Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

LÝ THUYẾT LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ HỌC:NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘTMÔ HÌNH MỚI CÁC CHIẾN THUẬT GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.65 KB, 69 trang )

LÝ THUYẾT LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ HỌC:
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
MÔ HÌNH MỚI CÁC CHIẾN THUẬT GIAO TIẾP
TS. TRỊNH ĐỨC THÁI *
LỜI NÓI ĐẦU

Lí thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học (La théorie de la politesse
linguistique) là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới trong ngành
ngôn ngữ. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà ngôn ngữ bắt
đầu quan tâm tới lĩnh vực hành động ngôn ngữ tương tác (Les
interactions verbales), và đặc biệt quan tâm tới vấn đề lịch sự trong
giao tiếp. Brown và Levinson nghiên cứu về lĩnh vực lịch sự trong
ngôn ngữ và đề xuất một mô hình giao tiếp được coi như là:
“Khung lí thuyết hợp lí nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất về các
nghiên cứu trong cùng lĩnh vực hiện tại = le cadre théorique le
plus cohérent et puissant et ayant en conséquence inspiré le plus
les recherches récentes dans ce domaine.” (Kerbrat-Orecchioni,
1992:167)
Lecch đề xuất nguyên lí lịch sự (Principle of Politeness). Sau đó
tại Pháp, các nghiên cứu của Kerbrat-Orecchioni đã góp phần cải thiện
mô hình của Brown và Levinson.
Có thể tóm tắt các lí thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học như sau :
Trong quá trình giao tiếp, người ta thực hiện hàng loạt các hành động
ngôn ngữ có tính đe dọa thể diện của đối tác. Nguyên tắc lịch sự đòi
hỏi chúng ta không thực hiện các hành động đó hoặc tìm cách giảm
nhẹ tính đe dọa bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Không đe
dọa thể diện của đối tác là một nguyên tắc tối cao trong giao tiếp.
Chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu về mô hình các chiến thuật
giao tiếp đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giải thích các
hiện tượng ngôn ngữ. Nhưng các nghiên cứu này có cách nhìn khá
xuôi chiều trong cách ứng xử của các thành viên giao tiếp. Các mô


hình tạo cho chúng ta cảm giác trong giao tiếp các thành viên tham
*

Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội
212


thoại luôn quan tâm bảo vệ thể diện của đối tác để luôn được coi là
lịch sự. Nhưng trên thực tế các cuộc giao tiếp có tính đối đầu
(conflictuelle) vẫn luôn tồn tại: từ các xung đột trong đời thường như
khẩu chiến vì mất gà mất lợn tại nông thôn, hay các cuộc tranh luận để
tranh cử Tổng thống như cuộc đối đầu giữa Barack Obama và John.
Mc Cain vừa xảy ra. Trong các cuộc giao tiếp đó, nguyên tắc chung là
làm sao hạ thấp thể diện của đối thủ. Các chiến thuật giao tiếp hoàn
toàn trái ngược với các chiến thuật trong mô hình lịch sự.
Trong những cuộc giao tiếp khác nhau chúng ta thấy yêu cầu về
mức độ lịch sự cũng khác nhau. Nếu chúng ta không nắm bắt được
mức độ lịch sự đó thì thường bị coi là không biết cách giao tiếp: hoặc
là bất lịch sự hoặc là quá kiểu cách. Trong cùng một hoàn cảnh giao
tiếp, cùng một dạng giao tiếp, mỗi cộng đồng ngôn ngữ đòi hỏi mức
độ lịch sự khác nhau. Từ đó mới có các nhận xét như người Đức quá
thô, người Nhật quá kiểu cách v.v...
Vậy chúng tôi cho rằng cần phải tìm ra một mô hình các chiến
thuật giao tiếp liên quan đến thể diện một cách hoàn chỉnh hơn, có khả
năng giải thích được tất cả các hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến thể
diện.
Nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Các nghiên cứu về lí thuyết lịch sự đã đạt được những thành tựu gì?
2. Những thành tựu đó đã cho phép chúng ta giải thích được các hiện
tượng ngôn ngữ liên quan đến thể diện chưa?

3. Có thể hình thành một mô hình các chiến thuật giao tiếp đầy đủ
hơn để có thể giải thích được các hiện tượng ngôn ngữ liên quan
đến thể diện hay không?
Chúng tôi cho rằng:
1. Các nghiên cứu về lí thuyết lịch sự đã đạt được các thành tựu đáng
kể và ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Các thành tựu đó có thể chưa cho phép chúng ta giải thích được
hết các hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến thể diện.

213


3. Việc hình thành và đề xuất một mô hình các chiến thuật giao tiếp
đầy đủ hơn sẽ cho phép chúng ta giải thích được các hiện tượng
ngôn ngữ liên quan đến thể diện.
Với công trình nghiên cứu này chúng tôi mong muốn đạt được các
mục tiêu sau:
- Nghiên cứu khảo sát các thành tựu đã đạt được trong lý thuyết lịch
sự, tự trang bị cho mình một cơ sở lí thuyết chắc chắn và đầy đủ nhằm
tạo ra khả năng đánh giá và phê phán; và cuối cùng là đề xuất một mô
hình các chiến thuật giao tiếp mới liên quan đến thể diện.
Để đạt được các mục tiêu đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lí thuyết cơ bản.
- Nghiên cứu miêu tả các hiện tượng ngôn ngữ trong việc phân tích
các dữ liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ được trình bày theo trình tự
sau:
Chương 1 : Trình bày các kết quả nghiên cứu khảo sát các thành

tựu đã đạt được.
Chương 2 : Trình bày các quan điểm tranh luận về các mô hình
giao tiếp hiện có và đề xuất một mô hình mới về các chiến thuật giao
tiếp liên quan đến thể diện.
Chương 3 : Áp dụng mô hình mới trong việc giải thích các hiện
tượng ngôn ngữ liên quan đến thể diện trong giao tiếp mặc cả của
người Việt Nam, và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.
Chương 1
CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
TRONG NGHIÊN CỨU VỀ LÝ THUYẾT LỊCH SỰ

1.1. Nguyên lí hợp tác của GRICE
Trong bài báo năm 1979, Grice đã đưa ra giả thuyết rằng trong
giao tiếp, các thành viên tham thoại ứng xử một cách hợp tác, mà ông
gọi là nguyên lí hợp tác. Nguyên lí này bao gồm bốn nguyên tắc:
214


1) Nguyên tắc về số lượng bao gồm hai quy tắc
- Phần tham gia của bạn phải có đủ thông tin được yêu cầu
- Phần tham gia của bạn không đưa quá nhiều thông tin so với yêu
cầu
2) Nguyên tắc về chất lượng bao gồm quy tắc cơ bản
- Phần tham gia của bạn phải chân thực
Và hai quy tắc đặc thù
- Không khẳng định điều gì mà bạn tin là sai
- Không khẳng định những gì bạn chưa có đủ bằng chứng
3) Nguyên tắc quan hệ bao gồm một quy tắc duy nhất
- Hãy nói đúng lúc
4) Nguyên tắc về cách thức gồm có một quy tắc cơ bản

- Hãy rõ ràng
Và bốn quy tắc đặc thù:
- Tránh nói tối nghĩa
- Tránh nói mập mờ
- Nói ngắn ngọn
- Nói có phương pháp
Sau khi nêu ra bốn nguyên tắc trên, Grice viết thêm:
“Tất nhiên còn rất nhiều các loại quy tắc khác (thẩm mĩ, xã hội,
đạo đức) như là : Hãy lịch sự - mà các thành viên tham thoại có
thể nhận thấy trong giao tiếp bằng lời và chúng không liên quan
đến giao tiếp = Il y a bien sûr toutes sortes d’autres règles
(esthétiques, sociales ou morales) du genre : soyez poli, que les
participants observent normalement dans les échanges parlés, et
qui peuvent donner des implications non conversationnelles.”
(trad. fçse 1979:62)
Các nguyên tắc này, theo tác giả, nhìn chung không có giá trị gì và
mục đích cuối cùng trong giao tiếp là tính hiệu quả tối đa trong trao
đổi thông tin. Grice cho rằng các mô hình giao tiếp không nên đề cập
đến vấn đề tình cảm và xã hội. Theo ông, lịch sự là hiện tượng ngoại
vi khi mà nó không hướng tới tính hiệu quả của văn bản, mà chỉ liên
quan đến việc quản lí quan hệ.
Về vấn đề này, Kerbrat-Orecchioni khẳng định:
“Tất nhiên vấn đề về lịch sự không thuộc bình diện thông tin cần
chuyển tải mà ở bình diện quan hệ liên nhân cần điều chỉnh = Il
215


est évident que la problématique de la politesse se localise non
point au niveau du contenu informationnel qu’il s’agit de
transmettre, mais au niveau de la relation interpersonnelle, qu’il

s’agit de réguler.” (Kerbrat-Orecchioni, 1992:159)
Chúng tôi cho rằng không thể miêu tả đầy đủ những gì diễn ra
trong giao tiếp khi không tính tới các nguyên lí lịch sự vì:
“Các nguyên lí này tạo ra những áp lực cũng mạnh như các
nguyên lí ngôn ngữ, như các quy tắc của Grice đối với quá trình
tạo lập và diễn giải các phát ngôn. Trong giao tiếp ngôn ngữ, lịch
sự là hiện tượng mang tính ngôn ngữ rõ nét = Ces principes
exercent des pressions très fortes - au même titre que les règles
plus spécifiquement linguistiques, et que les maximes
conversationnelles de Grice - sur les opérations de production et
interprétation des énoncés échangés. Dans les interactions
verbales effectives, la politesse est donc un phénomène
linguistiquement pertinent.” (Kerbrat-Orecchioni, 1992:160)
Một lĩnh vực nghiên cứu dần hình thành với mục đích xây dựng
một mô hình chung liên quan đến vấn đề lịch sự trong giao tiếp, làm
cơ sở để tiến hành triển khai đồng loạt các nghiên cứu mô tả chi tiết,
nhằm quan sát các quy tắc này hoạt động thế nào trong giao tiếp, hay
nói đúng hơn trong các hoạt động giao tiếp khác nhau trong các xã hội
khác nhau.
1.2. Các công trình nghiên cứu của Leech
Leech (1983:132 1 qq.) cho rằng các hoạt động giao tiếp phải tuân
theo một nguyên tắc cơ bản: “Hãy lịch sự”, đó chính là nguyên tắc
lịch sự “PP” (Principle of Politeness). Nguyên tắc này không liên
quan đến khái niệm thể diện mà liên quan đến khái niệm cái mất và
cái được (coût et bénéfice).
Nguyên tắc này bao gồm các quy tắc:
1) Quy tắc tế nhị (dành cho các hành động áp đặt và yêu cầu)
- Giảm thiểu thiệt hại của đối tác
- Tăng tối đa cái lợi cho đối tác
2) Quy tắc quảng đại (dành cho các hành động áp đặt và yêu cầu)

- Giảm thiểu cái lợi về mình
- Tăng tối đa thiệt hại về mình
216


3) Quy tắc tán thưởng (dành cho các hành động diễn cảm và khẳng
định)
- Giảm thiểu điều không vui của người khác
- Tăng tối đa niềm vui cho người khác
4) Quy tắc khiêm tốn (dành cho các hành động khẳng định)
- Giảm thiểu niềm vui của mình
- Tăng tối đa điều không vui của mình
5) Quy tắc đồng thuận (dành cho các hành động khẳng định)
- Giảm thiểu sự bất đồng giữa mình và người khác
- Tăng tối đa sự đồng thuận giữa mình và người khác
6) Quy tắc thiện cảm (dành cho các hành động khẳng định)
- Giảm thiểu sự bất thiện cảm giữa mình và người khác
- Tăng tối đa sự thiện cảm giữa mình và người khác
Chúng ta thấy rằng các quy tắc khác nhau này rất đặc thù, được áp
dụng riêng cho từng loại hình hành động ngôn ngữ.
Theo tác giả này, mức độ lịch sự phụ thuộc vào:
- Bản chất của hành động ngôn ngữ
- Cách tạo hình hành động ngôn ngữ
- Và cuối cùng là bản chất mối quan hệ giữ người nói (L) và người
nghe (A).
Nhìn chung về cơ bản, mô hình này không quá xa so với mô hình
của Brown và Levinson.
1.3. Mô hình lịch sự của Brown và Levinson
Các nghiên cứu của Brown và Levinson dựa trên khái niệm thể
diện và lãnh thổ do E. Goffman đưa ra. Theo tác giả này, mọi tiếp xúc

với người khác đều là những nguy cơ tiềm tàng của các xung đột.
Những quy ước nghi lễ, những quy tắc lịch sự được sử dụng để bảo vệ
thể diện của đối tác. Thể diện được Goffman định nghĩa như sau:
“Giá trị tích cực mang tính xã hội mà mỗi người đòi hỏi qua một
loạt các hành động mà người khác cho rằng nó được chấp nhận
trong quá trình tiếp xúc riêng biệt = La valeur sociale positive
qu'une personne revendique effectivement à travers la ligne
d'action que les autres supposent qu'elle a adoptée au cours
d’un contact particulier.” (1974:9)
217


Năm 1973, Goffman phát triển khái niệm lãnh thổ. Xuất phát từ
khái niệm lãnh thổ không gian được ấn định trong một hoàn cảnh giao
tiếp, tác giả đã đề cập đến các khái niệm không nhất thiết mang tính
không gian: không gian cá nhân, vị trí, không gian cần thiết, lượt lời,
lãnh thổ có được, thông tin có được, những lĩnh vực riêng tư trong
giao tiếp. Tất cả các dạng lãnh thổ này đều “có một nét chung là: sự
thay đổi của chúng do xã hội quyết định = un trait commun : leur
variabilité socialement déterminée” (1973:54).
Brown và Levinson đưa ra định đề rằng thể diện được tạo nên bởi
hai mặt có tính hỗ trợ và gắn kết chặt chẽ với nhau:
- Thể diện âm tính (những sở hữu lãnh thổ theo nghĩa rộng nhất của
nó: lãnh thổ cơ thể, không gian và thời gian, các vật dụng, các hiểu
biết, các bí mật ...).
- Thể diện dương tính (thể diện cá nhân, tổng thể các hình ảnh tốt
đẹp mà các thành viên tham thoại muốn xây dựng và áp đặt trong quá
trình giao tiếp).
Trong một cuộc giao tiếp có hai đối tác tham gia sẽ có bốn mặt thể
diện xuất hiện. Trong suốt quá trình giao tiếp, các đối tác thực hiện

hàng loạt các hành động ngôn ngữ hay ngoài ngôn ngữ. Tuy vậy, phần
lớn các hành động diễn ngôn - thậm chí toàn bộ - tạo nên các mối đe
dọa tiềm tàng đối với một hoặc nhiều thể diện, dẫn tới khái niệm hành
động có tính đe dọa thể diện Face Threatening Acts (= FTA).
Dưới góc độ này, các hành động ngôn ngữ được chia ra làm bốn
loại:
1. Các hành động đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện (ví dụ:
tặng quà, lời hứa, v.v...)
2. Các hành động đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện (ví
dụ: thú nhận, tự phê bình, v.v...)
3. Các hành động đe dọa thể diện âm tính của người chịu tác động (ví
dụ: thỉnh cầu, câu hỏi riêng tư, v.v...)
4. Các hành động đe dọa thể diện dương tính của người chịu tác
động (ví dụ: bác bỏ, phê bình, v.v...)
Tất nhiên một hành động có thể đồng thời nằm trong nhiều loại
(nhưng nhìn chung, với một giá trị trọng yếu), vì thế mỗi cá nhân đều
luôn mong muốn giữ thể diện của chính mình (muốn giữ thể diện =
218


face want): một mặt cá nhân đó muốn bảo vệ thể diện của mình, mặt
khác anh ta muốn được người khác thừa nhận và yêu quý. Phương tiện
để giải quyết mâu thuẫn nội tại này là các đối tác phải biết tự bảo vệ
thể diện của mình, đồng thời tránh đụng chạm đến thể diện người khác.
E. Goffman gọi đó là công việc giữ thể diện face work (1974:15).
Theo Brown và Levinson, các đối tác phải sử dụng các chiến thuật
lịch sự khác nhau để đạt mục đích.
Mô hình của Brown và Levinson tạo thành, cho đến hiện nay, một
khung lí thuyết đồng bộ nhất trong lĩnh vực lịch sự trong ngôn ngữ,
tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không còn gì cần thay đổi, hoàn

thiện.
1.4. Mô hình lịch sự của C. Kerbrat-Orecchioni
Để sửa chữa cách nhìn khá tiêu cực của lí thuyết của Brown và
Levinson là chỉ thấy có duy nhất các hành động đe dọa thể diện
(FTAs), C.Kerbrat-Orecchioni thêm vào khái niệm FFA bên cạnh khái
niệm FTA:
“Nhưng lịch sự không chỉ bó hẹp trong việc làm giảm nhẹ tính
đe dọa của các hành động ngôn ngữ: lịch sự có thể biểu hiện một
cách tích cực hơn bằng cách sản sinh ra các hành động ngược lại
với đe dọa “anti-menaçants”, như hành động chúc, hành động
khen. Các hành động làm tăng giá trị thể diện này đã không được
Brown và Levinson tính đến. Chúng tôi đề nghị gọi chúng là
“Face Flattering Actes” (ou FFA). Tổng thể các hành động ngôn
ngữ có thể chia ra làm hai nhóm lớn tuỳ theo chúng có tác động
tích cực hay tiêu cực lên các mặt thể diện = Mais la politesse ne
se réduit pas à l'adoucissement des actes menaçants: elle peut
consister, plus positivement, en la production d'actes “antimenaçants”, comme les vœux ou les compliments. Ces actes
valorisants pour les faces, que n'envisagent pas Brown et
Levinson, nous proposons de les appeler “Face Flattering
Actes” (ou FFA) - l'ensemble des actes de langage se
répartissent alors en deux grandes familles, selon qu'ils ont sur
les faces des effets essentiellement négatifs ou au contraire
positifs.” (1997:132)
Chính trên cơ sở này, Kerbrat-Orecchioni điều chỉnh lại mô hình
của Brown và Levinson bằng cách tách biệt ba trục sau:
219


1. Các hành động ngôn ngữ đe dọa thể diện (FTAs) và các hành động
ngôn ngữ tăng giá trị thể diện (FFAs)

2. Các nguyên tắc chi phối cách ứng xử mà người nói sử dụng hướng
tới bản thân (principes L-orientés), hay trái lại, hướng tới đối tác
(principes A-orientés)
3. Nguyên tắc liên quan tới lịch sự âm tính hay lịch sự dương tính:
- Lịch sự âm tính (politesse négative) gồm hai bình diện vì nó có
thể mang tính tránh né “abstentionniste” (đó là các nghi thức
tránh né của Goffman nhằm không thực hiện các hành động đe
dọa FTA đã định sẵn), hay có tính bù trừ “compensatoire”, sửa
chữa, (vực dậy “redressive”: bằng cách vô hiệu hóa tính đe dọa
của hành động ngôn ngữ bằng các phương tiện ngôn ngữ khác
nhau)
- Lịch sự dương tính politesse positive, trái lại, có tính sản sinh
“productionniste” là chủ yếu (các FFAs, được tăng cường).
Kerbrat-Orecchioni, (1992:184), giới thiệu mô hình lịch sự của
chính mình. Mô hình đó được tổ chức theo ba trục với các nguyên tắc
hướng tới người tiếp nhận A-orientés hay người sản sinh L-orientés.
Chúng tôi có thể giới thiệu tóm tắt như sau:
I) Các nguyên tắc hướng tới người tiếp nhận (Principe A-orientés):
đều thuận lợi cho người tiếp nhận A
(1) Lịch sự âm tính (Politesse négative):
Tránh hay làm giảm các sự đe doạ đối với thể diện của người
tiếp nhận A
a) Thể diện âm tính của A
b) Thể diện dương tính của A
(2) Lịch sự dương tính (Politesse positive)
Sản sinh các hành động nâng cao các thể diện của người tiếp
nhận
a) Thể diện âm tính của A
b) Thể diện dương tính của A
II) Các nguyên tắc hướng tới người sản sinh (Principe L-orientés):

Không chỉ có các yêu cầu thuận lợi cho người sản sinh L mà còn cả
các quy tắc bất lợi cho L (như yêu cầu: Hãy khiêm tốn). Do vậy cần
thiết phải thiết lập trong mục này một sự phân biệt phụ trợ:
A/ Các nguyên tắc thuận lợi cho người sản sinh L
220


(1) Góc độ tiêu cực
Thu xếp làm sao để không mất nhiều thể diện của mình
a) Thể diện âm tính
b) Thể diện dương tính
(2) Góc độ tích cực : không có nguyên tắc tương ứng
B/ Các nguyên tắc bất lợi cho người sản sinh L
(1) Góc độ tiêu cực
Tránh hoặc giảm nhẹ các hành động tự nâng cao thể diện (antimenaces)
a) Thể diện âm tính
b) Thể diện dương tính
(2) Góc độ tích cực
Sản sinh các hành hộng tự đe dọa thể diện
a) Thể diện âm tính
b) Thể diện dương tính
Trong phần trình bày này, theo tác giả, năm nguyên tắc chung tạo
nên hệ thống lịch sự (système de la politesse). Có thể nói đây là những
kiến thức tổng hợp rút ra từ các mô hình của Brown và Levinson và
của Leech.
Các nguyên tắc hướng tới người tiếp nhận (les principes Aorienté) thể hiện phép lịch sự theo nghĩa chặt chẽ: với hai bình diện
âm tính và dương tính, với yêu cầu không làm tổn hại thể diện hoặc
tăng cường thể diện cho người khác.
Phần trình bày này cũng thể hiện rằng các nguyên tắc II bao gồm
các nguyên tắc thuận lợi cho người sản sinh L (des principes

“favorables à L”) (mà tác giả cho là các nguyên tắc về phẩm giá
(dignité) và tự vệ (autodéfense): người sản sinh tự bảo vệ thể diện âm
tính và dương tính của mình, và các nguyên tắc bất lợi cho người sản
sinh L (défavorables à L), (theo tác giả đây là các nguyên tắc tự làm
đau (masochistes), các nguyên tắc này mâu thuẫn với các nguyên tắc
trên và được điều chỉnh tùy theo tình huống giao tiếp, quan hệ giữa
các cá nhân, và quan hệ xã hội).
Quy tắc khiêm tốn bao hàm các nguyên tắc II-B-(1) và II-(2)-b,
theo đó phải tránh hoặc giảm thiểu các hành động tăng cường thể diện
dương tính của chính mình, nói cách khác, không được tự ca ngợi
mình.
221


Tiếp theo, tác giả giới thiệu các hình thức biểu hiện của lịch sự
trong ngôn ngữ. Một bảng các phương thức giảm nhẹ (des
adoucisseurs) rất đa dạng và đầy đủ được tác giả trình bày. Đó chính
là các phương thức bảo vệ thể diện (face work): các phương thức thay
thế và các phương thức đi kèm.
Các yếu tố quyết định thành công của các phương thức lịch sự rất
đa dạng: bản chất của địa điểm giao tiếp và loại hình giao tiếp, vị trí
của hành động trong cấu trúc hội thoại, loại hình quan hệ giữa người
nói và người nghe v.v...
Trong mô hình của Brown và Levinson, tính lịch sự của một phát
ngôn tùy thuộc vào ba yếu tố:
- Mức độ nghiêm trọng của hành động mang tính đe dọa (FTA)
- Khoảng cách xã hội (D) giữa các thành viên tham thoại (les
interactants)
- Quan hệ quyền lực giữa họ (P).
Theo các tác giả này, tính lịch sự phải được tăng cường đồng thời

theo D, P và mức độ của FTA. Việc bù trừ cho FTA bằng các hoạt
động sửa chữa tương ứng về nguyên tắc với tính nghiêm trọng của đe
dọa (balance principle).
Mức độ nghiêm trọng, bản thân nó, cũng phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau như:
- Bản chất của hành động,
- Và cả nội dung riêng của nó (một số mệnh lệnh có thể trở nên lịch
sự khi chúng được thực hiện vì quyền lợi của người nhận L2),
- Bản chất của hợp đồng giao tiếp (hệ thống quyền lợi và nghĩa vụ)
gắn kết giữa người sản sinh và người nhận,
- Cuối cùng là giả thiết về tính chất có ý đồ hay không của hành
động được thực hiện.
Một điểm cuối cùng của mô hình này là các quy tắc hợp thành hệ
thống lịch sự có thể đối nghịch với nhau. Bắt buộc phải lịch sự, có
nghĩa là bảo vệ thể diện của người khác liệu có đi ngược lại mong
muốn của người phát ngôn? Dưới cách nhìn này, giao tiếp là nơi đối
đầu của các chủ thể. Không chỉ quyền lợi của họ thường trái ngược,
mà bản thân họ cũng bị chi phối bởi các lực đẩy trái chiều và các
mệnh lệnh trái ngược. Có cả sự đối nghịch ngay trong hệ thống các
quy tắc lịch sự: giữa quy tắc này với quy tắc khác. Trong các trường
222


hợp như vậy, các chủ thể giao tiếp bị chi phối bởi quy tắc đúp (double
bind) bởi vì họ phải tuân theo một lúc hai nguyên tắc, nếu tuân theo
nguyên tắc này thì lại làm trái với nguyên tắc khác và ngược lại. Theo
tác giả, các nguyên tắc này thật may cũng đủ mềm dẻo để người ta có
thể tìm được giải pháp thỏa hiệp cho các mâu thuẫn.
Sau khi ca ngợi các thành tựu đạt được trong mô hình lịch sự của
Brown và Levinson với nguyên lí bảo vệ thể diện, Kerbrat-Orecchioni

khuyến cáo rằng mô hình này vẫn còn những khiếm khuyết và điểm
yếu. Theo tác giả, lịch sự trong ngôn ngữ có thể được miêu tả có hiệu
quả bằng những gì Brown và Levinson miêu tả, nhưng tất nhiên, hoạt
động giao tiếp không chỉ bị chi phối duy nhất bởi vấn đề lịch sự, mặc
dù Goffman và các tác giả khác tạo cho chúng ta cảm giác như vậy.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với khuyến cáo của KerbratOrecchioni, xin dược trình bày các quan điểm tranh luận trong chương
tiếp theo.
Chương 2
CÁC QUAN ĐIỂM TRANH LUẬN
VỀ CÁC MÔ HÌNH GIAO TIẾP HIỆN CÓ
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT MÔ HÌNH GIAO TIẾP MỚI

2.1. Đặt vấn đề
Sau khi đã nghiên cứu khảo sát các mô hình các chiến thuật giao
tiếp trong lí thuyết lịch sự, chúng tôi thấy có mấy vấn đề được đặt ra:
- Tại sao trong cuộc sống luôn tồn tại các cuộc giao tiếp không lịch
sự, thậm chí bất lịch sự, trong đó người ta không ngần ngại đe dọa hay
làm tổn hại đến thể diện của đối phương?
- Làm thế nào để giải thích được sự tồn tại của chúng?
- Các yếu tố nào quyết định một giao tiếp lịch sự và không lịch sự?
- Có cần thiết phải đưa ra một mô hình các giao tiếp mới để có thể
giải thích đầy đủ hơn các hoạt động liên quan đến thể diện?
2.2. Các chiến thuật giao tiếp và góc độ tình cảm: thỏa hiệp hay
đối đầu
Theo Kerbrat-Orecchioni (1992:149-150), có hai quan điểm trái
ngược nhau về hoạt động của giao tiếp của con người:
- Đối với những người lạc quan về giao tiếp (optimistes de la
communication), sự hài hòa là nguyên tắc: đối thoại là một quá trình
223



có tính hợp tác làm nền tảng nhằm tiến tới một sự thỏa hiệp, thậm chí
là sự hợp nhất giữa các thành viên tham thoại, mỗi người tìm cách
đóng góp phần mình cho việc xây dựng một ngôi nhà chung.
- Đối với những người bi quan về giao tiếp (pessimistes de la
communication), thì trái lại, sự đối đầu luôn thống trị: mọi đối thoại
đều là một dạng ẩu đả, một trận chiến liên tục để áp đặt lời nói và
quyền lực: dưới góc độ này, nói trước hết là giành phần cho mình, làm
tôn giá trị của mình, để cho mình là có lí và người khác phải theo lí của
mình, làm cho đối tác im miệng, chiếu hết cờ, làm mất thể diện v.v...
Theo chúng tôi, nguyên tắc lịch sự hoàn toàn khác với nguyên tắc
hợp tác. Khi người ta chấp nhận giao tiếp là người ta phải ít nhiều hợp
tác vì:
“Đây không phải là nguyên tắc đạo đức mà là điều kiện điều
chỉnh quyết định sự tồn tại của giao tiếp = Ce n’est pas d’un
principe moral […] qu’il s’agit ici, mais d’une “condition
régulatrice” dont dépend fondamentalement la viabilité de
l’échange.” (Kerbrat-Orecchioni, 1986:197)
Như vậy, chúng tôi muốn đặt sự hợp tác đối lập với sự không hợp
tác, sự không hợp tác sẽ ngăn cản một giao tiếp xuất hiện hay chấm
dứt nó. Và, một giao tiếp thỏa hiệp (Consensuelle) đối lập với một
giao tiếp đối đầu (Conflictuelle). Trong một cuộc giao tiếp, sự thỏa
hiệp hay đối đầu có thể thống trị nhưng luôn có sự hợp tác. Chúng ta
sẽ có sơ đồ sau đây:
Các chiến lược giao tiếp
Hợp tác
Thỏa hiệp

Đối đầu


Không hợp tác
Không có giao tiếp

Việc hợp tác có thể bị đe dọa bởi sự đối đầu quá mức (hoặc sự
thỏa hiệp quá mức). Theo Kerbrat-Orecchioni (1992:148): “Một mặt
quá đối đầu dẫn tới cái chết của giao tiếp thậm chí của người tham
thoại, nhưng mặt khác sự thỏa hiệp quá mức chỉ dẫn tới im lặng =
D’un côté, l’excès de conflit peut entraîner la mort de l’interaction,
voire des interactants; mais de l’autre, l’excès de consensus ne mène
224


lui aussi qu’au silence” và đối thoại luôn phải giữ được bình diện đối
lập. Moeschler (1985:153) khẳng định rằng:
“Khi tất cả mọi người đều đồng ý, chẳng còn gì để nói ; chỉ khi
nào có bất đồng thì trao đổi mới diễn ra = Quand tout le monde
est d’accord, il n’y a plus rien à se dire ; quand il y a désaccord,
la discussion est possible.”
Nếu người ta không thể không hợp tác khi tham gia giao tiếp
người ta hoàn toàn có thể không lịch sự:
“Có nhiều khi các quy tắc lịch sự không được áp dụng = Il y a
donc bien des cas où se trouve suspendu l’exercice des règles de
la politesse.” (Kerbrat-Orecchioni, 1992:155)
Và Windisch khẳng định rằng:
“Các lời châm chọc, cãi cọ, khẩu chiến, tranh luận, lời nói bất
đồng cũng là các hiện tượng xã hội và ngôn ngữ hiện hữu không
khác gì các cuộc đối thoại hòa hợp hay hòa bình nhất = Les
empoignades verbales, les engueulades, la guerre verbale, la
polémique, les désaccords verbaux sont des phénomènes sociaux
et langagiers tout aussi réels que les dialogues les plus

harmonieux et paisibles.” (1987:18)
Các điểm trên cho chúng ta thấy, trên thực tế, trao đổi có thể diễn
ra dưới hình thức hòa bình, thỏa hiệp, hòa hảo hay trái lại, hiếu chiến,
đối đầu, lăng nhục.
Như vậy theo chúng tôi, tất cả các cuộc giao tiếp có thể sắp xếp
giữa hai cực hòa bình và đối đầu. Ở cực hòa bình, chúng ta có các loại
hình giao tiếp như tâm tình ... khi đó mọi chiến thuật đều nhằm nâng
cao thể diện. Ở cực đối đầu, có các loại hình như chửi rủa, tranh
luận ... với mục đích làm mất thể diện của đối phương và tự đánh
bóng hình ảnh của mình không cần quan tâm đến thể diện người khác
và không cần làm giảm tính đe dọa của hành động mà mình thực hiện.
Giữa hai cực này là các giao tiếp mà sự thỏa hiệp và đối đầu cùng
tồn tại với các liều lượng khác nhau. Nói cách khác, mức độ đối đầu
thay đổi theo nhiều yếu tố.
Chúng tôi có quan điểm là các thành viên tham thoại không gặp
nhau để xây dựng hòa bình hay gây chiến mà các giao tiếp xã hội có
thể được coi là một sự thỏa thuận, trong đó các thành viên tham thoại
225


sẽ làm thay đổi liều lượng tùy theo một số yếu tố khác nhau. Trong
quá trình đó, sắc thái hòa bình hay đối đầu chiếm lĩnh. Tất cả những
điều đó dẫn chúng tôi đến một mô hình mới các chiến thuật giao tiếp
của Li-Hua Zeng1.
2.3. Mô hình các chiến thuật giao tiếp của Li-Hua Zheng
Tác giả đưa ra mô hình này trong quá tình phân tích các tình
huống giao tiếp khác nhau trong cộng đồng người Hoa tại Paris. Mô
hình này, lấy khái niệm thể diện làm trung tâm, bao gồm các hành
động xã hội cơ bản do người phát ngôn thực hiện và có thể sắp xếp
theo bốn góc độ:

1) Giành lấy thể diện “Gagner de la face”
Người phát ngôn tự nâng cao giá trị xã hội của mình trước công
chúng hoặc đối tác, hay nói cách khác là tự tìm uy tín xã hội. Việc
chấp nhận yếu tố này trong các hành động giao tiếp xuất phát từ cơ sở
lý luận: tất cả những người nói thay cho việc chờ đợi một cách bị
động đối tác bảo vệ thể diện của mình, anh ta có thể tự mình chủ động
tác động làm thay đổi hình ảnh và cảm nhận về mình, tạo ra một hình
ảnh có lợi bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau.
2) Cho thể diện “Donner de la face”
Hành động cho thể diện nhằm tăng cường giá trị thể diện xã hội
cho đối tác nhằm làm cho người ta vui vẻ và cải thiện quan hệ hay vô
hiệu hóa mối đe dọa thể diện đối tác do hành động của mình gây ra.
3) Bảo vệ thể diện của chính mình “Protéger sa propre face”
Hành động của người phát ngôn hoặc là bảo vệ thể diện của chính
mình trước mọi đe dọa từ đối tác, hay từ chính các hành động của
mình hoặc là cứu vớt thể diện của mình khi thể diện có thể bị mất.
4) Bảo vệ thể diện của đối tác “Protéger la face du partenaire”
Hành động của người phát ngôn bảo vệ thể diện của đối tác trước
tất cả các mối đe dọa do mình gây ra, hay do chính đối tác gây ra,
thậm chí còn do các thành viên tham thoại khác gây ra, trong đó có cả
việc cứu thể diện cho đối tác khi nó bị mất.
Trong mô hình này, hành vi giành lấy thể diện được tác giả coi là
quan trọng nhất vì theo tác giả đó là nền tảng trong đời sống xã hội.

1

Xem Li-Hua Zeng, 1998:56.
226



Đó chính là điểm khác biệt so với hệ thống lịch sự của KerbratOrecchioni: L có thể giành lấy thể diện cho mình “gagner de la face”.
Theo tác giả,
“Các cá nhân với bản tính coi trọng cái tôi trước hết nghĩ tới
mình. Anh ta sẽ cân nhắc cái được và cái mất trước khi hành
động. Anh ta hành động vì cái được và cái mất của chính mình
chứ không phải của người khác ... nếu anh ta tỏ ra hợp tác chính
bởi vì sự hợp tác đó có lợi cho anh ta = Les individus, plutôt
égocentriques, pensent d’abord à eux-mêmes. Un actant pèse les
coûts et les profits avant d’agir. Il s’agit de ses propres coûts et
profits personnels et non pas de ceux des autres … S’il se montre
coopératif c’est parce que cette coopération est avantageuse
pour lui.” (Zheng, 1998:155)
Và tác giả tự đặt mình vào nhóm người bi quan về giao tiếp
(pessimistes de la communication), đối với họ mọi đối thoại chỉ là một
kiểu trận mạc vì quyền lực.
2.4. Quan điểm của chúng tôi
Theo chúng tôi, cách nhìn thế giới như vậy là quá bi quan (trop
pessimiste). Chúng tôi đồng ý là con người có bản chất là ích kỉ, họ
nghĩ trước hết đến mình và cân nhắc cái được và cái mất của chính
mình trước khi hành động. Nhưng nếu tất cả các thành viên tham thoại
chỉ nghĩ đến thể diện của mình và chỉ hành động để tăng giá trị của
mình thì chỉ còn các cuộc giao tiếp đối đầu, thậm chí không có giao
tiếp và chỉ còn lại là chiến tranh.
Vì vậy các nguyên tắc lịch sự đã được tạo ra nhằm tránh hoặc làm
giảm tính căng thẳng trong các giao tiếp. Nhưng nếu các thành viên
tham thoại chỉ hành động theo các nguyên tắc lịch sự thì chỉ tồn tại
các giao tiếp thỏa hiệp.
Trên thực tế sự đối đầu và thỏa hiệp cùng tồn tại trong đời sống
hàng ngày, thậm chí ngay trong một cuộc giao tiếp. Các thành viên
tham thoại đều phải chịu các áp lực trái ngược và các mệnh lệnh đối

lập: mong muốn cá nhân và các nguyên tắc xã hội về lịch sự. Đó chính
là những quy tắc kép mạnh nhất (la plus forte double contrainte), đó
cũng chính là nguyên nhân của các tình huống khó xử (dilemmes) mà
các thành viên tham thoại phải vượt qua trong qua trình giao tiếp. Và
mâu thuẫn căn bản nhất chính là:
227


“Mâu thuẫn đối lập hai yếu tố đối nghịch từ thời nguyên thủy:
Cái tôi và người khác. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là: làm sao
kết hợp được việc tự bảo vệ mình với sự tôn trọng người khác? =
Celui qui oppose ces deux entités primitives et primitivement
antagonistes: L’Ego et L’Alter, et la grande question est la
suivante: comment concilier la préservation de soi et le respect
d’autrui?” (Kerbrat-Orecchioni, 1992:279)
Sự mâu thuẫn giữa cái tôi với người khác có thể được coi như sự
đối lập giữa cá nhân và xã hội. Lịch sự là một nhu cầu xã hội
(nécessité sociale). Nếu như con người có khuynh hướng tự nhiên
nghĩ về mình thì lịch sự dùng để phục vụ quyền lợi người khác và để
cân bằng giao tiếp. Các quy tắc lịch sự làm cho giao tiếp có thể diễn
ra. Lịch sự cho phép giảm sự căng thẳng, các mâu thuẫn luôn có khả
năng xuất hiện khi có mặt người khác.
Khi các thành viên tham thoại đứng trước mâu thuẫn giữa cái tôi
và người khác, thái độ của họ sẽ ra sao?
Khả năng thứ nhất: họ có thể hoàn toàn dẹp cái tôi trước người
khác và sử dụng các quy tắc lịch sự, hay trái lại hành động vì quyền
lợi của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của người khác bằng
cách bỏ qua các quy tắc lịch sự.
Khả năng thứ hai: Tìm các giải pháp thỏa hiệp trong sự mâu thuẫn.
Thực tế là các giao tiếp thỏa hiệp hay đối đầu luôn cùng tồn tại

trong cuộc sống hàng ngày, và với quan điểm nêu trên, chúng tôi muốn
đưa ra một mô hình mới về các chiến thuật giao tiếp liên quan đến thể
diện mà theo chúng tôi sẽ hoàn chỉnh hơn. Trong mô hình này có các
chiến thuật khác nhau để tăng cường và bảo vệ một hay nhiều thể diện
của người này hay người khác, đồng thời có cả các chiến thuật đe dọa
hay làm tổn hại đến thể diện người khác hay của chính mình.
2.5. Mô hình mới về các chiến thuật giao tiếp liên quan đến thể diện

Các
chiến
thuật


lợi
cho
L

Lịch sự

Bất lịch sự

Tránh hoặc làm giảm bớt các
mối đe dọa thể diện của chính
mình (bảo vệ thể diện của
chính mình).

Thực hiện các hành động
nâng cao thể diện của
mình (giành thể diện cho
mình).

228


liên
Tránh hoặc làm giảm nhẹ các
quan Bất hành động tự nâng cao thể diện
đến
lợi của chính mình (luật khiêm tốn
người cho = loi de modestie).
nói L L Thực hiện các hành động tự đe
dọa thể diện của chính mình
(tự làm đau = masochisme).
Tránh hoặc làm giảm nhẹ các
Có các mối đe dọa thể diện của A
Những lợi (bảo vệ thể diện của A).
chiến cho Thực hiện các hành động nâng
thuật A cao thể diện của A (Cho A thể
liên
diện).
quan
đến Bất
người lợi
nghe A cho
A

Tránh hoặc làm giảm nhẹ
các hành động nâng cao
thể diện cho A. (không
cho A thể diện)
Thực hiện các hành động

đe dọa thể diện của A
(Làm tổn hại đến thể diện
của A).

Với mô hình này, chúng tôi muốn đưa ra một số vấn đề mới như
sau:
1. Trước hết, các chiến thuật giao tiếp không chỉ bị ảnh hưởng bởi
các nguyên tắc lịch sự, một số chiến thuật vượt ra ngoài khuôn khổ
của hệ thống các nguyên tắc đó, chúng thể hiện mặt trái hay còn gọi là
mặt tiêu cực của giao tiếp (l’aspect négatif de la communication): bất
lịch sự. Các chiến thuật này thường bị trừng phạt (sanctionnées), hay
lưu ý (marquées) trong mọi xã hội.
Vậy một câu hỏi đặt ra là nghiên cứu vấn đề này với mục đích gì?
Trên thực tế, các chiến thuật bất lịch sự thường được sử dụng
trong một số loại hình giao tiếp và thậm chí còn trở thành nguyên tắc
cơ bản của các loại hình này. Ví dụ, trong một cuộc tranh luận chính
trị trên truyền hình giữa các ứng cử viên Tổng thống, một ứng cử viên
sẽ bị coi là không bình thường nếu như anh ta khen ngợi đối thủ, và sẽ
229


được coi là sáng giá khi biết cách hạ thấp hay làm mất thể diện của đối
phương. Một người bán hàng sẽ bị coi là kém khi không biết khen
ngợi (thậm chí còn nói quá) về mặt hàng mình đang bán.
Theo chúng tôi, mô hình này sẽ cho phép chúng ta nghiên cứu đầy
đủ hơn thực tế giao tiếp trong cuộc sống dưới góc nhìn thể diện. Mô
hình này có khác với các mô hình của lý thuyết lịch sự. Chúng cho
chúng ta một cái nhìn quá lạc quan về giao tiếp và không quan tâm
đến mặt trái của giao tiếp và các chiến thuật đối đầu. Các chiến thuật
này cũng tồn tại trên thực tế như các chiến thuật thỏa hiệp của lý

thuyết lịch sự.
2. Trong mô hình này, chúng tôi đưa ra các chiến thuật trái ngược
nhau: các chiến thuật nằm trong khuôn khổ của lịch sự và các chiến
thuật bất lịch sự. Và ngay cả trong khuôn khổ lịch sự cũng có các
chiến thuật trái ngược, đó là các chiến thuật có lợi và bất lợi cho người
phát ngôn. Chúng tôi nghĩ rằng những chiến thuật có lợi cho người
phát ngôn chỉ được xếp trong khuôn khổ lịch sự khi người phát ngôn
tự làm mất thể diện trở nên phiền phức (gênant) cho người nghe.
Nhưng nếu người phát ngôn tự bảo vệ thể diện thì anh ta đi ngược lại
với luật khiêm tốn và vì vậy sẽ bị coi là bất lịch sự.
Và nguyên tắc tự đe dọa thể diện của mình (produire des menaces
envers vos propres faces) đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp
của các xã hội châu Á. Chúng ta thường gặp các phát ngôn có tính hạ
thấp mình và nhiều hình thức ngôn ngữ có tính hạ thấp bản thân trong
từ vựng giao tiếp. Theo chúng tôi, đó chính là một biến thể của luật
khiêm tốn.
3. Các chiến thuật trong khuôn khổ lịch sự tương ứng với sắc thái
hoà bình của giao tiếp, khi đó:
“Người ta tỏ ra đáng yêu để người khác cũng như vậy, để bảo vệ
thể diện của mình như người ta mong muốn, người ta sẽ bảo vệ
thể diện của bạn và lúc đó mong muốn chiếm được cảm tình,
được lòng đối tác, quan trọng hơn là mong muốn chiến thắng
trong giao tiếp = On est aimable pour que l’autre le soit, pour
“préserver sa face” comme on souhaite qu’il préserve la vôtre et
où l’envie de conquérir la sympathie, de gagner le partenaire
230


l’emporte sur la simple envie de gagner la partie.” (AndréLarochebouvy, 1984:65)
Và các chiến thuật trong khuôn khổ bất lịch sự tương ứng với sắc

thái đối đầu của giao tiếp, khi đó “mong muốn chiến thắng và thống
trị là quan trọng = domine l’envie de gagner, de dominer” (ibid.:28).
Nói cách khác, các chiến thuật lịch sự có khả năng tước vũ khí
hay tạo hòa bình (désarmantes ou pacifiantes). Chúng làm giảm mức
độ căng thẳng và đối đầu trong giao tiếp. Trái lại các chiến thuật bất
lịch sự làm tăng mức độ đối đầu.
Trong giao tiếp, nếu chỉ quan tâm sử dụng một loại hình chiến
thuật thì có thể gây nguy hiểm cho giao tiếp bởi vì sự bất đồng và cả
sự đồng ý liên tục sẽ làm cho giao tiếp không tiến triển được, thậm chí
còn chấm dứt. Trên thực tế, hai loại hình chiến thuật này có tính bù trừ
và cân đối. Dù sao trong một tình huống nhất định, trong một loại hình
giao tiếp, trong một xã hội nhất định, một số chiến thuật được ưu tiên
tuỳ theo mục đích giao tiếp. Một cuộc giao tiếp nhìn chung có thể
được đánh giá là hòa bình ở mức độ ít hay nhiều hay ngược lại là đối
đầu.
4. Trong một cuộc giao tiếp, bốn mặt thể diện cùng tồn tại. Chúng
không được nhìn nhận một cách độc lập mà là phụ thuộc lẫn nhau.
Khi người nói (L) đe dọa thể diện của người nghe (A), anh ta đồng
thời đe dọa thể diện của chính mình vì anh ta có nguy cơ bị coi là bất
lịch sự. Trái lại, khi L ca ngợi thể diện của A, anh ta ca ngợi đồng thời
thể diện của mình vì được coi là lịch sự. Hơn thế nữa, các hành động
ngôn ngữ có thể đồng thời đe dọa và tăng cường bốn mặt thể diện, ví
dụ như hành động trao tặng (offre):
- Cho thấy sự xứng đáng của A
- Nhưng cũng đặt A vào tình trạng nợ nần
- Cho thấy tính quảng đại của L
- Nhưng cũng tạo ra mới đe doạ thể diện cho L: mất một phần thể
diện âm tính và thể diện dương tính bị đe dọa nếu A từ chối.
Vì vậy, các thành viên tham thoại phải biết cách sử dụng các chiến
thuật đối đầu một cách mềm dẻo để không làm mất thể diện quá đáng

231


của đối tác. Đe dọa hay tăng cường thể diện phải tùy theo các nguyên
tắc được sử dụng và tùy theo tiến triển của giao tiếp và đặc biệt là ý đồ
chiến thuật của thành viên tham thoại. Các nguyên tắc đó thường có
tính bù trừ.
5. Theo chúng tôi, trong giao tiếp các thành viên tham thoại sử dụng
các chiến thuật như trò chơi con lắc (un jeu de balançoire): họ có thể
lắc về phía lịch sự sau đó về phía bất lịch sự. Hoạt động đó tạo ra một
vùng mà chúng tôi muốn gọi là vùng hành động (zone d’action) cho
mỗi giao tiếp. Chúng tôi thể hiện ý tưởng đó bằng sơ đồ sau:

Bất lịch sự

B

Q

lịch sự

Sơ đồ này cho chúng ta thấy, vùng hành động có hai ranh giới: B
= bất lịch sự (impolitesse) và Q = quá lịch sự (hyperpolitesse), dù các
ranh giới này không phải lúc nào cũng thật rõ ràng. Các thành viên
tham thoại có thể hành động thoải mái trong vùng hành động mà
không phải lo bị lưu ý (marqués). Nhưng nếu khi một người vượt qua
ranh giới (B), anh ta sẽ bị coi là bất lịch sự và khi anh ta vượt quá ranh
giới (Q), anh ta sẽ bị đánh giá là quá lịch sự (hyperpoli), nói cách khác
anh ta không còn tuân thủ các nguyên tắc cần thiết khi vượt qua các
ranh giới.

Trong một loại hình giao tiếp, trong một tình huống tương tự,
vùng hành động này có thể ít nhiều rộng hay hẹp tùy theo từng xã hội
hay cộng đồng giao tiếp. Vùng này có thể xê dịch về cực bất lịch sự
(giao tiếp sẽ có tính đối đầu hơn), hay lịch sự (giao tiếp sẽ có tính thỏa
hiệp hơn). Chúng ta có thể sơ đồ hóa hiện tượng đó như sau:

Bất lịch sự

B

X1
B

X2

Q
Q

lịch sự

Trong sơ đồ này, các giao tiếp của xã hội X1 có vùng hành động
rộng hơn rộng hơn vùng hoạt động của xã hội X2, các thành viên sẽ tự
232


do hơn trong việc thực hiện các hành động ngôn ngữ nhưng cũng tạo
nên sự bất ổn hơn trong việc bảo vệ thể diện.
Các giao tiếp trong xã hội X1 sẽ căng thẳng hơn so với giao tiếp
trong xã hội X2 vì vùng hành động nằm sát hơn cực bất lịch sự.
Để hình dung ra vùng hoạt động của một hành động ngôn ngữ

trong một loại hình giao tiếp, trong một xã hội nhất định, trong một
tình huống cụ thể, chúng tôi đề nghị cách tính như sau:
Ví dụ đối với một hành động đe dọa thể diện, chúng ta thường
thấy có ba dạng thể hiện:
1. Làm giảm nhẹ (adoucie)
2. Không làm giảm nhẹ (non adoucie)
3. Tăng cường (durcie)
- Giả sử trong xã hội X1, chúng ta có kết quả thống kê như sau:
33,3% hành động được làm giảm nhẹ, 33,3% không được làm
giảm nhẹ và 33,3% được tăng cường
- Trong xã hội X2, chúng ta có kết quả thống kê như sau:
70% hành động được làm giảm nhẹ, 20% không được làm giảm
nhẹ và 10% được tăng cường
- Trong xã hội X3, chúng ta có kết quả thống kê như sau:
10% hành động được làm giảm nhẹ, 20% không được làm giảm
nhẹ và 70% được tăng cường
Chúng ta có thể nói trong xã hội X1, vùng hành động rộng hơn và
nằm giữa hai cực: lịch sự và bất lịch sự; trong các xã hội X2 và X3
vùng hoạt động hẹp hơn vì các thành viên tham thoại chỉ nghiêng
nhiều về một cực. Nói cách khác, sự thể hiện của hành động ngôn ngữ
chỉ tập trung vào một dạng thì vùng hoạt động sẽ hẹp hơn.
Xã hội X2 và xã hội X3 có cùng một độ lớn của vùng hành động,
nhưng giao tiếp trong xã hội X2 có tính thỏa hiệp nhiều hơn trong xã
hội X3 vì vùng hoạt động sát với cực lịch sự hơn.
Tất nhiên chúng tôi cũng cho rằng việc tính toán này không phải
là một tính toán có tính toán học (luôn cho kết quả chính xác). Nhưng
sự tính toán này cũng cho chúng ta một ý niệm nào đó về mức độ lịch
sự hay bất lịch sự và mức độ tự do trong việc thể hiện các hành động
ngôn ngữ dù cho kết quả tính toán chỉ có tính tương đối.
Khái niệm về vùng hành động, theo chúng tôi, là rất quan trọng vì

các thành viên tham thoại phải hành động trong giới hạn của vùng đó
233


nếu không muốn hành động của họ bị lưu ý (marqués). Hơn thế nữa,
người ta có thể được coi như có khả năng giao tiếp tốt khi có khả năng
hành động gần với các giới hạn. Trong tiếng Việt có thành ngữ : Đi
với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta có thể hiểu
rằng con người ta phải biết ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
thỏa hiệp hay đối đầu vì sự bất lịch sự thái quá và cả lịch sự thái quá
đều trở nên phiền phức, thậm chí đe dọa đối với giao tiếp. Nói cách
khác, trong một hình huống có tính nghi lễ xã giao, người ta phải ứng
xử một cách lịch sự, trang trọng. Trái lại, ví dụ, trong một nhóm bụi
đời, nếu không biết nói tục chửi thề, người ta sẽ bị loại khỏi nhóm.
Các thành viên tham thoại phải biết tính toán chính xác mức độ
lịch sự và bất lịch sự khi thực hiện các hành động ngôn ngữ để luôn
luôn nằm trong vùng hành động. Việc tính toán này không chỉ ở mức
độ hành động ngôn ngữ mà trên cả giao tiếp vì theo từng loại hình
giao tiếp, trong một tình huống giao tiếp nhất định, theo diễn biến của
giao tiếp mà người ta có thể hành động một cách lịch sự nhiều hơn
hay ít hơn. Điều đó có nghĩa là một giao tiếp thường không diễn ra
theo một sắc thái (thỏa hiệp hay đối đầu), các thành viên sẽ nghiêng
về phía lịch sự nếu thấy thể diện của đối tác quá bị đe dọa và cũng sẽ
nghiêng về phía bất lịch sự nếu thể diện của chính mình quá bị đe dọa
nhằm giữ được sự cân bằng có tính bù trừ.
Như vậy chúng ta còn có một vấn đề cần giải quyết: Các hành
động có tính đe dọa thể diện FTAs, được thể hiện mà không có bất cứ
phương thức lịch sự nào, nhưng lại nằm trong vùng trong hành động
thì sẽ được coi là lịch sự hay bất lịch sự? Để trả lời cho câu hỏi này
chúng ta hãy xem xét khái niệm “không lịch sự = apolitesse” của

Kerbrat-Orecchioni.
2.6. Khái niệm “không lịch sự” của Kerbrat-Orecchioni
Tác giả lấy việc phân tích hành động thỉnh cầu làm điểm xuất
phát, theo tác giả đây là:
“Hành động có tính đe doạ thể diện điển hình, chứa rất nhiều yếu
tố xã hội và quan hệ, và tạo ra rất nhiều hình thức thể hiện trong
phần lớn các ngôn ngữ = Un acte menaçant par excellence, riche
en implications socio-relationnelles, et offrant une grande
variété de réalisations dans la plupart des langues.” (KerbratOrecchioni, 2001:173)
234


Rất nhiều công trình nghiên cứu đa dạng về hành động ngôn ngữ
này, đặc biệt trong hướng đối chiếu. Các công trình này đã nêu ra các
điểm tương đồng đáng kể trong hoạt động của hành động này trong
nhiều ngôn ngữ và cả các nét khác biệt quan trọng. Trong các điểm
tương đồng, cách thể hiện thường được ưa chuộng là cách thể hiện
gián tiếp có quy ước (formulations indirectes conventionnelles).
Nhưng đồng thời các tác giả nêu trên cũng thấy nhiều sự khác biệt
trong các cách thể hiện gián tiếp này: trong tiếng Pháp, các hình thức
thể hiện được ưa chuộng nhất là “Tu peux/pourrais fermer la porte?”
và trong tiếng Việt là “Đóng (giúp) hộ cái cửa! = Aide-moi à fermer la
porte!”. Trong một ngôn ngữ, một số cấu trúc có thể được sử dụng
trong việc thể hiện các lời thỉnh cầu gián tiếp có quy ước, nhưng lại
hoàn toàn vắng mặt trong một ngôn ngữ khác cũng với giá trị đó. Các
cách thể hiện gián tiếp luôn được dùng trong việc bảo vệ thể diện.
Nhưng trong cùng một ngữ cảnh giống hệt nhau, tùy thuộc vào nền
văn hóa của mỗi người, người ta sử dụng các cách thức ít nhiều trực
tiếp hay gián tiếp để thể hiện cùng một hành động thỉnh cầu. Điều này
dẫn đến một vấn đề nhạy cảm khi nghiên cứu đối chiếu:

“Có nên coi người Đức là kém lịch sự trong trường hợp họ thẳng
thắn hơn người Anh trong cách thể hiện các hành động thỉnh
cầu? = Faut-il considérer que les Allemands, étant plus brutaux
que les Anglais dans la formulation de leurs requêtes, sont aussi
moins polis à cet égard?” (Kerbrat-Orecchioni, 2001:175)
Chúng ta sẽ phải rất thận trọng khi phân tích hiện tượng này:
1. Như chúng tôi đã trình bày phần trên, cảm giác về lịch sự (hay
không lịch sự) của một hành động ngôn ngữ không chỉ phụ thuộc vào
cách thức thể hiện mà còn phụ thuộc vào những gì xung quanh nó và
đặc biệt là các yếu tố có thể làm giảm tính đe dọa (hay làm tăng tính
đe dọa). Để đánh giá mức độ lịch sự của một hành động ngôn ngữ, cần
phải tính tới tất cả các yếu tố tạo nên nó.
2. Trong giao dịch mua bán ở Việt Nam, lịch sự thường bị bỏ qua
trong quan hệ người mua và người bán. Họ coi đó như là một cuộc
chiến nho nhỏ, trong đó phải rất thận trọng để giành thắng lợi (chúng
tôi sẽ trình bày phần này trong chương sau).
Để làm rõ hơn vấn đề này, Kerbrat-Orecchioni đưa ra một ví dụ :
trong cùng một tình huống giao tiếp, cách thể hiện bình thường nhất
235


(được chờ đợi và không bị lưu ý) được dịch tương ứng sang tiếng
Pháp như sau:
(1) “Ferme la fenêtre” tại Israël.
(2) “Pourrais-tu fermer la fenêtre ?” tại Pháp.
(3) “Voudrais-tu fermer la fenêtre ?” tại Anh.
Làm sao có thể giải thích hiện tượng này dưới góc độ lịch sự?
Trong tính huống giao tiếp liên văn hóa, nếu người sử dụng cấu
trúc trực tiếp hơn (không làm giảm tính đe dọa) sẽ bị coi là bất lịch sự,
bởi người ta hay sử dụng cách thể hiện mềm mỏng hơn theo quy tắc

giao tiếp của nền văn hóa đó. Nhưng trái lại, trong tình huống giao
tiếp trong nội bộ một nền văn hóa, không có đánh giá nào như vậy cả
vì các thành viên tham thoại chia sẻ các quy tắc giao tiếp giống nhau.
Có cần phải chấp nhận rằng trong bản chất cách thể hiện (3) lịch
sự hơn cách thể hiện (2) và cách thể hiện (2) lịch sự hơn cách thể hiện
(1) khi không tính đến yếu tố văn hóa? hay ngược lại, coi cả ba cách
thể hiện là tương đương nhau bởi vì chúng đều phù hợp với tình
huống phát ngôn?
Đối với một số nhà nghiên cứu ngữ dụng học, lịch sự được xác
định bởi việc tôn trọng hợp đồng giao tiếp có hiệu lực “contrat
conversationnel en vigueur” trong tình huống giao tiếp liên quan, điều
đó có nghĩa là những gì phù hợp với quy tắc đều phải coi là lịch sự.
Nhưng theo Kerbrat-Orecchioni,
“Người ta khó chấp nhận là lịch sự với một mệnh lệnh sử dụng
trong việc huấn luyện quân sự và ngược lại là bất lịch sự với một
lời cảm ơn quá mức hay một lời xin lỗi thừa = On a du mal
admettre qu’est “poli” un ordre vociféré durant un entraînement
militaire et à l’inverse qu’est “impolie” la production de
remerciements excessifs ou d’excuses superflues.” (2001:176)
Một lí thuyết lịch sự chỉ có thể ứng dụng khi nó chấp nhận ngoài
hai phạm trù có tầng bậc lịch sự và bất lịch sự, một phạm trù trung
tính đó là không lịch sự (non-politesse hay apolitesse).
Quay trở lại với ví dụ các hành động thỉnh cầu được nêu trên:
- (1) dưới góc nhìn này sẽ là không lịch sự “non-poli” (hay “apoli”)
(phát ngôn không lịch sự vì không có bất kì hình thức làm giảm tính
đe dọa nào nhưng cũng không bị coi là bất lịch sự vì việc sử dụng các
phương tiện làm giảm tính đe dọa là không cần thiết).
236



×