm 24,63
tạ/ha, đặc biệt làm tăng lãi thuần lên 27,8 triệu đ/ha so với không tưới
nước, và không bón phân bổ sung.
- Bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh với lượng 1300 kg/ha thay thế
30% phân đa lượng vào tháng 2 và tháng 9 làm tăng năng suất, chất lượng
chè sản xuất vụ Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên. Năng suất tăng 2,7
tạ/ha đồng thời kết quả thử nếm cảm quan đạt 17,24 điểm, lãi thuần đạt
112.454.000 đ/ha.
3. Xây dựng mô hình sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè Kim
Tuyên
Xây dựng mô hình sản xuất chè Đông Xuân diện rộng trên giống chè
Kim Tuyên áp dụng kỹ thuật tưới nước và bón phân khoáng bổ sung kết hợp
thay đổi thời vụ đốn sang tháng 4, làm sản lượng cả năm tăng 9,6 tạ/ha so
với mô hình đối chứng. Đồng thời, thay đổi cơ cấu sản lượng thu hoạch
ở vụ Đông Xuân lên 47% tổng sản lượng.


14

THESIS ABSTRACT

PhD candidate name: PHAN CHI NGHIA
Thesis title: " Studies on the technical methods for Kim Tuyen winter-spring
tea crop in Phu Tho province."
Major: Faculty of Agronomy;

Code: 9. 62. 01. 10


Educational organization: University of Agriculture and Forestry - Thai
Nguyen University
Research and Objectives
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp làm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè Đông
Xuân trên giống chè Kim Tuyên.
Maing finding and conclusions
- Selecting the suitable pruning time for Kim Tuyen off-season (winterspring season) tea crop in Phu Tho province based on the relationship
between starch content in the tea roots and the development of postharvest tea plants. The results showed that the starch content in the root
have linear relation with the development of post-harvest tea plants.
- The soil moisture and the yield of Kim Tuyen tea crop in Phu Tho
province have closely linear relationship (R = 0.87). Following, the added
irrigation from September to March improved the yield of winter-spring
tea crop.
- The interaction of irrigation and fertilization improved the effective
production of Kim Tuyen winter-spring tea crop. Following, 800
m3/ha/month irrigating and twice per year (September and December)
fertilizing (100 kg urea, 100 kg super phosphate and 30 kg potassium
chloride) increased 2,46 ton/ha of Kim Tuyen winter-spring tea crop yield.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây chè (Camellia sinensis L. Okuntze) là loại cây trồng có lịch sử lâu
đời. Việt Nam là một trong một số ít nước trên thế giới có điều kiện tự
nhiên và truyền thống sản xuất chè. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam luôn
là một trong 5 nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu thế giới (Vitas,
2017).
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được coi là cái

nôi của ngành chè Việt Nam. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp
cho phát triển cây chè, Phú Thọ có tiềm năng và lợi thế để phát triển chè
theo hướng bền vững. Từ năm 2001, chương trình phát triển cây chè
luôn được tỉnh xác định là một trong những chương trình sản xuất nông
nghiệp trọng điểm cần quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển. Đến hết năm
2015, chương trình phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả
quan trọng: Diện tích chè đạt 16,5 ngàn ha; năng suất đạt 101,1 tạ/ha, sản
lượng đạt 154,7 nghìn tấn (so với năm 2010, diện tích tăng 959 ha, năng
suất chè búp tươi tăng 20,3 tạ/ha, sản lượng tăng 43,1 ngàn tấn); diện tích
sản xuất chè an toàn được mở rộng. Tuy nhiên sản phẩm chè của Phú Thọ
hiện nay chủ yếu là chè đen phục vụ xuất khẩu (Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ,
2015).
Nếu so sánh với giá bán của Srilanka là nước đứng đầu về sản xuất chè
đen (giá 2,7 - 3,0 USD/kg) thì giá xuất khẩu chè đen của nước ta chỉ bằng một
nửa. Đơn giá xuất khẩu bình quân của chè đen Việt Nam vào năm 2008 là 1,8
USD/kg; năm 2012 là 1,6 USD/kg; và hiện nay đạt khoảng 1,2 - 1,3 USD/kg.
Điều này có nghĩa là nếu chúng ta có đầu tư vào sản xuất chè đen ở mức
cao cũng chỉ có thể đưa giá chè đen xuất khẩu lên mức 3,0 USD/kg như
của Srilanka. Mức giá này tương đương với 5.000 đ/kg chè nguyên liệu và
chưa đủ để nâng cao đời sống người làm chè (Bộ Công thương, 2014).
Xuất phát từ thực tế đó, ngành chè Phú Thọ phải chuyển dịch cơ cấu
sản xuất theo hướng sản xuất chè xanh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Song hiện nay, sản xuất chè xanh của tỉnh Phú Thọ không có nhiều lợi
thế. Về thương hiệu thì chè xanh Thái Nguyên đã được bảo hộ chỉ dẫn
địa lý cho vùng chè Tân Cương, về chất lượng thì các vùng chè Hà Giang,


2
Yên Bái, Lâm Đồng có lợi thế về độ cao so với mực nước biển nên chất
lượng chè cao



3

hơn những vùng thấp như Phú Thọ. Một nguyên nhân nữa là bộ giống chè
của tỉnh Phú Thọ chỉ tập trung vào một số giống như Trung Du, PH1, ... là
những giống có chất lượng chè xanh thấp. Vậy để có thể tạo ưu thế
cạnh tranh, ngành chè Phú Thọ cần có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Một trong những hướng có thể nâng cao hiệu quả sản xuất
chè xanh ở Phú Thọ đó là sản xuất chè Vụ Đông Xuân. Bởi lẽ, sản xuất chè
vụ Đông Xuân sẽ khai thác được lợi thế quan hệ cung cầu do ở Phú Thọ
cây chè chủ yếu tập trung thu hoạch vụ Hè Thu, dẫn tới cung giảm. Mặt
khác, do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nên chất lượng chè vụ Đông Xuân
cũng cao hơn các vụ khác.
Tuy nhiên, sản xuất chè vụ Đông Xuân ở Phú Thọ hiện nay đang gặp
phải những khó khăn. Đó là, thiếu nước do lượng mưa phân bố không đều
và chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể trong sản xuất. Vì thế, để sản xuất chè
xanh vụ Đông Xuân ở Phú Thọ đạt được kết quả cao và bền vững thì cùng với
việc lựa chọn giống có chất lượng chè xanh tốt là giống chè Kim Tuyên, vấn
đề rất quan trọng và cấp thiết là phải có các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
thích hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống chè
Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp làm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè Đông
Xuân trên giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên
cứu về quan hệ giữa ẩm độ đất và năng suất của chè.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên
cứu về diễn biến hàm lượng tinh bột trong rễ của cây chè theo mùa và quan
hệ của nó với thời vụ đốn chè, một biện pháp kỹ thuật độc đáo trong nghề
trồng chè.


4

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên
cứu về tương tác giữa biện pháp kỹ thuật tưới nước và bón phân bổ sung
có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè trong vụ Đông Xuân.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học
kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học
viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được thời vụ đốn chè hợp lý cho sản xuất chè Đông Xuân
trên cơ sở xác định diễn biến tích lũy hàm lượng tinh bột trong rễ chè và
ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự tích lũy đó.
- Xác định được lượng nước tưới và lượng phân bón bổ sung cho
sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống Kim Tuyên tại Phú Thọ.
- Góp phần đa dạng sản phẩm chè nâng cao hiệu quả sản xuất chè
cho tỉnh Phú Thọ.
4. Những đóng góp mới của luận án
Xác định thời vụ đốn chè trái vụ phù hợp với sản xuất chè vụ Đông
Xuân trên giống chè Kim Tuyên tại tỉnh Phú Thọ trên cơ sở xác định mối
quan hệ giữa hàm lượng tinh bột trong rễ chè và sự sinh trưởng, phát triển
của cây chè sau đốn. Hàm lượng tinh bột càng cao thì sinh trưởng, phát
triển sau đốn của chè càng mạnh và ngược lại.

Xác định quan hệ giữa ẩm độ đất và năng suất của chè Kim Tuyên tại
Phú Thọ có tương quan chặt chẽ (R=0,87).
Xác định biện pháp đồng thời giữa tưới nước và bón phân bổ sung
làm tăng hiệu quả sản xuất chè vụ Đông Xuân trên giống Kim Tuyên tại tỉnh
Phú Thọ.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè, dự báo xu hướng tiêu thụ chè trên
thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Cây chè là cây trồng có lịch sử lâu đời gắn liền với đời sống của cư dân
châu Á. Thời gian phát hiện và sử dụng cây chè đã được ghi trong cuốn Trà
Kinh của Lục Vũ (760), “Trà chi vị ẩm, phát hồ Thần Nông thị” (Uống chè có từ
thời vua Thần Nông). Xuyên suốt các triều đại Trung Quốc tiếp theo như
nhà Tây Chu, nhà Tần, nhà Hán trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý
tộc. Do đặc tính sinh trưởng của cây chè, sự giao lưu văn hoá của loài
người, đặc biệt là sự truyền bá của tôn giáo (nhất là Phật giáo) cây chè đã
lan truyền nhanh chóng đến các châu lục khác. Ngày nay chè là thứ nước
uống chủ yếu và phổ biến trên thế giới với những sản phẩm chế biến đa
dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng,
chữa bệnh thì thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn
hóa với những nghi thức trang trọng và thanh cao (Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị
Ngọc Oanh, 2011).
Trên thế giới hiện có khoảng 50 quốc gia sản xuất chè chính, trong đó
châu Á: 18 nước, châu Phi: 19 nước, châu Mỹ: 11 nước, châu Đại Dương: 2
nước. Hiện tại có hơn 150 quốc gia tiêu dùng chè với khối lượng lớn (Nguyễn

Thị Nhiễu, 2007).
Trung Quốc là nước phát triển chè sớm nhất trên thế giới. Từ Trung
Quốc chè đã truyền bá sang khắp 5 châu, sang Nhật Bản, Trung Đông, châu
Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…), Mông Cổ, Nga và nhiều nước trên thế giới
(FAO, 2012). Là một ngành cần nhiều lao động, chè chiếm vị trí quan trọng
trong việc tạo việc làm và nguồn thu xuất khẩu của nhiều nước đang
phát


6

triển. Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới những năm
gần đây thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè của thế giới
từ năm 2010 - 2016
Năm

Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ khô/ha)

Sản lượng khô
(tấn)

2010


3.156.606

14,6

4.222.149

2011

3.403.067

14,2

4.839.876

2012

3.058.496

14,4

5.042.073

2013

3.627.501

14,7

5.329.138


2014

3.804.881

14,5

5.512.282

2015

3.921.335

14,4

5.661.855

2016

4.099.230

14,5

5.954.091

Theo Faostat.com (truy cập ngày 05/3/2018)
Bảng 1.1. cho thấy, từ 2010 - 2016 diện tích đất dành cho trồng chè
trên thế giới tăng từ 3.156.606 ha lên 4.099.230 ha và tăng đều đặn qua
các năm. Những quốc gia phát triện diện tích trồng chè mới nhiều nhất
trong giai đoạn này là Trung Quốc, Việt Nam và Kenya (FAO, 2018).
Năng suất bình quân trên thế giới của cây chè trong giai đoạn 2010

- 2016 cũng giữ ở mức trên 14 tạ/ha. Qua đó có thể thấy rằng, trong điều
kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và một số cây trồng khác đang có xu hướng
giảm năng suất, cây chè đã thể hiện ưu thế của cây trồng có khả năng thích
ứng cao. Tuy nhiên, tiềm năng năng suất của chè còn khá lớn và hoàn toàn có
khả năng sẽ có bước đột phá về năng suất trong giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn này, nhờ phát triển diện tích trồng chè mà sản lượng chè
trên thế giới cũng tăng đáng kể từ 4.222.149 tấn lên 5.954.091 tấn. Với đà
tăng trưởng như vậy,


7

dự báo những năm tiếp theo các nước xuất khẩu chè sẽ có sự cạnh tranh
gay gắt với nhau.
Trên thế giới chỉ có hai nước đạt sản lượng chè trên 1 triệu tấn/năm
là Trung Quốc và Ấn Độ (chiếm 60% tổng sản lượng chè trên thế giới).
Sản lượng trên 100 nghìn tấn/năm có 5 nước: Kenya, Srilanka, Nhật Bản, Thổ
Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Số liệu thống kê về năng suất và sản lượng chè của các
nước dẫn đầu năm 2016 thể hiện trong hình 1.1.

Theo Faostat.com (truy cập ngày 05/3/2018)
Hình 1.1. Năng suất, sản lượng chè của một số nước
trên thế giới năm 2016
Việt Nam từ năm 2012 đến nay đã lọt vào top 5 nước có sản lượng
chè lớn nhất trên thế giới. Năng suất chè ở Việt Nam đạt khoảng 20 tạ/ha
nhưng do giá chè của Việt Nam rất thấp (bằng 60% giá trung bình của thế
giới) nên lợi nhuận không cao. Ngược lại, năng suất chè Trung Quốc chỉ
10,5 tạ/ha nhưng giá chè rất cao vì sản phẩm của Trung Quốc chủ yếu đi
theo hướng chè xanh chất lượng cao. (Tổng công ty chè Việt Nam VINATEA,
2014).



8

Như vậy, có thể thấy ngành sản xuất chè thế giới là ngành có truyền
thống, sản phẩm đa dạng, sản xuất ổn định cả về quy mô diện tích, sản
lượng; giá bán ít có đột biến.
* Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người một năm trên toàn thế giới là
0,5 kg/người/năm. Những nước có mức tiêu dùng bình quân đầu người
cao là Anh 2,87 kg/người/năm; Thổ Nhĩ Kỳ 2,72 kg/người/năm; Iraq
2,51 kg/người/năm; Kuwait 2,23 kg/người/năm (Nguyễn Văn Thụ, 2002).
Theo thống kê của Hiệp hội Chè thế giới, hiện nay có 26 quốc gia tiêu
dùng số lượng chè hàng năm tương đối lớn. châu Á không chỉ là khu vực sản
xuất chè lớn nhất mà còn là một thị trường tiêu thụ sản phẩm chè lớn
nhất, bao gồm có 11 quốc gia, tiếp theo là châu Phi 6 quốc gia, châu Âu 5
quốc gia. Việt Nam là nước có mức tiêu dùng chè trên đầu người còn
thấp (0,38 kg/người/năm) nhưng tổng lượng tiêu dùng một năm cũng đã
trên 30 ngàn tấn (Tổng công ty chè Việt Nam VINATEA, 2014).
* Tình hình nhập khẩu chè trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có trên 140 nước nhập khẩu chè, bình quân
2,2 triệu tấn/năm. Nước Anh hiện đang tiêu thụ 4% tổng sản lượng chè
trên toàn thế giới và 6% tổng tiêu thụ chè của châu Âu. Anh là nước tiêu
thụ chè lớn nhất tại châu Âu chiếm 51%, theo sau là Đức (12%) và Pháp
(7%). Tây Ban Nha là nước có mức tiêu thụ tăng cao nhất trong vòng 5
năm qua với mức trung bình 37%/năm trong khi mức tiêu thụ của Ba
Lan giảm trung bình 21%/năm. Các mặt hàng như chè xanh, chè đen sợi
và chè thảo dược ngày càng được ưa chuộng (Eurostat, 2017).
Theo Trung tâm nghiên cứu tập đoàn đa quốc gia SOMO Consumption
(2017), 56% tổng sản lượng chè sản xuất trên toàn thế giới được tiêu thụ

nội địa. Ví dụ, Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt tiêu thụ 81% và 73% sản lượng
chè được sản xuất trong nước. Ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam,
Indonexia


×