Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TỐT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …..
TRƯỜNG ...........

**********

SÁNG KIẾN
..................

Tác giả: ............
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục
Đơn vị công tác: Trường …….

………, tháng 04 năm ………….

BÁO CÁO


KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
“BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
TỐT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC”
I. Sơ lược lý lịch tác giả
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
1. Thuận lợi
Luôn được sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường,
tổ trưởng và đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.
Đa số học sinh đều ngoan, hiền, lễ phép.
2. Khó khăn
Một bộ phận cha mẹ học sinh còn nghèo, thường xuyên làm ăn xa nhà nên việc học
của các em còn hạn chế.
Sự nhận thức của một số học sinh và gia đình học sinh và một số ít giáo viên còn


xem đây là môn học phụ.
Trang thiết bị dạy học còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện học của từng lớp
học, chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy - học môn Mĩ thuật.
Tình hình học sinh: có một số ít học sinh vào lớp học có lý do để quên ĐDHT ở nhà
để vào lớp mượn ĐDHT của bạn, hay quạy phá bạn.
Những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các em học sinh, khiến
các em cảm thấy chưa thích thú lắm với từng tiết, từng chủ để của môn học.
- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: Biện pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập
tốt của học sinh tiểu học.
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến
Hành trang bước vào đời của mỗi người chúng ta là kho tàng kiến thức. Để chiếm
lĩnh được nó con người cần có ý thức học tập cũng như cần có những kĩ năng sinh hoạt
hằng ngày của cuộc sống đời thường kể cả việc sinh hoạt gia đình, sinh hoạt lao động,
sinh hoạt vui chơi,…đặc biệt các học sinh cần chú trọng đến việc sinh hoạt học tập.
Bởi vì đây là kho tàng tích lũy những kiến thức và kỹ năng quý báo cho các em về ý
thức tự học, tự rèn luyện và phát triển những khả năng kinh nghiệm để làm hành trang


cho tương lai của mỗi người. Do đó mỗi người cần phải trang bị cho mình khối kiến
thức và những kỹ năng thật vững vàng để có thể vững bước trong tương lai.
Việc giữ gìn và sử dụng đồ dùng học tập sẽ giúp các em phát huy tính sáng tạo,
phát triển tư duy, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh sau này đặc biệt là làm
chủ được bản thân và có những kĩ năng, kinh nghiệm sống cho mình. Việc giúp học
sinh giữ gìn đồ dùng học tập là mong muốn của tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và
của cả phụ huynh học sinh nữa. Giữ gìn đồ dùng học tập là góp phần rèn luyện cho các
em tính cẩn thận, thận trọng trong việc bảo quản đồ dùng học tập của bản thân.
Yêu cầu của vấn đề dạy - học là lấy học sinh làm trung tâm luôn đề cao tính tự học,
nghiên cứu bài học của học sinh. Đặc biệt môn Mĩ thuật nói riêng và các môn học
khác nói chung.

Bản thân tự nhận thấy học sinh giữ gìn và sử dụng đồ dùng học tập trong việc học
sẽ giúp các em hoàn thiện hơn về kỹ năng bảo quản, rèn luyện tính cẩn thận góp phần
làm hành trang cho các em vững bước trong cuộc sống.
Đồng thời, việc giữ gìn tốt đồ dùng học tập là cơ sở, là nền tảng để học tốt môn Mĩ
thuật cũng như học tốt các môn học khác, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, thực
hành nhanh, học tốt hơn. Chính vì vậy, việc giúp học sinh tiểu học giữ gìn tốt đồ dùng
học tập có một tầm quan trọng rất lớn.
Hơn nữa, nhìn những đồ dùng học tập của các em học sinh chuẩn bị đầy đủ trong
mỗi tiết học với những bài thực hành của các em đúng và đẹp một cách hoàn chỉnh thì
cha mẹ và thầy cô đều vui và chính các em cũng thấy thích thú là động lực giúp các
em ham thích học tập. Thật vậy, hiện nay việc “Giữ gìn đồ dùng học tập của học sinh
tiểu học” là một vấn đề đáng quan tâm trong nhà trường.
Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ,
mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để vẽ trên máy thay vì cầm bút vẽ ngay
trên giấy. Chính vì lẽ đó, việc giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập đang là yêu cầu
cấp thiết. Ở các trường Tiểu học nói chung và trường chúng tôi nói riêng, trong những
năm học gần đây, tình trạng học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc giữ gìn đồ dùng
học tập là một thực trạng đáng báo động. Đây là một phần quan trọng có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến


Năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013 tôi được phân công dạy chuyên Mĩ
thuật từ khối 1 đến khối 5 gồm 12 lớp ở trường Tiểu học C Vĩnh lộc, xã Vĩnh Lộc,
huyện An Phú. Nhìn chung tổng số học sinh của trường tôi có khoảng 50% học sinh có
hoàn cảnh rất khó khăn và phải xa trường nên điều kiện học Mĩ thuật bằng tất cả điều
kiện mà các em sẵn có nên chưa có điều kiện áp dụng biện pháp.
Sau quá trình thực dạy khoảng hai năm đầu và được thuyên chuyển về trường Tiểu
học B Long An, thị xã Tân Châu từ năm học 2013 - 2014, tôi nhận thấy phần lớn các
em học sinh của trường từ khối 1 đến khối 5 đều có điều kiện học tập, kết hợp với việc

dạy học theo phương pháp mới nên việc giảng dạy của các em đôi lúc cũng gặp nhiều
khó khăn vì các em còn nhỏ, ham chơi, mau quên, một số em học sinh nên chưa có
thói quen giữ gìn đồ dùng học tập, hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, nhất là các bài
thực hành nên khi vào lớp các em không có đầy đủ đồ dùng học tập như: Viết chì,
gôm, bài vẽ,…để học và thực hành tiếp ở hoạt động học tiếp theo trong cùng một chủ
đề.
Thật vậy, trong quá trình lên lớp tôi nhận thấy đa số các em học sinh ở các khối lớp
chưa có ý thức tự quản đồ dùng học tập của cá nhân. Lúc giáo viên giảng bài, hướng
dẫn thực hành thì chỉ có một số em học sinh (khoảng hơn 2/3 lớp học) tập trung, một
số em còn lại thì mượn bút chì, mượn gôm,…từ các bạn khác trong lớp hay có em lại
làm việc riêng, chọc phá bạn, ra khỏi chỗ ngồi hoặc nhìn ra cửa sổ…Lúc phát biểu ý
kiến thì giành nhau ảnh hưởng đến trật tự lớp học các em còn thiếu sự đoàn kết lẫn
nhau, thường xuyên gây gỗ, đánh nhau. Lúc chuẩn bị thực hành thì giành giật với nhau
để mượn đồ dùng học tập của bạn. Từ đó, học sinh mượn được đồ dùng học tập, học
sinh lại không mượn được. Đến khi thực hành thì một học sinh thực hành trước xong
mới cho bạn khác mượn. Vì vậy, dẫn đến việc thực hành và bài thực hành của học sinh
ở từng hoạt động học, từng lớp học chưa đạt chất lượng tối đa.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Qua thực trạng trên tôi cứ thấy băn khoăn, trăn trở, tôi nghĩ mình: Làm sao để có
thể dạy tốt? Làm sao có thể nâng cao chất lượng học tập của các em khi các em chưa
biết tự giữ gìn đồ dùng học tập của mình?
Qua nhiều lần họp tổ tôi cũng đã đưa ra những khó khăn của từng khối lớp, để giáo
viên chủ nhiệm cùng họp bàn tìm biện pháp giải quyết nhưng kết quả không đạt như ý
muốn. Tôi lại suy nghĩ và tự hỏi: Dạy thế nào đây? Bằng cách nào để giúp học sinh có


được kĩ năng tự giữ gìn đồ dùng học tập đây? Làm sao giúp các em giữ gìn được đồ
dùng học tập của mình để các em có thể học tập tốt trong các tiết học? Làm sao để các
em yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ?,… Bao nhiêu câu hỏi cứ
quanh quẩn trong đầu tôi. Có lúc tôi lại thấy bất lực, vì đã dùng nhiều biện pháp mà

vẫn không có tác dụng gì. Nhưng tôi lại nghĩ đến lời dạy của Bác, Vị chủ tịch Vĩ đại
của nước Việt Nam ta:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Thông qua lời dạy của Bác đã góp thêm động lực để cống hiến hết sức mình “vì
đàn em thân yêu”. Và lời dạy đó của Bác đã cho chúng ta bài học là: Khi chúng ta
muốn làm gì, mặc dù việc đó có khó khăn hay gian khổ đến đâu chỉ cần chúng ta có
nghị lực và quyết tâm thực hiện một cách chính đáng thì kết quả cuối cùng sẽ thành
công và đạt được theo ý mình mong muốn. Giống như lời nói của Benjamin Franklin:
“Nghị lực và sự kiên trì đánh bại mọi thứ”. Và khi nghĩ đến các em, tôi lại nghĩ đến
một câu khác Bác đã nói:
“Ngủ thì ai cũng là lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Vâng! Học sinh tiểu học cũng chỉ là những đứa trẻ, các em như những tờ giấy
trắng chưa vướng bẩn, tờ giấy trắng đó nếu được chúng ta viết những nét chữ đẹp lên
đó thì nó sẽ rất đẹp và nếu các em được giáo dục thường xuyên và liên tục những thói
quen tốt các em sẽ có nề nếp tốt và sẽ trở thành người tốt. Sau khi phân tích tình hình
học sinh và những hạn chế trong năm học vừa qua, từ đó tôi đã đầu tư nghiên cứu để
có được một số biện pháp hữu hiệu trong việc rèn kĩ năng tự quản đồ dung học tập
môn Mĩ thuật cho học sinh tiểu học. Qua các năm học 2013 - 2014 cho đến nay tôi
nhận thấy các em có chuyển biến tích cực hơn.
Tất cả các em ở độ tuổi đến trường đều phải được đi học với các bạn cùng lứa tuổi
và cần được đáp ứng nhu cầu giáo dục cơ bản. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức,
người giáo viên cần rèn cho các em các kĩ năng ban đầu: đọc, viết, nhận thức,…Trong



tất cả các kĩ năng đó thì kĩ năng tự quản là một trong những đức tính mà đòi hỏi mỗi
giáo viên đều phải có ý chí rèn luyện cho từng học sinh nhằm hướng tới giáo dục một
cách toàn diện cho các em học sinh. Đặc biệt hơn là việc rèn luyện cho học sinh tiểu
học. Tôi nghĩ rằng, việc rèn kĩ năng tự quản cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan
trọng và cấp thiết, hiệu quả của nó sẽ giúp ta nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa có ý thức cao trong giờ học,
các em ít tập trung nghe giảng bài vì các em thường bỏ quên đồ dùng học tập cá nhân
ở nhà. Nên phải mượn đồ dùng học tập của các bạn học sinh cùng lớp.
Thực trạng trên cứ lặp đi lặp lại. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện
pháp giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt của học sinh tiểu học”.
3. Nội dung sáng kiến
Để giúp học sinh có thể học tốt môn Mĩ thuật là người giáo viên cần phải có những
biện pháp thiết thực để giúp học sinh giữ gìn đồ dùng học tập tốt hơn trong quá trình
học tập.
3.1. Tiến trình thực hiện
Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được xin trình bày để góp phần
giúp các thầy cô rèn kĩ năng tự quản đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cho học sinh lớp
mình giảng dạy.
Đầu năm học, khi nhận lớp giảng dạy công việc trước tiên của tôi là thăm hỏi giáo
viên chủ nhiệm lớp về tình hình học sinh từng lớp (đối với học sinh khối 1) cũng như
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh gặp khó khăn hay các đối tượng học
sinh cá biệt của từng khối lớp.
Qua tìm hiểu và làm quen với các em trong từng giờ dạy, giờ ra chơi,...tôi biết được
đa số phụ huynh học sinh ở các khối lớp đều đi làm thuê nên việc học tập của các em ít
được quan tâm. Một số khác, hoàn cảnh gia đình lại rất khó khăn, phụ huynh bận đi
làm ăn xa nhà như ở: Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh,...các em ở nhà sống với
ông bà, anh chị,...nên việc học của các em cũng ít được chú trọng đến, nhất là đối với
việc chuẩn bị, giữ gìn đồ dùng và học môn Mĩ thuật.
Bên cạnh đó, do trình độ và nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên thường
xuyên con nghỉ học vào các mùa vụ thu hoạch và các dịp lễ: Đám cưới, đám giỗ, sinh

nhật,...mà không có lý do và không quan tâm hay tìm hiểu đến nội dung học, bài vẽ gì,
vẽ đến đâu của con em trong ngày đã nghỉ.


3.2. Thời gian thực hiện
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu (từ năm học 2013 - 2014 cho đến nay), tôi nhận
thấy các em có chuyển biến tích cực hơn. Nên tôi nắm bắt được tình hình và nguyên
nhân: Vì sau các em thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà?
3.3. Biện pháp tổ chức
3.3.1. Biện pháp 1: Xác định mục đích của việc giữ gìn đồ dùng học tập của học
sinh trong nhà trường, tuyên truyền trong học sinh, giáo viên và phụ huynh học
sinh
Thực hiện kế hoạch “Giữ gìn đồ dùng học tập” trong tất cả các đối tượng học sinh
Tiểu học ở trường là nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Tạo nề nếp và từng bước hình thành thói quen về “Giữ gìn đồ dùng học tập”, làm
cho tất cả các đối tượng học sinh có ý thức giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập của mình,
từ đó vào lớp có đầy đủ đồ dùng và có thời gian thực hành và bài thức hành ngày càng
rõ ràng, đẹp hơn, đảm bào chất lượng giờ học hơn.
Thực hiện phát động, theo dõi thường xuyên để kế hoạch “Giữ gìn đồ dùng học
tập” trở thành phong trào sâu rộng trong từng lớp, từng khối lớp và từng Giáo viên và
học sinh trong toàn trường.
Góp phần rèn luyện những phẩm chất cho các em học sinh như: Tính cẩn thận, lòng
yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người
khác (thể hiện qua bài thực hành).
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào
Ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào này cụ thể, rõ ràng
(kế hoạch năm, tháng, tuần), xác định mục tiêu, thời gian thực hiện, đối tượng thực
hiện, phân công người chịu trách nhiệm từng nội dung. Phát động phòng trào “Giữ gìn
đồ dùng học tập” trong nhà trường, từ đó tổ chuyên môn có cơ sở tổ chức thực hiện.
Thành lập đội cộng tác viên theo dõi phong trào là những cán bộ lớp ở các khối lớp

như: các chủ tịch hội đồng tự quản, các phó chủ tịch, các nhóm trưởng hợp tác, giám
sát và chịu trách nhiệm, phối hợp về công tác này.
3.3.3. Biện pháp 3: Cố định vị trí, lưu giữ đồ dùng học tập ở mỗi khối, lớp học
Dựa vào những tìm hiểu ban đầu, tôi bắt đầu tiến hành phương pháp chuẩn bị sẵn
một nơi để đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cố định ở mỗi lớp học. Đầu giờ học thì đại
diện các nhóm trưởng, tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, chủ tịch hội đồng tự quản phát


giấy vẽ, đồ dùng học tập của từng bạn, từng nhóm để học. Cuối giờ học xong từng
thành viên của mỗi nhóm tự nộp lại các bài vẽ, bài thực hành, các đồ dùng lại các
nhóm trưởng, cán bộ lớp tập trung và giữ gìn cố định vị trí tại góc lớp. Mỗi học sinh,
cán bộ lớp, nhóm trưởng,… của các lớp quản lí mọi hoạt động chuẩn bị và giữ gìn đồ
dùng học tập của mỗi cá nhân, mỗi nhóm và của cả lớp.

Hình 1. Cố định đồ dùng học tập ở góc lớp

Hình 2. Cố định đồ dùng học tập ở góc lớp


Hình 3. Cố định đồ dùng học tập ở góc lớp

Hình 4. Chủ tịch hội đồng tự quản (lớp trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho
các nhóm trưởng (tổ trưởng)


Hình 5. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho
thành viên mỗi nhóm (mỗi tổ).

Hình 6. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho
thành viên mỗi nhóm (mỗi tổ).



Hình 7. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) phát giấy và đồ dùng học tập cho
thành viên mỗi nhóm (mỗi tổ).

Hình
8. Cả
lớp
thực
hành


Hình 9. Cả lớp thực hành

Hình 10. Cả lớp thực hành

Hình 11: Cả lớp thực hành


Hình 12. Các nhóm trưởng (tổ trưởng) thu bài và đồ dùng học tập của các thành
viên.
3.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện theo phương châm “Luôn luôn học hỏi”
Đối với học sinh cá biệt, hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, tôi cho ngồi chung với
học sinh khá, giỏi, ngoan hiền để các em học tập và thực hiện theo những thói quen tốt
của bạn trong việc giữ gìn đồ dùng học tập. Đồng thời giúp các em ý thức và nhận
định được hành vi mà bản thân mình làm so với bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi.
Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đèn, gần đèn thì sáng”. Tôi nghĩ khi ngồi như thế ít
nhiều các em cũng học được thói quen tốt của bạn.
Nhờ ban cán sự ở mỗi lớp như các tổ trưởng sử dụng sổ ghi chép cụ thể các trường
hợp vi phạm của các bạn. Khi đến tiết sinh hoạt lớp báo cáo trước lớp cho giáo viên

chủ nhiệm ghi nhận. Như vậy, các em dần dần học hỏi được những thói quen và đức
tính tốt của bạn.
3.3.5. Biện pháp 5: Thực hiện theo quy định của môn học
Đồng thời muốn các em học có tập trung hơn, có nề nếp hơn. Tôi đưa ra quy định
“Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ ở mỗi giờ học, chuốt viết chì,...phải chuẩn bị trước
giờ học mĩ thuật”. Còn trường hợp đặc biệt: lớp có học sinh nghèo không có tiền mua
đủ đồ dùng học tập thì đến lớp có thể cho mượn đồ dùng học tập của bạn, nhiều khi tôi


cũng lấy đồ dùng học tập của mình cho học sinh mượn, đôi lúc cũng lấy đồ dùng của
cá nhân cho học sinh để các em có mà học.
Tránh việc học sinh gây ồn ào, không tập trung trong lớp học. Khi giảng bài nếu
chưa hiểu, hay thắc mắc chổ nào các em có quyền giơ tay xin cô giảng lại. Tôi sẽ giải
đáp một cánh ân cần. Hoặc khi giảng bài có hiện tượng mất trật tự, ồn ào, tôi liền
dừng lại dùng khẩu ngữ nghiêm nghị nhắc nhở, dùng lời nói ngọt ngào, nhỏ nhẹ để các
em tập trung vào bài học, rồi mới tiếp tục giảng bài.
3.3.6. Biện pháp 6: Khích lệ, tuyên dương (khen thưởng) học sinh
Khi yêu cầu các em phát biểu tôi luôn động viên, khuyến khích những em thiếu tự
tin đứng lên trả lời và tuyên dương giúp các em có thêm lòng tin, động viên khuyến
khích và hướng dẫn các em cách bảo quản đồ dùng học tập tại lớp học.
Trên bàn học lúc nào đến tiết học cũng phải sắp xếp đồ dùng học tập, tranh ảnh sưu
tầm, giấy vẽ hay các vật dụng cần thiết cho hoạt động học có liên quan ngày hôm đó.
Sau khi học xong thì các em và ban cán sự tự bảo quản đồ dùng học tập tại lớp.
Để các em dần dần có kĩ năng tự quản, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh phải cố gắng
bảo quản đồ dùng học tập của mình không đem về nhà để tránh việc làm mất, và khi
đến lớp học thì không làm ảnh hưởng đến lớp học.
Việc rèn cho học sinh có kĩ năng tự quản không phải là chuyện một sớm, một chiều
mà đi đến thành công mà cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, giáo dục các em thường
xuyên và liên tục trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Vì các em còn nhỏ
các em rất ham chơi và mau quên.

Cùng với việc rèn những kĩ năng cho các em, còn một nhân tố vô cùng quan trọng
góp phần để giáo dục đạt kết quả cao mà chúng ta không thể bỏ qua đó là xây dựng
“lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Quan hệ giữa học sinh trong lớp phải gần gũi,
yêu thương và đoàn kết với nhau. Cũng như Bác Hồ đã dạy chúng ta :
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Bởi thế, lúc nào tôi cũng nhắc nhở các em phải quan tâm đến bạn, giúp đỡ bạn khi
khó khăn hay lúc bạn cần dụng cụ học tập, nếu bạn có khó khăn mà cô không biết
mình cần đến gặp cô để tìm cách giúp đỡ bạn và tôi thường xuyên khen ngợi, tuyên
dương những em đã có hành động giúp đỡ bạn dù rất nhỏ. Tục ngữ cũng có câu:
“Bầu ơi! thương lấy bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Nên tôi thường nhắc các em, học chung một lớp cũng như anh em chung một nhà
có chung một mẹ, phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Song song với việc đẩy mạnh mối quan hệ giữa học sinh với học sinh tôi luôn gần
gũi với học sinh, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay bỏ quên đồ dùng học tập
ở nhà, các em học sinh cá biệt,…để kịp thời tìm ra giải pháp giúp các em học tốt hơn.
Cụ thể ở các năm học vừa qua ở nhà, có một số em học sinh ở các khối lớp có những
chuyển biến như sau:
Em: Ngô Lê Tường Lam hiện là học sinh lớp 3B
Em: Huỳnh Thanh Trúc sinh hiện là lớp 3B
Em: Phạm Văn Ngoan hiện là học sinh lớp 5B
Lớp học trước các em là học sinh cá biệt thường xuyên không nghe giảng bài, đến
tiết vẽ em thường nằm dài trên bàn và không chịu thực hành lại hay phá bạn, đánh
nhau, ra khỏi chỗ trong giờ học, thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập của cá nhân ở
nhà đến khi vào lớp thì đi khắp lớp mượn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp để
học làm ảnh hường đến giáo viên giảng dạy, hướng dẫn, qua nhiều lần trò chuyện tôi
biết được em thích được khen ngợi, và thích được quan tâm nên mỗi lần lên lớp tôi

thường chú ý gọi bạn phát biểu, khi trả lời đúng thì cho cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn,
hay những bài tập bạn có có gắng vẽ và hoàn thành bài trên lớp tôi cũng thường xuyên
khen ngợi để em có động lực phấn đấu tốt hơn. Từ đó, em đã nổ lực trong học tập, mỗi
tiết học tự bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập tại lớp, học hành chăm chỉ hơn, kết
quả học tập cũng ngày một được tiến bộ hơn.
Hay là em: Em: Nguyễn Ngọc Thoại hiện là học sinh lớp 4C. Do hoàn cảnh gia
đình của em cũng khó khăn, cha mẹ thì đi làm thuê, tính tình của em hơi trầm. Ở lớp
học trước em cũng hay bỏ quên đồ đùng học tập của cá nhân ở nhà nên khi vào lớp em
không có đủ đồ dùng học tập hoặc khi mượn được đồ dùng của bạn thì em lại thực
hành một cách xơ xài, chưa thực hiện hết sức mình và còn lơ là trong việc học. Tôi đặc
biệt quan tâm đến em, những giờ học lý thuyết, giờ hương dẫn thì tôi luôn ưu tiên
quyền phát biểu cho em, khi em trả lời đúng thì tôi liền tuyên dương em trước bằng
lời. Đôi khi tôi cũng tuyên dương em bằng những cây viết chì, cây thước,...tuy nhìn
các vật đó rất nhỏ nhưng đó là niềm tin, là sức mạnh để giúp em có thêm động lực và
học tập tốt hơn.


Tôi nghĩ rằng các em học sinh của chúng ta luôn luôn cần sự quan tâm, chăm sóc
và muốn được thầy cô yêu quý. Nên lúc nào rãnh rỗi tôi đều đến trò chuyện với các em
như một người chị, người mẹ để các em gần gũi với cô hơn, hàng ngày khi giảng dạy
tôi luôn quan sát và hỏi thăm các em đúng lúc mỗi khi các em mệt, hay có chuyện
buồn để tiếp thêm niềm tin và cho các em thấy mình cũng được yêu thương và các em
yêu tôi hơn và nghe lời dạy của tôi hơn. Còn đối với các em thiếu sách, hay vở vẽ, tôi
liên hệ thư viện cho các em mượn sách. Các dụng cụ học tập khác như viết chì, màu,
thước, gôm, hay một số đồ dùng khác trong khả năng có thể tôi mua tặng cho các em
mỗi khi các em có khó khăn. Và tôi dùng mọi biện pháp nếu có thể để các em có đầy
đủ đồ dùng học tập tại lớp và học tốt hơn.
V. Hiệu quả đạt được
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến
1.1. Trước khi áp dụng sáng kiến

Các em thường bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, khi vào lớp thì không có đồ dùng để
học. Từ đó các em không có đồ dùng để học hoặc đến giờ học lại chạy ra căn tin để
mua đồ dùng, một số học sinh đi đến chỗ ngồi các bạn cùng lớp để mượn đồ dùng như:
Viết chì, gôm, thước, cả giấy vẽ,…dẫn đến việc trật tự của lớp chưa được đảm bảo.
Trong các giờ dạy trên lớp tôi tự lấy đồ dùng của mình cho các em mượn để học, có
lúc tôi quên, các em còn nhỏ tính ham chơi nên cũng quên trả, đến giờ học sau các em
làm mất luôn đồ dùng mà tôi cho mượn. Và các trường cứ như vậy cứ tiếp diễn đầu
giờ học sinh vào lớp thì không có đồ dùng học tập, cuối giờ tôi lại mất đi đồ dùng của
mình.
1.2. Sau khi áp dụng sáng kiến
Các lớp, khối lớp có góc để đồ dùng học tập cố định tại lớp mình, các ban cán sự và
các thành viên của mỗi lớp bảo quản tốt đồ dùng học tập của mình và của bạn. Mỗi giờ
học các em có đủ đồ dùng học tập hơn, các em không còn đi đến chỗ ngồi của bạn
khác để mượn đồ dùng học tập, trật tự của các lớp được đảm bảo hơn, các đồ dùng của
tôi các em không còn mượn và làm mất như trước nữa, các em thực hành nhanh, tập
trung học, chất lượng giờ dạy và học đảm bảo hơn.
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh các khối lớp tôi
giảng dạy các em đã biết tự quản đồ dùng học tập của cá nhân, đến giờ học các em có


đầy đủ đồ dùng nên chất lượng học tập cũng tốt hơn. Cụ thể là các em biết giữ gìn đồ
dùng học tập có chuyển biến tích cực nhất ở các khối lớp:
Em: Ngô Lê Tường Lam hiện là học sinh lớp 3B
Em: Huỳnh Thanh Trúc sinh hiện là lớp 3B
Em: Phạm Văn Ngoan hiện là học sinh lớp 5B
Em: Nguyễn Ngọc Thoại hiện là học sinh lớp 5C
Cũng chính nhờ vào sự rèn luyện cho các em có kĩ năng tự quản tốt nên các em đã
đạt nhiểu thảnh tích trong các kì thi vẽ tranh: đạt giải cấp trường, cấp xã (gồm có 1
giải ba, 2 giải khuyến khích). Em Nguyễn Ngọc Thoại cũng đạt thành tích trong kì thi

vẽ tranh cấp tỉnh “Thực hiện đề án giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam” năm 2018.

Em Nguyễn Ngọc Thoại (bên trái, mặc áo trắng quần đỏ)
Từ đó các em đi học đều hơn, đúng giờ, nghỉ học cũng giảm hơn trước.
Lớp học có nề nếp hơn, giơ tay phát biểu đúng, trật tự không la hét. Xếp hàng ra,
vào lớp nhanh hơn, đồ dùng học tập biết giữ gìn cẩn thận .
Học sinh biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau lớp học thân thiện hơn.
VI. Mức độ ảnh hưởng


Từ kết quả đạt được cũng như các biện pháp thực hiện tôi sẽ giới thiệu cho các giáo
viên trong khối áp dụng. Tôi nghĩ rằng các khối khác giáo viên có thể vận dụng vào
việc rèn kĩ năng tự quản cho học sinh lớp mình, nhất là đối với học sinh lớp một để khi
lên các lớp trên các em học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
của trường Tiểu học B Long An nói riêng và học sinh của cả nước nói chung.
VII. Kết luận
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh biết và có kĩ năng giữ gìn tốt đồ dùng học tập của mình và của bạn, giờ
học tập trung và thực hành nhanh hơn. Từ đó, các em có thể phát huy năng khiếu của
mình để có thể tham gia kì thi các cấp và có thể nhận được những thành tích đáng tự
hào cho bản thân các em, cho gia đình các em, cho nhà trường. Và điều quan trọng
nhất là chất lượng học tập của các em được nâng cao.
2. Bài học kinh nghiệm
Bậc học tiểu học là bậc học nền móng của các bậc học. Tất cả các thầy cô giáo cố
gắng tạo cho lớp học mà mình giảng dạy một nền móng vững chãi và thiết thực. Ta có
thể nói vắn tắt: “Nghệ thuật giáo dục chính là nghệ thuật đề ra yêu cầu”. Biết đề ra yêu
cầu, chính là biết dạy trẻ, không thể để mặc trẻ muốn làm gì thì làm.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật, ngoài kinh
nghiệm và phương pháp giảng dạy trên lớp đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề
chịu khó và say mê tận tuỵ với công việc giảng dạy, người giáo viên cần phải hướng

dẫn trẻ một cách chặt chẽ. Đặc biệt trong quá trình học tập của học sinh, ở trường
người giáo viên cần hướng dẫn các em để các em biết và có kĩ năng giữ gìn tốt đồ
dùng học tập của mình.
Tham khảo góp ý rút kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên
môn.
Phối hợp với nhà trường, hội phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
dụng cụ dạy học để phục vụ thiết thực cho bộ môn này.
Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi
mong rằng với sáng kiến này sẽ góp một phần nhỏ vào công tác giảng dạy của giáo
viên cũng như công tác giáo dục học sinh được hoàn thiện hơn.


Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Trần Thị Mộng Ngọc



×