Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐỀ TÀI Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng lúa cao sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.44 KB, 46 trang )

-1-

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng
lúa cao sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Trà Vinh”
2008-2010
MỞ ĐẦU
Lúa là nguồn lương thực chính cho hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới. Chỉ tính
riêng tại Châu Á, hơn 2 tỷ người tiêu dùng lúa gạo và 70% năng lượng calo của họ từ
lúa gạo. Tại Châu Phi, lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất đối với người
nghèo có thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa nước
mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài
nguyên khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đa dạng về cơ cấu giống cây
trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa địa phương cổ truyền. Ngoài Thái Lan thì Việt
Nam là nước thứ hai xuất khẩu gạo hàng đầu trong thị trường gạo thế giới. Chính vì
thế mà ở các nước Châu Á có rất nhiều nghiên cứu về phát triển giống lúa ngày càng
có năng suất cao trong đó có Việt Nam.
Nhu cầu thị trường trên thế giới đòi hỏi chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu
phải luôn đạt tiêu chuẩn hơn về chất lượng lẫn số lượng. Một số thị trường khó tính
đòi hỏi hạt “gạo sạch” nghĩa là không sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhiều phân
bón. Chính vì thế mà nước ta đã áp dụng nhiều chương trình mới trong sản xuất lúa
như “3 giảm, 3 tăng”, ngoài ra còn có chương trình mới “1 phải, 5 giảm” đang áp dụng
thử nghiệm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đảm bảo nguồn gạo sạch đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu.
Đặc biệt BSCL là nơi vựa lúa lớn nhất nước và là nơi cung cấp hơn 80% lượng
gạo xuất khẩu mỗi năm. Nguồn lúa xuất khẩu của ĐBSCL thì lúa cao sản chất lượng
cao chiếm một phần lớn đáp ứng được đa phần thị trường xuất khẩu: Hạt gạo trong ít
bạc bụng, hàm lượng amylose dưới hoặc bằng 25%, một số giống có mùi thơm,....Điều
này cho thấy cây lúa chiếm vị trí rất quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng. Mặc dù thời gian qua chúng ta đã đẩy mạnh phát


triển nhiều giống lúa, áp dụng khoa học vào trong canh tác, song thế mạnh trên vẫn
chưa thực sự phát huy hết tiềm năng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh như yêu
cầu đặt ra hiện nay.
Bên cạnh đó ĐBSCL còn có nhiều bất ổn do sự bùng phát của giống lúa như IR
50404, OM 576 theo thống kê năm 2008 ở một số tỉnh chiến tỷ lệ rất cao như: Đồng


-2-

Tháp 43%, Trà Vinh 40%, Vĩnh Long 30%, Tiền Giang 31%, An Giang 27%,... sự bất
ổn trên là nguy cơ bùng phát dịch rầy nâu. Bởi vì theo Cục trồng trọt nhằm để đảm bảo
sự đa dạng sinh học, giảm áp lực bùng phát dịch hại thì ở mỗi địa phương diện tích
dành cho mỗi giống dù giống đó có khả năng kháng rầy nâu cũng không vượt quá
20%. Chính vì thế, với mục tiêu là thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất giống làm
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất và tăng thu nhập của người nông
dân. ĐBSCL một số tỉnh đã thực hiện sản xuất thử nghiệm giống lúa chất lượng cao
như Bến Tre, Cần Thơ,...đạt hiệu quả trong việc bổ sung nguồn giống mới cho tỉnh.
Trà Vinh cũng là một trong những tỉnh cần có một số giống mới nhằm thay thế
những giống địa phương đang thoái hoá dần. Việc nghiên cứu để bổ sung vào cơ cấu
giống của tỉnh là hết sức cần thiết để đảm bảo nguồn giống sản xuất có năng suất và
chất lượng cao, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Việc đưa giống lúa cao sản chất
lượng cao vào sản xuất thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng thích nghi và xây dựng
các mô hình sản xuất có triển vọng trong điều kiện của địa phương đặc biệt cho vùng
chuyên canh tác lúa là rất cần thiết.
Tất cả các vấn đề nêu trên chúng ta đặt ra các câu hỏi làm thế nào có một số
giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho nông dân sản xuất lúa trong tỉnh Trà Vinh? Ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật nào nhằm tăng thu nhập, tăng chất lượng sản phẩm mà hạn chế ít
nhất mức chi phí cho người nông dân trong sản xuất lúa? Làm thế nào để có sự tham
gia đánh giá chất lượng giống của người nông dân?,...Để trả lời các câu hỏi nêu trên
việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng

lúa cao sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Chọn 6 giống lúa cao sản chất lượng cao và 01 giống đối chứng tại địa
phương đưa vào sản xuất khảo nghiệm, so sánh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Chọn ra 2-3 giống đưa vào xây dựng mô hình sản xuất thử tại vùng nghiên
cứu tỉnh Trà Vinh.


-3-

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Giống là yếu tố hàng đầu trong các yếu tố tạo nên năng suất, chất lượng của cây
trồng trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định tiềm năng, năng suất, tính ổn định, khả
năng thích ứng của các giống với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng vùng,
từng địa phương là việc làm vô cùng cần thiết. Chính vì thế trong sản xuất lúa yếu tố
giống cũng là một trong những yếu tố đi đầu nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập cho
người dân.
Việt Nam có khoản 50% giống lúa sử dụng là của IRRI hoặc có nguồn gốc từ
IRRI. IRRI đã có những đóng góp trong công cuộc phát triển ngành nông nghiệp của
Việt Nam, đặc biệt là về cây lúa, đã đem lại hiệu quả thiết thực. Một số kết quả nghiên
cứu: Năm 2002 nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thuỷ lợi, quản
lý cây trồng tổng hợp nên năng suất lúa tăng từ 4,24 lên 4,57 tấn/ha
(); hai giống lúa của Việt Nam là Nàng Hương Chợ Đào và
Một Bụi đã được IRRI chuyển gien có chứa hàm lượng vitamin A, hạt gạo có màu
hồng đỏ, các nhà khoa học của IRRI đã chuyển gien thành công, với kết quả trong gạo
có vitamin A, nguyên tố vi lượng sắt (giúp hình thành tế bào máu) và gien BT để
kháng sâu đục thân lúa. Theo nghiên cứu, ăn gạo có vitamin A sẽ giúp người tiêu thụ
giảm sự mù mắt, đặc biệt là trẻ em. Màu hồng đỏ là màu biểu hiện hạt gạo có chứa tiền
vitamin A ( Tiếp theo bước đột phá khám phá giải mã bộ gen

của lúa gạo, các nhà khoa học của IRRI cũng tạo ra hơn 40.000 giống mới, băng cách
sử dụng các chất hóa học hoặc tia phóng xạ để loại bỏ các đoạn ngẫu nhiên trong
nhiễm sắc thể của gạo ( />Một số nghiên cứu khác của công ty Bayer CropScience của Singapore đã mở
một cơ sở nghiên cứu tạo ra giống lúa vừa cho năng suất cao vừa kháng được sâu
bệnh, đã có nhiều giống lúa có năng suất chất lượng cao hơn các giống lúa thường 20
– 30%. Hiện nay, các giống này đã được trồng ở Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và 4 nước
khác. Trong đó Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và thương mại hoá các giống
lúa lai có năng suất cao hơn các giống lúa thuần truyền thống. Đặc biệt Philippin được
sự hỗ trợ của FAO, viện nghiên cứu lúa IRRI và Trung Quốc lúa lai cũng được thương
mại hoá, chính phủ Philippin đã có nhiều chính sách phát triển giống lúa lai từ năm
2003 – 2007.
1. Tình hình nghiên cứu về cây lúa ở các tỉnh phía Bắc:
Ở các tỉnh phía Bắc có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cây lúa, mục
đích chính của các công trình nghiên cứu là tìm ra những giống lúa mới vừa thích nghi


-4-

vừa đạt năng suất hay nói cách khác là tăng lên về mặt số lượng và chất lượng, một số
nghiên cứu cụ thể như:
- Khảo nghiệm chọn lọc tập đoàn giống lúa, qua một năm thực hiện và kế thừa
các kết quả đề tài nhiều năm trước, các giống có triển vọng đã được đưa ra khảo
nghiệm và sản xuất thử. Đề tài đã chọn được một số giống có triển vọng, đề nghị bổ
sung vào cơ cấu giống của tỉnh đó là hai giống lúa Thiên Nguyên Ưu 9, Thiên Nguyên
Ưu 16 và một giống ngô HN45. Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra một số biện pháp kỹ
thuật gieo trồng cho các giống có triển vọng và tuyên truyền, quảng cáo thông qua các
hội nghị đầu bờ, các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn kỹ thuật bằng các tờ
rơi và thông qua các mô hình khuyến nông để đưa vào sản xuất nhanh chóng.
- Nghiên cứu về đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo
giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam của Trường

Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp điều tra, thu thập, phân loại giống
lúa địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di truyền lai tạo giống
lúa cho vùng nước trời phía Bắc Việt Nam như G4, G6, G10, G13, G14, G19, G22,
G24. Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC 93-1 phục vụ sản xuất lương
thực phía Bắc ở vùng cao của viện bảo vệ thực vật Từ Liêm, Hà Nội với phương pháp
chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn chọc LC 93-1 có thời
gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4 tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt,
thích
hợp
cho
đồng
bào
dân
tộc
nghèo

vùng
cao
( />- Nghiên cứu chọn giống lúa chịu hạn của Viện cây lương thực thực phẩm với
phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các dòng
lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để
tạo ra tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá, năng suất cao như CH 2, CH 3, CH 133,
CH 5 trồng rộng rãi ở miền Trung du miền núi phía Bắc, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên ( />- Với mục tiêu giúp các hộ nông dân nâng cao nhận thức và tiếp cận với các
tiến bộ kỹ thuật mới, dần trở thành các chuyên gia nông hộ trong việc thực hiên một
cách hiệu quả 3 giảm 3 tăng và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững,
Tầm nhìn Thế giới vừa thí điểm thành công hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) tại
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong vụ xuân 2008. Kết quả cho thấy, nông dân đã
tăng năng suất lúa thêm 10% trong khi giảm được 50-60% lượng thóc giống, 10-20%
lượng phân bón, 40 -50% thuốc bảo vệ thực vật thông qua mô hình SRI. Tới thời điểm

cuối vụ đông xuân 2009 có trên 264.000 nông dân áp dụng toàn phần và từng phần
SRI trên 85.422 ha tại 21 tỉnh miền Bắc; trong đó tại 6 tỉnh chương trình hỗ trợ, số
nông dân áp dụng và diện tích áp dụng chiếm 43%. Việc áp dụng SRI làm giảm chi


-5-

phí đầu vào, tăng năng suất đã làm lợi thêm cho nông dân từ 1,8-3,5 triệu đồng/ha/vụ
().
Qua các nghiên cứu đã đóng góp cho việc bổ sung giống lúa mới cho vùng mặt
dù không trực tiếp ảnh hưởng đến cùng nghiên cứu, nhưng những vấn đề đã được
nghiên cứu trước đây, rút ra các thuận lợi khó khăn làm cơ sở, tài liệu tham khảo để
các nghiên cứu sau này được tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu về cây lúa ở các tỉnh phía Nam:
Ở phía Nam công tác nghiên cứu chọn tạo khảo nghiệm và bình chọn giống lúa
được nghiên cứu rất mạnh mẽ vì ĐBSCL là nơi vựa lúa lớn nhất nước. Một số Viện
Trường và các tỉnh mỗi năm đều nghiên cứu tìm ra giống thích hợp cho từng địa
phương, trong đó Viện Lúa ĐBSCL là nơi nghiên cứu để chọn tạo ra các giống lúa có
năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi với các
điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, xây dựng các qui trình kỹ thuật canh tác tiên
tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Viện lúa ĐBSCL cũng đã chọn tạo và phóng thích các giống lúa mới có khả
năng chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,đáp ứng kịp thời và hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch gây ra. Nhiều giống lúa cao sản chất lượng
cao phục vụ xuất khẩu cũng được Viện nghiên cứu chọn tạo và đưa vào sản xuất. Mới
đây, Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu những giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa
thích nghi với biến đổi khí hậu như ngập mặn, khô hạn, nắng nóng, ngập úng… bước
đầu mang lại những thành quả tốt ( />Việc chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất của Viện lúa ĐBSCL: Ở mỗi tỉnh đều
có vệ tinh khảo nghiệm giống lúa mới thông qua các tổ sản xuất giống hay các nông
dân sản xuất lúa. Theo Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương cho

biết: Trong tổng số 6,88 triệu ha gieo trồng lúa của cả nước, diện tích sử dụng giống
lúa do Viện lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt 50,1% diện tích, đóng góp 5/10 giống lúa
được trồng phổ biến nhất trong cả nước và 8/10 giống được trồng nhiều nhất ở
ĐBSCL. Hàng năm, Viện đều tổ chức sản xuất và cung ứng giống lúa siêu nguyên
chủng, giống nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các địa phương,
góp phần đưa tổng diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL sử dụng giống đạt tiêu chuẩn các
cấp từ dưới 10% (năm 1999) lên hơn 34% như hiện nay
( />Viện cũng đã xây dựng được 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc
gia đã được nông dân áp dụng và mang lại hiệu quả lớn. Giải pháp thâm canh tổng hợp
“3 giảm 3 tăng” đạt khoảng 35% diện tích trồng lúa vùng ĐBSCL tương đương
khoảng 1,2 triệu
ha, hiệu
quả
mang lại 1,1
triệu đồng/ha
( />

-6-

Trường Đại Học Cần Thơ cũng là nơi lai tạo cung ứng giống lúa đứng thứ hai ở
ĐBSCL, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL chính thức được thành lập theo quyết
định số 269/QĐ-ĐHCT.TCCB ngày 24-03-2005 cuả Hiệu trưởng trường Đại học Cần
Thơ thực hiện nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt từ năm 1977 đến 2006, Viện đã
chọn tạo được trên 50 giống lúa cao sản ngắn ngày, 18 giống trung vụ đưa ra sản xuất
đại trà, có 13 giống lúa được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia và hiện đang
phóng thích nhiều giống lúa triển vọng. Một số giống lúa như: MTL250, MTL364,
MTL392, MTL422, MTL325, MTL384.... có năng suất cao, có mùi thơm, đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhiều vùng sinh thái ở ĐBSCL, và
được nông dân rất ưa chuộng, trồng nhiều ở Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu
Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang....( />Mặt khác, kỹ thuật ngày càng hiện đại, đòi hỏi nhu cầu giống ngày càng tốt nên

việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng các mô hình trồng lúa cao sản chất lượng cao
phục vụ nhu cầu nội địa xuất khẩu là hết sức cần thiết nhằm theo kịp sự phát triển nền
nông nghiệp và khai thác tốt tiềm năng sản xuất. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực
chọn giống lúa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như sau:
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu Long
của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng dụng công
nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng
ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt như
OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405, OM4495, OM4498,
OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ ĐBSCL ( />- Nghiên cứu thực nghiệm xác định cơ cấu giống lúa chất lượng cao trên địa
bàn tỉnh Bến Tre do Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Bến Tre chủ trì thực hiện đã
đưa thực nghiệm 10 giống lúa cao sản và 05 giống lúa mùa, kết quả chọn được giống
OMCS 2000 và OM 3536 có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt, thích nghi rộng.
- Nghiên cứu giống lúa cho vụ Hè Thu và Thu Đông vùng Tây Nam Bộ: Tổng
kết từ 120 thí nghiệm so sánh và 18 cuộc đánh giá trên ruộng trình diễn tại 17 tỉnh phía
Nam và Viện lúa ĐBSCL tại hai vụ Hè Thu 2007 và Hè Thu 2008 cho thấy có tổng
cộng 161 giống đạt thành tích tốt nằm trong thứ tự cao từ 1 đến 5. Trong 161 giống
này, các giống đạt năng suất cao là OM 4900 (21,7%), OM 6073 (19,3%), OM 6162
(15,5%). Ba giống cùng có tầng suất 9,9% là OM 5199, OMCS 2000, OM 3689.
Những giống có tầng suất biến thiên từ 6,8 đến 8,1% xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là
OM 5490, OM 4097, OM 4286, OM 6377, OM 4495, OM 6677, OM 5472.
( />- Trung tâm Giống cây trồng Bến Tre đã tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa
khảo nghiệm vụ đông xuân 2008-2009. Trong 2 vụ Đông xuân và Hè thu hàng năm,


-7-

Trung tâm Giống cây trồng Bến Tre đều tiến hành sản xuất khảo nghiệm giống nhằm
đánh giá, tuyển chọn nhiều bộ giống lúa mới có năng suất, chất lượng gạo tốt bổ sung
vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, phục vụ cho bà con nông dân. Vụ Đông xuân 20082009, Trung tâm giống cây trồng đã tiến hành sản xuất khảo nghiệm 161 giống. Trong

đó có 132 giống khảo nghiệm, bao gồm 67 bộ giống của Viện lúa ĐBSCL, 65 giống
của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, 12 bộ giống sản xuất thử do Trung tâm chọn
ra từ vụ hè thu năm 2008, 7 bộ giống lúa thơm và 10 bộ giống lọc dòng, nông dân và
cán bộ kỹ thuật đã chọn ra 10 bộ giống có ưu điểm nổi bật như giống OM6162,
OM4900, OM6677, HG2, OM6068, OM1348, OM6073, MTL623, OM2474 và
OM2478. Trong đó, hai giống OM4900 và OM6677 là những giống đứng đầu trong
cuộc bình chọn của Viện lúa ĐBSCL và các tỉnh ĐBSCL ( />- Hiện nay, một số giống lúa mới của Viện Lúa ĐBSCL xác định có khả năng
kháng mặn khá cao như OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166... đã và
đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh: Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre. Kết
quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan, trong đó giống lúa OM5464 đang
được đề nghị nhân rộng và trình Bộ NN-PTNT công nhận là giống lúa sản xuất thử
trong năm 2010 ( />Thêm vào đó, sản suất lúa ở ĐBSCL đã áp dụng quy trình canh tác tiên tiến
theo tiêu chuẩn VietGAP tại một số tỉnh ĐBSCL, quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng
cao.
Tất cả các vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu đã góp phần rất lớn cho
sự phát triển cây lúa nói riêng và nền nông nghiệp nói chung. Nó làm cơ sở và nền
tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
3. Tình hình nghiên cứu về cây lúa tỉnh Trà Vinh:
Phát triển nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Trà Vinh, để đạt
được năng suất cao trong sản phẩm tạo ra thì khâu đầu tư về giống là rất quan trọng,
thời gian quan đã có nhiều nơi như Trung tâm Giống nông nghiệp, một số đề tài dự án
đã khảo nghiệm và chọn tạo nhiều giống mới nhưng so với nhu cầu giống của xã hội
thì vẫn chưa đáp ứng đủ, do đó không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của địa phương
về giống nhằm theo kịp sự phát triển trong nền nông ngiệp và khai thác tốt tiềm năng
sản xuất.
Một số đề tài nghiên cứu về cây lúa như:
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa đặc sản và cao sản theo phương
pháp hữu cơ sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh do tác giả Nguyễn Hồng



-8-

Sơn và Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thực hiện, kết quả mô
hình khả thi đạt hiệu quả cao.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật nông
nghiệp để làm giảm giá thành và tăng năng suất chất lượng lúa gạo tại tỉnh Trà Vinh
do tác giả Nguyễn Thị Lộc và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ trì cũng đạt
kết quả cao như mục tiêu đã đề ra.
+ Nghiên cứu xây dựng phát triển mạng lưới nhân giống lúa và cung cấp lúa
thơm tác giả cho tỉnh Trà Vinh do tác giả Nguyễn Thị Lang thuộc Viện lúa ĐBSCL
chủ trì, kết quả đạt được có hai giống được phục tráng cho tỉnh Trà Vinh là
KhaoDawMali 105 và Jasmine 85. Bên cạnh đó, cần bổ sung một số giống có triển
vọng là OM 2718, OM4498, OM2717, OM3214 ngắn ngày phục vụ theo yêu cầu sản
xuất lúa 3 vụ.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất giống lúa có năng suất, chất lượng và
so sánh 4 giống triển vọng tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh do tác giả Lâm Ngọc Triết
thuộc Sở Nông nghịêp và Phát triển nông thôn Trà Vinh chủ trì, kết quả đã đưa ra 4
giống cho năng suất trung bình cao nhất là MTL 363, OM 4495, OM 2718, OM 4872,
khuyến cáo cho người dân sản xuất theo phương pháp sạ hàng.
+ Nghiên cứu xây dựng phát triển mạng lưới nhân giống lúa và cung cấp giống
lúa thơm tác giả cho tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2004-2006 do tác giả Nguyễn Thị Lang,
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ trì cũng đạt kết quả cao như mục tiêu đã
đề ra.
- Tình hình khảo nghiệm giống lúa tỉnh Trà Vinh:
Năm 2008 tỉnh Trà Vinh đã khảo nghiệm giống lúa như sau: Khảo nghiệm
giống lúa với bộ giống lúa của Viện lúa và Viện nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu
Long, kết quả đã chọn ra một số giống có năng suất chất lượng cao, kháng bệnh và đưa
vào sản xuất đại trà như: gồm 9 loại giống MTL (597, 601, 602, 612, 614, 560, 575,
547,499), gồm 10 loại giống OM (4214-4, 6297, 4101, 5453, 5451, 5199, 4088, 4218,
4944, 5464).

Đến năm 2009 đã tổ chức mô hình trình diễn giống lúa mới gồm một số giống
lúa của Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL và Trường Đại Học Cần Thơ: kết quả khảo
nghiệm chọn ra các giống: OM 4662, OM 6162, OM 7360, OM 6071, OM 4590, OM
4218, OM 5490, OM 6511, OM 4088, OM 5472, OM 5494, OM 6377, OM 5464, OM
6700, OM 4884, OM 6706, OM 4103, OM 5629, OM 6600, OM 4274, OM 4276, OM
6677.
4. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa:


-9-

Để hoàn thành một chu kỳ sống cây lúa cần trải qua các giai đoạn sinh trưởng
của nó. Bắt đầu từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và kết thúc là giai đoạn chín.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), quá trình sống của cây lúa gồm có 3 giai đoạn:
* Giai đoạn tăng trưởng:
Là giai đoạn bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng.
Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở
bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận
nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi
và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và thời tiết thuận
lợi, cây lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6, chồi ra sớm trong nương mạ gọi là chồi
ngạnh trê. Mỗi cây lúa sạ thẳng thường cho 2-5 chồi trong khi mỗi cây lúa cấy cho 1030 chồi. Như vậy sự đâm chồi không quan trọng lắm đối với lúa sạ thẳng.
Thông thường số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay chồi có ích) thấp hơn
so với chồi tối đa và ổn định trước 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa. Các chồi ra sau
đó thường tự rụi đi không cho bông được do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh
tranh dinh dưỡng, ánh sáng đối với chồi khác.
* Giai đoạn sinh sản:
Kéo dài từ lúc phân hoá đòng đến khi lúa trỗ bông. Giai đoạn này kéo dài
khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và ở các giống lúa dài ngày hay ngắn ngày
đều không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ

rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều
giai đoạn, cuối cùng thoát ra bẹ của lá cờ; lúa trỗ bông.
* Giai đoạn chín:
Bắt đầu từ lúc trỗ bông đến khi thu hoạch. Giai đoạn này trung bình 30 ngày đối
với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu ruộng có nhiều nước, thiếu
lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài
hơn và ngược lại. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ chín sữa, chín sáp, chín
vàng và chín hoàn toàn.
5. Đặc tính một số giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long:
* Giống OM 6600: Thời gian sinh trưởng 100 – 105 ngày, chiều cao cây 90 – 100
cm, hạt gạo dài rất đẹp, gạo trong ít bạc bụng, thơm nhẹ và dẻo cơm, tính ổn định
kháng sâu rầy và kháng được bệnh đạo ôn ở cấp độ 1, có năng suất đạt từ 6 tấn/ha trở
lên, phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu .
* Giống OM 6377:
- Thời gian sinh trưởng: 95 -100 ngày.
- Chiều cao cây : 85 - 90 cm. Cứng cây, đẻ nhánh khá; lá cờ trung bình, thẳng;
bông dài, hơi khoe bông.


- 10 -

- Nhiễm Rầy nâu (cấp 3 - 4), hơi kháng cháy lá, kháng vàng lùn.
- Năng suất trung bình vụ Đông Xuân: 6- 8 tấn/ ha, Hè Thu: 4,0 - 5,0 tấn/ ha.
- Trọng lượng 1000 hạt: 28-29 g.
- Hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng; tỷ lệ hạt chắc cao, gạo đẹp.
- Thích nghi cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu
* Giống OM 7926: Giống có thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày; chiều cao cây: 95100 cm; dạng hình đẹp, đẻ nhánh khá, lá cờ to, thẳng, bông dài, hạt đóng khít; trọng
lượng 1.000 hạt: 27,4 gram; tỷ lệ gạo nguyên: 50%; gạo dài, trong; nhiễm rầy nâu (cấp
3 - 5), nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 6), năng suất: 6-8 tấn/ha; thích nghi cả 2 vụ Đông xuân
và hè thu, phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu .

* Giống OM 6071: Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, chiều cao cây 90-95 cm. Phẩm
chất gạo hạt dài, thơm nhẹ, dẻo cơm. Chống chịu bệnh rầy nâu và đạo ôn. thích hợp
các vụ trong năm.
* Giống OM 5629: Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, chiều cao cây 100-105cm,
phẩm chất gạo trong đẹp mềm cơm, Kháng tốt chịu đạo ôn và rầy nâu và bệnh cháy lá,
chịu phèn khá. Năng suất trung bình từ 6-8 tấn/ha, có khả năng chịu được độ mặn 3 - 4
phần ngàn giống OM 5629 thích nghi cao, dễ canh tác nên rất phù hợp sản xuất vụ Hè
Thu.
* Giống MTL 513:
- Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày
- Chiều cao cây (cm): 90-95
- TL 1000 hạt (g): 27-28
- Dài hạt (mm): 7,0
- Năng suất (T/ha): 6-8
Thơm nhẹ, gạo dài trong, cơm mềm dẻo, ít bạc bụng, Hơi kháng cháy lá, hơi kháng rầy
nâu. Thích nghi đất phù sa phèn nhẹ
* Giống VND 95-20: Thời gian sinh trưởng 90-103 ngày, chiều cao cây lúa 85-90cm.
Phẩm chất hạt gạo dài trong, dẻo cơm. Bị nhiễm rầy nâu và đạo ôn, thích hợp vùng đất
phèn. Năng suất trung bình từ 4-6 tấn/ha.
6. Giới thiệu vùng nghiên cứu:
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long, giữa 2 con
sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc Trà Vinh là tỉnh Bến Tre được ngăn
cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc
Trăng và thành phố Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long,
phía Đông là biển Đông.


- 11 -

Trà Vinh nối với tỉnh Vĩnh Long bằng quốc lộ 53, quốc lộ 54 tuyến thông

thương đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh quốc lộ 60.
Ở vị trí nằm giữa hai con sông Cổ Chiên, Hậu Giang và một mặt giáp biển (dài
65km), nơi có 2 cửa sông (Cung Hầu và Định An) được xem là 2 cửa sông quan trọng
thông thương đồng bằng sông Cửu Long với biển Đông, nối với cả nước và quốc tế.
Do vậy, Trà Vinh ở vào địa thế có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với
đồng bằng sông Cửu Long. Đây là lợi thế mà các tỉnh khác không có được. Tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh là 229.510 ha, với 8 đơn vị hành chính, gồm Thành phố Trà
Vinh và các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và
Duyên Hải.
- Khí tượng:
Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như:
Có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc
thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như:
Gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít,...
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, biên độ nhiệt giữa tối cao:
35,8oC, nhiệt độ tối thấp: 18,5oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4oC. Nhìn
chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu
2 mùa mưa, nắng.
- Bức xạ:
Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào:
82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Tuy nhiên, với phương thức
canh tác như hiện nay, nguồn năng lượng này chưa được tận dụng bao nhiêu, nhất là
trong mùa khô.
- Ẩm độ:
Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm độ có xu
thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%. Riêng ẩm độ trung bình
của tất cả các tháng đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển và
lây lan của một số dịch bệnh xảy ra.
- Gió: Toàn tỉnh có 2 hướng gió chính:

Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 - 10 DL, gió thổi từ Biển Tây vào mang nhiều
hơi nước gây ra mưa.
Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn. Gió chướng
là nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng. Vận
tốc gió đạt cao nhất trong tháng 2, 3 DL (vận tốc 5 - 8 m/s) và thường mạnh vào buồi


- 12 -

chiều. Vì vậy, sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản
xuất không ổn định trong thời gian này.
- Sương muối:
Sương muối xuất hiện hàng năm tập trung vào các tháng cuối năm tử tháng 12
- 2 DL do hiệu ứng của các yếu tố: Ẩm độ cao cuối mùa mưa kết hợp với nhiệt độ thấp
nhất trong năm và sự thịnh hành của gió chướng. Do mang theo một hàm lượng muối
đáng kể trong không khí, sương muối đã ảnh hưởng không ít đến tình hình sinh trưởng
và phát triển của cây trồng.
- Bốc hơi:
Tổng lượng bốc hơi toàn tỉnh cao, bình quân 1.293 mm/năm. Vào mùa khô,
lượng bốc hơi rất mạnh từ 130 - 150 mm/tháng, nhất là các vùng giồng cát cao và khu
vực sát biển, gây ra sự khô hạn gay gắt ở các vùng này. Riêng huyện Duyên Hải,
lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa năm đã gây ra sự mao dẫn muối lên và tập trung ở
tầng mặt làm cho lý tính đất trở nên xấu và khó sử dụng hơn.
- Mưa:
Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.588 - 1.227 mm), phân bố không ổn
định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc
xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.
Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu tử
tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa

bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Đây là hạn chế lớn đối với sản xuất của vùng này
vì thời gian mưa có ích cho cây trồng rất ngắn. Huyện có số ngày mưa cao nhất là
Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu
Ngang (79 ngày).
- Hạn:
Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không
mưa liên tục từ 10 - 18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn.
Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6,7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại:
Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng
hơn.
* Thuỷ văn:
+ Mật độ sông rạch:
Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên ra, hệ thống kênh rạch trong đồng khá phát
triển, rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào trong nội đồng. Các hệ thống trục
chính bao gồm:
- Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng rạch
Thâu Râu


- 13 -

- Phía sông Hậu: Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long,
Vàm Ray, kênh Láng Sắc (Nguyễn Văn Pho).
- Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống nhất quan trọng
nhất mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng.
Nhìn chung, mật độ kinh trục phân bố khá đều trong tỉnh từ 4 - 10 m/ha. Đối
với mật độ kinh nội đồng, nhìn chung Trà Vinh có mật độ còn thấp (< 50% so với yêu
cầu sản xuất). Huyện có mật độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45m/ha);
thấp nhất là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha).
+ Chế độ thuỷ văn:

Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua 2 sông
lớn và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày
có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, Mỗi tháng có 2 kỳ triều cường (vào ngày 1 và
15 ÂL) và 2 kỳ triều kém (vào ngày 7 và 23 ÂL).
Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu tự
chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh (phần
giáp ranh của 1 huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang) do có sự giáp
nước từ nhiều hướng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài 3 - 4 tháng.
Nhìn chung, khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào
mùa mưa (> 0,6m) phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các
huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tuy tiêu rút dễ dàng nhưng độ sâu ngập này đã
hạn chế việc thâm canh lúa mùa như bón phân, sử dụng giống mùa cao sản. Các vùng
gò ngập ít (< 0,4m) phân bố chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao sản), đây
là vùng có khả năng canh tác màu và thâm canh lúa cao sản nhưng dễ bị hạn ảnh
hưởng.
Do bị mặn ảnh hưởng nên dù động lực triều cao nhưng chỉ 1 phần diện tích của
tỉnh có khả năng sử dụng nước sông để tưới tự chảy và chủ yếu ở các khu vực nhiễm
mặn ít (2 - 3 tháng).
+ Tình hình nhiễm mặn:
Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn với
chiều dài xâm nhập của nước mặn (4g/lít) là từ 30 km từ biển vào. Sự truyền mặn bắt
đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên
cao nhất vào tháng 4 tại cửa Vũng Liêm (sông Cổ Chiên) và Cầu Quan (sông Hậu).
Mặn thường kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian,
lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương.
Dựa trên ranh giới độ mặn 4‰, có thể phân tỉnh ra làm 6 vùng ảnh hưởng mặn
như sau:


- 14 -


- Vùng mặn thường xuyên (mặn 4‰ quanh năm): chiếm 17,7% diện tích nông
nghiệp.
- Vùng mặn 5 - 6 tháng (từ tháng 1 - 6 DL): 25,8%
- Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 - 5 DL): 13,9%
- Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 - 5 DL): 16,6%
- Vùng mặn 2 tháng (từ tháng 4 - 5 DL): 1,8%
- Vùng mặn 2 tháng bất thường (từ tháng 4 - 5 DL): 15,1%
Hiện trạng cho thấy việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn < 4
tháng. Riêng 1 phần khu vực Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, thời gian nhiễm mặn
dài, nguồn nước ngọt khan hiếm mà lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất
nông nghiệp rất khó khăn, vùng thích hợp cho thủy sản và lâm nghiệp nhiều hơn.
Tóm lại: Về mặt khí tượng thủy văn, Trà Vinh có nhiều điều kiện bất lợi cho
sản xuất Nông nghiệp nhưng lại có 1 phần diện tích có thế mạnh cho Thủy sản và Lâm
nghiệp. Trong nông nghiệp, đã tận dụng các điều kiện hiện có, việc gieo cấy đúng thời
vụ là quan trọng và thủy lợi cần đi trước 1 bước để làm nền tảng cho việc phát triển
nông nghiệp (Nguồn: ).


- 15 -

CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương tiện:
2.1.1 Địa điểm:
Đề tài được thực hiện tại 4 xã của 4 huyện như sau:
Ấp Cầu Tre, xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh.
Ấp Bến Thế, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, Trà Vinh.
Ấp Cây Cách, xã Bình Phú, huyệng Càng Long, Trà Vinh.
Ấp Đầu Giồng, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, Trà Vinh.

Đây là những vùng đất chuyên canh tác lúa 3 vụ, hàng năm bổ sung một lượng sản
lượng lúa chủ yếu cho tỉnh Trà Vinh, góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp của
tỉnh.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính các điểm nghiên cứu

4 điểm nghiên cứu:
- Huyện Càng Long,
- Huyện Châu Thành,
- Huyện Trà Cú,
- Huyện Tiểu Cần

2.1.2 Thời gian:
Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 11 năm 2010.
2.1.3 Tài liệu:
- Các kết quả nghiên cứu trước đây về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng lúa cao
sản chất lượng cao ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của
Trà Vinh.
- Các báo cáo đánh giá quy hoạch sử dụng đất, tình hình phát triển giống lúa
của tỉnh Trà Vinh.


- 16 -

- Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy trình trồng lúa chất lượng cao có ứng dụng chương trình 3 giảm 3 tăng.
- Một số giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Các báo cáo về tình hình sản xuất lúa và khảo nghiệm giống lúa của tỉnh Trà
Vinh hai năm 2008-2009.

- Tài liệu có liên quan trên mạng internet.
2.1.4 Công cụ:
- Quản lý số liệu bằng phần mềm exel, Word,..
- Phân tích số liệu: phần mềm phân tích thống kê mẫu lúa MSTATC, Trường
Đại Học Cần Thơ.
- Phân tích độ bạc bụng và hàm lượng amylose bằng Juliano B.O., 1971 (A
simplified assay for milled rice amylose Cereal Science Today, 16: 334-338) Trường
Đại Học Cần Thơ.
- Máy sạ hàng.
2. Phương pháp:
2.1 Điều tra số liệu
Tổng số phiếu điều tra tại 4 điểm nghiên cứu là 80 phiếu, mỗi xã nghiên cứu điều tra
20 hộ dân sản suất lúa.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn từng nông hộ có canh tác lúa theo mẫu phiếu điều tra
(xem phụ lục 2).
- Thông tin về nông hộ (Họ tên, tuổi,..).
- Thời vụ gieo trồng: vụ mùa, lịch xuống giống, ...
- Cơ cấu giống đang sản xuất, năng suất hiện tại đạt được.
- Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Đầu tư và thu nhập trong sản xuất của hộ dân trong vùng.
2.2 Chọn 6 giống lúa mới triển vọng ở đồng bằng sông Cửu Long và một giống
đối chứng tại địa phương.
Chọn 5 giống lúa cao sản trong bộ giống triển vọng của TS Nguyễn Thị Lang tại Viện
Lúa ĐBSCL, 01 giống lúa của Trường Đại Học Cần Thơ và 01 giống đối chứng tại địa
phương.
1. OM 6600
2.
3.
4.
5.

6.
7.

OM 6377
OM 6071
OM 7926
OM 5629
MTL 513
Giống đối chứng VND 95-20.


- 17 -

2.3 Khảo nghiệm 7 giống đã chọn ở trên tại 2 vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè
Thu 2009
- Quy mô khảo nghiệm: Mỗi điểm 0,4 ha gồm 7 giống
- Cách bố trí khảo nghiệm: Bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại
R1
1(OM6377)
2(OM6600)

R2
3
5

R3
4
6

3(OM 5629)

4(OM6071)

1
4

5
1

5(MTL 513)
6(OM7629)
7(VND95-20)

7
2
6

3
7
2

- Theo dõi quá trình phát triển cây lúa lấy các chỉ tiêu:
+ Khả năng sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số chồi/m2, số
hạt chắc/bông, số bông/khóm.
+ Năng suất: Năng suất thực tế, trọng lượng 1000 hạt.
+ Khả năng chống chịu: chịu hạn và chịu phèn.
+ Nhiễm sâu bệnh: đạo ôn và rầy nâu.
Cách lấy chỉ tiêu trên cây lúa: Lấy theo từng lô, mỗi giống lấy 3 lần lặp lại.
- Phương pháp khảo nghiệm có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
+ Quy trình gieo cấy mạ sân (xem phụ lục 1).
+ Chương trình 3 giảm, 3 tăng (xem phụ lục 1).

+ Công thức phân sử dụng: 90N – 60P2O5 – 50K2O, Cách bón phân (xem phụ
lục 7).
- Thống kê các chỉ tiêu và phân tích hàm lượng amylose và độ bạc bụng.
+ Thống kê sự khác biệt có ý nghĩa hay không có ý nghĩa giữa giống đối chứng
và các giống đưa vào khảo nghiệm với các chỉ tiêu đã lấy.
+ Phân tích hàm lượng amylose và độ bạc bụng xem chất lượng gạo
2.4 Xây dựng mô hình trồng lúa cao sản chất lượng cao:
- Trên cơ sở các giống khảo nghiệm tại 2 vụ so sánh kết quả các chỉ tiêu đã lấy chọn ra
3 giống đạt hiệu quả cao nhất đưa vào xây dựng mô hình ở vụ Đông Xuân 2009-2010.
Ghi nhận chỉ tiêu năng suất đạt được.
- Quy mô xây dựng mô hình: Tổng diện tích 8 ha cho 4 điểm, mỗi điểm 2 ha.
- Phương pháp xây dựng mô hình có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
+ Áp dụng sạ lúa theo phương pháp sạ hàng (xem phụ lục 1).
+ Áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng (xem phụ lục 1).


- 18 -

+ Tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa cao sản chất lượng cao cho vùng nghiên cứu
(Xem phụ lục 10).
+ Công thức phân sử dụng và cách bón phân giống như lúc khảo nghiệm tại 2
vụ trên.
2.5 Đánh giá mặt thuận lợi khó khăn của mô hình trồng lúa cao sản chất lượng
cao:
- Hiệu quả kinh tế: So sánh giữa sản xuất lúa thường và lúa cao sản tại vùng
nghiên cứu.
- Hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả môi trường.
- Ghi nhận thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình.
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo như: Hàm lượng amylose, độ bạc

bụng, độ trở hồ, độ thơm,.. Ở đề tài này chỉ phân tích hai chỉ tiêu đại diện nhằm đánh
giá gạo cứng cơm hay mềm cơm, độ bạc bụng nhiều hay ít. Theo Nguyễn Thị Lang
(2006) thì Tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo (IRRI 1996) (Bảng 2.1):
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hàm lượng amylose và độ bạc bụng của IRRI (1996)

Chỉ tiêu đánh giá
Độ bạc bụng

Cấp độ

Chất lượng gạo

Phần trăm

0

Không bạc bụng

0

1

Vết đục ít

<10%

5

Trung bình


11%-20%

Nhiều

>20%

Nếp

0-2%

Thấp

Gạo dẻo

2%-20%

Trung bình

Mềm cơm

20-25%

Cao

Cứng cơm

>25%

Hàm lượng amylose



- 19 -

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG THÔN:
1. Tình hình chung:
Bốn xã trong vùng nghiên cứu: xã Tân Sơn - huyện Trà Cú, xã Long Thới huyện Tiểu Cần, xã Mỹ Chánh - huyện Châu Thành và xã Bình Phú - huyện Càng
Long đều có thế mạnh phát triển trồng lúa, diện tích trồng lúa chiếm đa số so với các
cơ cấu cây trồng khác.
Người dân địa phương trong vùng nghiên cứu đa phần canh tác lúa theo phương
pháp truyền thống, rất ít hộ nông dân áp dụng các quy trình sản xuất mới như 3 giảm,
3 tăng, ....Thời gian qua một số đề tài dự án đã khảo nghiệm và chọn tạo nhiều giống
mới rất thành công của các nhà nghiên cứu trước đây nhưng so với nhu cầu giống của
xã hội thì vẫn chưa đáp ứng đủ, do đó không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của địa
phương về giống nhằm theo kịp sự phát triển trong nền nông ngiệp và khai thác tốt
tiềm năng sản xuất.
Một số giống chủ lực được dùng phổ biến như IR 50404, OM 4900, OM 576,
VND 95-20,..có đáp ứng được nhu cầu cung cấp lúa cao sản phục vụ cho xuất khẩu
nhưng không nhiều nên nhìn chung nông dân sản xuất ra chỉ tiêu thụ cho thị trường
nội địa là chính, vì thế mà thu nhập của người nông dân còn thấp.
2. Kết quả sản xuất lúa năm 2008 nơi thực hiện đề tài:
Điều tra được tiến hành ngẫu nhiên tại 4 điểm nghiên cứu: Xã Tân Sơn (Trà
cú):
Cơ cấu giống: Người dân sử dụng giống lúa tại 4 điểm nghiên cứu: Nhìn chung
nông dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa, loại hình canh tác lúa nước,
các giống sử dụng đa phần là các giống cũ như IR 50404, OM 567, CL8, VND 95-20,
một số hộ canh tác các giống mới chất lượng cao như OM 6162, OM 4900, OM 5981
nhưng chiếm tỷ lệ không lớn. Đa phần người dân trong vùng thích chạy theo năng suất
cao mặc dù chất lượng gạo của giống không được tốt, cụ thể cơ cấu giống các điểm

nghiên cứu (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Cơ cấu giống lúa tại 4 điểm nghiên cứu của đề tài năm 2008

Địa điểm

Tên Giống

Năng suất
(tấn/ha)

1

Xã Bình Phú - huyện
Càng Long

IR 50404, M 4900, OM 5981, OM
4274, MTL 480, VND 95-20

4,97

2

Xã Mỹ Chánh - huyện
Châu Thành

OM 4218, OM 2395, CL 8, VND 9520, OM 5930, OM 6162, OM 4900

4,00

Stt



- 20 -

Xã Tân Sơn - huyện
Trà Cú

3

OM 4900, OM 576, OM 4498, OM
4668, OM 3536, OM 5930, AS 996,

5,50

VND 95-20, MTL 384, OM 2517
Xã Long Thới - huyện
Tiểu Cần

4

IR 50404, OM 4900, OM 576, OM
3536, VND 95-20, OM 6073, MTL

4,41

503, OM 4274
(Nguồn: Điều tra số liệu nông hộ năm 2008)
Qua Bảng 3.1 cho thấy: nhìn chung năng suất lúa tại 4 điểm nghiên cứu giao
động từ trên dưới 4-5 tấn/ha. Đa số năng suất lúa của các hộ nông dân đạt được không
đồng điều có hộ quá cao nhưng cũng có hộ quá thấp. Năng suất trung bình cao nhất ở

xã Tân Sơn (Trà Cú), đạt 5,5 tấn/ha vì có một số hộ nằm trong Tổ sản xuất giống lúa
đã được hướng dẫn sản xuất theo quy trình sản xuất giống nên năng suất tương đối cao
hơn các vùng khác; đứng thứ hai là xã Bình Phú (Càng Long) đạt 4,97 tấn/ha; đứng
thứ ba là xã Long Thới (Tiểu Cần) đạt 4,41 tấn/ha và thấp nhất là xã Mỹ Chánh (Châu
Thành) đạt 4,00 tấn/ha (Xem Bảng 3.1 và phụ lục 5).
3. Kết quả phân tích tài chính tại 4 điểm nghiên cứu cho sản xuất lúa:
Về hiệu quả kinh tế tại 4 điểm nghiên cứu với cơ cấu sản xuất lúa: Nhìn chung
nông dân trong vùng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa 2 vụ hay 3 vụ. Trong
năm 2008 do biến động giá chi phí đầu tư trong sản xuất tăng cao nhưng giá lúa đầu ra
lại thấp giao động từ 2800 đồng đến chưa tới 4000 đồng/kg lúa nên hiệu quả thu nhập
của một số hộ đôi khi bị thua lỗ, bình quân trong 4 vùng nghiên cứu có nơi lợi nhuận
thu được rất thấp như xã Mỹ Chánh (Châu Thành) và xã Long Thới (Tiểu Cần) (Xem
Bảng 3.2 và phụ lục 5).
Bảng 3.2 Kết quả phân tích tài chính cho 4 điểm nghiên cứu với cơ cấu lúa

1000 đồng/ha
Stt

Địa điểm

Tổng Chi

Tổng thu

Lợi nhuận

B/C

1


Xã Bình Phú-Càng Long

20,67

12,34

8,33

0,68

2

Xã Mỹ Chánh-Châu Thành

12,08

10,57

1,51

0,17

3

Xã Tân Sơn-Trà Cú

21,87

12,33


9,54

0,82

4

Xã Long Thới-Tiểu Cần

12,55

14,05

-1,50

-0,06

Qua Bảng 3.2 cho thấy xã có đầu tư cao nhất là xã Bìn Phú 20,67 triệu đồng,
thấp nhất là 2 xã Mỹ Chánh và xã Long Thới trên dưới 12 triệu đồng/ha, tuy nhiên
tổng thu đạt được ở xã Long Thới là cao nhất 14,05 triệu đồng/ha, hai xã Tân Sơn và
Bình Phú tổng thu và tổng chi tương đối như nhau kết quả thu được trên dưới 12 triệu
đồng/ha. Có kết quả như trên là do nông dân trong các xã đầu tư sản xuất lúa IR50404
nhiều, năm 2008 giá lúa xuống thấp giống IR50404 giao động từ 2700 - 2800 đồng/kg,


- 21 -

có nơi lúa không bán được, các giống khác thì giá thành cũng không cao khoản
3200đồng/kg-3600 đồng/kg (Trừ một số hộ sản xuất lúa giống thì giá bán trên dưới
6000 đồng/kg).
Thêm một nguyên nhân là do giá vật tư phân bón tăng rất cao trong năm 2008

nên hầu hết bà con nông dân đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận rất thấp, thậm chí có khi bị
thua lỗ. Cụ thể xã Long Thới bình quân các hộ điều tra không có lời (-1,50 triệu
đồng/ha), xã Mỹ Chánh thu thấp nhất và lợi nhuận thấp thứ hai đạt 1,51 triệu đồng/ha.
II. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 VÀ HÈ THU 2009:
1. Kết quả lấy các chỉ tiêu trên cây lúa:
1.1. Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng của cây lúa: 7 giống lúa OM 6600, OM 5629, OM 6377,
OM 7926, OM 6071, MTL 513 và giống đối chứng VND 95-20 cho thấy thời gian
sinh trưởng của 3 lần lặp lại trên một điểm khảo nghiệm của cùng loại giống là như
nhau. Sau đây là sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của 7 loại giống khảo nghiệm
xem Bảng 3.3
Bảng 3.3 Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng
của 7 loại giống khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè Thu 2009
Tên giống

Vụ Đông Xuân 2008-2009

Vụ Hè Thu 2009

OM 6600

104

104

OM 6071

97

97


OM 5629

96

95

OM 6377

96

97

OM 7926

96

96

MTL 513

96

96

VND 95-20 (đối chứng)

97

96


Nhìn chung tùy vào điều kiện cụ thể của vùng đất mà có thời gian sinh trưởng
của cây khác nhau, thời gian sinh trưởng dài nhất là giống OM 6600 trung bình hai vụ
khảo nghiệm là 104 ngày so với giống đối chứng là 96-97 ngày, các giống còn lại giao
động từ 95-97 ngày.
1. 2. Chiều cao cây lúa:
Chiều cao cây của 7 loại giống khảo nghiệm nhìn chung tuỳ vào điều kiện thực
tế của từng vùng mà chiều cao có sự biến động lên xuống trung bình 4 điểm đạt như
sau: ở Vụ Đông Xuân 2008-2009 giống lúa có chiều cao trung bình cao nhất là giống
OM 5629 đạt 103,5cm, đứng thứ nhì là giống OM 6377 đạt 102,2cm, đứng thứ ba là
giống OM 6600 đạt 99,9cm, các giống này cao hơn so với giống đối chứng từ 13,016,6cm, giống có chiều cao thấp nhất là MTL 513 đạt 82,9cm, các giống còn lại chiều
cao giao động từ 92,3-97,3. Đến vụ Hè Thu 2009 giống đạt chiều cao cao nhất vẫn là


- 22 -

OM 5629 đạt 100,0cm, thứ hai là OM 6600 đạt 98,0cm, thứ ba là OM 7926 đạt
97,3cm, giống thấp nhất vẫn là MTL 513 đạt 80,9cm (xem Hình 3.1 và phụ lục 4).

120
103,5

97,3
82,9

80

100,2

99,9


94,4

98,0

94,8

100
93,5

100,0
92,3

80,9

92,3
86,9

Đông Xuân 2008-2009

60

Hè Thu 2009
40
20
0
M TL
513

OM

7926

OM
5629

OM
6071

OM
6377

OM
6600

VND9
5-20

Hình 3.1 Chiều cao cây trung bình các giống tại 4 điểm trên
2 vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè Thu 2009
Bảng 3.4 Chiều cao cây trung bình của các giống khảo nghiệm hai vụ Đông Xuân
2008-2009 và Hè Thu 2009 khi so sánh sự khác biệt
Tên giống

MTL513
OM7926
OM5629
OM6071
OM6377
OM6600
VND 95-20

CV (%)
LSD(=0,05)

Chiều cao Xã Tân Sơn (cm)
trung bình
các giống
ĐX
HT

Xã Bình Phú
(cm)
ĐX

ĐX

HT

ĐX

HT

73,67e

75,00c

8700b

81,00c

95,4


94,33ab

101,3b 89,00cd 96,67ab 96,67a 93,33bc 94,00ab 98,00a

101,8

100,7a

111,7a

93,6

95,67ab 100,3bc 91,00bcd 89,00bc 97,33a

97,3

94,00ab 102,3ab 97,67ab 97,33ab 88,00b 99,00ab 98,00ab 102,0a
96,33
98,67a 102,0b 95,67abc 99,00a 101,3a 99,00ab
ab
99,67a

89,6

88,33bc
5,40
8,539

98,33a


77,67d 80,00c

Long Thới (cm)

81,9

99,0

93,33 bc 87,67d

HT

Xã Mỹ Chánh
(cm)

100,7a 98,33a

91,33c 91,00bcd 85,00cd 98,67a
5,52
4,46
5,95
4,79
9,31

7,052

9,340

7,691


99,67a

102,7a 102,0a

92,00c 95,33ab 88,00b

81,00d
4,05

91,00b 90,33b
6,74
4,19

6,278

10,70

6,796

* Trong cùng một cột, các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa, các chữ
khác nhau khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.ĐX: Đông Xuân 2008-2009, HT: Hè Thu 2009.
Qua Bảng 3.4 cho thấy 4 điểm khảo nghiệm nhìn chung đa số các giống ở vụ
ĐX 2008-2009 và HT 2009 đều có khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với giống đối


- 23 -

chứng VND 95-20, giống khác biệt ở mức cao nhất là OM 5629 (Tân Sơn: ĐX -100,7
cm, HT - 111,7cm; Bình Phú: ĐX -98,33 cm, HT - 100,7 cm; Mỹ Chánh: ĐX -98,33

cm, HT - 99,67 cm; Long Thới: ĐX -102,7 cm, HT - 102,0 cm) cao hơn nhiều so với
giống đối chứng.
1. 3. Số chồi/m2:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì chỉ tiêu số chồi/m2 là một
trong những chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi. Qua Hình 3.2 cho thấy giống có số chồi
cao nhất trên m2 vụ ĐX 2008-2009 là giống OM 5629 đạt 419 chồi, đứng thứ hai là
giống OM 6600 đạt 417 chồi, thứ ba là OM 6377 đạt 367 chồi, các giống còn lại xếp
theo thứ tự MTL 513, OM 6071, OM 7926 và thấp nhất là giống đối chứng VND 9520 đạt 332 chồi. Đến vụ HT 2009 thứ tự các giống từ cao đến thấp có thay đổi nhưng
giống đối chứng VND 95-20 vẫn thấp nhất đạt 357 chồi, đứng thứ nhất là MTL 513
đạt 408 chồi, thứ hai là OM 5629 đạt 402 chồi, thứ ba OM 6377 đạt 393 chồi, tiếp theo
là thứ tự các giống OM 7926, OM 6071, OM 6600 .

450

419

408
350

393

383

400

402

360
335


356

417
367

386

351

357
332

300
250

Đông Xuân 2008-2009

200

Hè Thu 2009

150
100
50
0
M TL
513

OM
7926


OM
5629

OM
6071

OM
6377

OM
6600

VND9520

Hình 3.2 Số chồi/m2 trung bình tại 4 điểm khảo nghiệm của 7
giống lúa vụ Đông Xuân 2008-2009 và vụ Hè Thu 2009


- 24 Bảng 3.5 Số chồi/m2 trung bình của các giống khảo nghiệm hai vụ Đông Xuân
2008-2009 và Hè Thu 2009
Tên giống

Số
chồi/m2
trung
bình

MTL513
OM7926

OM5629
OM6071
OM6377
OM6600
VND 95-20
CV (%)
LSD(=0,05)

Xã Tân Sơn
chồi/m2
ĐX

Xã Bình Phú
chồi/m2

ĐX

HT

402,7ab 370,7ab 414,3c 344,3cd 460,0a

317,0ab

355,0a

374,7bc

354,3bc 337,3b 440,0bc 324,0cd 407,0b

235,0c


331,0ab

387,0b

418,3a 408,0a

354,7a

323,3ab

468,7a

268,7bc 333,3ab

340,3cd

409,3a 376,7ab 443,3abc 339,3cd 423,7ab 293,7abc 295,7b

372,0bc

352,7bc 399,0ab 477,7ab 428,7a 380,7bc

347,0a

334,7ab

465,3a

351,0c 354,7ab 453,3abc 307,3d


338,3ab 287,3b

329,3d

HT

ĐX

Long Thới chồi/m2

HT

HT

ĐX

Xã Mỹ Chánh
chồi/m2

384
359
485,7a 399,0ab 380,0bc

411
305,7c 343,3ab 434,7c 358,3bc 349,3c
354
381
402
337,7c


345
7,85

10,26

5,53

8,04

7,68

13,74

9,20

6,17

50,09

64,67

\42,37

48,95

51,15

72,02


50,58

41,12

* Trong cùng một cột, các chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa, các chữ
khác nhau khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.ĐX: Đông Xuân 2008-2009, HT: Hè Thu 2009.
Qua Bảng 3.5 cho thấy:
- Tại xã Tân Sơn khi so sánh sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% với giống đối
chứng VND 95-20 (ĐX: 351,0 chồi), (HT: 354,7 chồi) cho thấy: số chồi/m2 của các
giống ở vụ ĐX 2008-2009 hầu hết các giống đều có khác biệt có ý nghĩa ở mức cao
hơn, giống cao nhất là OM 5629 (418,3 chồi), riêng có giống OM 6071 là không khác
biệt, đến vụ HT 2009 chỉ có hai giống là khác biệt OM 7926 (337,3 chồi) ở mức thấp
và OM 5629 (408,0 chồi) ở mức cao hơn, các giống còn lại không có khác biệt.
- Xã Bình Phú đa số số chồi/m2 của các giống đều có sự khác biệt có ý nghĩa ở
mức 5% tại hai vụ, chỉ có giống OM 6377 là không khác biệt tại vụ ĐX 2008-2009.
Tuy nhiên ở vụ ĐX 2008-2009 có hai giống khác biệt ở mức cao hơn là OM 5629
(485,7 chồi) và OM 6600 (477,7 chồi) so với giống đối chứng VND 95-20 (453,3
chồi), các giống còn lại ở mức thấp hơn. Vụ HT 2009 các giống đều khác biệt ở mức
cao hơn giống VND 95-20 (307,3 chồi).
- Xã Mỹ Chánh hai vụ đều có một giống không khác biệt là ĐX:OM 6071 và
HT: MTL 513, các giống còn lại đều khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với giống đối
chứng VND 95-20 (ĐX: 337,7 chồi, HT: 338,3 chồi), vụ ĐX 2008-2009 giống khác
biệt ở mức cao nhất là MTL 513 (460,0 chồi), thứ nhì là OM 6377 (423,7 chồi), thứ ba


- 25 -

là OM 7926 (407,0 chồi), vụ HT 2009 hầu hết các giống khác biệt ở mức thấp hơn
giống đối chứng chỉ có giống OM 6600 (347,0 chồi) là khác biệt ở mức cao hơn.
- Xã Long Thới chỉ có một giống OM 6377 là không khác biệt tại vụ ĐX 20082009, các giống còn lại đều có khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với giống đối chứng

VND 95-20 (ĐX: 287,3 chồi, HT: 329,3 chồi), giống khác biệt ở mức cao nhất tại vụ
ĐX là MTL 513 (355,0 chồi), vụ HT là OM 5629 (468,7 chồi).
Như vậy số chồi/m2 cao hay thấp tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng vùng đất, có
vùng đất phù sa nhiều cây lúa dễ phát triển, nảy chồi nhiều hơn vùng nhiễm
phèn,....mặc dù công thức phân bón là như nhau, trong các vùng khảo nghiệm thì xã
Bình Phú, huyện Càng Long là có tỷ lệ nẩy chồi lớn nhất so với các vùng khác.
1. 4. Số bông/m2 :
Ghi nhận chỉ tiêu số bông/m2 đây cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định
năng suất của lúa. Qua Hình 3.3 cho thấy số bông/m2 của các giống có sự chênh lệch
rất nhiều so với số chồi/m2.
- Vụ ĐX 2008-2009: Giống có bông/m2 cao nhất là giống OM 5629 đạt 345
bông, thứ nhì là giống OM 6600 đạt 321 bông, đứng thứ ba là giống OM 6377 đạt 279
bông, tiếp theo là thứ tự các giống MTL 513, OM 6071, VND 95-20 (đối chứng) và
thấp nhất là giống OM 7926.
- Vụ HT 2009: Giống có số bông cao nhất vẫn là OM 5629 đạt 357 bông so với
giống đối chứng VND 95-20 đạt 280 bông, đứng thứ nhì là giống OM 6600 đạt 345
bông, thứ ba là giống OM 6377 đạt 336 bông, tiếp theo là thứ tự các giống MTL 513,
OM 6071, OM 7926 đạt 293 bông, 269 bông, 257 bông.
400
293

300

345

257

345

336


357

350

321

269

280

279

250
258

200

217

229

247

Đông Xuân 2008-2009
Hè Thu 2009

150
100
50


D
95
-2
0

00

V
N

77

66
O
M

63
O
M

71

29

60
O
M

O

M

56

26
79
O
M

M

TL

51

3

0

Hình 3.3 Số bông/m2 trung bình của các giống
khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè Thu 2009


×