Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm quinolon tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.27 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

------  ------

TRỊNH THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
CHUYÊN ĐỀ DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

------  ------

TRỊNH THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phạm Thúy Vân


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Trịnh Thị Thu Hà

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS. Phạm Thị Thúy Vân – Phó trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Trường
Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp định hướng và đưa ra những lời khuyên
quý báu giúp cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo – Bộ môn Dược
lâm sàng luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ giải quyết các vướng mắc trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể anh, chị, em cán bộ
nhân viên Khoa Dược, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, các thầy cô và bạn bè cùng lớp chuyên khoa II khóa 14, Trường
Đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Lời cảm ơn đặc biệt, tôi xin gửi tới người chồng và 2 cậu con trai yêu
quí đã luôn động viên tôi cố gằng vượt qua khó khăn trong học tập. Cuối cùng
tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình và những người
bạn đã luôn gắn bó với tôi, là nguồn động viên, cổ vũ cho tôi tiếp tục phấn
đấu trong công tác và trong học tâp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2018

Học viên Trịnh Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Đại cương về kháng sinh quinolon và tình hình sử dụng kháng sinh quinolon ... 3
1.1.1. Đại cương về kháng sinh quinolon ................................................................... 3
1.1.2 Vị trí của quinolon trong một số phác đồ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
thường gặp ................................................................................................................... 6
1.1.3 Một số chiến lược thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh quinolon ................ 13
2.1. Tổng quan về chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ................................... 19

2.1.1. Các yếu tố cốt lõi trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ................ 20
2.1.2. Một số hoạt động được thực hiện trong chương trình quản lý sử dụng kháng
sinh ........................................................................................................................... 23
2.1.3. Một số chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đã được triển khai ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 24
2.3. Một số hoạt động trong chương trình quản lý sử dụng kháng triển khai tại Bệnh
viện ĐK Ninh Bình ................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1 ............................................................. 30
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2 .............................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2.1. Mục tiêu 1 ....................................................................................................... 30
2.2.2. Mục tiêu 2 ....................................................................................................... 32
2.3. Một số qui ước trong nghiên cứu ....................................................................... 34
2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 37


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 38
3.1. Phân tích mức độ và xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại Bệnh viện ĐK tỉnh Ninh
Bình trong giai đoạn 2013 - 2016 ............................................................................. 38
3.1.1. Thực trạng sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh xét về mặt tài chính ............ 38
3.1.2. Xu hướng sử dụng nhóm thuốc quinolon thông qua chỉ số DDD/100 ngày
nằm viện .................................................................................................................... 39
3.2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh quinolon tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ninh Bình .................................................................................................................. 41
3.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân được chỉ định kháng sinh nhóm quinolon .............. 42
3.2.2. Đặc điểm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn ......................................................... 43
3.2.3. Đặc điểm bệnh nhân liên quan đến chỉ định kháng sinh................................. 46
3.2.4. Đặc điểm sử dụng kháng sinh quinolon .......................................................... 47

3.2.5. Phân tích tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh quinolon.......................... 52
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 59
4.1. Mức độ và xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
trong giai đoạn 2013 - 2016 ...................................................................................... 59
4.1.1. Thực trạng sử dụng nhóm quinolon xét về mặt tài chính ............................... 59
4.1.2. Thực trạng sử dụng nhóm quinolon thông qua chỉ số DDD/ 100
ngày-giường. ............................................................................................................ 59
4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh quinolon tại Bệnh viện ĐK Ninh Bình.............. 60
4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........................................ 60
4.2.2. Đặc điểm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ ............................ 62
4.2.3. Các đặc điểm liên quan đến chỉ định kháng sinh quinolon ............................. 63
4.2.4. Đặc điểm sử dụng kháng sinh quinolon .......................................................... 65
4.2.5. Xét về tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh nhóm quinolon tại Bệnh viện
Đa khoa Ninh Bình.................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1. Tỷ lệ % kháng thuốc kháng sinh ciprofloxacin ......................................... 17
Bảng 1.2. Các hình thức sử dụng kháng sinh không hợp lý và các hình thức can
thiệp tương ứng ........................................................................................................ 22
Bảng 1.3. Bảy bước thiết lập AMS tại Bệnh viện Chợ Rẫy .................................... 27
Bảng 1.4. Tỷ lệ % kháng ciprofloxacin và levofloxacin của một số vi khuẩn hay
gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ............................................................... 29
Bảng 3.1 Phân tích Mann-Kendall lượng sử dụng quinolon theo đường dùng ....... 40
thông qua chỉ số DDD/100 ngày nằm viện ............................................................... 40
Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .............................................. 42
Bảng 3.3 Đặc điểm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn .................................................. 43
Bảng 3.4 Các loại bệnh phẩm làm nghiên cứu vi sinh .............................................. 44

Bảng 3.5 Vi khuẩn phân lập được và mức độ nhạy cảm với quinolon .................... 45
Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh nhân liên quan đến chỉ định kháng sinh .......................... 46
Bảng 3.7 Số lượt kháng sinh quinolon được sử dụng ............................................... 47
Bảng 3.8. Các kiểu phác đồ chỉ định kháng sinh quinolon ....................................... 48
Bảng 3.9. Khảo sát liều dùng một ngày của kháng sinh quinolon ............................ 49
Bảng 3.10. Đường dùng của các kháng sinh quinolon theo hệ điều trị .................... 50
Bảng 3.11. Thời điểm sử dụng kháng sinh so với thời điểm phẫu thuật .................. 51
Bảng 3.12. Phân tích sự phù hợp của việc chỉ định quinolon trong điều trị bệnh
nhiễm khuẩn nội khoa ............................................................................................... 52
Bảng 3.13. Phân tích sự phù hợp về phác đồ so với hướng dẫn của Bộ ................... 54
Y tế ............................................................................................................................ 54
Bảng 3.14. Phân tích sự phù hợp về liều dùng và cách dùng ................................... 55
Bảng 3.15. Thời điểm sử dụng kháng sinh quinolon so với thời điểm mổ ............... 56
Bảng 3.16. Phân tích việc hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận ........................ 57
Bảng 3.17. Phân tích tính hợp lý về việc chuyển đổi IV-PO ................................... 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các yếu tố thực hiện chường trình quản lý sử dụng kháng sinh ............... 20
Hình 3.3 Xu hướng sử dụng kháng sinh quinolon đường tiêm và đường uống tại
bệnh viện giai đoạn 01/01/2013- 31/12/2016 ........................................................... 40
Hình 3.5. Sơ đồ khảo sát thời điểm sử dụng kháng sinh so với thời điểm ............... 50
rạch dao ..................................................................................................................... 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khi tốc độ phát minh ra kháng sinh mới trên thế giới ngày càng
giảm thì mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng gia tăng và ở Việt
Nam đã ở mức báo động. Nếu không có biện pháp phòng ngừa đề kháng, kéo
dài tuổi thọ của kháng sinh thì sẽ dẫn đến hậu quả không lường. Năm 2011, Tổ

chức Y tế thế giới đã đề ra hành động chống kháng thuốc “No action today, no
cure tomorrow”- không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc [8].
Xác định được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng kháng
kháng sinh và một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do việc sử
dụng kháng sinh không hợp lý, Bộ Y tế đã ban hành các quyết định số 708/QĐBYT về việc hướng dẫn sử dụng kháng sinh, quyết định số 772/QĐ-BYT về
việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện” nhằm các mục tiêu: 1) tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý; 2)
giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh; 3) nâng cao chất lượng
chăm sóc người bệnh; 4) ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh; 5) giảm chi
phí y tế [6].
Thực hiện các quyết định của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
đã thành lập nhóm quản lý sử dụng kháng sinh tại Quyết định số 215/QĐBVĐK ngày 29/3/2016 với 13 thành viên gồm 3 lãnh đạo bệnh viện, 3 các bác sĩ
lâm sàng, 3 dược sĩ lâm sàng, 1 bác sĩ vi sinh lâm sàng, 1 cán bộ kiểm soát
nhiễm khuẩn, 1 đại diện phòng kế hoạch tổng hợp và 1 phòng quản lý chất
lượng.
Bước đầu, nhóm quản lý sử dụng kháng sinh đã khảo sát sơ bộ lượng tiêu
thụ kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2016. Kết
quả ban đầu cho thấy, nhóm quinolon là kháng sinh có lượng tiêu thụ lớn và
tăng mạnh qua các năm. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chưa có đề
tài nghiên cứu khoa học nào phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm
quinolon. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình sử dụng kháng sinh quinolon tại

1


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích tình
hình sử dụng kháng sinh nhóm quinolon tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình”
với ba mục tiêu:
1. Phân tích mức độ, xu hướng tiêu thụ kháng sinh và kháng sinh nhóm
quinolon tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2016.

2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm quinolon tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình.
Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần vào việc quản lý sử dụng kháng
sinh tại Bệnh viện.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về kháng sinh quinolon và tình hình sử dụng kháng sinh
quinolon
1.1.1. Đại cương về kháng sinh quinolon
Quinolon là nhóm kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp hoàn toàn, là kháng
sinh phụ thuộc nồng độ, có cấu trúc hóa học:

Quinolon thế hệ I không có nguyên tử Fluor trong cấu trúc. Các quinolon
thế hệ khác có thêm fluoroquinolon. Tất cả đều là các acid yếu, cần tránh ánh
sáng [10].
1.1.1.1. Cơ chế tác dụng
Các quinolon đều ức chế ADN-gyrase, vì vậy ngăn cản sự tổng hợp ADN
của vi khuẩn. Ngoài ra còn tác dụng trên cả mARN, nên ức chế tổng hợp protein
của vi khuẩn. Các quinolon đều là thuốc diệt khuẩn [10], [25], [42].
1.1.1.2. Phổ tác dụng
Acid nalidixic (còn gọi là quinolon thế hệ 1) chỉ ức chế AND – gyrase
nên chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn gram (-) đường tiết niệu và đường tiêu hóa.
Không tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)[10].
Các fluoroquinolon có tác dụng trên 2 enzym đích là AND gyrase và
topoisomerase IV của vi khuẩn (Drlica, 1997) nên có phổ kháng khuẩn rộng
hơn, hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn so với quinolon thế hệ 1 từ 10-30 lần


3


[10], [25]. Dựa vào phổ tác dụng và cơ chế tác dụng fluoroquinolon được chia ra
làm các thế hệ như sau:
Quinolon thế hệ I là acid nalidixic có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trên
vi khuẩn gram âm (trừ Pseudomonas aeruginosa) và chủ yếu được dùng điều trị
nhiễm khuẩn tiết niệu.
Quinolon thế hệ 2 bao gồm ofloxacin, ciprofloxacin, ... có khác nhau
tương đối về tác động trên gyrase và topoisomerase IV: trên vi khuẩn gram âm
hiệu lực kháng gyrase mạnh hơn, còn trên vi khuẩn gram dương, lại có hiệu lực
kháng topoisomerase IV mạnh hơn thế hệ 1, đặc biệt là chúng có tác dụng trên
Pseudomonas aeruginosa có tác dụng nhanh và mạnh hơn do khả năng xâm
nhập vào tế bào vi khuẩn cao hơn. Ngoài gram âm chúng còn tác dụng trên cả
gram dương, trừ Streptococus pneumoniae.
Quinnolon thế hệ 3 bao gồm amifloxacin, levofloxacin, flerofloxacin,
pefloxacin, rufloxacin, sparfloxacin, temafloxacin, tosufloxacin tác động cân
bằng trên 2 enzym, vì vậy phổ kháng khuẩn mở rộng trên gram dương kể cả
Streptococus pneumoniae nhưng trên Pseudomonas aeruginosa tác dụng yếu
hơn so với ciprofloxacin.
Quinolon thế hệ 4 bao gồm moxifloxacin, trovafloxacin, phổ tác dụng trên
tất cả các loại vi khuẩn gram âm và gram dương hiếu khí, trên Streptococus
pneumoniae tác dụng mạnh gấp 10 lần so với ciprofloxacin [10], [25], [40].
1.1.1.3. Đặc điểm dược động học
Acid nalidixic dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và thải trừ nhanh qua thận,
vì vậy được dùng làm kháng sinh đường tiết niệu, nhưng phần lớn bị chuyển hóa
ở gan, chỉ ¼ qua thận dưới dạng còn hoạt tính [10], [25].
Các fluoroquinolon có sinh khả dụng cao, tới 90% (pefloxacin), hoặc trên
95% (gatifloxacin và nhiều thuốc khác). Thuốc rất dễ thấm vào mô và vào trong
tế bào, kể cả dịch não tủy, bị chuyển hóa ở gan chỉ một phần. Pefloxacin bị

chuyển hóa thành norfloxacin vẫn còn hoạt tính và chính nó bị thải trừ qua thận

4


70%. Thời gian bán thải từ 4 giờ (ciprofloxacin) đến 12 giờ (pefloxacin). Nồng
độ thuốc trong tuyến tiền liệt, thận, đại thực bào, bạch cầu hạt cao hơn trong
huyết tương [10], [25].
1.1.1.4. Đặc điểm về chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt: acid nalidixic,
norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, tác dụng giống nhau, tương tự như
trimethoprim – sulfamethazol [10], [25].
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do E.coli, S.typhi, viêm phúc mạc trên bệnh
nhân phải làm thẩm phân nhiều lần [10], [25].
Viêm đường hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm
xoang: levofloxacin.
Nhiễm khuẩn xương: thường do trực khuẩn gram (-) và tụ cầu vàng, liều
lượng phải cao hơn cho nhiễm khuẩn tiết niệu (500-750mg x 2 lần/ngày) và
thường kéo dài (7-14 ngày, có khi phải tới 4-6 tuần) [10], [25].
1.1.1.5. Độc tính
Thường gặp hơn cả là độc tính trên tiêu hóa 3-17%: buồn nôn, nôn, đầy
bụng, tiêu chảy [10], [25].
Thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, khoảng 1-10%. Hiếm hơn là
ảo ảnh, hoang tưởng [10], [25].
Biểu hiện dị ứng: ban, mẫn cảm với ánh sáng, có thể gặp cả hội chứng
Steven – Johnson [10], [25].
Viêm gân, đứt gân tự phát (cả gân Achille) nhất là ở người chưa trưởng
thành, đau và sưng khớp, đau cơ [10], [25].
Giảm bạch cầu, bạch cầu ưa eosin (ưa acid) [10], [25].
Tăng nhẹ Transaminase [10], [25].

1.1.1.6. Liều dùng, cách dùng
Trong thực hành điều trị, các quinolon được chia thành 4 thế hệ. Thế hệ 1
là acid nalidixic và các chất tương tự. Từ thế hệ 2 đến thế hệ 4 là fluoroquinolon

5


vì có gắn thêm ít nhất 1 nguyên tử fluor vào phân tử thuốc, do có fluor nên thuốc
rất dễ thấm vào các mô và phổ kháng khuẩn lúc đầu giới hạn ở khuẩn gram (-),
ái khí, dần dần được mở rộng sang gram (+), kỵ khí (ngược với cephalosporin).
Các kháng sinh quinolon hiện tại được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Ninh Bình là: ciprofloxacin nằm trong nhóm quinolon thế hệ 2,
levofloxacin thuộc nhóm quinolon thế hệ 3 và moxifloxacin thuộc nhóm
quinolon thế hệ 4 (liều dùng thông thường được trình bày trong phụ lục 8)[6].
1.1.2 Vị trí của quinolon trong một số phác đồ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
thường gặp
Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế được ban hành kèm
quyết định 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 thì quiolon được sử dụng trong phác
đồ một số bệnh thường gặp như sau:
1.1.2.1 Viêm phổi cộng đồng
- Viêm phổi nhẹ (CURB65: 0-1 điểm)
Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn ban đầu trên đối tượng người bệnh khỏe
mạnh không điều trị kháng sinh trong 3 tháng gần đây là: amoxicilin hoặc
macrolid hoặc doxycylin [6].
Riêng đối với người có bệnh mắc kèm như: suy tim, suy hô hấp, suy thận,
suy gan, bệnh tiểu đường, bệnh ác tính, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch hoặc
dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có điều trị kháng sinh trong 3 tháng gần đây thì
moxifloxacin 400mg/ngày hoặc gemifloxacin 500-700mg/ngày hoặc levofloxacin
500-750mg/ngày dùng phác đồ đơn độc hoặc kết hợp với một beta lactam có tác
dụng trên phế cầu (amoxicilin liều cao 1g x 3 lần/ngày hoặc amoxicilin-clavulanat

1g x 3 lần/ngày hoặc cefpodoxim 200mg x 2 lần/ngày hoặc cefuroxim 500mg x 2
lần/ngày) hoặc với một macrolid (azithromycin 500mg/ngày trong ngày 1, tiếp
theo 250mg/ngày trong 4 ngày hoặc clarithromycin 500mg 2 lần/ngày) có thể
dùng doxycyclin thay thế cho macrolid [6].

6


Ở nơi có tỉ lệ cao phế cầu đề kháng với kháng sinh macrolid (MIC
16mg/ml) người bệnh không có bệnh mắc kèm: dùng phác đồ trên.
- Viêm phổi trung bình (CURB: 2 điểm)
Phác đồ ban đầu được khuyến cáo là amoxicilin hoặc benzylpenicilin phối
hợp với clarithromycin. Phác đồ ưu tiên thứ 2 là beta lactam hoặc amipcilinsulbactam kết hợp với macrolid hoặc một fluoroquinolon đường hô hấp.
Với bệnh nhân bị dị ứng penicillin sử dụng fluoroquinolon đường hô hấp
và một aztreonam.
Với trường hợp nghi do Pseudomonas: dùng kháng sinh vừa có tác dụng
trên phế cầu và Pseudomonas như các beta lactam (piperacilin-tazobactam 4,5g
3 lần/ngày, cefepim 1g x 3 lần/ngày, imipenem 1g x 3 lần/ngày hoặc
meropenem 1gx3 lần/ngày kết hợp ciprofloxacin 400mg hoặc levofloxacin
750mg hoặc một aminoglycosid và azithromycin 0,5g/ngày hoặc với một
aminoglycosid và một fluoroquinolon có tác dụng với phế cầu [6].
- Viêm phổi nặng (CURB65: 3-5 điểm)
Phác đồ ban đầu được ưu tiên lựa chọn là amoxicilin – clavulanat tiêm tĩnh
mạch phối hợp với clarithromycin tiêm tĩnh mạch.
Phác đồ thứ 2 được khuyến cáo là benzylpenicilin 1-2 triệu tiêm tĩnh mạch
x 4 lần/ngày kết hợp với levofloxacin 500mg tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày hoặc
ciprofloxacin 400mg tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày.
Phác đồ thứ 3 là cefuroxim 1,5g tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày hoặc cefotaxim
1g tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày hoặc ceftriaxon 2g tiêm tĩnh mạch liều duy nhất
kết hợp với clarithromycin 500mg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày. Nếu nghi ngờ

Legionella bổ sung thêm levofloxacin 750mg/ngày
Riêng đối với những bệnh nhân dị ứng với penicillin dùng fluoroquinolon
đường hô hấp và một azetreonam.
Với trường hợp nghi do Pseudomonas: dùng kháng sinh vừa có tác dụng
trên phế cầu và Pseudomonas như các beta lactam (piperacilin-tazobactam 4,5g

7


x 3 lần/ngày, cefepim 1g x 3 lần/ngày, imipenem 1g x 3 lần/ngày hoặc
meropenem 1g x 3 lần/ngày kết hợp ciprofloxacin 400mg hoặc levofloxacin
750mg hoặc một aminoglycosid và azithromycin 0,5g/ngày hoặc với một
aminoglycoside và một fluoroquinolon có tác dụng với phế cầu
Với trường hợp nghi do tụ cầu vàng kháng methicilin xem xét thêm
vancomycin 1g/12 giờ hoặc linezolid 600mg/12 giờ
Nếu nghi legionella: dùng clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày ± rifampicin
0,6g 1-2 lần/ngày x 14-21 ngày hoặc fluorquinolon (cirprofloxacin, ofloxacin,
levofloxacin, moxifloxacin) [6].
1.1.2.2 Viêm phổi bệnh viện
- VPBV sớm (không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng thuốc)
Theo kinh nghiệm nguyên nhân chính là các vi khuẩn: S.pneumoniae,
Streptococcus spp., MSSA, H.influenzae, E.coli, Klebsiella spp., Enterobacter,
Proteus spp. và Serratia spp. Do vậy phác đồ ban đầu được khuyến cáo là:
cephalosporin thế hệ III như ceftriaxon 1-2 g mỗi 24h tĩnh mạch hoặc cefotaxim
1-2 g mỗi 8h tĩnh mạch; phác đồ thứ 2 là cephalosporin thế hệ IV: cefepim 1-2 g
mỗi 8h tĩnh mạch; phác đồ thứ 3 là beta lactam-chất ức chế beta lactamase
(piperacilin-tazobactam 4,5g mỗi 8h tĩnh mạch); phác đồ thứ tư là
fluoroquinolon: levofloxacin 750mg mỗi 24h tĩnh mạch hoặc moxifloxacin
400mg mỗi 24h tĩnh mạch [6].
- VPBV muộn (có nguy cơ nhiễm VK đa kháng) mức độ nhẹ và vừa

Theo kinh nghiệm nguyên nhân chính là: S.pneumoniae, Streptococcus
spp., MSSA, H.influenzae, E.coli, Klebsiella spp., Enterobacter, Proteus spp.,
Serratia spp., P.aeruginosa, Acinetobacter spp., có thể gặp MRSA. Do vậy các
phác đồ ban đầu được khuyến cáo là: cephalosporin thế hệ III (ceftriaxon 1-2 g
mỗi 24h tĩnh mạch hoặc cefotaxim 1-2 g mỗi 8h tĩnh mạch); cephalosporin thế
hệ IV (cefepim 1-2 g mỗi 12h tĩnh mạch); beta lactam - chất ức chế beta
lactamase (piperacilin-tazobactam 4,5g mỗi 8h tĩnh mạch); phác đồ thứ 4 là

8


fluoroquinolon (levofloxacin 750mg mỗi 24h tĩnh mạch hoặc moxifloxacin
400mg mỗi 24h tĩnh mạch) phối hợp hoặc không với vancomycin 1g mỗi 12h
tĩnh mạch hoặc linezolid 600mg mỗi 12h tĩnh mạch (nếu có hoặc nghi ngờ
MRSA) [6].
- VPBV muộn nặng phải điều trị tại ICU
Theo kinh nghiệm nguyên nhân chính là: S.pneumoniae, Streptococcus
spp., MRSA, H.influenzae, Escherichia.coli, Klebsiella spp., Enterobacter,
Proteus spp., Serratia spp., P.aeruginosa, Acinetobacter spp., Leginoella spp. [8].
Do vậy các phác đồ ban đầu được khuyến cáo là cephalosporin kháng
Pseudomonas (ceftazidim 2g mỗi 8h hoặc cefepim 1-2g mỗi 8-12h tĩnh mạch);
hoặc beta lactam-chất ức chế beta lactamase (piperacilin-tazobactam 4,5g mỗi 6h
tĩnh mạch); hoặc carbapenem (imipenem 500mg-1g mỗi 6h tĩnh mạch hoặc
meropenem 1g mỗi 8h tĩnh mạch) phối hợp với fluoroquinolon (ciprofloxacin
400mg mỗi 8h tĩnh mạch hoặc levofloxacin 750mg mối 24h tĩnh mạch) hoặc
aminoglycosid (gentamicin hoặc tobramycin 5-7mg/kg mỗi 24h tĩnh mạch hoặc
amikacin 15-20mg/kg mỗi 24h TM) [6].
Cân nhắc phối hợp hoặc không với vancomycin 1g mỗi 12h tĩnh mạch
hoặc linezolid 600mg mỗi 12h tĩnh mạch (nếu có hoặc nghi ngờ MRSA) [6].
1.1.2.3 Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

Đối với người bệnh chưa xác định được ổ nhiễm khuẩn và không có nguy
cơ NKBV phác đồ ưu tiên được khuyến cáo là: sử dụng kháng sinh phổ rộng sớm
ngay trong giờ đầu phối hợp penicilin phổ rộng hoặc CGIII hoặc CGIV phối hợp
với

1

quinolon

(ciprofloxacin,

levofloxacin

hoặc

moxifloxacin)

hoặc

aminoglycosid. Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S.aureus (tụ cầu vàng), cân
nhắc sử dụng kháng sinh chống tụ cầu như oxacilin, cloxacilin, cefazolin (khi
nghi ngờ tụ cầu vàng nhạy cảm methicilin, MSSA) hoặc vancomycin, teicoplanin
hoặc daptomycin (đối với trường hợp nghi nhiễm tụ cầu kháng methicilin,
MRSA). Nếu nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí thì cân nhắc sử dụng metronidazol [6].

9


Trong trường hợp chưa xác định được ổ nhiễm khuẩn nhưng có yếu tố
nguy cơ NKBV phác đồ ban đầu được khuyến cáo là kháng sinh chống

P.aeruginosa nhóm carbapenem hoặc penicilin phổ rộng với 1 quinolon
(ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin) hoặc aminosid hoặc fosfomycin.
Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S.aureus (tụ cầu vàng) kháng methicilin
(MRSA) cần cân nhắc sử dụng vancomycin, teicoplanin hoặc daptomycin. Nếu
nghi ngờ vi khuẩn gram (-) đa kháng (kháng carbapenem) thì phác đồ được
khuyến cáo là kháng sinh nhóm carbapenem có tác dụng chống A.baumanii
và/hoặc kháng sinh nhóm penicilin phổ rộng phối hợp với các chất ức chế beta
lactamase (piperacilin-tazobactam hoặc ampicilin-sulbactam) với colistin để
hiệp đồng tăng tác dụng [6].
Đối với trường hợp có ổ nhiễm khuẩn chỉ điểm: khi chưa xác định được
căn nguyên gây bệnh cần sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Khi có kết quả
nuôi cấy, chuyển sang dùng kháng sinh phổ hẹp phù hợp với kết quả cấy vi
khuẩn và kháng sinh đồ. Cần phải hiệu chỉnh liều kháng sinh theo độ thanh thải
creatinin ở các bệnh nhân suy thận [6].
Đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và shock nhiễm khuẩn mà
đường vào do nhiễm khuẩn ống tiêu hóa: phác đồ ưu tiên được khuyến cáo đầu
tiên là CGIII hoặc CGIV; phác đồ thứ 2 là carbapenem; phác đồ thứ ba là
quinolon (ciprofloxacin) phối hợp với metronidazol (khi nghi ngờ có vi khuẩn
kỵ khí) [6].
Đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và shock nhiễm khuẩn mà
đường vào do nhiễm khuẩn hô hấp thì sử dụng kháng sinh như phác đồ điều trị
viêm phổi [6].
1.1.2.4 Nhiễm khuẩn tiêu hóa
Điều trị kháng sinh tùy theo căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều
trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân [6].

10


- Tiêu chảy do E.coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia,

Salmonella, Vibrio spp., Shigella (lỵ trực khuẩn), Salmonella typhi, Salmonella
paratyphi (thương hàn), vi khuẩn tả: thuốc ưu tiên được khuyến cáo là quinolon
(ciprofloxacin, norfloxacin), thuốc thay thế là ceftriaxon, co-trimoxazol,
doxycyclin, azithromycin, erythromycin.
- Diệt Helicobacter pylori trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng: cần bắt
buộc làm xét nghiệm H.p trước, sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng
kháng sinh đường tiêm. Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết với ít nhất 2 loại
kháng sinh. Không dùng 1 loại kháng sinh đơn thuần. Phác đồ đầu tiên được
khuyến cáo là 2 trong 3 kháng sinh clarithromycin, amoxicilin, metronidazol.
Nếu H.p vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế là levofloxacin và
amoxicilin [6].
- Nhiễm khuẩn đường mật, apse gan do vi khuẩn:
Lựa chọn thứ nhất là kháng sinh penicilin kết hợp với chất ức chế beta
lactamase có hoạt phổ rộng, hoặc aminoglycosid, hoặc các CGIII hoặc CGIV,
hoặc monobactam. Nếu nghi có nhiễm khuẩn kỵ khí dùng 1 trong 3 loại kháng
sinh trên phối hợp thêm metroniazol tĩnh mạch[6].
Lựa chọn thứ 2 là fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacin,
moxifloxacin). Nếu có vi khuẩn kỵ khí dùng 1 trong 3 loại quinolon trên kết hợp
thêm metronidazol tĩnh mạch [6].
- Viêm tụy cấp có nhiễm khuẩn: tốt nhất là dựa theo kết quả kháng sinh
đồ. Trong khi chờ kết quả kháng sinh đồ có thể dùng kháng sinh ban đầu là
carbapenem; lựa chọn thay thế là ciprofloxacin 400mg/12 giờ tĩnh mạch phối
hợp với metronidazol 500mg tĩnh mạch /8 giờ [6].
- Viêm phúc mạc: ceftriaxon hoặc cefotaxim hoặc quinolon (moxifloxacin
hoặc levofloxacin) [6].
1.1.2.5 Nhiễm khuẩn cơ xương khớp
- Viêm khớp nhiễm khuẩn:

11



Điều trị theo kinh nghiệm kháng sinh được khuyến cáo sử dụng đầu tiên
là oxacilin hoặc nafcilin hoặc clindamycin. Nếu nghi nhiễm tụ cầu vàng kháng
kháng sinh thì dùng vancomycin hoặc daptomycin hoặc teicoplanin. Trường hợp
nghi nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì dùng phối hợp ceftazidim với aminozid.
Trường hợp dịch khớp dương tính thì dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh
đồ. Quinolon chỉ được khuyến cáo dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do VK
Gr (-) đường ruột dùng CGIII hoặc CGIV đường tĩnh mạch trong 3-4 tuần hoặc
nhóm thuốc fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc
uống mỗi 24 giờ. Nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh: ban đầu phối hợp kháng
sinh nhóm aminoglycosid với ceftazidim 1g mỗi 8 giờ (hoặc với mezlocilin 3g
tĩnh mạch mỗi 4 giờ). Thời gian sau dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon như
ciprofloxacin 500mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim [6].
Trường hợp viêm khớp do lậu cầu: nếu lậu cầu nhạy cảm với penicilin
kháng sinh được ưu tiên lựa chọn là amoxicilin hoặc ciprofloxacin uống 1g/ngày
chia 2 lần (ngoại trú) trong 7 ngày. Trường hợp lậu cầu kháng với penicilin khởi
đầu bằng ceftriaxon 1g/ 24 giờ trong 7 ngày, sau đó chuyển dùng ciprofloxacin
500mg/lần x 2 lần/ ngày trong 7 ngày [6].
- Viêm tủy xương nhiễm khuẩn: giai đoạn đầu dùng kháng sinh theo kinh
nghiệm. Kháng sinh quinolon được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp nghi
ngờ nhiễm trực khuẩn mủ xanh (P.aegurinosa), ban đầu phối hợp ceftazidim với
aminosid khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon đơn độc
hoặc phổi hợp với ceftazidim liều 2g/lần x 2-3 lần/ngày.
Đối với phần lớn các vi khuẩn gram (-) đường ruột: phác đồ được khuyến
cáo là kháng sinh CGIII hoặc CGIV tĩnh mạch trong 3-4 tuần, hoặc nhóm
fluoroquinolon như levofloxacin đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24 giờ [6].
Giai đoạn sau tùy theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ [6].
- Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn: phác đồ ban đầu được ưu tiên sử dụng
là oxacilin hoặc nafcilin hoặc clindamycin. Quinolon chỉ được khuyến cáo sử


12


dụng nếu nghi do tụ cầu nhạy cảm với methicilin có thể dùng levofloxacin hoặc
moxifloxacin, hoặc do VK Gr(-) đường ruột dùng CGIII hoặc CGIV trong 3-4
tuần sau đó dùng levofloxacin [6].
1.1.2.6 Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Viêm bể thận cấp:
Cần điều trị ngay bằng kháng sinh theo kinh nghiệm. Một trong những
kháng sinh được khuyến cáo lựa chọn đầu tiên đối với viêm bể thận không biến
chứng là: amoxicilin, amoxicilin-clavulanat, cephalosporin, trimethoprimsulfamethoxazol, fluoroquinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin). Tuy
nhiên, không dùng fluoroquinolon cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 15
tuổi[8]. Khi có kết quả kháng sinh đồ thì điều chỉnh lại kháng sinh, quinolon
được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn gram (-)[6].
- Sỏi tiết niệu nhiễm trùng: kháng sinh được khuyến cáo đầu tay là
amoxicilin hoặc ampicilin hoặc cephalosporin hoặc fluoroquinolon đường uống
(ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin), có thể dùng truyền 3 ngày sau đó cân
nhắc chuyển sang đường uống tiếp.
- Viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo cấp không do lậu: kháng sinh được
khuyến cáo lựa chọn đầu tay là cotri-moxazol hoặc cephalexin hoặc
nitrofurantoin hoặc amoxicilin-clavulanat. Nhóm quinolon không phải là lựa
chọn đầu tay trừ trường hợp các kháng sinh khác đã thất bại thì chọn
norfloxacin[6].
1.1.3 Một số chiến lược thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh quinolon
1.1.3.1 Chiến lược chuyển đổi IV-PO
Trong thực tế một số thuốc kháng sinh có các thông số dược động học gần
như nhau khi dùng đường tiêm và đường uống nên việc chuyển đổi đường dùng
từ đường tiêm sang đường uống sẽ không ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị [7]. Sự
chuyển đổi này thường được áp dụng sau 2-3 ngày dùng kháng sinh đường tiêm
và đã được áp dụng rất nhiều ở các nước phát triển [37][39]. Các bệnh nhân có


13


thể chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống nếu như phác đồ ban đầu được
kê các kháng sinh đường tĩnh mạch và trong quá trình điều trị, bệnh nhân không
có bất kỳ tiêu chí nào sau đây [7]:
- Đường uống bị hạn chế (nôn, tiêu chảy nặng, rối loạn nuốt, mất ý thức:
ngất, hôn mê, không kiểm soát được bản thân).
- HOẶC Còn ≥ 2 triệu chứng: > 38◦C hoặc < 36◦C, nhịp tim>90nhịp/phút,
nhịp thở> 20nhịp/phút, bạch cầu>12 x 109/L hoặc < 4x 109/L).
- HOẶC triệu chứng lâm sàng xấu đi.
- HOẶC có mắc một số bệnh: viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn thần
kinh trung ương (viêm màng não, áp xe não), viêm mô tế bào mắt, áp xe sâu.
- HOẶC không có sẵn thuốc đường uống.
Nếu bệnh nhân có ít nhất 1 tiêu chí trên thì tiếp tục dùng đường tiêm.
1.1.3.2 Một số nghiên cứu về việc chuyển đổi IV – PO của kháng sinh nhóm
quinolon
Một số nghiên cứu về việc chuyển đổi IV – PO của kháng sinh nhóm
quinolon đã được tiến hành trên thế giới và cho thấy kết quả đáng khích lệ của
việc chuyển đổi, tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
Một số lợi ích của việc chuyển đổi đường dùng từ đường tiêm sang đường
uống đã được ghi nhận như: làm giảm nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến
đường tiêm như nhiễm khuẩn tĩnh mạch qua dụng cụ tiêm hay không có nguy cơ
kết tập tiểu cầu, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm tỷ lệ tử vong, giảm thời
gian nằm viện, giảm đau và sự không thoải mái cho bệnh nhân, tiết kiệm thời
gian chuẩn bị thuốc của nhân viên y tế, giảm chi phí điều trị cho người bệnh
[30][34][36].
Một nghiên cứu tại Hàn quốc với đề tài “Ảnh hưởng can thiệp của nhóm quản
lý thuốc kháng sinh lên vấn đề chuyển đổi đường dùng từ đường tĩnh mạch sang

đường uống” của fluoroquinolon (moxifloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin) (2017)
chỉ ra rằng chi phí điều trị fluoroquinolon đường tĩnh mạch trên mỗi bệnh nhân ở

14


nhóm có chuyển đổi (142,960 Korean won ) thấp hơn nhiều so với nhóm không
chuyển đổi đường dùng (219,341 Korean won) (p < 0.001). Và tổng chi phí điều trị
fluoroquinolon bao gồm cả đường uống là 144,004 won thấp hơn so với nhóm
không chuyển đổi (219,314 won) có ý nghĩa thống kê (p < 0.001) mặc dù số bệnh
nhân ở nhóm được chuyển đổi là 103 cao gần 4 lần nhóm không chuyển đổi chỉ có
29 bệnh nhân [46].
Nghiên cứu của Tae Park Young và Jung Sik Choi ở Seoul, Hàn Quốc cho
kết quả chuyển đổi điều trị bằng kháng sinh đường uống sớm sau khi dẫn lưu
mật đầy đủ để điều trị bệnh viêm đường mật cấp tính với nhiễm khuẩn huyết là
không thua kém với điều trị kháng sinh tiêm tĩnh mạch 10 ngày thông thường.
Tỉ lệ diệt vi khuẩn lần lượt là 93,1% ở nhóm dùng đường uống và 93,3% ở
nhóm dùng đường tiêm (p = 0,97). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về
sự tái phát của viêm đường mật cấp tính và tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày
giữa hai nhóm [47].
Chương trình quản lý dược ở bệnh viện Hartford (Mỹ) đã sử dụng các tiêu
chuẩn lâm sàng xác định trước để chuyển đổi điều trị moxifloxacin từ đường
tiêm (IV) sang đường uống (PO) cho thấy thời gian nằm viện và chi phí chăm
sóc sức khỏe không những giảm mà còn không làm ảnh hưởng đến kết quả điều
trị. Ở những bệnh nhân này, thời gian nằm viện của nhóm trong chương trình
chuyển đổi chủ động (PCP) ngắn hơn đáng kể so với nhóm chưa có can thiệp
(POS) (6 ngày so với 9,5 ngày) (p = 0,031). Các mức chi phí: mức 1, mức 2 và
mức 3 là ít hơn đáng kể ở nhóm PCP so với nhóm POS đối với những bệnh nhân
đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi (lần lượt là 77$ so với 133$, 91$ so với 151$,
và 13,931$ so với 17,198$). Tỉ lệ thành công lâm sàng tổng thể cho các bệnh

nhân có thể đánh giá chuyển đổi là 100% trong nhóm PCP[38].
Trên thế giới việc chuyển đổi đường dùng từ đường tiêm sang đường uống
đã được thực hiện và đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc chuyển đổi
đường dùng kháng sinh flouroquinolon dường như chưa được thực hiện rộng rãi trên

15


lâm sàng. Tại bệnh viện E, nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu đã xây dựng được
tiêu chí chuyển đổi đường dùng IV – PO và đã sơ bộ chỉ ra được 28/40 bệnh nhân có
khả năng chuyển đổi đường dùng nhưng thực tế đã không được chuyển đổi[24].
Ngoài ra, cũng tại bệnh viện E, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Diệu về khả năng
chuyển đổi đường dùng levofloxacin cho kết quả: sau 3 ngày điều trị có 75/143 bệnh
nhân có thể chuyển đường dùng nhưng không bệnh nhân nào được chuyển đổi trên
thực tế[13]. Vậy nên cần thêm một số nghiên cứu nữa để làm sáng rõ vấn đề này.
1.1.3.3 Một số khảo sát, đánh giá sử dụng thuốc quinolon
Các nghiên cứu khảo sát, phân tích việc sử dụng kháng sinh quinolon trên
lâm sàng được thực hiện nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp trong sử
dụng kháng sinh, từ đó có thể gợi ý những biện pháp can thiệp nhằm gia tăng tỷ
lệ sử dụng hợp lý an toàn nhóm kháng sinh này. Đây là một trong những hoạt
động khá thường quy của các bệnh viện nhằm tối ưu hóa sử dụng kháng sinh và
trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan đến
việc sử dụng kháng sinh nhóm quinolon được công bố.
Đề tài “Phân tích việc sử dụng kháng sinh nhóm quinolon tại khoa hồi sức
tích cực Bệnh viện Bạch Mai” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết được thực hiện
năm 2012. Đề tài này cho thấy quinolon là kháng sinh được lựa chọn ban đầu,
được sử dụng dài ngày và là kháng sinh đầu tay tại khoa hồi sức tích cực. Trong
đó, levofloxacin là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất chiếm 67,29% và là
kháng sinh có tỷ lệ chỉ định không phù hợp cao, chiếm 62,5%. Đại đa số các
kháng sinh nhóm quinolon có sinh khả dụng đường uống cao, nhưng thực tế tỷ

lệ sử dụng kháng sinh đường tiêm rất cao (93,86%)[23].
Đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại
Bệnh viện E” của tác giả Phan Thị Thu, nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng
kháng sinh quinolon đường tiêm cao chiếm tỷ lệ 90,5%. Đồng thời tác giả cũng
đưa ra các bằng chứng chứng minh sự đúng đắn của việc chuyển đường dùng từ

16


tiêm sang đường uống của kháng sinh quinolon đặc biệt là đối với ciprofloxacin
và levofloxacin [24].
Theo một nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng ciprofloxacin tại khoa hồi
sức tích cực bệnh viện Bạch Mai” (2011) của tác giả Đoàn Lệ Thúy có 70,1% bệnh
nhân được chỉ định ciprofloxacin theo chẩn đoán nhiễm khuẩn của bác sĩ nhưng có
tới 54,5% số bệnh nhân có liều dùng thấp ≤ 400mg/24h (IV). Ciprofloxacin là
kháng sinh phụ thuộc nồng độ, liều thấp sẽ hạn chế hiệu quả điều trị của thuốc [21].
1.1.3.4 Một số khảo sát về tình hình đề kháng kháng sinh fluoroquinolon
Quinolon là nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, khả năng hấp thu cao
khi dùng đường uống, độc tính thấp là những nguyên nhân làm cho nó trở thành
nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng quá liều,
dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh đều gây ra tình trạng kháng thuốc, tạo
điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây
lan[6][8].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh
viện đa khoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh … về việc
sử dụng thuốc kháng sinh và tình hình kháng thuốc kháng sinh giai đoạn 20082009 cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện là: 70% vi
khuẩn kháng với ciprofloxacin và 65% kháng với levofloxacin. Năm 2015 theo
số liệu báo cáo tại đề tài cấp nhà nước về tình hình kháng kháng sinh
ciprofloxacin được trình bày tại bảng 1.1 [17].
Bảng1.1. Tỷ lệ % kháng thuốc kháng sinh ciprofloxacin[17]

STT

Vi khuẩn

Miền Bắc (%)

Miền Trung (%)

Miền Nam (%)

1

A. baumannii

79,3

76,5

95,2

2

P. aeruginosa

33,1

20,8

60,3


3

S. aureus

20,1

23,6

58,8

17


×