Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khảo sát chất lượng HSG lớp 9 NH 08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.19 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian 90 phút
( Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1:(1 điểm)
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợ hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân – Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng
tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2: (2 điểm)
Tìm các từ láy và nêu tác dụng của việc dùng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Câu 3: (7 điểm)
Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện
cảm động về tình cha con sâu nặng.
Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
( khảo sát học kỳ II)
Câu 1: (1 điểm)
Học sinh chỉ đúng từ, gọi đúng tên thành phần
- Tình thái: Có lẽ: (0,5 điểm).
- Cảm thán: Chao ôi: (0,5 điểm).
Câu 2: (2 điểm)
- Những từ láy( nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu): (1điểm)


- Có tác dụng
+ Tả hình dáng, sắc thái của sự vật (0,5 điểm).
+ Thể hiện tâm trạng của con người (0,5 điểm).
Câu 3: (7 điểm).
Yêu cầu: Học sinh bằng kiến thức và kỹ năng của kiểu bài phân tích một tác
phẩm tự sự, chứng minh truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm động
về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
1. Mở bài (Hoàn cảnh câu chuyện): (1 điểm)
- Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa biết mặt con gái- bé Thu.
- Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi nhận công tác mới, ông được
gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
2. Thân bài
* Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu (2,5 điểm)
- Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra
ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
- Cô bé có thái độ ngang ngạnh, thậm chí còn hỗn xược với ông Sáu.
- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lý do Thu không nhận ông Sáu là cha và
khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ba lên đường, cô bé cất tiếng gọi
“ba” và thể hiện tình cảm yêu quý mãnh liệt.
Sự ương bướng và hành động của bé Thu không đáng trách. Cô bé không nhận
ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ duy nhất một người là cha, đó là người chụp ảnh với
má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó
thực sự là tình thương yêu sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
* Tình cảm của ông Sáu dành cho con (2,5 điểm)
- Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
- Trước thái độ lạnh nhạt của bé Thu, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực.
- Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con và ân hận mãi vì việc làm đó.
- Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương vào việc hoàn thành chiếc lược cho con.
- Trước khi hy sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lược
về cho con gái.

4. Phần kết: (1 điểm) Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi
đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương sâu nặng của ông Sáu làm cho
người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây
ra.

×