Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

ÔN THI CÔNG CHỨC MÔN CHUYÊN NGÀNH CÓ ĐÁP ÁN CHUẨN NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.14 KB, 50 trang )

Câu hỏi 18: Chức trách và nhiệm vụ của chuyên viên?
* Về chức trách: Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một
hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm
thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây
dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
* Về nhiệm vụ: Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các
chiến lược, chế độ, chính sách; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh
vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ trì nghiên
cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương; Tổ
chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; đề
xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan từ
cấp huyện trở lên; Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ;
tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý; Chủ trì nghiên cứu những đề tài, đề án
về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý; Trực tiếp
thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
* Liên hệ:
Khi được tuyển dụng làm công chức ngạch chuyên viên của phòng tư pháp của Huyện X,
chức trách và nhiệm vụ của chuyên viên đó là:
- Theo dõi, tham mưu các lĩnh vực: đăng ký và quản lý hộ tịch; công tác chứng thực ở
cấp xã; theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp; xử lý vi phạm hành chính.


- Thực hiện báo cáo viên pháp luật huyện.
- Thực hiện những nhiệm vụ công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Phòng.
- Đề xuất với lãnh đạo Phòng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc được
giao;
- Được quyền liên hệ với các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã để phối hợp thực hiện liên
quan đến công tác hộ tịch;
- Được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.



Câu hỏi 19: Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản qppl?
* Khái niệm:
Luật ban hành văn bản qppl năm 2015 quy định: Văn bản qppl là văn bản có chứa qppl
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục theo luật định. Chứa đựng quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định do cơ quan nn
người có thẩm quyền ban hành và được nn bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
của xh.
* Đặc điểm văn bản qppl:
- Do cơ quan nn có thẩm quyền ban hành vd: Quốc hội ban hành luật, UBTVQH ban hành
pháp lệnh, HDDND ban hành nghị quyết …
- Được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định;
- Về hiệu lực thi hành: Thời gian áp dụng lâu dài, không gian rộng;


- Về tính pháp lý: Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, được đảm bảo thi hành bằng các
biện pháp hành chính, kinh tế, hình sự hay nói cách khác được tuân thủ và thực hiện theo sự
cưỡng chế của nn, nn có thể dùng lực lượng công quyền để đảm bảo cho việc áp dụng qppl bằng
các chế tài;
- Về phạm vi điều chỉnh và áp dụng: Phạm vi rộng, áp dụng nhiều lần
- Về tác động xh và quản lý: Là cơ sở để tạo lập nên các giá trị mới, môi trường pháp lý
mới.
* Nguyên tắc:
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản

quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp
luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc
thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
* Liên hệ:


Thực tiễn tại tỉnh SƠN LA hiện nay việc xây dựng và ban hành văn bản qppl xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn trong quá trình quản lý điều hành tổ chức bộ máy hành chính nn ở địa phương,
từng ngành, từng lĩnh vực căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao, các văn bản quy định của Trung
ương, bộ, ngành, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định các vấn đề có liên quan về
lĩnh vực chuyên môn phụ trách: Ví dụ như: Sở GD&ĐT căn cứ Luật Giáo Dục và đào tạo, các
văn bản quy định của bộ ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND quyết định về
chính sách hổ trợ cho Giáo viên giảng dạy ở vung sâu cùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu tại
trên địa bàn tỉnh, phù hợpvới tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và
có tính khả thi hoặc quy định mức thu học phí đối với các bậc học tại địa phương theo đặc thù
của địa phương...
Câu hỏi 20: Quy trình soạn thảo văn bản qppl của UBND cấp tỉnh, soạn thảo văn bản
qppl về công tác chuyên môn?
* Khái niệm:
Luật ban hành văn bản qppl năm 2015 quy định: Văn bản qppl là văn bản có chứa qppl
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục theo luật định. Chứa đựng quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định do cơ quan nn
người có thẩm quyền ban hành và được nn bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
của xh.
* Quy trình:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản năm 2015, trình tự, thủ tục soạn thảo ban hành

quyết định qppl của ubnd cấp tỉnh gòm 03 bước:


- Bước 1: Lập đề nghị xây dựng quyết định: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của ubnd cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND cấp tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có
các nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xh ở địa phương, nghiên cứu đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của nn, văn bản của cơ quan nn cấp trên, NQ của hđnd cùng cấp và
tài liệu có liên quan đến dự thảo quyết định; đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo
quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nn cấp
trên; đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao, đánh giá tác
động về giới (nếu có); tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các
cơ quan, tổ chức có liến quan như đối với dự thảo NQ của HDDND cấp tỉnh. Ngoài ra việc khảo
sát, đánh giá thực trạng quan hệ xh ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương của đảng,
chính sách của nn, văn bản của cơ quan nn cấp trên, NQ của HDDND cùng cấp và tài liệu có liên
quan đến dự thảo quyết định thực hiện như đề nghị xây dựng NQ của HDDND cấp tỉnh.
- Bước 2: Thẩm định dự thảo Quyết định của UBND cấp tỉnh: Sở Tư pháp có trách nhiệm
thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh, thời hạn hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo thẩm định
được thực hiện như về thẩm định dự thảo NQ của HDDND cấp tỉnh.
- Bước 3: Xem xét thông qua dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh: Tùy theo tính chất và
nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phương thức xem xét,
thông qua dự thảo quyết định. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành
viên ubnd cấp tỉnh biểu quyết tán thành.
* Soạn thảo quyết định qppl về vấn đề chuyên môn tại Sở Công thương:
ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐẮL LẮK


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:

/2016/QĐ-UBND

SƠN LA, ngày

tháng

năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ, quy định về tổ chứ
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số …./2014/TT-BCT ngày …/…/2014 của Bộ Công thương, hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương thuộc UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Phòng Kinh tế hạ tầng thuộc Sở Công thương tỉnh , thành phố trực
thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số …../TTr-SNV ngày ../../2016 và
Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số …./BC-STP ngày ../…/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiejm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh SƠN LA

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.


Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công thương,
Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan, UBND các huyện,t hị xã, thành phố Buôn Ma Thuột
căn cứ Quyết định này thi hành./.

T.M ỦBND TỈNH SƠN LA

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Như Điều 3;
- VPCP, Bộ Công thương;
- Cục kiểm tra văn bản (BTP);
- TT Tỉnh ủy,TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy;
- ………
- Lưu: VT,TH.
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công Thương tỉnh SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/20…/QĐ-UBND

ngày…..tháng……năm 20… của UBND tỉnh SƠN LA

Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 ………….…………...……………………….......…………………….
1.………………………………………………….........…………………
a)
Điều .……………………………………………………........…………………
…………………………………………………………........…………………
Điều …. ……………………………………………….........………………….

Chương II
...............................................................

Điều ... ……………………………………………..........……………………..
………………………………………………………........……………………
Điều ... ………………………………………………........……………………

Chương III
…………………………………….

Điều... …………………………………………..........………………………..
………………………………………………………........………………………
Điều.....……………………………………..……….........……………........../.


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

CHỦ TỊCH

* Soạn thảo Công văn của Thủ trưởng đơn vị về triển khai thực hiện công tác chuyên
môn có liên quan?

UBND TỈNH ...............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TƯ PHÁP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 887 /STP-BTTP

............, ngày .... tháng ... năm 201...

V/v triển khai thực hiện văn bản
pháp luật mới về công chứng

Kính gửi: Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh .......

Ngày 11/8/2015, liên bộ: Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số
115/2015/TTLT-BTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLTBTC-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí công chứng; Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 9 năm
2015.


Sở Tư pháp tỉnh .............. thông báo cho các tổ chức hành nghề công chứng
trên địa bàn tỉnh biết Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC- BTP của Bộ Tài

chính



Bộ



pháp

đã

được

đăng

tải

trên

Internet

tại

địa

chỉ

, Mục Thông báo-Hướng dẫn.


Đề nghị các đơn vị truy cập vào địa chỉ nêu trên để tải văn bản về nghiên cứu và triển
khai thực hiện./.

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như trên;
- Lãnh đạo Sở;
- Lưu: VT, BTTP.

Nguyễn Văn A

* Soạn thảo Tờ trình của đơn vị .....?

UBND TỈNH SƠN LA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ ...............

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/TTr-S.....

Đăk Lăk, ngày

tháng .... năm 201...



TỜ TRÌNH
Về việc nâng bậc lương thường xuyên
và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức
----------------------------------

Triển khai thực hiện Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời
hạn, chế độ hưởng và nâng % phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức, viên chức, hợp
đồng lao động; Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 của bộ nội vụ, về việc
thưc hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn của
Sở ....ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-S... ngày .../.../... của Giám đốc Sở ...;
Ngày ....... tháng .... năm 201...., Hội đồng lương Sở .....đã tổ chức họp xét nâng bậc
lương thường xuyên, trước thời hạn và điều chỉnh hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung đối với
21 trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiêu chuẩn theo quy định đề nghị UBND tỉnh nâng bậc
lương thường xuyên, trước thời hạn,điều chỉnh hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung trong đợt 01
năm 2016, cụ thể:
1. Nâng bậc lương thường xuyên: 12 trường hợp;
2. Nâng bậc lương trước thời hạn: 05 trường hợp;
3. Điều chỉnh hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung: 04 trường hợp
(có danh sách kèm theo).


Kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

GIÁM ĐỐC...
Nơi nhận:

- UBND tỉnh SƠN LA;
- Lưu: VT.....

Nguyễn Văn A

Câu 21: Kỹ thuật soạn thảo, trình bày văn bản hành chính (văn bản ql hành chính
nn)?
* Yêu cầu về soạn thảo văn bản qlhc nn?
Việc soạn thảo văn bản quản lý hành chính nn phải đáp ứng yêu cầu về nội dung, bố cục,
thể thức và kỹ thuật.
- Về nội dung của văn bản: Hình thức và nội dung văn bản phải phù hợp với nhau; phù hợp
với đường lối chính sách, chủ trương của Đảng (tính chính trị); phù hợp với quy luật của pháp
luật: hợp hiến, hợp pháp và các văn bản có liên quan; trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
ngôn ngữ mang phong cách hành chính, công vụ.
- Về bố cục: Tùy theo thể loại và nội dung văn bản có thể có phần căn cứ để ban hành,
phân mở đầu và có thể được bố cục theo từng phần, chương, mục, điều khoản, điểm hoặc được
phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.
- Về thể thức và kỹ thuật trình bày:
+ Thể thức là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung
áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hóa


hoặc đối với một số văn bản đặc thù. Thể thức văn bản phải được tôn trọng và tuân thủ trong
hoạt động xây dựng và ban hành văn bản.
+ Văn bản đúng thể thức khi đảm bảo các yêu cầu sau:
. Đầy đủ các yếu tố thể thức trong 1 văn bản;
. Thiết lập và bố trí các yếu tố trong văn bản đó 1 cách khoa học theo đúng các quy định
của pháp luật hiện hành.
+ Các yếu tố thể thức của văn bản: gồm 10 yếu tố chính:
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ;

2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
3. Số và ký hiệu;
4. Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản;
5. Tên loại và trích yếu văn bản;
6. Nội dung văn bản;
7. Chức vụ, họ tên, chữ ký người ban hành văn bản;
8. Dấu của cơ quan;
9. Nơi nhận;
10. Dấu chỉ mức độ mật, khẩn của văn bản.
Các thành phần bổ sung khác của văn bản:
- Dấu thu hồi và phạm vi lưu hành;
- Chỉ dẫn về dự thảo văn bản;


- ký hiệu đánh máy và số lượng phát hành;
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ email, địa chỉ mạng, web size …
* Soạn thảo quyết định hành chính của Thủ trưởng đơn đơn vị về lĩnh vực công tác
chuyên môn?

UBND TỈNH SƠN LA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ ..........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/QĐ-S....


SƠN LA, ngày

tháng

năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc cử công chức đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ...............
---------------------------------GIÁM ĐỐC SỞ .........

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số ..../201.../QĐ-UBND ngày ..../.../20... của Ủy ban nhân dân tỉnh, về
việc quy định chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở ......;
Căn cứ Thông báo số /TB-TTBD... ngày ..../..../20... của Trường ......, về việc chiêu sinh
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ............ khóa 2016;


Căn cứ Công văn số ...../.... ngày ...../..../20... của ......, về việc cử cán bộ, công chức đi học
nghiệp vụ ................năm 2016;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Sở.............,

QUYẾT ĐỊNH:
\
Điều 1. Cử ông (bà) .................................., Chức vụ: ......................... tham gia học lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ .............khóa năm 201..... do Trường ...............tổ chức.
Thời gian học: Từ ngày .................... đến ngày ........................
Địa điểm: Tại ...........................................................................
Kinh phí đi học thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 2. Ông (Bà) ........................... có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm
cho .................................................... trong thời gian tham gia khóa học.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, cá phòng ban chuyên môn thuộc Sở và ông
(bà) ...................., chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như điều 3;
- Lãnh đạo Sơ......;
- Lưu: VT,VP Sở.....

Nguyễn Văn .....


Câu hỏi số 22: Hiện nay trên địa bàn tỉnh SƠN LA dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra
nghiêm trọng, để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, Anh (chị) hãy
soạn thảo Chỉ thị củaq UBND tỉnh về việc phòng chosng dịch bệnh sốt xuất huyết?

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH SƠN LA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/CT-UBND


SƠN LA, ngày
CHỈ THỊ

tháng

năm 2016

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NĂM
2016 TẠI TỈNH SƠN LA
Sốt xuất huyết Dengue (SXH) là bệnh truyền nhiễm hiện đang lưu hành tại các tỉnh thành
khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh SƠN LA. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành
qua trung gian muỗi vằn. Bệnh xảy ra quanh năm với chu kỳ dịch bắt đầu tăng nhanh từ tháng 6
và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 12. Tính đến giữa tháng 6 năm 2016, toàn tỉnh đã có 5.160 trường
hợp sốt xuất huyết nhập viện, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016.
Tại tỉnh SƠN LA, các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận ở tất cả các
huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột nhưng một số huyện trọng điểm của bệnh sốt xuất
huyết có số trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện chiếm 30% của toàn tỉnh như huyện Ea
Súp, Ea H'Leo, Krông Bông, M'Đrắk. Bộ Y tế đã phát động ngày ASEAN phòng chống sốt xuất
huyết, tuy nhiên hoạt động này cần được duy trì hiệu quả trong cộng đồng với sự tham gia tích


cực của các lực lượng xã hội, quần chúng tham gia thực hiện phòng, chống sốt xuất huyết trong
cả năm 2016.
Thực hiện Công điện số ....../CĐ-BYT ngày ... tháng ... năm 2016 của Bộ Y tế về việc tăng
cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết
bùng phát tại tỉnh SƠN LA, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu yêu cầu:
1. Sở Y tế:
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết
năm 2016 nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh,giảm tỷ lệ tử vong, khống chế không để dịch lớn xảy ra và

lây lan trên diện rộng. Cụ thể tập trung các công tác trọng tâm sau:
- Tham mưu củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng,
chống dịch.
- Chỉ đạo hệ thống ngành y tế: Bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ
cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu... để tiếp nhận thu dung và điều trị bệnh nhân kịp
thời; tổ chứctập huấn để thực hiện đúng quy định về “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt
xuấthuyết Dengue” của Bộ Y tế.
- Tuyên truyền kiến thức về phòng chống sốt xuấthuyết để cộng đồng cùng tích cực, chủ
động tham gia phòng, chống bằng nhiều hình thức phù hợp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác phòng, chống sốt xuất
huyết bằng nhiều hình thức phù hợp để mọi người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ vàtác hại
của dịch bệnh sốt xuất huyết, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.


- Chỉ đạo các báo, đài đưa tin, bài về nội dung phòng, chống sốt xuất huyết trên các
phương tiện truyền thông đại chúng;
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và có kế hoạch chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đơn vị trường
học trên địa bàn tỉnh, huy động lực lượng học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động diệt muỗi,
lăng quăng tại đơn vị, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế, xem đây là một
trongcác nội dung sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên.
4. Sở Giao thông vận tải:
Hỗ trợ trong truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trên các phương tiện vận tải hành
khách công cộng (xe buýt, xe taxi...).
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, triển khai phòng,
chống sốt xuất huyết năm 2016.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện thị xã, thành phố phối hợp với ngành y tế
trong hoạt động truyền thông ở địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn y tế trên địa bàn phối hợp thật tốt trong các hoạt động
phòng, chống sốt xuất huyết, hỗ trợ tíchcực tuyến xã, phường, thị trấn, tổ chức vận động nhân
dân làm vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng.
- Kiểm tra các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng,chống dịch ở xã, phường, thị trấn; Ưu tiên
bố trí thêm nguồn kinh phí để đảm bảo chocác hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại
địa phương.


6. Sở Tài chính:
Đảm bảo cấp và bổ sung kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng, chống dịch theo nhu
cầu thực tế của các Sở, ngành liên quan và các quận, huyện.
7. Các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội:
Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình dành từ 10 đến 15 phút mỗi tuần để thu dọn các
vật phế thải, dụng cụ chứa nước và thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng trong nhà và xung
quanh nhà vào mỗi thứ bảy,chủ nhật. Trong đó, hộ gia đình của cán bộ, viên chức, hội, đoàn thể
phải gương mẫu thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức
chính trị - xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột, khẩn
trương triển khai thực hiện công tác phòng, chống sốt xuất huyết có hiệu quả, không để dịch
bùng phát và lan rộng trên địa bàn./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT T.Ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ VN TP và các Đoàn thể;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện TX, TP;
- Báo, Đài;
- VPUB UBND tỉnh;


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


- Lưu: VT, (VX-TC).

Câu hỏi 23: Điều kiện để được tuyển dụng làm cán bộ, công chức nhà nước? nêu và
phân tích các nguyên tắc tuyển dụng công chức? vai trò của cán bộ, công chức trong nền
hành chính nhà nước hiện nay?
* Việc tuyển dụng cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ
công chức có đủ phẩm chất, năng lực đủ tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định của bộ máy nn. Để
đạt được những yêu cầu trên nguời được tuyển dụng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định và
công tác tuyển dụng phải tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau:
* Điều kiện để được tuyển dụng làm công chức nhà nước:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển dụng;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
* Nguyên tắc tuyển dụng: (phân tích):
- Nguyên tắc bình đẳng là mọi công dân có nguyện vọng, có đủ điều kiện có cơ hội ngang
nhau được vào làm cán bộ, công chức;


- Nguyên tắc công khai: Xuát phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và
pháp luật, nguyên tắc này nhằm để kiểm soát hành vi của cơ quan, cá nhân có trách nhiệm làm
công tác tuyển dụng, nội dung công khai có thể: Điều kiện tuyển dụng, chỉ tiêu cân tuyển, thời

gian nộp hs, thời gian hướng dẫn ôn tập, kế hoạch thi, chế độ ưu tiên …
- Nguyên tắc khách quan: xuất phát từ nhu cầu, vị trí công việc, cơ cấu công chức, tiêu
chuẩn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển, nguyên tăc này nhằm loại trừ yếu tố chủ quan, lấy những
tiêu chí định trước làm căn cứ để tuyển dụng. Do đó nguyên tắc này chính là đảm bảo tính vô tư,
công bằng trong tuyển dụng.
- Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu thực tế: là việc miêu tả thực tế công việc,
thiếu vị trí nào thì tuyển cán bộ công chức vào vị trí đó đảm bảo đúng chuyên môn ngành nghề
được đào tạo, đúng trình độ, nhằm khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong bộ máy nn ta
hiện nay.
- Nguyên tắc chất lượng: đảm bảo chọn đuợc người giỏi vào là việc trong cơ quan nn.
- Nguyên tắc ưu tiên: là việc tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với một số đối tượng nhất định
phù hợp pháp luật xuất phát từ chính sách của Đảng và nn.
Công tác tuyển dụng cán bộ, công chưc chủ yếu được thực hiện thông qua kỳ thi tuyển,
người trúng tuyển là người phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hồ sơ tuyển dụng và có số điểm
của mỗi môn thi đạt 50 điểm trở lên tính theo thang điểm 100, được lấy từ người có điểm cao
nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng, người trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự theo
quy định, hết thời gian tập sự người hướng dẫn tập sự nhận xét đánh giá báo cáo cơ quan sử dụng
công chức nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chính thức vào ngạch;


trong thời gian tập sự người tập sự được hưởng 85% lương khởi điểm, đối với miền núi 100%
lương khởi điểm và được hưởng các quyền lợi kkhasc như công chức trong cơ quan.
* Vai trò của công chức trong nền hành chính NN hiện nay:
Nền hành chính nước ta hiện nay dần chuyển sang nền hành chính phục vụ. chính vì vậy
công chức nhà nước có vai trò trò quyết định đối với năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
hành chính Nhà nước, là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức, cơ quan, đơn vị trong
việc thực thi nhiệm vụ chính trị được giao; bởi vì:
- Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, chức danh, chức vụ phù hợp với yêu cầu vị
trí việc làm của đơn vị; có sự am hiểu về pháp luật, đuờng lối, chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước, về kinh tế chính trị xã hội, đời sống … và những vấn đề có liên quan;

- Được đơn vị phân công, phân nhiệm phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở
trường, đáp ứng nhu cầu công tác;
- Tham mưu trực tiếp cho Thủ trưởng đơn vị về các vấn đề có liên quan;
- Thái độ phục vụ, phong cách ứng xử của đội ngũ công chức là một trong những yếu tố
quan trọng để đánh giá việc thực thi nhiệm vụ của đơn vị;
- Đội ngũ công chức được đánh giá tốt hay xấu là yếu tố quyết định khả năng lãnh đạo,
công tác tuyển dụng sử dụng của người đứng đầu tổ chức, đơn vị và quyết định đến toàn bộ
nhiệm vụ chính trị được giao.

Câu hỏi 24: Văn bản quản lý hành chính NN? Quyết định hành chính, tính khả thi
của quyết định hành chính?


* Khái niệm văn bản quản lý hành chính NN: Văn bản quản lý hành chính nn là hình
thức hóa của quyết định, của thông tin cần truyền đạttrong quản lý, do các cơ quan quản lý hành
chính nn ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các
mối quan hệ của quản lý hành chính nn. Đây là một công cụ điều hành không thể thiếu của các
cơ quan nn.
* Các yêu tố cấu thành văn bản quản lý hành chính nn: Văn bản quản lý hành chính nn
được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Chủ thể ban hành: Cơ quan quản lý hành chính nn có thẩm quyền
- Nội dung truyền đạt: Các quyết định quản lý và các thông tin quản lý phục vụ cho công
tác quản lý hành chính nn, các quyêt định mang tính quyền lực đơn phương và làm phát sinh hệ
quả pháp lý cụ thể, thông tin quản lý có hai chiều từ trên xuống, từ dưới lên, theo chiều ngang
gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang bộ, ngang quyền và được gọi là tính phản hồi
của thông tin quản lý.
- Đối tượng áp dụng: Cơ quan nn, tc, công dân có quyền được nhận các quyết định và
thông tin quản lý và có bổn phận thực hiện các quyết định do các văn bản đo đưa ra. Văn bản
mang tính công quyền được ban hành theo các quy định của nn, luôn tác động đến mọi mặt của
đời sống xh và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức và

công dân.
* Các loại văn bản quản lý hành chính nn:
Theo cách tiếp cận về tiêu chí phân loại khác nhau cho ta loại văn bản khác nhau:
- Phân loại theo tác giả: Theo tiêu chí này cso văn bản của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP, UBND ….
- Phân loại theo tên gọi: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Báo cáo …


- Phân loại theo nội dung quản lý có văn bản theo vấn đề của quản lý (được thể hiện qua
trích yếu của văn bản): Văn bản về hộ tịch, văn bản về công chức, văn bản về xuất nhập khẩu …
- Phân loại theo mục đích biên soạn, dựa vào các chức năng của các cơ quan quản lý hành
chính nn có thể phân chia văn bản quản lý hành chính nn thành các loại như sau: Văn bản lãnh
đạo chung, văn bản xây dựng và chỉ đạo kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ,
kiểm tra và kiểm soát, thực hiện công tác thống kê …
- Phân loại theo tính chất pháp lý, hiệu lực văn bản có văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản cá biệt.
- Theo tính pháp lý, hiệu lực và nội dung quản lý hành chính nn có các nhóm văn bản sau:
+ Văn bản QPPL hành chính dưới luật bao gồm các văn bản ban hành trên cơ sở luật và để
thực hiện luật: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của các cơ quan hành chính
nn.
+ Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) gồm các văn bản nhằm giải quyết quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm
quyền.
+ Văn bản hành chính thông thường gồm các loại: Công văn, công điện, thông báo, báo
cáo, tờ trình, biên bản, đề án, phương án, kế hoạch, chương trình, diễn văn, các loại giấy mời,
giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép …
+ Văn bản chuyên môn - kỹ thuật: Tài chính, tư pháp, ngoại giao; xây dựng, kiến trúc, trắc
địa, khí tượng thủy văn …
* Khái niệm quyết định hành chính:
Quyết định hành chính nn là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nn của các cơ quan nn

có thẩm quyền (cơ quan hành chính nn) được ban hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp luật


theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm định ra chủ trương chính sách , nhiệm vụ có tính định
hướng trong quản lý nn (quyết định chính sách) hoặc đặt ra sửa đổi bãi bỏ quy phạm pháp luật
hiện hành hoặc làm thay đổi các quy phạm của văn bản hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính.
* Quyết định hành chính có tính khả thi khi:
- Tính hợp pháp: Là yêu cầu đầu tiên trong quản lý hành chính, là yêu cầu cơ bản có ý
nghĩa là việc tổ chức, sử dụng quyền lực hành chính phải căn cứ vào pháp luật và phù hợp với
luật, theo quy định của Luật hành chính, Luật CBCC thì các chủ thể chỉ được làm những gì pháp
luật cho phép …
+ Tính hợp pháp còn thể hiện, quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung, mục đích
của luật, không vi phạm luật;
+ Được ban hành trong phạm vi đúng thẩm quyền của cơ quan hoặc cá nhân, tuân thủ theo
Luật ban hành văn bản, hành vi hành chính phải phù hợp với nhiệm vụ được trao;
+ Được ban hành xuất phát từ lý do xác thực, chỉ khi nào đời sống xã hội có nhu cầu xác
thực, thực sự;
+ Hợp pháp về trình tự ban hành, thể thức văn bản theo quy định của Luật.
- Tính hợp lý: Thể hiện đạo đức công vụ, gồm:
+ Hành vi hành chính phải phù hợp với mục đích của pháp luật;
+ Phải có căn cứ khách quan, đầy đủ tính yếu tố con người;
+ Xem xét đầy đủ các nhân tố có liên quan;
+ Không đi ngượ lại quy luật khách quan, không xem xét các nhân tố không có liên quan;
+ Phải phù hợp với trập quán đạo đức luân lý của từng địa phương (tập quán đó không trái
với luật).


×