Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn dược sĩ chuyên khoa phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VÕ THỊ HƯỚNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN
VÀ MUA SẮM THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.73.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện đề tài:
1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
2. Bộ mơn Quản lý kinh tế dược -Trường ĐH Dược Hà Nội

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01/2013 đến tháng
04/2013

HÀ NỘI – 2013
1


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------

BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I
Kính gửi : - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội


- PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Họ tên học: Võ Thị Hướng
Tên đề tài: Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.73.20
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I ngày 05/11/2013 tại Sở y tế
Khánh Hòa theo Quyết định số 671/QD-DHN ngày 01 tháng 10 năm 2013
của Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội
NỘI DUNG SỬA CHỮA HOÀN CHỈNH
1. Những nội dung sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
- Tiêu đề một số bảng.
- Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị từ phần bàn luận đưa lên phần Tổng
quan.
- Bổ sung đầy đủ đơn vị tính một số bảng số liệu.
- Sửa lại chính xác bản đưa kết quả số liệu danh mục thuốc.
- Viết đúng tên tác giả trong tài liệu tham khảo.
- Sửa lỗi in ấn.
2. Những nội dung xin bảo lưu:
Không xin bảo lưu nội dung được Hội đồng đề nghị sửa chữa.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Học viên

Đại diện tập thể hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

2



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này,
tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy cơ
giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Thanh Bình. Với lịng kính trọng tơi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới
Thầy.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh
tế Dược, Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, phòng Sau Đại
Học đã giảng dạy truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và cho
tôi cơ hội được học tập nâng cao tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định đã tạo điều kiện cho tơi được triển khai luận văn tại Bệnh viện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian học tập.
Bình Định, ngày 25 tháng 08 năm 2013
Học viên

Võ Thị Hướng

3


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1 TỔNG QUAN

3

1.1

Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội
dung nghiên cứu

3

1.1.1

Mơ hình bệnh tật

3

1.1.2

Phát đồ điều trị

4

1.1.3


Danh mục thuốc thiết yếu

5

1.1.4

Danh mục thuốc chủ yếu

6

1.1.5

Danh mục thuốc Bệnh viện

7

1.1.6

Hội đồng thuốc và điều trị

8

1.2

Lựa chọn thuốc

11

1.3


Mua sắm thuốc

12

1.3.1

Xác định nhu cầu sử dụng thuốc

12

1.3.2

Chọn hình thức mua

13

1.3.3

Chọn nhà cung ứng

14

1.3.4

Đặt hàng và theo dõi đơn dặt hàng

15

1.3.5


Nhận thuốc và kiểm nhập

15

1.3.6

Thanh toán

16

1.3.7

Thu thập thông tin về sử dụng

16

Vài nét về thực trạng lựa chọn, mua sắm và sử
1.4

dụng thuốc trong các bệnh viện ở nước ta gần

16

đây và hướng đi của dề tài
1.4.1

Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định

4


17


1.4.2
1.4.3
Chương 2

Chức năng nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định
Vị trí , chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

22
22
25

2.1

Đối tượng nghiên cứu

25

2.1.1

Đối tượng

25


2.1.2

Thời gian nghiên cứu

25

2.2

Phương pháp nghiên cứu

25

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu

25

2.2.2

Phương pháp thu thập số liệu

25

2.2.3

Xử lý và phân tích số liệu

26


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

3.1

Mô tả các hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc

30

3.1.1

Các hoạt động lựa chọn thuốc

30

3.1.2
3.2
3.2.1

3.2.2

3.2.3
3.2.4
3.2.5

Hoạt động mua sắm thuốc tại BVĐKTBĐ năm
2012
Phân tích DMT đã được sử dụng năm 2012
Phân tích sự phù hợp của DMT sử dụng tại

BVĐKTBĐ năm 2012 từ kết quả phân tích ABC
Số thuốc trong DMBV khơng được sử dụng và
quy trình loại bỏ thuốc khỏi DM
Số lượng các thuốc hạn chế kê đơn trong
DMTBV
Tỷ lệ thuốc hủy năm 2012
Đảm bảo chất lượng thuốc và chất lượng nhà
cung ứng

5

35
41
41

44

46
46
47


3.2.6
3.2.7
3.2.8
3.2.9

Cơ cấu DMT theo tác dụng dược lý
Cơ cấu DM thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT
của BVDKTBĐ năm 2012

Cơ cấu DMT theo quy chế kê đơn
Cơ cấu giá trị sử dụng một số nhóm thuốc năm
2012

49
51
53
54

Chương 4 BÀN LUẬN

55

4.1

Hoạt động lựa chọn thuốc và mua sắm thuốc

55

4.2

Hoạt động sử dụng DMT thuốc tai BVĐKTBĐ

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO


6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reaction)

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐKTBĐ

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTCPDP

Công ty cổ phần dược phẩm


DD

Dung dịch

DMT

Danh mục thuốc

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MHBT

Mơ hình bệnh tật

MTV


Một thành viên

PTCKT

Phịng tài chính kế tốn

SLDM

Số lượng danh mục

STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn (Standard treatment guideline)

TCKT

Tài chính kế tốn

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World health Organnization)

7


DANH MỤC BẢNG
STT
1.1

NỘI DUNG

Các thành phần trong Hội đồng Thuốc của BVĐKTBĐ
năm 2012

Trang
9

2.1

Hai mươi loại bệnh cao nhất năm 2012

27

3.1

Những thông tin về MHBT của BVĐKTBĐ năm 2012

34

3.2

Tỷ lệ giá trị thuốc của các công ty cung ứng trong năm
2012

37

3.3

Danh mục một số thuốc mua ngoài thầu trong năm 2012

40


3.4

Giá trị tiền thuốc khoa dược đã mua năm 2012

41

3.5

Số liệu phân tích kết quả theo phương pháp ABC

42

3.6

Giá trị một số nhóm dược lý trong nhóm A

42

3.7

Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong nhóm A

44

3.8
3.9
3.10

Tỷ lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không được

sử dụng năm 2012
Cơ cấu các thuốc không được sử dụng năm 2012
Tỷ lệ thuốc bị hạn chế kê đơn trong DMT bệnh viện
năm 2012

45
45
46

3.11 Tỷ lệ thuốc hủy năm 2012

47

3.12 Các chỉ số thể hiện chất lượng thuốc và nhà cung ứng

47

3.13 Cơ cấu các thuốc xếp theo tác dụng dược lý

49

3.14 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT năm 2012

51

3.15 Cơ cấu thuốc ngoại nhập

51

3.16 Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn


53

3.17 Cơ cấu các dạng thuốc trong DMT của BVĐKTBĐ

53

3.18

Cơ cấu giá trị một số nhóm thuốc trong DMT năm
2012

8

54


DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ:
STT

Nội dung

Trang

1.1

Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT BV


3

1.2

Hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành

13

1.3

Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

21

1.4

Sơ đồ chức năng nhiệm vụ của bệnh viện

22

1.5

Cơ cấu tổ chức khoa dược BVĐKTBĐ

24

1.6

Cơ cấu tổ chức khoa dược BVĐKTBĐ


22

3.1

Chu trình lựa chọn và mua sắm thuốc

31

3.2

Quy trình đấu thầu thuốc tại BVĐKTBĐ năm 2012

32

3.3

Quy trình mua thuốc

36

3.4

Tỷ trọng giá trị tiền mua thuốc năm 2012

41

3.5

Giá trị các nhóm thuốc nội ngoại


51

3.6

Giá trị các nhóm thuốc dùng trong năm 2012

54

DANH MỤC HÌNH:
STT
1.3

Nội dung
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

9

Trang
18


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhằm mục đích phịng chữa
bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể và góp phần cải thiện cuộc
sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất
lượng và sử dụng hợp lý cho người bệnh là hai mục tiêu chính trong chính
sách quốc gia về thuốc được chính phủ ban hành từ năm 1996. Trong q
trình hội nhập WHO, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lượt phát
triển ngành dược đến năm 2010 là: “Phát triển ngành Dược thành một
ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng cơng nghiệp hóa , hiện đại

hóa, chủ động hội nhập khu vực và Thế giới, nhằm đảm bảo cung ứng
thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an
tồn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Tại Việt Nam , tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 7,6 USD năm
2003,năm 2008 là 16,45USD, năm 2009 là 19,77 USD và năm 2010 đạt
22,25 USD , tổng giá trị tiền thuốc đạt trên 1,9 triệu USD tăng gần 13 %
so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng trên 18
% trong 5 năm 2006 – 2010.
Đối với mỗi Bệnh viện việc lựa chọn ,mua sắm và sử dụng thuốc hợp
lý sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong cơng tác khám chữa bệnh . Vì vậy khơng
thể tách rời khâu lựa chọn và mua sắm cũng như không thể tách rời mối
quan hệ khắn khít giữa Y và Dược trong ngành Y tế.
Hệ thống Y tế Bình Định trong những năm qua được tiếp tục đầu tư,
củng cố để nâng cao chất lượng hoạt động . Công tác y tế nói chung trong
đó cơng tác Dược nói riêng ln được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nhưng bên cạnh đó cũng cịn những
khó khăn: Một số quy định pháp luật lĩnh vực quản lý, cung ứng và sử
dụng thuốc còn bất cập , chưa đồng bộ, tổ chức y tế ở cơ sở tiếp tục có sự

1


điều chỉnh nên có tác động đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác
quản lý lựa chọn mua sắm và sử dụng thuốc.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện hạng một được thành
lập từ năm 1975 có nhiệm vụ khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân
trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng mua sắm và sử dụng thuốc là
hết sức cần thiết, tuy nhiên công tác dược bệnh viện cũng khơng tránh khỏi
những hạn chế. Do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH

HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ MUA SẮM THUỐC TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2012.” Với các mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1: Mô tả hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại Bệnh viện ĐK
tỉnh Bình Định.
Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012.
Từ đó đề xuất một quy trình lựa chọn và mua sắm thuốc cho Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bình Định hiệu quả hơn.

2


Chương I
TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1 Mơ hình bệnh tật
Mơ hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào
đó là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần
dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó,
xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định.
MƠI TRƯỜNG
Điều kiện kinh tế - xã hội,
tơn giáo, khí hậu , địa lý.
Tổ chức mạng lưới chất
lượng dịch vụ y tế, trình độ
khoa học kỹ thuật.

NGƯỜI BỆNH
Tuổi, giới, dân tộc,

văn hóa…
Điều kiện: sinh
sống, lao động, kinh
tế, kiến thức. bệnh
tật


HÌNH
BỆNH
TẬT
BỆNH
VIỆN

BỆNH VIỆN
Vị trí địa lý
Chức năng nhiệm vụ
Trình độ chun
mơn
Lãnh đạo
Tài chính

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện
MHBT được trình bày dưới dạng một bảng tập hợp các loại bệnh và
tần xuất của chúng trong một thời gian, tại một địa điểm của một cộng
đồng nhất định. Để nghiên cứu mô hình bệnh tật được thống nhất , WHO
đã ban hành danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD (International
Statistical Classitical of Diseaes and Health Problems). Bản ICD cung cấp
3



mã hóa các bệnh thành những mã ngắn gọn, làm chuẩn cho công tác nghiên
cứu y học, không những giúp ích khi bệnh nhân được chuyển từ nước này
sang nước khác (tránh lỗi dịch thuật), ở trong cùng một nước ICD cũng
giúp tránh sự hiểu sai do cách dùng từ khác nhau giữa nhân viên y tế. bản
phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh, mỗi
chương bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại
bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân gây bệnh hay
tính chất đặc thù của bệnh đó.
MHBT của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ
để xây dựng DMT mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định phát triển
toàn diện.
MHBT bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố. các yếu tố này đan
xen, ảnh hưởng lẫn nhau.
1.1.2 Phát đồ điều trị
Phát đồ điều trị hay Hướng dẫn thực hành điều trị là văn bản chun
mơn có tính chất pháp lý, nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được
sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Theo WHO,
một hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc bao gồm đầy đủ 4 thơng số:
Hợp lý, an tồn, hiệu quả, kinh tế.
*Hợp lý : Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc cịn hạn sử dụng.
*An tồn: khơng gây tai biến, khơng có tương tác thuốc.
*Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất.
*Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu hoặc đạt được
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
Nhiều bệnh viện đã xây dựng phát đồ điều trị cho bệnh viện dựa trên
hướng dẫn thực hành điều trị của bộ y tế và căn cứ vào đó để xây dựng

4



danh mục thuốc bệnh viện một cách khoa học.
1.1.3 Danh mục thuốc thiết yếu.
“DMTTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này ln có sẵn bất cứ lúc nào
với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
*Các tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu của WHO
Năm 1999, WHO đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau:
- Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ
an tồn thơng qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi
tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thuốc được chọn phải sẵn có dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng
như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản và sử dụng nhất
định.
- Khi có từ hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì cần phải lựa
chọn trên cơ sở đánh giá các yếu tố như hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả
và khả năng cung ứng.
-Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho tồn
bộ q trình điều trị chứ khơng tính theo đơn vị của từng thuốc. Khi các
thuốc khơng hồn tồn giống nhau thì khi chọn cần phải phân tích hiệu
quả- chi phí.
-Trong một số trường hợp sự lựa chọn cịn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như đặc tính dược động học hay những đặc điểm tại địa phương như
trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho hay nhà sản xuất, cung ứng.
-Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng
đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng
yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về

5



hiệu quả, độ an toàn hoặc tiên dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất.
-Thuốc nên được ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề
cập đến tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Trong danh mục có đủ chủng loại thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị các
bệnh thông thường. Thuốc được ghi theo tên gốc hoặc tên quốc tế, dễ nhớ,
dễ nhận biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận,
thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Danh mục
này giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn hơn.(14)
Chính sách thuốc thiết yếu đã được chính phủ khẳng định là nội
dung cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc ở Việt Nam. Tại bệnh viện
cần thường xuyên có đủ các thuốc trong DMTTY. Danh mục này được sửa
đổi bổ sung từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Hiện vẫn đang sử dụng
DMTTY lần thứ 5 kèm theo quyết định số 17/QĐ-BYT ngày 01/7/2005,
bao gồm 355 thuốc thiết yếu tân dược ( với 314 hoạt chất) 94 thuốc thiết
yếu dùng trong YHCT, 60 cây thuốc nam và 215 vị thuốc (20).
1.1.4. Danh mục thuốc chủ yếu
DMTCY được xây dựng trên cơ sở DMTTY của Việt Nam và của tổ
chức y tế Thế giới hiện hành. Danh mục này được sử dụng cho các bệnh
viện, phòng khám đa khoa, các cơ sở y tế có bác sỹ.
DMTCY là cơ sở pháp lý cho bệnh viện lựa chọn ,xây dựng danh
mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào danh mục này, đồng thời
căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí bệnh viện để lựa chọn tên cụ thể,
tên thành phẩm của thuốc ( bao gồm cả nồng độ, hàm lượng, dạng dùng),
phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Danh mục thuốc mới nhất được Bộ y tế ban hành kèm theo quyết
định số 05/2008/QĐ-BYT ( Ngày 01/02/2008), gồm 750 thuốc tân dược,

6



57 tên thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu, 95 thuốc chế phẩm YHCT và
237 vị thuốc YHCT (20). Quyết định số 10/2008/ QĐ-BYT ( Ngày
22/2/2008), bổ sung thêm 3 chế phẩm thuốc YHCT vào danh mục nói
trên (20).
1.1.5 Danh mục thuốc bệnh viện:
“DMTBV là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu
khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp
với MHBT , kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng
bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một
phạm vi thời gian, khơng gian trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định
ln sẵn có bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào
chế thích hợp, giá cả phải chăng”.
DMTBV là cơ sở dể đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch
cho nhu cầu hợp lý, an toàn hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Bệnh viện.
1.1.5.1 Nguyên tắc quản lý danh mục thuốc
- Chọn thuốc theo nhu cầu (Theo MHBT tại Bệnh viện)
- Chọn thuốc theo thứ tự ưu tiên ( ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong
nước)
- Sử dụng tên chung quốc tế (tên generic)
- Chỉ sử dụng thuốc phức hợp (ở liều cố định) trong những trường hợp
bệnh cụ thể
- Tiêu chí lựa chọn bao gồm: Hiệu quả điều trị; an tồn; chất lượng; chi
phí
- DMT bệnh viện phải thống nhất với DMT chủ yếu Bộ y tế và “ Hướng
dẫn điều trị chuẩn”.

7


1.1.5.2 Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục

- MHBT; Hiệu quả điều trị; Độ an toàn; Chất lượng (của sản phẩm và nhà
cung ứng); Chi phí điều trị; Nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc.
1.1.5.3 Quy trình lựa chọn bổ sung hay loại bỏ thuốc
-Chỉ có bác sĩ , dược sĩ mới có quyền yêu cầu bổ sung, loại bỏ thuốc khỏi
danh mục thuốc.
- HĐT & ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà sốt lại thơng tin từ các nguồn
y văn.
- Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT & ĐT
- HĐT & ĐT quyết định đồng ý hay bác bỏ yêu cầu trên.
- Phổ biến quyết định của HĐT & ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan.
1.1.5.4 Duy trì một danh mục
- Đánh giá những yêu cầu bổ sung thuốc mới và loại bỏ thuốc hiện có
trong danh mục một cách thường xuyên.
1.1.5.5 Quản lý thuốc ngoài danh mục
- Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục.
- Lưu trữ hồ sơ u cầu đối với thuốc khơng nằm ngồi danh mục.
- Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của HĐT & ĐT
1.1.5.6 Thuốc hạn chế sử dụng
Kiểm soát những thuốc hạn chế sử dụng là thực sự cần thiết. Thuốc do
bác sĩ chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chỉ dùng trong những tình trạng bệnh
cụ thể và thông qua hội chẩn để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý.
1.1.6. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT)
Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện về
các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, bảo
8


đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện
Chính sách quốc gia về thuốc.
Bảng 1.1 Các thành phần trong Hội đồng Thuốc của BVĐKTBĐ năm

2012
STT Chức danh trong hội đồng

Chức danh trong bệnh viện

1

Chủ tịch hội đồng

Bí thư - phó giám đốc

2

Phó chủ tịch hội đồng

Phó phụ trách khoa dược

3

Thư ký

Trưởng phịng kế hoạch tổng hợp

4

Ủy viên

Phó giám đốc phụ trách chun mơn 1

5


Ủy viên

Phó giám đốc phụ trách chun mơn 2

6

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại thần kinh

7

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại tổng hợp

8

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại tiết niệu

9

Ủy viên

Trưởng khoa nội tim mạch

10


Ủy viên

Trưởng khoa nội trung cao

11

Ủy viên

Trưởng khoa nội tiết

12

Ủy viên

Trưởng khoa nhi

13

Ủy viên

Trưởng khoa nhi sơ sinh

14

Ủy viên

Trưởng khoa ung bướu

15


Ủy viên

Trưởng khoa khám

16

Ủy viên

Trưởng khoa truyền nhiễm

17

Ủy viên

Trưởng khoa y học cổ truyền

18

Ủy viên

Trưởng khoa hồi sức nội

19

Ủy viên

Trưởng phòng Điều dưỡng

9



1.1.6.1. Mục đích và mục tiêu của HĐT & ĐT
Mục đích và mục tiêu của HĐT & ĐT. Mục đích HĐT & ĐT đảm bảo
cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí điều trị
phù hợp.
Để đạt mục đích trên HĐT& ĐT cần thực hiện các mục tiêu sau:
- Xây dựng và thực hiện một hệ thống DMT có hiệu quả.
- Chỉ sử dụng các thuốc thỏa mãn các tiêu chí về hiệu quả, an toàn, kinh tế.
- Đảm bảo an toàn thuốc qua theo dõi, đánh giá ngăn ngừa các ADR và sai
sót trong điều trị.
- Xây dựng và thực hiện can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc
của người kê đơn, dược sĩ cấp phát và người bệnh (điều tra, giám sát, sử
dụng thuốc).
Ngày 04/07/1997 Bộ y tế đã ban hành thông tư số 08/TT-BYT hướng
dẫn việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của HĐT&ĐT bệnh viện. Hiện nay
ở Việt Nam tất cả các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đã có
HĐT & ĐT.
1.1.6.2. Chức năng của HĐT&ĐT
- Tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về sử dụng thuốc.
- Đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện: tiêu chí đánh
giá rõ ràng (hiệu quả điều trị, hiệu lực độ an tồn, chất lượng, chi phí).
- Phân tích các vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị.
- Tiến hành các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng sử dụng
thuốc.
- Xử trí các phản ứng có hại (ADR) và các sai sót trong điều trị.

10



- Xây dựng “Hướng dẫn điều trị chuẩn” làm cơ sở cho việc xây dựng
DMT; quy định sử dụng thuốc khơng có tại DMT, thuốc đắt tiền, nguy
hiểm.
1.2. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV là việc làm cần thiết; bước đầu
của quá trình hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, là cơ sở cho việc
điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế .
Lựa chọn thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HĐT & ĐT
*DMTBV được HĐT&ĐT xây dựng dựa vào danh mục TTY, DMTCY.
có nhiệm vụ giúp giám đốc lựa chọn, xây dựng DMTBV theo nguyên tắc
sau: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong
nước. DMT thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm có thể bổ sung hoặc
loại bỏ thuốc trong DMT thông qua HĐT&ĐT bệnh viện. Đây là công việc
rất cần thiết, là bước đầu tiên trong quá trình cung ứng thuốc, cũng là khâu
quan trọng nhất.
DMTBV là cơ sở để cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu cầu
điều trị hợp lý, an tồn và hiệu quả, vì vậy DMTBV phải có số lượng và
chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị phù hợp với mơ hình bệnh tật, kinh phí,
trình độ chun mơn, trang thiết bị của bệnh viện. Xây dựng cơ số tồn kho
hợp lý, đảm bảo lượng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị, có thuốc cùng loại
để thay thế.
Việc lựa thuốc trong bệnh viện phải dựa vào các yếu tố sau:
Mơ hình bệnh tật của bệnh viện.
Phác đồ điều trị.
Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Trình độ chun mơn kỹ thuật, trang thiết bị.

11



Khả năng kinh phí của bệnh viện ( ngân sách nhà nước, thu một phần
viện phí và bảo hiểm y tế) (15)
Mỗi bệnh viện sẽ có một DMT riêng phù hợp với thực tế và phân tuyến
kỹ thuật.
Việc xây dựng DMT phù hợp sẽ quyết định rất lớn đến kết quả và chất
lượng cung ứng thuốc của bệnh viện.
1.3 Mua sắm thuốc
Mua sắm thuốc là khâu rất quan trọng. Mua thuốc hiệu quả là đảm bảo
đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng
được công nhận. Không để bệnh nhân phải sử dụng những thuốc đắt tiền
một cách không cần thiết .
Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện được bắt đầu từ khi xác định được nhu
cầu mua thuốc dựa theo kế hoạch mua thuốc (1 tháng hoặc 2 tháng…) lựa
chọn nguồn cung ứng, hợp đồng mua thuốc, giám sát thực hiện cung ứng,
nhập hàng, kiểm soát chất lượng… Hoạt động mua thuốc kết thúc khi
thuốc đã được kiểm nhập vào kho thuốc của khoa Dược.
1.3.1 Xác định nhu cầu sử dụng thuốc
Việc xác định nhu cầu thuốc về số lượng thường dựa vào số lượng thuốc
tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua kho. Tuy nhiên khi có sự thay đổi
phát đồ điều trị hoặc sử dụng khơng hợp lý thì việc xác định nhu cầu thuốc
là rất khó khăn.
Trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc thường kết hợp các yếu tố sau:
-Tình trạng bệnh tật, MHBT
-Kỹ thuật chẩn đốn bệnh và điều trị
-Thống kê dựa trên mức sử dụng thuốc thực tế

12


Ngồi ra cịn phải kết hợp các yếu tố ảnh hưởng như: dịch bệnh, thời tiết,

điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ
trong khoa học và kỹ thuật, giá cả thuốc, sự xuất hiện các thuốc mới.
1.3.2 Chọn hình thức mua:
Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/7/1997 đã nêu rõ:
“Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ
định thầu, công khai theo qui định của nhà nước”. Trong quá trình triển
khai thực hiện, các văn bản về đấu thầu không ngừng được bổ sung và hồn
thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay hệ thống pháp lý về đấu thầu được tổng hợp thành sơ đồ như hình
sau:
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11

Nghị định 85/2009/NĐ-CP

Thông

Thông

Thông

Quyết

Quyết

Quyết

Quyết

tư 13/


tư 63/

tư 10/

định

định

định

định

2006/

2007/T

2007/

491/

678/

731/

1408/

TT-

T-BTC


TTLT-

2008/

2008/

2008/

2008/

BYT-

QĐ-

QĐ-

QĐ-

QĐ-

BTC

BKH

BKH

BKH

BKH


BTM

Sơ đồ 1.2. Hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành
Thực tế việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên luật đấu
thầu số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT/BYT-BTC về

13


“ Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công
lập” và các văn bản liên quan.
Do vậy , tùy theo giá trị và đặc điểm gói thầu mà bệnh viện chọn các hình
thức sau (09).
+ Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất, áp
dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, khơng hạn chế số
lượng nhà thầu tham dự.
+ Đấu thầu hạn chế, áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật,
có tính đặc thù, có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu
đáp ứng được. Phải mời tối thiểu năm nhà thầu có đủ năng lực tham dự.
+ Chỉ định thầu: Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương
thảo hợp đồng. Có 5 trường hợp áp dụng:
. Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh…) mọi thủ tục trước 15
ngày
. Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư
. Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia
. Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ đồng
. Gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 100 triệu đồng
. Chào hàng cạnh tranh: gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ, áp dụng với mua
sắm hàng hóa thơng thường. phải có ít nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác
nhau.

. Mua sắm trực tiếp: áp dụng khi hợp đồng có nội dung tương tự ký
trước đó khơng q 6 tháng và đơn giá khơng được vượt q đơn giá của
gói thầu tương tự trước đó.
1.3.3 Chọn nhà cung ứng
Sau khi lựa chọn phương thức mua, cần tổ chức đấu thầu để xác dịnh và
14


chọn nhà cung ứng. phân tích đánh giá các nhà cung ứng cũ, xem xét đánh
giá các nhà cung ứng mới về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính , uy
tín và thương hiệu của nhà cung ứng. Bên cạnh đó nhà cung ứng phải đảm
bảo thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời hạn thực
hiện hợp đồng…
Sau khi công bố kết quả trúng thầu đã được phê duyệt, hai bên thương
thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán bằng văn
bản.
Việc thương thảo cần tập trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền
và nghĩa vụ của các bên theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
1.3.4 Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng
Để xác định số lượng thuốc cần đặt hàng, chú ý các thông số sau:
- Mức tối thiểu : là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho.
- Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho.
- Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ.
Các mức này được xét duyệt định kỳ và được rút kinh nghiệm để lên kế
hoạch cho kỳ sau.
Bên đặt hàng phải giám sát đơn hàng về số lượng chủng loại, chất lượng,
giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng.
1.3.5 Nhận thuốc và kiểm nhập
Ký hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng.
Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hóa đơn, phiếu báo lơ với thực tế

về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số
kiểm sốt, hạn dùng.
Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả
trong lúc vận chuyển, khi kiểm nhập hàng phải có hội đồng kiểm nhập, có
15


đầy đủ biên bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế.
1.3.6 Thanh toán
Thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản theo đúng số lượng và giá đã
trúng thầu.
1.3.7 Thu thập thông tin về sử dụng
Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để
chuẩn bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo.
1.4

VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG LỰA CHỌN, MUA SẮM VÀ SỬ

DỤNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở NƯỚC TA NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY VÀ HƯỚNG ĐI CỦA ĐỀ TÀI.
Tại Việt Nam, thị trường dược phẩm rất phong phú và đa dạng, có
khoảng 1.500 hoạt chất với khoảng 18.000 mặt hàng, năm 2010 và năm
2011 đã lên đến 22.000 sản phẩm (6). Tuy nhiên nền cơng nghiệp Dược
Việt Nam vẫn ở mức trung bình-thấp, hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp
đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc và chủ yếu là generic và chỉ đáp ứng được
50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa (12)
Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2010, triển khai kế hoặch năm
2011 của Cục quản lý Dược , hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn
cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Năm 2010, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12.

322 tỷ đồng chiếm khoản 50 % tổng giá trị tiền thuốc sử dụng (3).
Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng
nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2005 là
854, năm 2006 là 1062 đến năm 2010 là 1778 ca (3).
Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện trong cả nước
cho thấy: năm 2011, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50,

16


×