Tải bản đầy đủ (.pptx) (61 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.34 KB, 61 trang )

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

BUSINESS START-UP

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Trà My
Email:

LOGO


Những nội dung chủ yếu

1

Khái niệm kế hoạch kinh doanh

2

Mục đích lập kế hoạch kinh doanh?

3

Khi nào cần, ai chuẩn bị, ai sử dụng
một kế hoạch kinh doanh

4 Nội dung cơ bản của một kế hoạch kinh doanh
5

Những tiêu chuẩn của một kế hoạch kinh doanh tốt



1

Khái niệm kế hoạch kinh doanh

Viết kế hoạch kinh doanh là một khởi điểm
cơ bản cho mọi nỗ lực kinh doanh.
To start a business, you need an idea. To
stay in business, you need a plan (Để khởi
sự kinh doanh, bạn cần một ý tưởng. Để
đi vào kinh doanh, bạn cần một kế hoạch).


1

Khái niệm kế hoạch kinh doanh (tt)

Nguyễn Ngọc Huyền (2012, tr. 89):
“Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một văn bản trình bày ý
tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó
của người khởi sự doanh nghiệp. Thông qua bản kế hoạch
kinh doanh, bạn trình bày chi tiết mô hình kinh doanh có khả
năng khai thác tốt nhất cơ hội kinh doanh trên thị trường
cũng như triển vọng phát triển doanh nghiệp thể hiện qua
các số liệu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh dự tính
cho những năm đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động.”

Nhìn chung kế hoạch kinh doanh có thể được hiểu là:
“Một tài liệu mô tả về công ty, công việc kinh doanh, công
việc dự định thực hiện và cách đạt được các mục đích và
mục tiêu kinh doanh.”



2

Mục đích lập kế hoạch kinh doanh?

Mục đích lập kế hoạch kinh doanh thành 2 hướng:
 Đối nội:
 Cung cấp cho thành viên trong công ty tầm nhìn của doanh nghiệp
nhằm hướng doanh nghiệp đến 1 mục tiêu chung.
 Định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong 1 thời gian.
 Phương pháp triển khai kế hoạch trong từng giai đoạn.
 Đối ngoại:
 Hợp tác kinh doanh.
 Thuyết phục khách hàng.
 Kêu gọi góp vốn, kêu gọi đầu tư, vay vốn ngân hàng.
 Ký kết hợp đồng.
 Xin cấp phép đầu tư hoặc cấp phép thực hiện dự án.


3

Khi nào cần lập kế hoạch kinh doanh?

 Kế hoạch kinh doanh cần khi doanh nghiệp:
Mở rộng sản xuất-kinh doanh
Cải tiến chất lượng/ năng suất
Nâng cấp/ hiện đại hóa
Phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc thị trường
mới

 Khởi sự doanh nghiệp





 Kế hoạch kinh doanh cần được phát triển
cập nhật định kỳ.


3

Ai cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh?

 Những người chủ
 Cán bộ quản lý chủ chốt
 Chuyên gia tư vấn (về mục tiêu, thông tin,
kỹ năng..v.v.)


3

Ai sử dụng kế hoạch kinh doanh?

Những người chủ
Cán bộ quản lý
Các chủ đầu tư, ngân hàng, các tổ chức
tài chính
Các đối tác, cơ quan quản lý



4

Nội dung cơ bản
của một kế hoạch kinh doanh

1. Trang bìa ngoài
2. Mục lục
3. Tóm tắt tổng quan
4. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
5. Mô tả doanh nghiệp và sản phẩm
6. Kế hoạch marketing
7. Kế hoạch sản xuất
8. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp
9. Nhóm đồng sáng lập
10.Những rủi ro cơ bản
11.Kế hoạch tài chính
12.Các phụ lục (nếu có)


1. Trang bìa ngoài (The Cover)
 Trang bìa thường bao gồm: Tên công ty, câu khẩu
hiệu (nếu có), tên người và địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
fax, email, ngày tháng, thông điệp cảnh báo và số copy của
bản kế hoạch.

 Một số lưu ý:
 Người liên lạc: Thường là chủ tịch hoặc một thành viên
trong nhóm đồng sáng lập.
 Kiểm soát số copy của bản kế hoạch là điều quan trọng,

tránh việc thất thoát thông tin.
 Việc trình bày hình thức của trang bìa ngoài cần hấp dẫn,
bắt mắt.


Ví dụ: Trang bìa


Mẫu trang bìa


2. Mục lục (Table of Content)
 Mục lục bao gồm: Các đề mục chính, các
đề mục nhỏ, các minh hoạ (sơ đồ, hình
vẽ, bảng biểu) và các phụ lục.
 Mục lục cung cấp cho người đọc “tấm
bản đồ” của kế hoạch kinh doanh.


Ví dụ: Mục lục


3. Tóm tắt tổng quan
Mục tiêu:
 Giúp hiểu nhanh;
 Tăng và thu hút sự chú ý;

Khi nào và ở đâu:
 Để ở đầu những trang của kế hoạch kinh
doanh;

 Được viết sau khi viết xong kế hoạch kinh
doanh;
• Tránh mơ hồ và nông cạn;
• Tránh việc lập kế hoạch kinh doanh duy ý chí;


3. Tóm tắt tổng quan (tt)
 Tính chất:
 Là phần quan trọng nhất của bản kế hoạch kinh doanh
 Cần tạo được sự quan tâm ngay đầu cho người đọc,
đặc biệt đối với các nhà đầu tư.
 Ví dụ:
“Thị trường hiện tại của sản phẩm ABC là 50 triệu đô la,
tăng trưởng hàng năm 20%. Thêm nữa, Internet có thể
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường dự tính gấp 2
lần trong 3 năm tới. Công ty nhằm vào cơ hội này với công
nghệ độc quyền - VOOM"


3. Tóm tắt tổng quan (tt)
 Nội dung cơ bản của phần Tóm tắt tổng quan:










Mô tả cơ hội kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh xuyên suốt của doanh nghiệp
Phác hoạ bối cảnh ngành
Thị trường mục tiêu
Lợi thế cạnh tranh
Mô hình kinh doanh và các khía cạnh kinh tế
Nhóm sáng lập
Nguồn huy động vốn, vốn.


4. Phân tích ngành, khách hàng
và đối thủ cạnh tranh

4.1. Phân tích ngành
 Mục đích: Trình bày cơ hội kinh doanh và cách
thức nắm được cơ hội đó.
 Nội dung cần được thể hiện theo hướng trình
bày lợi nhuận có được, sức tăng trưởng và
những hứa hẹn trong tương lai.
 Nội dung cơ bản cần xem xét:
 Nhu cầu thị trường
 Qui mô thị trường
 Phân tích biên lợi nhuận


Nhu cầu thị trường
 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và
mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
 Một số câu hỏi xác định nhu cầu:
 Thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của

bạn đã bão hòa chưa? 
 Những gì mà bạn sẽ đưa ra chào hàng
có đáp ứng được nhu cầu của thị
trường không?



Quy mô thị trường
Xác định thị trường tổng thể;
Mô tả thực trạng thị trường;
Dự đoán diễn biến của thị trường;
Phân tích thị trường;


Xác định thị trường tổng thể
 Các ấn phẩm của chính phủ và cơ quan nhà nước







Niên giám thống kê;
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội;
Kết quả điều tra mức sống, việc làm (GSO);
Báo cáo tổng kết các bộ, ngành;
Đề án quy hoạch phát triển ngành;
Danh mục dự án đã đầu tư và kêu gọi đầu tư;


 Các ấn phẩm địa phương





Niên giám thống kê;
Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội;
Kết quả điều tra của cục thống kê, ban ngành;
Báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng;


Xác định thị trường tổng thể (tt)
 Các ấn phẩm của các hiệp hội chuyên môn
 Niên giám thống kê kinh doanh của VCCI;
 Cơ sở dữ liệu của các đơn vị thành viên của VCCI;

 Các ấn phẩm khác
 Các ấn phẩm của World Bank, United Nations;
IMF..v.v.
 Internet;
 …v.v;


Mô tả thực trạng thị trường
Có bao nhiêu người mua tiềm năng?
Thị trường rộng như thế nào?
Mức độ thường xuyên mua sản phẩm?
Số lượng mua?
Quy mô thị trường tính bằng tiền?



Dự đoán diễn biến của thị trường
Mới nổi, đang phát triển, hay đã chín
muồi;
Mức độ sử dụng có thay đổi theo thời
gian;
Mức độ liên quan đến vận động của nền
kinh tế;
Ảnh hưởng của các chính sách của chính
phủ;


Phân tích thị trường
Sản phẩm/ dịch vụ có thể không bán được vì:







Khách hàng không cần đến;
Khách hàng không đủ tiền để mua;
Khách hàng không thấy tiện/ thoải mái khi dùng;
Khách hàng cảm thấy rủi ro khi mua/ tiêu dùng;
Khách hàng mua từ đối thủ cạnh tranh;
Khách hàng không biết đến doanh nghiệp/sản
phẩm/dịch vụ của bạn;


 Phải xác định và hiểu thị trường mục tiêu và
khách hàng với nhu cầu và mong muốn của họ,
và sự cạnh tranh trên thị trường;


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×