Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

thầy vũ khắc ngọc bộ đề thi có HDG chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 37 trang )

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

GIẢI CHI TIẾT
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA 2019
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Thầy Vũ Khắc Ngọc

ĐỀ SỐ 06

Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;
Ag = 108; Ba = 137.
I. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe.

B. Zn.

C. Cu.

D. Mg

Chọn đáp án C
+ Vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
⇒ Cu không tác dụng với H2SO4 loãng
Câu 2. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2


B. (CH3)2NH và CH3CH2OH.

C. (CH3)2NH và (CH3)2CHOH.

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.

Chọn đáp án C
● Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.
● Bậc của amin bằng số nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
A. Ancol bậc 3 và amin bậc 1 ⇒ loại. || B. Ancol bậc 1 và amin bậc 2 ⇒ loại.
C. Ancol bậc 2 và amin bậc 2 ⇒ nhận || D. Ancol bậc 2 và amin bậc 1 ⇒ loại.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
C. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
D. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường.
Chọn đáp án A
+ Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều fructozo:
Cụ thể là fructozo chiếm khoảng 40%
Câu 4. Để tác dụng hết 3,0 gam hỗn hợp gồm axit axetic và metyl fomat cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH
1M (đun nóng). Giá trị của V là
A. 100.

B. 150.

C. 500.

D. 50.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án D
+ Vì axit axetic và metyl fomat có cùng CTPT là C2H6O2.
⇒ nHỗn hợp = 3 ÷ 60 = 0,05 mol ⇒ nNaOH pứ = 0,05 mol
⇒ VNaOH cần dùng =

0,05
= 0,05 lít = 50 ml
1

Câu 5. Cho 500 ml dung dịch glucozơ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của X là
A. 0,20.

B. 0,10.

C. 0,01.

D.0,02.

Chọn đáp án B
+ Vì 1 Glucozo trang gương ⇒ 2 Ag
⇒ Ta có nGlucozo = nAg ÷ 2 = 0,1 ÷ 2 = 0,05 mol
⇒ CM Glucozo =

0,05

= 0,1 M
0,5

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn gam amin X sinh ra 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Để tác dụng với m gam X cần vừa
đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 200.

B. 50.

C. 150.

D. 100.

Chọn đáp án D
Ta có nHCl pứ = nN = 2nN2 = 0,05 × 2 = 0,1 mol.
⇒ VHCl = 0,1 ÷ 1 = 0,1 lít = 100 ml
Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Etylamin.

B. Anilin.

C. Metylamin.

D. Trimetylamin.

Chọn đáp án B
+ Nhóm phenyl của anilin làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ
⇒ Giảm lực bazơ của anilin ⇒ Anilin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 8. Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Fe và dung dịch FeCl3.


B. Fe và dung dịch HCl.

C. Cu và dung dịch FeCl3.

D. Cu và dung dịch FeCl2.

Câu 9. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (phenol-fomanđehit).

B. Poli (metyl metacrylat).

C. Poli (vinyl clorua).

D. Polietilen.

Câu 10. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết
peptit trong phân tử X là
A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học

Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án B
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit ⇒ ∑ nα–amino axit = 3+1 = 4.
⇒ Peptit đã thủy phân là tetrapeptit
⇒ Số liên kết peptit có trong X = 4 – 1 = 3
Câu 11. Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường?
A. Saccarozơ.

B. Tristearin.

C. Glyxin.

D. Anilin.

Chọn đáp án D
Ở nhiệt độ thường.
● Saccarozo là chất rắn kết tinh không màu.
● Tristearin là chất rắn.
● Glyxin là chất rắn kết tinh.
● Anilin là chất lỏng không màu.
Câu 12. Amino axit nào sau đây phản ứng với HCl (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2?
A. Alanin.

B. Lysin.

C. Axit glutamic.

D. Valin.


Chọn đáp án B
Amino axit + HCl theo tỉ lệ 1:2 ⇒ Trong CTCT có 2 nhóm –NH2.
● Lysin: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH
Câu 13. Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Saccarozơ.

B. Fructozơ.

C. Tinh bột.

D. Glucozơ.

Chọn đáp án D
NHỚ và nên NHỚ theo hệ thống. ví dụ ở đây là tên gọi:
• Glucozơ còn được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho. fructozơ có nhiều trong mật ong.
• saccarozơ là đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt, ....; mantozơ là đường mạch nha....
Tương tự, muốn nhớ độ ngọt ta cũng thống kê ra là ok hết.
Câu 14. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?
A. CH3COOC2H5.

B. HCOOH.

C. HCOOCH3.

D. CH3COOCH3.

Chọn đáp án C
Tráng bạc nhưng không tác dụng với natri
⇒ Có nhóm chức –CHO và không có nhóm chức –COOH và –OH.
+ Dựa vào 4 đáp án ⇒ chất thỏa mãn là HCOOCH3

Câu 15. Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Glucozơ.

B. Anilin.

C. Alanin.

D. Metyl amin.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án C
Tráng bạc nhưng không tác dụng với natri
⇒ Có nhóm chức –CHO và không có nhóm chức –COOH và –OH.
+ Dựa vào 4 đáp án ⇒ chất thỏa mãn là HCOOCH3
II. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 16. Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 11,50.

B.9,20.

C. 7,36.

D.7,20.

Chọn đáp án C

Cứ 0,1 mol chất béo thủy phân hoàn toàn → 0,1 mol glixerol.
⇒ Với hiệu suất 80% ⇒ mGlixerol = 0,1 × 0,8 × 92 = 7,36 gam
Câu 17. Dung dịch không có màu phản ứng màu biure là
A. Gly - Val.

B. Gly - Ala - Val - Gly.

C. anbumin (lòng trắng trứng).

D. Gly-Ala-Val.

Câu 18. Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên
màng tế bào thực vật.... Chất X là
A. glucozơ.

B. tinh bột.

C. xenlulozơ.

D. saccarozơ.

C. metyl fomat.

D. propyl axetat.

C. Gly-Ala.

D. saccarozơ.

Câu 19. Tên gọi của este có công thức CH3COOCH3 là:

A. etyl axetat.

B. metyl axetat.

Chọn đáp án B
Để gọi tên của este (RCOOR') ta đọc theo thứ tự:
Tên R' + Tên RCOO + at
⇒ Tên gọi của CH3COOCH3 là metyl axetat.
Câu 20. Chất không có phản ứng thủy phân là
A. etyl axetat.

B. glixerol.

Chọn đáp án B
Glixerol là ancol ⇒ không có phản ứng thủy phân
Câu 21. Phân tử khối trung bình của polietilen (PE) là 420000. Hệ số polime hóa của PE là
A. 20000.

B. 17000.

C. 18000.

D. 15000.

Chọn đáp án D
Polietilen có dạng –(–CH2–CH2)–n.
⇒ Hệ số polime hóa = n =

420000
= 15000.

28

Câu 22. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất là
A. ancol etylic.

B. glucozơ.

C. xà phòng.

D. etylen glicol.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 23. Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A. Poli (vinyl clorua).

B. Poliacrilonitrin.

C. Nilon-6,6.

D. Nilon-6.

Chọn đáp án A
● Poli(vinyl clorua) chứa các nguyên tố là C, H và Cl.
● Poliacrilonitrin chứa các nguyên tố là C, H và N.
● Nilon-6,6 chứa các nguyên tố C, H, O và N.

● Nilon–6 chứa các nguyên tố C, H, O và N.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
C. Metyl amin là chất khí, không màu, không mùi.
D. Alanin làm quỳ tím ẩm chuyên màu xanh.
Chọn đáp án B
● Phân tử khối càng lớn ⇒ độ tan giảm A sai.
● Metyl amin có mùi khai ⇒ C sai.
● Alanin có gốc –C6H5 hút e làm giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ
⇒ Tính bazo của alanin rất yếu ⇒ k đủ mạnh để làm quỳ tím đổi màu ⇒ D sai.
Câu 25. Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong
môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Chọn đáp án B
Các chất phản ứng với Cu(OH)2/OH– cho dung dịch màu xanh lam phải có tính chất của poliancol.
⇒ Các chất thỏa mãn là fructozơ và glucozơ ⇒ chọn B.
Chú ý: Val-Gly-Ala có phản ứng màu biure nhưng tạo dung dịch phức chất màu tím.
Câu 26. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 18,0.

B. 16,8.


C. 16,0.

D. 11,2.

Chọn đáp án C
0,725m gam hỗn hợp kim loại ||→ rõ có mỗi 2 kim loại là Fe và Cu rồi.
Phản ứng hoàn toàn, Fe còn dư → chứng tỏ trong dung dịch chỉ có Fe2+.
Oh.! đọc ra luôn từ anion là 0,15 mol FeSO4 và 0,1 mol FeCl2.
♦ BTKL kim loại có ngay: m + 0,15 × 64 = (0,15 + 0,1) × 56 + 0,725m
||→ giải ra m = 16,0 gam.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 27. Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 4a mol Ag.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO-CH=CH-CH3.

B. CH2=CH-COO-CH3.

C. CH3COO-CHCH2.

D. HCOO-CH2-CH=CH2.

Chọn đáp án A
+ a mol Este sau khi thủy phân cho sản phẩm tráng gương ⇒ nAg = 4a

⇒ Este có dạng HCOOCH=CH–R và thủy phân sinh ra ancol kém bền ⇒ hổ biến ⇒ andehit.
⇒ Với CTPT C4H6O2 để thỏa mãn đề bài thì este chỉ có thể là HCOOCH=CH-CH3
Câu 28. Peptit X (C8H15O4N3) mạch hở, tạo bởi từ các aminoaxit dạng NH2-R-COOH. Thủy phân hoàn toàn
0,2 mol X trong 800 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch sau
phản ứng là
A. 31,9 gam.

B. 44,4 gam.

C. 73,6 gam.

D. 71,8 gam.

Chọn đáp án D
Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol peptit X ⇒ nH2O tạo thành = 0,2 mol.
+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 0,2×217 + 0,8×40 – 0,2×18 = 71,8 gam
Câu 29. Cho 5,88 gam axit glutamic vào 300 ml dung dịch HCl IM, thu đuợc dung dịch X. Cho X tác dụng
hoàn toàn với 240 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là:
A. 37,59.

B. 29,19.

C. 36,87.

D. 31,27.

Chọn đáp án C
Ta có ∑n(COOH + H+) = 2nAxit glutamic + nHCl = 0,38 mol.
+ nKOH = 0,48 mol > ∑n(COOH + H+) = 0,38 ⇒ nH2O tạo thành = 0,38 mol.

+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 5,88 + 0,3×36,5 + 0,48×56 – 0,38×18 = 36,87 gam.
III. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 30. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy
phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly- Ala nhưng
không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
A. Ala và Val.

B. Gly và Gly.

C. Ala và Gly.

D. Gly và Val.

Chọn đáp án D
Nhận xét: Bài toán tương tự như trò chơi ghép hình trong không gian một chiều. Xuất phát từ Gly-Gly-Ala
với hai mảnh ghép còn lại là Gly và Val.


1 cã Ala  Gly 
 GhÐp Gly sau Ala: Gly-Gly-Ala-Gly


 GhÐp Val sau Gly:Gly-Gly-Ala-Gly-Val

 2 kh«ng cã Val-Gly 
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .


Câu 31. Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch
HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. Hai muối X và Y lần
lượt là
A. AgNO3 và FeCl3.

B. AgNO3 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và FeCl2.

D. Na2CO3 và BaCl2.

Chọn đáp án C
Hòa tan Z vào HNO3 dư vẫn có chất rắn T không tan ⇒ T là AgCl
⇒ Z gồm Ag và AgCl.
⇒ Chọn A vì: FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓
Sau đó: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
Câu 32. Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:
xt
xt
 C6H12O6 
 C2H5OH.
(C6H10O5)n 

Để điều chế 10 lít rượu etylic 46° cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất
của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là:
A. 6,912.

B. 8,100.


C. 3,600.

D. 10,800.

Chọn đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra:
axit
nC6H12O6
C6H10O5 n  nH2O 
t
0

glucozo

enzim
C6 H12O6 
 2C2H5OH  2CO2 
30 C

Ta có VRượu nguyên chất = 10 × 0,46 = 4,6 lít.
⇒ mRượu = V × D = 4,6 × 0.8 = 3,68 kg ⇒ nC2H5OH = 0,08 kmol.
⇒ nTinh bột = 0,08 ÷ 2 ÷ 0,8 = 0,05 mol ⇒ mTinh bột = 8,1 kg
⇒ mGạo = 8,1 ÷ 0,75 = 10,8 kg
Câu 33. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được
2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là:
A. 72,08%.

B. 25,00%.

C. 27,92%.


D. 75,00%.

Chọn đáp án B
Chú ý metyl axetat và etyl fomat đều có công thức phân tử là C3H6O2; còn vinyl axetat là C4H6O2.
♦ Cách 1: gọi số mol C3H6O2; C4H6O2 tương ứng là x mol và y mol thì có hệ:
Khối lượng hỗn hợp X: mX = 74x + 86y = 3,08 gam || ∑nH2O = 0,12 mol = 3x + 3y.
Giải hệ được x = 0,03 mol và y = 0,01 mol
||→ Yêu cầu %số molvinyl axetat trong X = 0,01 ÷ (0,01 + 0,03) = 25%.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

♦ Cách 2: "tinh tế" hơn: quan sát quy 3,08 gam X gồm C* (nC* đại diện cho số mol C4H6O2) + C3H6O2
Từ số mol H2O là 0,12 mol đọc ra có 0,04 mol C3H6O2 → nC* = 0,01 mol ||→ tương tự đọc ra yêu cầu.
Câu 34. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc. Để điều chế được 29,7 kg
xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90% tính theo axit
nitric). Giá trị của m là
A. 21.

B. 10.

C. 42.

D. 30.

Chọn đáp án A

Ta có: nC7H7O2(NO3)3 =

29,7 *103
= 100
297

3n C6H7O2  NO3 

⇒ nHNO3 =

3

0,9

⇒ mHNO3 =



3*100 103

0,9
3

103
*63  21000  g  = 21(kg)
3

Câu 35. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Thuốc thử


Mẫu thử

Hiện tượng

Dung dịch NaHCO3

X

Có bọt khí

X
Dung dịch AgNO3/NH3, t0

Kết tủa Ag trắng sáng

Y

Không hiện tượng

Z
Y
Cu(OH)2/OH–

Dung dịch xanh lam

Z
T

Dung dịch tím


Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. axit axetic, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.

B. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val.

C. fomanđehit, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.

D. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.

Chọn đáp án D
+ X vừa phản ứng với NaHCO3 vừa tráng gương
⇒ X là HCOOH ⇒ Loại A và C.
+ T có phản ứng màu biure ⇒ T chắc chắn k phải đipeptit ⇒ Loại B
I. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 36. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa
chức, chất Y là muối của axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được
0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1:3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là
A. 2,54.

B. 3,46.

C. 2,26.

D. 2,40.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .


Chọn đáp án A
Từ giả thiết ⇒ ứng với mỗi chất X, Y có 2 cấu tạo thỏa mãn:

Gọi nX = x mol; nY = y mol ⇒ 138x + 124y = mE = 2,62 gam.
Dù là TH nào thì luôn có 2x + 2y = ∑nkhí = 0,04 mol ⇒ giải: x = 0,01; y = 0,01 mol.
hai khí tổng 0,04 mol, tỉ lệ 1 : 3 ⇒ 1 khí có 0,01 mol và 1 khí có 0,03 mol.
⇒ Có 2 dặp X, Y thỏa mãn là:
● 0,01 mol H4NOOC–COONH3CH3 và 0,01 mol (CH3NH3)2CO3.
⇒ mMuối gồm 0,01 mol (COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 ⇒ m = 2,4 gam.
● 0,01 mol CH2(COONH4)2 và 0,01 mol H4N–CO3–NH3C2H5.
⇒ mMuối gồm 0,01 mol CH2(COONa)2 và 0,01 mol Na2CO3 ⇒ m = 2,54 gam.
⇒ Giá trị lớn nhất của m = 2,54 gam
Câu 37. Hỗn hợp E gồm các este đều có công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen. Cho 0,08 mol hỗn
hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, đun nóng. Sau phản ứng, thu đuợc dung dịch X và 3,18 gam hỗn
hợp ancol Y. Cho toàn bộ luợng Y tác dụng với lượng Na dư thu được 0,448 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch
X được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,46.

B. 11,78.

C. 12,18.

D. 13,70.

Chọn đáp án D
Vì tạo ra hỗn hợp ancol ⇒ hỗn hợp ancol chỉ có thể là CH3OH và C6H5CH2OH.
+ Đặt nH3OH = a và nC6H5CH2OH = b

32a  108b  3,18 

n CH3OH : 0,015

a  b  0,02  2

n C6H5CH2OH : 0,025

⇒ Có hệ: 

+ Vì nhỗn hợp este = 0,08 nhưng nHỗn hợp ancol = 0,04 ⇒ Có (0,08 – 0,04) = 0,04 mol Este tạo chức phenol.
⇒ nH2O = 0,04 mol ⇒ nNaOH pứ = 0,04 + 0,04×2 = 0,12 mol.
Nhìn lại toàn bộ bài toán bằng sơ đồ:

Este  KOH  ChÊt r¾n  Ancol  H 2O
10,88g

6,72g

m

3,18

0,72

+ Rõ ràng là bảo toàn khối lượng rồi. Tính m thôi.
mChất rắn = 10,88 + 6,72 – 3,18 – 0,72 = 13,7 gam

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học

Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 38. Hỗn hợp X gồm một số amino axit. Trong X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192:77.
Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn
19,62 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được N2, H2O và 27,28 gam CO2. Giá trị của V là
A. 16,464.

B. 16,686.

C. 16,576.

D. 17,472.

Chọn đáp án A
Có nO ÷ nN = 24 ÷ 11 ||→ X dạng CnHmN11O24; X + HCl là phản ứng của –NH2 + HCl → –NH3Cl.
nHCl = 0,22 mol ||→ nX = 0,02 mol. Đốt X → 0,62 mol CO2 ||→ n = 31.
19,62 gam X, nX = 0,02 mol → MX = 981 → m = 71 → nH2O = 0,71 mol.
Bảo toàn O có nO2 = 0,735 mol ||→ V = 16,464 lít.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni,
t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp
Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai
ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối
lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 66.

B. 33.

C. 55.

D.44.


Chọn đáp án B
+ Vì nHỗn hợp este = 0,055 mol mà nKOH pứ vừa đủ = 0,065 > 0,055 ⇒ Có este đa chức.
+ Nhưng vì ancol đơn chức + axit không phân nhánh ⇒ Có este 2 chức.
+ Đặt nEste đơn chức = a và nEste 2 chức = b ta có hệ.

a  b  0,055
a  0,045


a  2b  0,065
b  0,01
Đốt 0,1 mol X cần 0,5 mol O2 ⇒ Đốt 0,055 mol X cần 0,275 mol.
⇒ Đốt 0,055 mol Y cần nO2 = 0,275 +

0,045
= 0,2975 mol.
2

Ta có nO/Y = 2nKOH = 0,065×2 = 0,13 mol.
+ Khi đốt Y tạo ra nCO2 = a mol và nH2O = b mol.
⇒ Bảo toàn oxi có: 2a + b = 0,13 + 2nO2 = 0,725 (1)
Ta có: nCO2 – nH2O = nEste no 2 chức = a – b = 0,01 (2)
+ Giải hệ (1) và (2) ta có nCO2 = 0,245 và nH2O = 0,235 mol.
⇒ mY = mC + mH + mO = 0,245×12 + 0,235×2 + 0,13×16 = 5,49.
⇒ Bảo toàn khối lượng ta có: mMuối = 5,49 + 0,065×56 – 3,41 = 5,72 gam.


RCOOK : 0,045


R '  COOK 2 : 0,01

+ Gọi 2 muối có dạng: 

⇒ 0,045×(R+83) + 0,01×(R'+166) = 5,72  9R + 2R' = 65

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

+ Giải phương trình nghiệm nguyên ⇒ R = 1 và R' = 28
⇒ Muối có phân tử khối lớn hơn là (C2H4)(COOK)2
%m(C2H4)(COOK)2 =

0,0,1.194
× 100 ≈ 33,92%
5,72

Câu 40. Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất
rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được
6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung
T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 60,87%.

B. 79,13%.

C. 70,00%.


D. 28,00%.

Chọn đáp án A
Nhận thấy 9,2 gam oxit > 8,4 gam X → nên Ag+, Cu2+ phản ứng hết

Cu
Mg  NO3 2 : x mol NaOH,t 0
MgO : x mol
Mg : x mol


Cu  NO3 2
9, 2 gam 


Y
Ag

Z


8,
4



AgNO3
Fe:y + z mol
Fe2O3 : y / 2 mol


Fe
Fe NO3 2 : y mol
 du
Gọi số mol Fe tham gia phản ứng là y mol, số mol Fe dư là x mol → nO2 pư để tạo thành Fe2O3 =

y
mol
4

24x  56  y  z   9, 2
 x  0,15

y


Ta có 2x  3.  y  z   .4  0, 285.2   y  0,03
4


z  0,07
40x  80y  8, 4
% Fe =

56. 0,03  0,07 
. 100% ≈ 60,87%.
9, 2

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

GIẢI CHI TIẾT
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA 2019
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Thầy Vũ Khắc Ngọc

ĐỀ SỐ 07

Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;
Ag = 108; Ba = 137.
I. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb

B. Au

C. W

D. Hg

Chọn đáp án D
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là Hg và W.
Kim loại có khối lượng riêng thấp nhất và cao nhất là Li và Os.
Kim loại độ cứng thấp nhất và cao nhất là Cs và Cr.

Câu 2. Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong
NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Saccarozơ.

B. Axetilen.

C. Anđehit fomic.

D. Glucozơ.

Chọn đáp án D
Trong công nghiệp người ta thường dùng glucozơ để tráng gương và ruột phích nước
vì glucozơ dễ tìm, dễ bảo quản, dễ điều chế, giá thành ra và không độc (anđehit độc)
Câu 3. Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu.

B. Ag.

C. Al.

D. Ni.

Chọn đáp án C
Các kim loại từ Al trở về trước trong dãy điện hóa chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng
chảy
Câu 4. Hòa tan hoàn toán 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V

A. 5,60

B. 2,24


C. 4,48

D. 3,36

Chọn đáp án B
nH2 = nMg = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

II. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO–.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt.
D. Hợp chất H2NCH2COONH3CH3 là este của glyxin.
Chọn đáp án D
D sai do H2NCH2COONH3CH3 là muối của Gly và CH3NH2
Câu 6. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt sửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. gây hại cho da tay.
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm X vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần
25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Na.


B. Li.

C. Rb.

D. K.

Chọn đáp án A
Phản ứng trung hòa: H+ + OH– → H2O
||⇒ nOH– = nH+ = 25 × 3,65% ÷ 36,5 = 0,025 mol.
⇒ MX = 0,575 ÷ 0,025 = 23 ⇒ X là Natri (Na).
Câu 8. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được 8,96 lít khí. Cũng hòa tan hoàn toàn
m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 21,10.

B. 11,90.

C. 22,45.

D. 12,70.

Chọn đáp án D
Do VH2 thu được ở 2 thí nghiệm khác nhau ⇒ Al dư ở thí nghiệm 1.
Đặt nNa = x; nAl = y. ● Xét thí nghiệm 1: Na → NaOH → NaAlO2.
⇒ nAl phản ứng = nNa = x. Bảo toàn electron: x + 3x = 2 × 0,4 ⇒ x = 0,2 mol.
● Xét thí nghiệm 2: Do NaOH dư ⇒ Al tan hết. Bảo toàn electron:
x + 3y = 2 × 0,55 ⇒ y = 0,3 mol. ||► m = 0,2 × 23 + 0,3 × 27 = 12,7(g).
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.
B. Trong ăn mòn điện hóa trên điện cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.

C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
D. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hóa nước.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án B
A. Sai vì criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
B. Đúng vì trong ăn mòn điện hóa, cực âm là anot, nơi xảy ra quá trình oxi hóa.
C. Sai vì kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
D. Sai vì trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, caotot xảy ra quá trình khử nước.
Câu 10. Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2
gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử
là:
A. C2H5OH.

B. C3H7OH.

C. C5H11OH.

D. C4H9OH.

Chọn đáp án B
dY/X = 0,7 ⇒ MY = 0,7.MX ⇒ MY < MX ⇒ X tách nước tạo anken.
X là ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n+2O ⇒ Y là CnH2n.
► 14n ÷ (14n + 18) = 0,7 ⇒ n = 3 ⇒ X là C3H7OH
Câu 11. Trong cơ thể lipit bị oxi hóa thành

A. NH3, CO2, H2O.

B. NH3 và H2O.

C. H2O và CO2.

D. NH3 và CO2.

Chọn đáp án C
Lipit không chứa N ⇒ loại A, B và D
Câu 12. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch
NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là:
A. 150 ml

B. 300 ml

C. 200 ml

D. 400 ml

Chọn đáp án B
2 chất trong hỗn hợp đều có cùng CTPT là C3H6O2.
||⇒ nNaOH = nhỗn hợp = 22,2 ÷ 74 = 0,3 mol
► VNaOH = 0,3 ÷ 1 = 0,3 lít = 300 ml
Câu 13. Ngâm thanh Cu (du) vào dung dịch AgNO3 thu đuợc dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào
dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.


C.Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Chọn đáp án A
● Cudư + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ⇒ X chỉ chứa Cu(NO3)2.
● Fedư + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ⇒ Y chỉ chứa Fe(NO3)2
Câu 14. Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime?
t

A. poli (vinyl clorua) + Cl2 
0



H ,t

C. amilozơ + H2O 
0

t

B. cao su thiên nhiên + HCl 
0



OH ,t

D. poli (vinyl axetat) + H2O 
0


Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án C
t
A. [-CH2-CH(Cl)-]n + nCl2 
 [-CH2-C(Cl)2-]n + nHCl ⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.
0

B. Cao su thiên nhiên là polime của isopren [-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n.
t
 [-CH2-C(CH3)(Cl)-CH2-CH2-]n ⇒ phản ứng giữ nguyên mạch
[-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n + HCl 
0

polime.
C. Amilozơ là polisaccarit, gồm các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit → chuỗi không
phân nhánh.


H ,t
(C6H10O5)n (amilozơ) + nH2O 
 nC6H12O6 (glucozơ) ⇒ phản ứng phân cắt mạch polime
0




OH ,t
 [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COOH ⇒ phản ứng giữ nguyên
D. [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nH2O 
0

mạch polime.
Câu 15. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh động của
nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất trên là
A. C6H5OH, C2H5OH, HCOOOH, CH3COOH.

B. C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.

C. C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH.

D. C2H5OH, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.

Chọn đáp án B
● Độ linh động của H tăng dần: Ancol < Phenol < Axit cacboxylic.
● Đối với các chất cùng chức, gốc đẩy electron càng mạnh càng làm giảm độ linh động của H và ngược lại.
⇒ Metyl (CH3–) đẩy electron mạnh hơn H- ⇒ độ linh động H của CH3COOH < HCOOH.
► Độ linh động của nguyên tử H: C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH
Câu 16. Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.

B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.

C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.


D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.

Chọn đáp án D
Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh → Chất khử yếu + Chất oxi hóa yếu.
► Áp dụng: Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+ ||⇒ tính khử: Fe > Cu; tính oxi hóa: Cu2+ > Fe2+
Câu 17. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích
khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N.

B. C3H7N.

C. C2H7N.

D. C4H9N.

Chọn đáp án A
X là amin đơn chức ⇒ nX = 2nN2 = 0,25 mol; nCO2 = 0,75 mol; nH2O = 1,125 mol.
số C = 0,75 ÷ 0,25 = 3; số H = 2 × 1,125 ÷ 0,25 = 9 ⇒ X là C3H9N
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 18. Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3, CuSO4, Zn(NO3)2, CH3COOH thì
số lượng kết tủa thu được là:
A. 1.

B. 0.


C. 3.

D. 2.

Chọn đáp án A
● FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl.
● CuSO4 + 2CH3NH2 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (CH3NH3)2SO4.
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 → [Cu(CH3NH2)4](OH)2 (phức tan).
● Zn(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + CH3NH3NO3.
Zn(OH)2 + 4CH3NH2 → [Zn(CH3NH2)4](OH)2 (phức tan).
● CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3.
⇒ chỉ có FeCl3 thu được kết tủa
Câu 19. Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là:
A. H2

B. [Ag(NH3)2]OH

C. Dung dịch Br2

D. Cu(OH)2

Chọn đáp án C
Glucozơ chứa nhóm chức -CHO nên làm mất màu dung dịch Br2.
Fructozơ chứa nhóm chức xeton nên không có hiện tượng ⇒ phân biệt được
Câu 20. Có bao nhiêu anđehit là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H10O?
A. 6 đồng phân

B. 5 đồng phân

C. 4 đồng phân


D. 3 đồng phân

Chọn đáp án C
Các đồng phân cấu tạo anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là:
CH3CH2CH2CH2CHO, CH3CH(CH3)CH2CHO, CH3CH2CH(CH3)CHO, CH3C(CH3)2CHO.
⇒ tổng cộng có 4 đồng phân anđehit
Câu 21. Bột Ag có lẫn tạp chất gồm Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết người ta ngâm hỗn hợp vào một
lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là:
A. AgNO3

B. HCl

C. NaOH

D. H2SO4

Chọn đáp án A
Thỏa vì không sinh ra thêm tạp chất.
B và D. Không thỏa vì vẫn còn lẫn tạp chất Cu.
C. Không thỏa vì không lọc được tạp chất nào.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

III. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 22. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng

với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Chọn đáp án B
C2H4O2 gồm các đồng phân đơn chức, mạch hở là:
– HCOOCH3: tác dụng được với NaOH.
– CH3COOH: tác dụng được với cả 3 chất.
⇒ tổng cộng có 4 phản ứng xảy ra
Câu 23. Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X
chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là:
A. 34,68

B. 19,87

C. 24,03

D. 36,48

Chọn đáp án A
Đặt nN2 = x; nH2 = y || nY = x + y = 0,12 mol; mY = 28x + 2y = 0,76(g).
||⇒ giải hệ có: x = 0,02 mol; y = 0,1 mol. Bảo toàn electron: 2nMg = 10nN2 + 2nH2 + 8nNH4+.
⇒ nNH4+ = (2 × 0,3 - 10 × 0,02 - 2 × 0,1) ÷ 8 = 0,025 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
nKNO3 = 0,025 + 0,02 × 2 = 0,065 mol. Do thu được H2 ⇒ X không chứa NO3–.
||⇒ X gồm các ion Mg2+, K+, NH4+ và Cl–. Bảo toàn điện tích: nCl– = 0,69 mol.

► m = 0,3 × 24 + 0,065 × 39 + 0,025 × 18 + 0,69 × 35,5 = 34,68(g)
Câu 24. Cho các cặp chất sau:
(1) Khí Br2 và khí O2.

(5) Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.

(2) Khí H2S và dung dịch FeCl3.

(6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2.

(3) Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.

(7) Hg và S.

(4) CuS và cặp dung dịch HCl.

(8) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.

Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 6.

Chọn đáp án D
(1) Br2 (khí) + O2 (khí) → không phản ứng.
(2) H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl.

(3) H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
(4) CuS + HCl → không phản ứng.
(5) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
(6) 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
(7) Hg + S → HgS↓.
(8) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.⇒ chỉ có (1) và (4) không thỏa
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 25. Cho dãy các chất sau: KHCO3; Ba(NO3)2; SO3; KHSO4; K2SO3; K2SO4; K3PO4. Số chất trong dãy
tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Chọn đáp án C
● KHCO3 + BaCl2 → không phản ứng.
(Chú ý: KHCO3 → K+ + HCO3–; HCO3– ⇄ H+ + CO32–
⇒ CO32– sinh ra rất ít không đủ để tạo ↓ BaCO3 ⇒ không phản ứng).
● Ba(NO3)2 + BaCl2 → không phản ứng.
● SO3 + H2O → H2SO4 || H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl.
● KHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl + KCl.
(Chú ý: KHSO4 điện li hoàn toàn ra SO42–: KHSO4 → K+ + H+ + SO42–).

● K2SO3 + BaCl2 → BaSO3↓ + 2KCl.
● K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl.
● 2K3PO4 + 3BaCl2 → Ba3(PO4)2↓ + 6KCl
⇒ chỉ có KHCO3 và Ba(NO3)2 không thỏa
Câu 26. Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng
được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al,
H2S?
A. 6.

B. 8.

C. 5.

D. 7.

Chọn đáp án B
Fe3O4 + H2SO4 dư → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O ⇒ X gồm FeSO4, Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư.
● Cu: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
● NaOH:
– FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4.
– Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4.
– H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
● Br2: 6FeSO4 + 3Br2 → 2FeBr3 + 2Fe2(SO4)3.
● AgNO3: 3FeSO4 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 3Ag↓.
● KMnSO4: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
● MgSO4: không phản ứng.
● Al:
– 2Al + 3Fe2(SO4)3 → Al2(SO4)3 + 6FeSO4.
– 2Al + 6H2SO4 → 2Al2(SO4)3 + 6H2↑.
– 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe↓.

● H2S: Fe2(SO4)3 + H2S → 2FeSO4 + H2SO4 + S↓.⇒ chỉ có MgSO4 không phản ứng
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 27. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung NaHCO3 rắn.
(2) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(5) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(6) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Chọn đáp án D
t
 Na2CO3 + CO2↑ + H2O.
(1) 2NaHCO3 
0

(2) CaOCl2 + 2HClđặc → CaCl2 + Cl2↑ + H2O.

(3) CO2 + Ba(OH)2 dư → BaCO3↓ + H2O.
(4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
(5) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
(6) Cl2 + 2KI → 2KCl + I2↓.
⇒ (1), (2) và (5) sinh ra khí
Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng sau:
 ddAgNO3 /NH3
 Cl2 ,t
 NaOH,t
 CuO,t
Toluen 
 X 
 Y 
 Z 
T
1:1
0

0

0

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là
chất nào sau đây?
A. C6H5-COOH.

B. CH3-C6H4-COONH4.

C. C6H5-COONH4.


D. p-HOOC-C6H4-COONH4.

Chọn đáp án C
t
 C6H5CH2Cl (X) + HCl.
● C6H5CH3 + Cl2 
1:1
0

t
 C6H5CH2OH (Y) + NaCl.
● C6H5CH2Cl (X) + NaOH 
0

t
 C6H5CHO (Z) + Cu↓ + H2O.
● C6H5CH2OH (Y) + CuO 
0

t
 C6H5COONH4 (T) + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
● C6H5CHO (Z) + 2AgNO3 + 3NH3 
0

Câu 29. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2;
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3;
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2;

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;
(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm;
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Chọn đáp án B
Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
(1) Ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(2) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
(3) Do H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Fe tác dụng với Cu2+ trước: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(4) FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3 ⇒ Không xảy ra sự ăn mòn kim loại.
(5) Thép là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác. Không khí ẩm là dung dịch chất điện li.
⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa. Khi đó:
Cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e || Cực dương xảy ra sự khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–.

⇒ (1), (3) và (5) xảy ra ăn mòn điện hóa
Câu 30. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn
thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T.
Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là
A. 173,8.

B. 144,9.

C. 135,4.

D. 164,6.

Chọn đáp án B
► Xét phần 1: Y + NaOH → H2. Mặt khác, phản ứng xảy ra hoàn toàn ⇒ Al dư.
nAl dư = 0,15 ÷ 1,5 = 0,1 mol. Phần không tan T là Fe ⇒ nFe = nH2 = 0,45 mol.
Lần lượt bảo toàn nguyên tố Oxi và Fe ⇒ nAl2O3 = 0,2 mol.
● GIẢ SỬ phần 1 tác dụng với HCl thì nH2 = 0,1 × 1,5 + 0,45 = 0,6 mol.
||⇒ phần 2 gấp 1,2 ÷ 0,6 = 2 lần phần 1 ⇒ lượng ban đầu gấp 3 lần phần 1.
► m = 3 × (0,1 × 27 + 0,2 × 102 + 0,45 × 56) = 144,9(g)

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 31. Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường

độ dòng không đổi) trong thời gian t (giây) được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot.
Còn nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì tống số mol khí thu được ở cả 2 điện cực là 0,1245 mol. Giá trị
của y là
A. 1,680

B. 4,788

C. 4,480

D. 3,920

Chọn đáp án C
► Xét tại t(s):

Anot :
Catot :
M 2  2e  M 2H 2O  4H   O2  4e

⇒ nO2 = 0,035 mol ⇒ ne = 0,14 mol.

Catot :

Anot :

► Xét tại 2t(s): M 2  2e  M

2H 2O  4H   O 2  4e

2H 2O  2e  2OH   H 2 
⇒ ne = 0,14 × 2 = 0,28 mol; nO2 = 0,035 × 2 = 0,07 mol < 0,1245 mol.

⇒ khí còn chứa H2 ⇒ M2+ ở catot bị điện phân hết ⇒ nH2 = 0,0545 mol.
||⇒ nMSO4 = nM2+ = (0,28 - 0,0545 × 2) ÷ 2 = 0,0855 mol
⇒ MMSO4 = 13,68 ÷ 0,0855 = 160 ⇒ MM = 64 ⇒ M là Đồng (Cu).
► y = 0,14 ÷ 2 × 64 = 4,48(g)
Câu 32. Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối
và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là:
A. 3,920 lít

B. 11,760 lít

C. 3,584 lít

D. 7,168 lít

Chọn đáp án A
nAl(NO3)3 = nAl = 0,175 mol ⇒ mAl(NO3)3 = 37,275(g) ⇒ không sinh muối amoni.
Bảo toàn electron: nNO = nAl = 0,175 mol ⇒ V = 3,92 lít
Câu 33. Cho m gam este E phản ứng hết với 150ml NaOH 1M. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng
60 ml HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 4,68 gam
hỗn hợp hai ancol đơn chức liên tiếp. Công thức cấu tạo thu gọn của este E và giá trị m là:
A. CH2(COOCH3)(COOC2H5) và 9,6 gam.

B. C2H4(COOCH3)(COOC2H5) và 9,6 gam.

C. CH2(COOCH3)(COOC2H5) và 9,06 gam.

D. C2H4(COOCH3)(COOC2H5) và 9,06 gam.

Chọn đáp án B
Nhìn 4 đáp án ⇒ E là este 2 chức. nNaCl = nNaOH dư = nHCl = 0,03 mol

⇒ nNaOH phản ứng = 0,15 - 0,03 = 0,12 mol ⇒ nE = nR(COONa)2 = 0,12 ÷ 2 = 0,06 mol.
► Muối khan gồm R(COONa)2 và NaCl ⇒ MR(COONa)2 = 162 ⇒ R = 28 (-C2H4-).
∑nancol = 0,12 mol ⇒ Mtb ancol = 4,68 ÷ 0,12 = 39 ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.
► E là C2H4(COOCH3)(COOC2H5) và m = 0,06 × 160 = 9,6(g)
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 34. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ ẩm
chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là:
A. 16,2

B. 12,3

C. 14,1

D. 14,4

Chọn đáp án C
Y nặng hơn không khí ⇒ MY > 29. Mặt khác, Y làm quỳ tím hóa xanh ⇒ Y là amin.
Z làm mất màu nước brom ⇒ Z chứa gốc axit không no ||⇒ X là CH2=CHCOOH3NCH3.
nCH2=CHCOONa = nX = 0,15 mol ⇒ m = 0,15 × 94 = 14,1(g)
Câu 35. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được 2,8 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl IM yào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì
dùng hết 50ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,94


B. 19,24

C. 14,82

D. 31,2

Chọn đáp án A
Y + 0,05 mol HCl → bắt đầu có ↓ ⇒ Y gồm NaOH và NaAlO2.
⇒ nNaOH = nHCl = 0,05 mol. ► Quy X về Na, Al và O. Đặt nAl = x; nO = y.
⇒ nNaAlO2 = x ⇒ nNa/X = (x + 0,05) mol. Bảo toàn electron:
(x + 0,05) + 3x = 2y + 2 × 0,125 || mX = 23.(x + 0,05) + 27x + 16y = 20,05(g).
► Giải hệ có: x = 0,25 mol; y = 0,4 mol. "Thêm tiếp" 0,31 mol HCl thì:
1 < nH+ ÷ nAlO2– = 0,31 ÷ 0,25 = 1,24 < 3 ⇒ nH+ = 4nAlO2– - 3nAl(OH)3
⇒ nAl(OH)3 = (4 × 0,25 - 0,31) ÷ 3 = 0,23 mol ⇒ m = 17,94(g)
Câu 36. Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol (1:1) với b gam một
hidrocacbon Y rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được

55a
18,9a
gam CO2 và
gam H2O. Công thức phân tử
16, 4
16, 4

của Y có dạng
A. CnHn.

B. CmH2m-2.


C. CnH2n.

D. CnH2n+2.

Chọn đáp án C
nC6H14 = nC6H6 = a ÷ 164 mol; nCO2 = 1,25a ÷ 16,4 mol; nH2O = 1,05a ÷ 16,4 mol.
Đốt X cho (3a ÷ 41) mol CO2 và (5a ÷ 82) mol H2O.
► Đốt Y cho (a ÷ 328) mol CO2 và (a ÷ 328) mol H2O ⇒ Y có dạng CnH2n
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B (trong đó A hơn B một
nguyên tử C, MA < MB), thu được m gam H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 13,5.
Giá trị m là:
A. 1,26

B. 1,08

C. 2,61

D. 2,16

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Chọn đáp án D
MX = 13,5 × 2 = 27 ⇒ nX = 3,24 ÷ 27 = 0,12 mol
nCO2 = 0,21 mol ⇒ Ctb = 0,21 ÷ 0,12 = 1,75 ⇒ A chứa 2C và B chứa 1C.
Đặt nA = x; nB = y || nX = x + y = 0,12 mol; nCO2 = 2x + y = 0,21 mol
||⇒ giải hệ có:x = 0,09 mol; y = 0,03 mol. Mặt khác:

MX = 27 và MA < MB ⇒ MA < 27 ⇒ A là C2H2.
||⇒ MB = (3,24 - 0,09 × 26) ÷ 0,03 = 30 ⇒ B là HCHO.
► m = 18 × (0,09 + 0,03) = 2,16(g)
IV. CÂU HỎI THUỘC MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 38. Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và peptapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m
gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m+7,9) gam muối
khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng
dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối
lượng của Y trong A là
A. 46,94%

B. 64,63%.

C. 69,05%

D. 44,08%

Chọn đáp án A
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nC2H3NO = 2nN2 = 0,22 mol.
► Muối gồm 0,22 mol C2H4NO2Na và x mol CH2. Đốt cho (x + 0,33) mol CO2 và (x + 0,44) mol H2O.
bình tăng

= mCO2 + mH2O = 44 × (x + 0,33) + 18 × (x + 0,44) = 28,02(g) ⇒ x = 0,09 mol.

⇒ nAla = nCH2 = 0,09 mol ⇒ nGly = 0,22 – 0,09 = 0,13 mol.
● nNaOH = nC2H3NO = 0,22 mol. Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = mmuối + mH2O.
⇒ m + 0,22 × 40 = m + 7,9 + mH2O ⇒ mH2O = 0,9(g) ⇒ nH2O = 0,05 mol. Đặt nA = a mol; nB = b mol.
nC2H3NO = 4a + 5b = 0,22 mol; nH2O = a + b = 0,05 mol ||⇒ giải hệ có: a = 0,03 mol; b = 0,02 mol.
Đặt số gốc Ala trong A và B là m và n (1 ≤ m ≤ 3; 1 ≤ n ≤ 4) ⇒ 0,03m + 0,02n = 0,09.
Giải phương trình nghiệm nguyên có: m = 1 và n = 3 ⇒ B là Gly2Ala3.

► %mA = 0,02 × 345 ÷ (0,22 × 57 + 0,09 × 14 + 0,05 × 18) × 100% = 46,94%

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 39. Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hồn hợp chứa H2SO4
và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỉ khối so với
H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z
thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng
đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho
các nhận định sau:
(a) Giá trị của m là 82,285 gam.
(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.
(c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%.
(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
(e) Số mol của Mg trong X là 0,15 mol.
Số nhận định đúng là
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Chọn đáp án B
Y chứa H2 ⇒ Z không chứa NO3–. Lập sơ đồ phản ứng:


Mg 2 
 2 
CO 2 
Mg 
BaCl2

140,965  g  
Fe


 NO 
Fe
 H SO

  2 4 

  
Mg  OH 2 



  H 2O  K

 Na 2SO 4
NaOH

   NH3   
Fe3O 4  KNO3   NO 2 
 NH   

4 
K 2SO 4
Fe  OH 2 
FeCO3 
H 2 

SO 24 


31,12 g 
nH2SO4 = nSO42– = nBaSO4 = 140,965 ÷ 233 = 0,605 mol; nNH4+ = nkhí = 0,56 ÷ 22,4 = 0,025 mol.
► Bảo toàn điện tích: nNa+ + nK+/Z = 2nSO42– ⇒ nKNO3 = nK+ = 0,605 × 2 - 1,085 = 0,125 mol ⇒ (b) sai
● Đặt nMg2+ = x; nFe2+ = y ⇒ nNaOH = 2x + 2y + 0,025 = 1,085 mol; mkết tủa = 58x + 90y = 42,9g.
||⇒ Giải hệ có: x = 0,15 mol; y = 0,38 mol ⇒ (e) đúng.
► m = 0,15 × 24 + 0,38 × 56 + 0,125 × 39 + 0,025 × 18 + 0,605 × 96 = 88,285(g) ⇒ (a) sai.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 31,12 + 0,605 × 98 + 0,125 × 101 - 88,285 - 0,2 × 29,2 = 8,91(g) ⇒ nH2O =
0,495 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2 = (0,605 × 2 - 0,025 × 4 - 0,495 × 2)/2 = 0,06 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: ∑n(NO,NO2) = ∑nN/Y = 0,125 - 0,025 = 0,1 mol.
⇒ nFeCO3 = nCO2 = 0,2 - 0,1 - 0,06 = 0,04 mol ⇒ %mFeCO3 = 0,04 × 116 ÷ 31,12 × 100% = 14,91% ⇒ (c) sai.
► mX = mMg + mFe + mO + mCO3 ⇒ mO = 31,12 - 0,15 × 24 - 0,38 × 56 - 0,04 × 60 = 3,84(g).
⇒ nO = 0,24 mol ⇒ nFe3O4 = 0,06 mol ⇒ (d) sai ⇒ chỉ có (e) đúng

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học
Theo dõi Page : Thầy Vũ Khắc Ngọc để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 40. X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai

chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ
chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1:1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2;
0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E
là:
A. 3,78%

B. 3,92%

C. 3,96%

D. 3,84%

Chọn đáp án D
Lần lượt bảo toàn nguyên tố Natri và gốc OH: nOH/ancol = nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,26 mol.
► Lại có: -OH + Na → -ONa + ¹/₂ H2↑ ||⇒ nH2 = 0,13 mol. Bảo toàn khối lượng:
mancol = mbình tăng + mH2 = 8,1 + 0,13 × 2 = 8,36(g) || Lại có: 2 ancol no, có cùng số cacbon
⇒ 2 ancol gồm ancol đơn chức và ancol 2 chức ⇒ có dạng CnH2+2O và CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Đặt nCnH2+2O = x; nCnH2n+2O2 = y ⇒ nOH = x + 2y = 0,26 mol (1).
mancol = x.(14n + 2 + 16) + y.(14n + 2 + 32) = (x + y).(14n + 2) + 16.(x + 2y) = 8,36(g).
► Thế (1) vào ⇒ x + y = 4,2 ÷ (14n + 2). Mặt khác: 0,5.(x + 2y) < x + y < x + 2y
||⇒ 0,13 < 4,2 ÷ (14n + 2) < 0,26 ⇒ 1,01 < n < 2,16 ⇒ n = 2 ⇒ C2H5OH và C2H4(OH)2.
⇒ x = 0,02 mol; y = 0,12 mol. Bảo toàn khối lượng: mF = 19,28 + 0,26 × 40 - 8,36 = 21,32(g).
● Do X, Y, Z mạch hở ⇒ F gồm 2 muối của axit đơn chức ⇒ số mol mỗi muối là 0,13 mol.
► Mtb muối = 21,32 ÷ 0,26 = 82 ⇒ phải chứa HCOONa ⇒ Mmuối còn lại = 96 (C2H5COONa).
||⇒ E gồm 0,01 mol HCOOC2H5; 0,01 mol CH3COOC2H5; 0,12 mol (HCOO)(C2H5COO)C2H4.
Este có PTK nhỏ nhất là HCOOC2H5 ⇒ %mHCOOC2H5 = 3,84%

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



×