Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thành vinh hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.8 KB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ VĂN TRUNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT
TƯ Y TẾ THÀNH VINH - HÀ NỘI NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ VĂN TRUNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT
TƯ Y TẾ THÀNH VINH - HÀ NỘI NĂM 2017
Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dược
Mã số
: 60720412

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Xuân Thắng
Thời gian thực hiện
:Từ tháng 05/2018 đến 09/2018



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu.Để hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tớiTS. Đỗ Xuân Thắng - người
Thầy đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược, các Thầy Cô giáo của tất cả các Bộ môn trong trường Đại học
Dược Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học và các phòng ban khác trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và học
tập tại lớp CKI – K20 vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Cao đẳng Dược Trung
Ương Hải Dương đã tạo địa điểm thuận lợi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân trọng cảm ơn tới Ban giám đốc, cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Công ty Cổ Phần Dược vật tư y tế Thành Vinh đã tạo mọi điều kiện
để tôi thu thập tài liệu và số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, giúp đỡ tôi trong công
việc, cuộc sống để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Học viên

Vũ Văn Trung



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

DSB

Doanh số bán

DSM

Doanh số mua

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc


GTGT

Giá trị gia tăng

KD

Kinh doanh

KNTT

Khả năng thanh toán

KNTTN

Khả năng thanh toán nhanh

KNTTNH

Khả năng thanh toán ngắn hạn

LN

Lợi nhuận

NSNN

Ngân sách nhà nước

PHCN


Phục hồi chức năng

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất lợi nhuận từ doanh thu

SNLCHTK

Số ngày luân chuyển hàng tồn kho

SNLCKPT

Số ngày luân chuyển khoản phải thu

SNLCVLĐ

Số ngày luân chuyển vốn lưu động

SVQHTK

Số vòng quay hàng tồn kho


SVQKPT

Số vòng quay khoản phải thu

SVQVLĐ

Số vòng quay vốn lưu động

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động


TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TTS

Tổng tài sản


TTYT

Trung tâm y tế

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

Việt Nam đồng

VTYT

Vật tư y tế

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤCHÌNH VÀ BẢNG

Hình 1.1: Hệ thống phân phối thuốc cơ bản của ngành dược ........................ 11
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy công ty cổ phần dược vtyt thành vinh năm 2017 ........ 18
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh số bán hàng theo nhóm thuốc có tác dụng dược lý năm
2017 ............................................................................................................. 34
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận gộp của công ty bán theo nhóm hàng
năm 2017...................................................................................................... 35
Bảng 1.1: Trình độ công ty cổ phần dược vtyt thành vinh ............................ 18

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 ........................................ 20
Bảng 2.2: Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2 ........................................ 22
Bảng 2.3: Các biến số và các công thức tính chỉ số kinh tế ........................... 26
Bảng 3.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh ..................................................... 30
Bảng 3.2: Doanh số bán hàng của công ty năm 2017.................................... 31
Bảng 3.3: Doanh số chia theo địa bàn kênh đấu thầu của công ty năm 2017 32
Bảng 3.4: Doanh số bán hàng theo kênh phân phối của công ty năm 2017 ... 32
Bảng 3.5: Doanh số bán hàng theo nhóm thuốc tân dược của công ty năm 2017 33
Bảng 3.6: Doanh số bán hàng theo nhóm kháng sinh của công ty năm 2017 34
Bảng 3.7: Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công
ty năm 2017.................................................................................................. 36
Bảng 3.8: Năng suất lao động của cbcnv năm 2017 ...................................... 37
Bảng 3.9: Thu nhập bình quân của cbcnv trong công ty năm 2017 ............... 37
Bảng 3.10: Tổng hợp các nguồn vốn của công ty trong năm 2017................ 38
Bảng 3.11: Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2017 ........ 39


Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty năm 2017 .......... 39
Bảng 3.13: Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2017 ............ 40
Bảng 3.14: Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2017.......... 40
Bảng 3.15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động trong năm 2017 ................. 41
Bảng 3.16: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2017 .......... 42
Bảng 3.17: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sử hữu (roe) ............................... 42
Bảng 3.18: Chỉ số luân chuyển tổng tài sản của công ty trong năm 2017...... 43


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh
doanh ............................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3
1.1.2. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh [8] [9] ............................ 3
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh [14] .............................. 4
1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh............................................. 4
1.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh [8] [9] ............................. 5
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........... 6
1.2.1. Doanh thu và lợi nhuận......................................................................... 6
1.2.2. Phân tích vốn ........................................................................................ 8
1.3. Khái quát về thị trường và doanh nghiệp dược ở việt nam hiện nay....... 10
1.3.1. Thị trường thuốc việt nam .................................................................. 10
1.3.2. Tình hình phân phối thuốc trong nước ................................................ 11
1.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu dược phẩm ................................................. 12
1.3.4. Doanh nghiệp dược ở việt nam ........................................................... 14
1.4. Một số nghiên cứu về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
dược ............................................................................................................. 15
1.5. Vài nét khái quát về công ty cổ phần dược vật tư y tế thành vinh .......... 17
1.6. Tính thiết yếu của đề tài ........................................................................ 18


CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang ................................................. 20
2.2.2. Các biến số và chỉ tiêu nghiên cứu:..................................................... 20
2.2.3. Phương pháp thu thậpsố liệu............................................................... 26
2.2.4. Phương pháp xử lý phân tích số liệu ................................................... 26

2.2.5. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu…………………………...29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 30
3.1. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cp dược vật
tư y tế thành vinh năm 2017 ......................................................................... 30
3.1.1. Doanh thu bán hàng của công ty năm 2017 ........................................ 30
3.1.1.1. Doanh số bán theo nhóm hàng ......................................................... 31
3.1.1.2. Doanh số bán chia theo địa bàn kênh đấu thầu của công ty năm 2017.. 32
3.1.1.3. Doanh số bán hàng theo kênh phân phối của năm 2017 ................... 32
3.1.1.4. Doanh số bán hàng theo nhóm thuốc ............................................... 33
3.1.2. Lợi nhuận bán hàng của công ty năm 2017 ......................................... 35
3.1.2.1. Lợi nhuận gộp.................................................................................. 35
3.1.2.2. Lợi nhuận gộp.................................................................................. 36
3.1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận ............................................................................. 36
3.1.3. Năng suất lao động của cbcnv công ty năm 2017 ............................. 36
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần dược vật tư y tế
thành vinh năm 2017 .................................................................................... 37
3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ............................................................................... 37
3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ............................................................ 39


3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................................................... 40
3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp ......................................................... 42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 44
4.1. Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty........................................ 44
4.1.1. Về doanh thu ...................................................................................... 44
4.1.1.1. Về doanh số bán theo nhóm hàng .................................................... 44
4.1.1.2. Về doanh sốbán theo địa bàn kênh đấu thầu .................................... 45
4.1.1.3. Về doanh số bán theo kênh phân phối .............................................. 45
4.1.1.4. Về doanh số bán theo nhóm thuốc ................................................... 45
4.1.2. Về lợi nhuận ....................................................................................... 45

4.1.2.1. Về lợi nhuận gộp ............................................................................. 45
4.1.2.2. Về lợi nhuận thuần........................................................................... 46
4.1.2.3 về tỷ suất lợi nhuận ........................................................................... 47
4.1.3. Về năng suất lao động của cbcnv ........................................................ 48
4.1.4. Về thu nhập bình quân của cbcnv ....................................................... 48
4.2. Về hiệu quả sử dụng vốn ...................................................................... 49
4.2.1. Cơ cấu nguồn vốn .............................................................................. 49
4.2.2. Hiệu quả vốn cố định .......................................................................... 50
4.2.3. Hiệu quả vốn lưu động ....................................................................... 50
4.2.4. Hiệu quả vốn tổng hợp ....................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh sự phát triển của các ngành khoa
học kỹ thuật khác, ngành Dược thế giới không ngừng trưởng thành và phát
triển. Hòa chung với sự phát triển đó, ngành dược Việt Nam có những thay
đổi đáng kể, từng bước vươn lên, hòa nhập cùng với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đang ra sức trang bị, đầu tư máy móc
theo chuẩn EU – GMP hay PIC/S – GMP để có thể lấn sân vào thị trường đấu
thầu các loại thuốc generic nhóm 1 và 2 và tham vọng tiến xa hơn vào thị
trường dược phẩm trên thế giới.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường, ngoài những điều kiện
thuận lợi thì ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn trong
quá trình phát triển, thị trường dược phẩm ngày càng có sự phân hóa sâu sắc,
việc đẩy mạnh nghiên cứu, cho ra đời những loại thuốc có chất lượng, giá
thành cạnh tranh với thuốc ngoại. Các doanh nghiệp trong nước không ngừng
tăng lên, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ

lực nhiều hơn để tồn tại và phát triển.
Hà Nội là một nơi tập chung dân cư đông đúc, đi lại thuận lợi việc vận
chuyển và bảo quản hàng hóa của các công ty phân phối. Bên cạnh đó đời
sống người dân có thu nhập nên việc dùng thuốc trong phòng bệnh được chú
trọng, sử dụng thuốc cho công tác điều trị bệnh cũng rất đa dạng.
Công ty Cổ Phần Dược vật tư y tế Thành Vinh là một doanh nhỏ, đứng
trước những khó khăn và thách thức của cơ chế thị trường, công ty đã và đang
từng bước khắc phục những khó khăn, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh,
đề ra những mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp, phát huy lợi
thế để vươn lên khẳng định thương hiệu của mình.
Với những mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty cổ
phần Dược vật tư y tế Thành Vinh, đánh giá hoạt động kinh doanh của công
ty trong năm 2017, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được,
1


cũng như thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất một
số giải pháp với hy vọng góp phần đổi mới hoạt động của công ty, giúp công
ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, đề tài: “Phân tích hoạt
động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thành Vinh – Hà
Nội năm 2017” được thực hiện với mục tiêu:
1. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
dược vật tư y tế Thành Vinh năm 2017.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần dược vật tư y tế
Thành Vinh năm 2017.
Từ kết quả trên, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động
kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp. [8], [14].
Như vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo
hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ
thể với qui luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao
hơn” [1].
Cũng có thể hiểu thực chất phân tích hoạt động kinh doanh là một ngành
khoa học nó nghiên cứu các phương pháp phân tích các hệ thống và tìm ra
những giải pháp ứng dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp [9].
1.1.2. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh [8] [9]
Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số
trên các tài liệu, báo cáo để những người sử dụng chún g hiểu được các mục
tiêu, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu
có sẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê mà phải đi sâu vào xem xét, nghiên
cứu cấu trúc của tài liệu.Tính ra các chỉ tiêu cần thiết và phải biết vận dụng
cùng lúc nhiều phương pháp tích hợp để đánh giá đầy đủ, từ đó đưa ra các kết
luận đúng đắn thì tài liệu thông qua phân tích mới có tính thuyết phục cao.
Công tác hạch toán là sự ghi chép, phản ánh hoạt động kinh doanh bằng
con số trên báo cáo, tự các con số trên các tài liệu hạch toán kế toán cũng như
3



hạch toán thống kê chưa thể nói lên điều gì trong hoạt động kinh doanh. Phân
tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu báo cáo hạch toán, nghiên
cứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét, trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới
có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến đúng đắn.
Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý
để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm
tàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết
định kinh doanh đúng đắn và là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa các rủi
ro trong kinh doanh.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh [14]
- Kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
- Xác định nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây ra
các mức độ ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những
yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. Nếu
kiểm tra và đánh giá đúng sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch kịp thời phù hợp, đưa
ra các giải pháp trong tương lai.
1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
- Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đánh giá quá trình hướng đến kết quả
hoạt động kinh doanh dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng.
- Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh cần thiết phải xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác
động đến chỉ tiêu. Xây dựng các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau để
phản ánh được tính đa dạng của nội dung phân tích. [8] [9]

4



1.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh [8] [9]
Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến
quản lý trong kinh doanh.Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện
khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chưa được
phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai
thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn.
Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh mới thấy rõ nguyên nhân
cùng nguồn gốc các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp
để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để tìm ra các quyết
định kinh doanh, thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà quản lý
nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của
doanh nghiệp mình.Chính trên cơ sở này, những nhà quản lý doanh nghiệp có
thể ra các quyết định đúng đắn để đạt được những mục tiêu, chiến lược trong
kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro trong kinh doanh.Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn,
doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh của
mình.Dựa trên những tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có
thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược
kinh doanh phù hợp [22].
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi doanh nghiệp, bởi vì thông qua phân tích
họ mới đưa ra quyết định đúng đắn cho việc đầu tư, cho vay với doanh
nghiệp. [9], [14].

5



1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp là những kết quả kinh doanh
cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, dưới tác động của các nhân tố
kinh tế. Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thế là kết quả riêng
biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua
hàng hóa, bán sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể là kết quả
tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
một chu kì kinh doanh [4], [20].
1.2.1. Doanh thu và lợi nhuận
Doanh số mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời
tìm ra được dòng ‘hàng nóng’ mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao
gồm cả doanh số sản xuất) và thể hiện ở cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những
người làm công tác kinh doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn
mua là một chỉ tiêu phân tích trong hoạt động doanh nghiệp.
Doanh số bán hàng (giá bán)
Hệ số tiêu thụ mua hàng =
Tổng doanh số mua (giá mua)
Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa mua vào và bán ra


Chỉ tiêu này >1và tăng lên thì đánh giá hàng trong kì tốt vì tồn kho cuối

kì giảm


Chỉ tiêu này<1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn


kho cuối kì tăng lên là không tốt.
-

Tổng doanh số mua của doanh nghiệp.

-

Các nguồn mua phải được đảm bảo được yêu cầu chất lượng.

-

Mua của các xí nghiệp sản xuất.
6


-

Mua nguồn khác: Thường là mua của các hãng, các công ty nhà nước,
các công ty trách nhiệm hữu hạn khác.

-

Các quầy, cửa hàng của công ty tự mua.

-

Riêng với doanh nghiệp dược trung ương và một số doanh nghiệp dược
buôn bán tại thành phố lớn có chức năng xuất nhập khẩu còn có nguồn
nhập khẩu [2].


Doanh số bán ra và tỉ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỉ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng
doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỉ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường,
đảm bảo lợi nhuận cao.
Doanh số bán bao gồm:
-

Tổng doanh số bán của doanh nghiệp.

-

Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.

-

Doanh số bán theo kênh phân phối.

-

Nhóm hàng có tỉ trọng tốt nhất.

-

Doanh số bán theo nơi sản xuất.

-

Doanh số bán buôn: Bán cho các doanh nghiệp khác, bán cho bệnh viện…


-

Doanh số bán lẻ.

-

So sánh tỉ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ [2].

Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mọi DND trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận giữ vị
trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì điều
kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại
được hay không, điều quyết định doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không
[12]. Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
trừ mọi chi phí, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của
7


doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của
quá trình sản xuất kinh doanh [2], [18], [19]. Khi phân tích hoặc đánh giá hoạt
động DND chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh,
giúp các nhà đầu tư đánh giá mục đích đầu tư của mình có đạt hay không.
Năng suất lao động bình quân cán bộ công nhân viên(CBCNV)
Năng suất lao động bình quân CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu
quả hay không ngược lại.

Đối với DND kinh doanh thì năng suất lao động bình quân là năng suất
bán ra [2], [14].
Thu nhập bình quân của CBCNV
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải
chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ.
Thu nhập bình quân của CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác
(thưởng quí, năm, các ngày lễ, các ngày tết…) Thu nhập bình quân của
CBCNV thể hiện sự lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp
và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định
Nộp ngân sách cho nhà nước
Là mức đóng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả
đầu tư của Nhà nước với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn
tại và hoạt động có hiệu quả:
- Các khoản nộp thuế của DN cho Nhà nước.
- Các khoản nộp khác,
- Tổng các khoản nộp
1.2.2. Phân tích vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng
sẳn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh
8


vượng hay suy thoái) đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị
khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lí hợp lí [2].
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lí của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp như thế nào? Với số vốn hiện đã có, doanh nghiệp phân bổ cho
các loại tài sản nào có hợp lí hay không, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hưởng
đến quá trình kinh doanh và phục vụ của doanh nghiệp hay không?
Kết cấu vốn gồm:

 Tổng nguồn vốn doanh nghiệp.
 Nguồn vốn chủ sở hữu,
 Vốn phải trả nợ:
-

Nợ ngắn hạn

-

Nợ dài hạn

 Nguồn vốn của chủ sở hữu
-

Vốn cố định

-

Vốn lưu động

-

Vốn từ các quỹ khác.

Phân tích hiệu quả vốn cố định
Chỉ số luân chuyển tài sản cố định.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Số vòng quay bình quân của vốn lưu động,
 Số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động.
 Số vòng quay bình quân của hàng tồn kho và nợ phải thu.

 Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu
[21], [23].
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp
 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinhdoanh (ROA).
 Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
 Tỉ suất lợi nhuận trên vay vốn.
 Chỉ số luân chuyển trên tổng tài sản [2].
9


1.3. Khái quát về thị trường và doanh nghiệp dược ở việt nam hiện nay
1.3.1. Thị trường thuốc Việt Nam
Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh
trong nước và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc trong những năm gần đây
đã liên tục phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Số lượng các công ty, doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm ngày
càng gia tăng.Chủng loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng
mạnh, đồng thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược
đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc
tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu trí khác như mức độ năng động,
tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các
biến đổi chính sách về quản lý ngành dược tại Việt Nam [32].
Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông
Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3.3 tỷ
USD, dự báo tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020 [10].
Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là generic chiếm 51,2% trong năm
2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống bệnh viện dưới
hình thức thuốc kê đơn (ETC) chiếm 70%, còn lại được bán lẻ ở hệ thống các
quầy thuốc (OTC). Tiêu thụ thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu

hướng chung của các nước đang phát triển [11], [27].
Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu. Công nghiệp
dược Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược
của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu
đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm
2013 trên 1.8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD,
tăng hàng năm trong giai đoạn 2008-2013 là 18% [11], [17].
10


Mức chi tiêu sử dụng thuốc của người Việt Nam còn thấp, năm 2012 là
36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD, Singapore:
138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của 97 triệu
dân sẽ là yếu tố thúc đẩy phát triển của ngành dược Việt Nam [6], [7], [15].
1.3.2. Tình hình phân phối thuốc trong nước
So với trình độ phát triển, Việt Nam có một hệ thống phân phối thuốc khá
phát triển. Cả nước có khoảng 41.500 điểm bán lẻ tại các tinh thành đảm bảo đưa
thuốc đến tận tay người dân. Tính trung bình cứ 2.000 người dân thì có 1 điểm
bán lẻ.
Theo nguồn từ cục quản lý dược, tham gia trong hệ thống phân phối
thuốc gồm các thành phần sau:
- 897 công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư
nhân.
- 7.417 nhà thuốc tư nhân.
- 29.541 quầy thuốc bán lẻ và 7.417 đại lý thuốc bán lẻ.
- 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã.
- 464 quầy thuốc thuộc DN nhà nước và 6.222 quầy thuốc thuộc DN nhà
nước cổ phần hóa.
Xét về cơ bản, Dược phẩm sẽ đi theo hệ thống phân phối như sau:


Nhà sản xuất
Nhà nhập khẩu

Bệnh viện
Công ty bán buôn
Trình dược viên

Điểm bán

Người tiêu dùng

Hình 1.1: Hệ thống phân phối thuốc cơ bản của ngành dược
Quyền phân phối thuốc trực tiếp vẫn và sẽ thuộc độc quyền của các
doanh nghiệp Dược Việt Nam.Nhà nước cố gắng kiểm soát hệ thống phân
11


phối thuốc thông qua việc xây dựng một tập đoàn dược phẩm lớn thuộc quyền
sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, Việt Nam thiếu hẳn những quy định đồng
bộ, rõ ràng cho việc quản lý giám sát hệ thống phân phối một cách hiệu quả.
Danh sách top 10 công ty phân phối dược phẩm Việt Nam uy tín năm
2017 [34].
- Công ty CP Dược Liệu Trung ương 2(PHYTOPHARMA)
- Công ty CP Y Dược phẩm Vimedimex.
- Tổng công ty Dược Việt Nam-CTCP.
- Công ty CP Dược thiết bị y tế Đà Nẵng.
- Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy.
- Công ty CP Dược phẩm Việt Hà.
- Công ty CP Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội.
- Công ty TNHH thương mại và Dược phẩm Sang.

- Công ty CP Dược phẩm Bến Tre.
- Công ty CP Dược phẩm ECO.
1.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu dược phẩm
- Tân dược
Ngành dược Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những nhãn thuốc
và dược phẩm nước ngoài. Tính đến 2013, các doanh nghiệp nội mới chỉ sản
xuất được 50% nhu cầu trong nước, nhưng lượng tiêu thụ thì chỉ dừng ở 38%,
theo điều tra của Bộ Y tế. Phần còn lại là thuộc về các nhãn hiệu nước ngoài.
Trong gần 2,000 hoạt chất thuốc đăng kí ở Việt Nam, thì hơn 1,000 là của
công ty nước ngoài, trong khi thuốc nội chỉ đăng kí 500 hoạt chất, tập trung ở
các loại như thuốc hạ nhiệt, giảm đau, vitamin và thuốc bổ [11], [17].
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng của thị trường thuốc sản xuất trong nước
đạt bình quân 25,46% so với mức tăng bình quân 33% của thuốc nhập khẩu.
Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 là trên 1,8 tỉ USD, trong khi
năm 2008 con số này mới chỉ là 864 triệu USD, tốc độ tăng hằng năm trong
giai đoạn 2008-2013 là 18% [11], [17].
12


Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Pháp, Ấn Độ và Hàn
Quốc.Ưu điểm của các thuốc từ Pháp là có dòng thuốc ổn định, ít khi bị làm
giả. Về phần các thuốc Ấn Độ, do có giá lao động rẻ, nguồn nguyên liệu
phong phú, nên dược phẩm Ấn Độ có tính cạnh tranh về giá cả mạnh đối với
chúng ta.
Có 90% nguyên dược liệu phải nhập từ nước ngoài.Việc phụ thuộc quá
nhiều vào nguyên dược liệu nước ngoài khiến cho ngành gặp rất nhiều rủi ro
về tỷ giá, thanh toán tín dụng cũng như về cung cầu trên thị trường nguyên
dược liệu. Theo Bộ Thống Kê, giá nguyên dược liệu tăng qua các năm. Chủ
yếu, giá nguyên liệu tăng là do sự giảm giá của VND so với USD. Phần lớn,
nguyên dược liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, và Ấn Độ [16], [17].

- Đông dược
Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đông dược được thu góp từ trong nước
thay vì nhập khẩu như tân dược. Với hơn 4,000 loài thảo dược, Việt Nam đứng
thứ ba thế giới về đa dạng sinh học. Hơn nữa, tỉ lệ sử dụng đông dược ngày
càng tăng, và theo dự báo của bộ Y tế, con số này sẽ tăng lên 30% trong vòng 5
năm tới. Vì vậy, đông dược là phân ngành đầy tiềm năng, giảm bớt sự phụ
thuộc vào nhập khẩu của ngành dược phẩm nói chung [11], [16], [17].
- Xuất khẩu dược phẩm còn yếu
Con đường xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam không hoàn toàn thuận
lợi khi còn vấp phải những rào cản về giá, và hồ sơ xuất khẩu.
Đầu tiên, theo Cục quản lý giá, giá xuất khẩu trung bình giai đoạn 2011 2013 của Việt Nam cao hơn 20-25% so với những nước cùng khu vực như Ấn
Độ, Trung Quốc. Nguyên nhân giá cao là do Việt Nam phải nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào trong khi hai quốc gia còn lại có thể tự chủ trong vấn đề
này. Thứ hai, quá trình đăng kiểm sản phẩm còn nhiều khó khăn và mất thời
gian [26].
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu đang tốt dần, khi doanh thu từ xuất khẩu
đã tăng qua các năm. Đơn cử, DHG đã tăng doanh thu xuất khẩu từ vài trăm
13


nghìn USD vào năm 2006 lên đến hơn 1 triệu đô vào năm 2012, chiếm 2%
tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Domesco đạt 1.2% tổng doanh thu năm
2009 lên đến gần 1.5% năm 2012 [25].
Tính đến năm 2013, các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu sang các nước
như Myanma, Lào, Campuchia, Ấn độ, Hồng Kông, Philippin, Malaysia, và
hơn 20 nước ở Châu Phi. BMI dự báo tình hình xuất khẩu còn tăng trưởng
nhanh và đạt khoảng 250 triệu đô la Mỹ vào năm 2017. Điều này dựa trên sự
đánh giá về các thị trường tiềm năng ở một số nước châu Phi khi, theo tổ chức
y tế thế giới, 70% nhu cầu của các nước châu Phi phải đáp ứng bằng việc nhập
khẩu. Sản phẩm chủ yếu cần dùng là thuốc trị bệnh sốt rét, tiêu chảy, vắc-xin,

là những sản phẩm mà những doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất [26].
1.3.4. Doanh nghiệp dược ở Việt Nam
Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế
giới, tính đến năm 2014 cả nước có trên 200 doanh nghiệp sản xuất thuốc y
học cổ truyền. Hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước với 2.200 đơn vị
và hơn 43.000 cơ sở bán lẻ. Dù vậy Việt Nam vẫn chưa có một nền công
nghiệp dược hiện đại, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và chưa có công
nghiệp sản xuất nguyên dược liệu. Các doanh nghiệp dược Việt Nam đa số
sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập, hiện mới chỉ có một nhà máy sản
xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế
khoảng 200 tấn amoxicillin và 100 tấn ampicillin mỗi năm, chỉ đủ cho nhu
cầu của bản thân doanh nghiệp [25].
Trong các doanh nghiệp dược có mặt trên sàn chứng khoán, năm 2013
có 3 doanh nghiệp dẫn đầu doanh thu là Traphaco, Dược Hậu Giang và
Domesco. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất dược có 10 công ty đươc vinh
danh trong “Top 10 công ty sản xuất dược Việt Nam uy tín năm 2017” là:
Công ty CP Traphaco, Công ty CP dược Hậu Giang, Công ty CP
Pymepharco, Công ty CP xuất nhập khẩu y tế DOMECO, Công ty CP Dược
14


phẩm Imexpharm, Công ty CP Dược - Trang thiết bị Bình Định, Công ty CP
Dược phẩm Hà Tây, Công ty CP Dược phẩm OPC, Công ty CP hóa - Dược
phẩm Mekophar, Công ty CP Dược phẩm Nam Hà [34].
1.4. Một số nghiên cứu về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp dược
- Nghiên cứu hoạt động kinh doanh:
Công ty Dược Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Đắc Nông và một số công ty
khác VD: Doanh Thu, Lợi nhuận, Vốn, Nộp ngân sách…kết quả nghiên cứu
thu được là cơ sở cho phần bàn luận xem có điểm giống và khách nhau giữa

kết quả thu được tại công ty chúng ta so với công ty bạn.
- Về doanh số mua:
Doanh số mua của công ty cổ phần dược Hà Giang năm 2012 là 46,9 tỷ
VNĐ tụt xuống còn 23,1 tỷ VNĐ năm 2016[30].
So sánh với công ty CP Dược VTYT tỉnh Lào Cai doanh số mua từ
73.1 tỷ VNĐ năm 2010 lên 119.7 tỷ VNĐ năm 2014. Phần trăm tăng trưởng
so với năm 2010 đạt 163% vào năm 2014. Sự tăng trưởng doanh số mua đều
đặn đã thể hiện năng lực luân chuyển hàng rất tốt của công ty. Như vậy Công
ty Cổ phần Dược phẩm Hà Giang đã không có sự tăng trưởng doanh số mua
như Công ty CP Dược VTYT tỉnh Lào Cai[29], [30].
- Về doanh số bán:
Doanh số bán của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Giang có sụt giảm
doanh số từ 30,3 tỷ VNĐ năm 2015 xuống còn 23.1 tỷ VNĐ năm 2016 [30].
So sánh với Công ty CP Dược VTYT tỉnh Lào Cai giai luôn có sự tăng trưởng (từ
85.4 tỷ VNĐ năm 2010 lên 136.1 tỷ VNĐ năm 2014, tăng trưởng 159,4%) [29].
So sánh với Công ty CP Thiết bị VTYT và Dược phẩm Nghệ An giai
đoạn 2011-2015: Doanh số bán của hai công ty trải qua 5 năm hoạt động đều
cho mức tăng trưởng âm. Công CP Thiết bị VTYT và Dược phẩm Nghệ An có
doanh số bán năm 2011 là 44.2 tỷ VNĐ và năm 2015 là 41.0 tỷ VNĐ [28].
15


×