Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu tính toán khả năng ngập lụt và giải pháp thoát lũ cho lưu vực sông vàm cỏ tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký

Lê Thị Loan

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu tính
toán khả năng ngập lụt và giải pháp thoát lũ cho lưu vực sông Vàm Cỏ Tây” đã được
hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn bè và
đồng nghiệp.
Tác giả xin Trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thuỷ lợi cùng toàn
thể các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước đã truyền đạt kiến thức mới
trong quá trình học tập cũng như giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình làm luận văn
tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Ngô Văn Quận người đã trực
tiếp, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của lãnh đạo Viện Bơm và Thiết Bị
Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có điều kiện học tập, nghiên cứu
chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt hơn nữa
nghiệm vụ trong lĩnh vực đang công tác.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn


không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý
của các thầy cô giáo, các cán bộ khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Loan

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
I.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1

II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................1
III. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
IV. Các kết quả đạt được .................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU

............................................................................................................................ 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ................................................................... 3
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam.................................................................. 3
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 5

1.2.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.2.2 Điều kiện tự nhiên của lưu vực ............................................................................... 7
1.2.2.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 7
1.2.2.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 7
1.2.2.3 Đặc điểm khí hậu ................................................................................................. 8
1.2.2.4 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................ 9
1.2.2.5 Đặc điểm thủy văn ............................................................................................. 10
1.2.3 Tình hình dân sinh kinh tế .................................................................................... 11
1.2.3.1 Tình hình dân sinh ............................................................................................ 11
1.2.3.2 Tình hình kinh tế ............................................................................................... 13
1.2.3.3 Định hướng phát triển kinh tế trong lưu vực ..................................................... 15
1.2.4 Hiện trạng, nhiệm vụ các công trình thủy lợi trong lưu vực ............................... 17
1.2.4.1 Hiện trạng thủy lợi............................................................................................ 17
1.2.4.2 Nhiệm vụ công trình thủy lợi trong lưu vực ..................................................... 25
1.2.5 Phân tích đặc điểm hệ thống tiêu thoát và ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát lũ
trong lưu vực.................................................................................................................. 31
1.2.6. Nhận xét tác động ngập lụt trong lưu vực và phân tích đặc điểm khí hậu thủy
văn ảnh hưởng tới ngập lụt, tiêu thoát lũ trong lưu vực. ............................................... 32

iii


CHƯƠNG 2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH TOÁN NGẬP LỤT CHO VÙNG
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 34
2.1 Giới thiệu mô hình thủy lực, thủy văn .................................................................. 34
2.1.1 Tổng quan về các mô hình thủy lực, thủy văn ......................................................34
2.1.2 Lựa chọn mô hình..................................................................................................35
2.2 Phân vùng ngập ....................................................................................................... 41
2.2.1 Cơ sở phân vùng ....................................................................................................41
2.2.2 Kết quả phân vùng.................................................................................................43

2.3 Xây dựng mô hình tính toánÌNH T44
2.3.1 Thiết lập sơ đồ thủy lực Mike 11 ..........................................................................44
2.3.2.Trạm thủy văn trong hệ thống sông ......................................................................45
2.3.3 Điều kiện biên địa hình và mạng lưới song tính toán ...........................................45
2.3.4 Điều kiện biên .......................................................................................................46
2.4. Kết quả tính toán .................................................................................................... 48
2.4.1 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ............................................................48
2.4.1.1.Nguyên tắc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình....................................................48
2.4.1.2 Các dữ liệu áp dụng để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình .....................................48
2.4.1.3 Đánh giá kết quả hiệu chỉnh và kiểm định ............................................... 51
2.4.2. Kết quả tính toán mức độ ngập lụt .......................................................................57
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT LŨ CHO LƯU VỰC
SÔNG VÀM CỎ TÂY .................................................................................................. 59
3.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng ngập và các kịch bản .......................................... 59
3.2 Đề xuất các giải pháp tiêu nước và kết quả tính toán.............................................. 61
3.2.1 Khái quát về các giải pháp đề xuất ........................................................................61
3.2.2 Giải pháp công trình ..............................................................................................61
3.2.3 Giải pháp phi công trình ........................................................................................61
3.3 Kết quả phương án và nhận xét ............................................................................... 68

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô tả vùng nghiên cứu ..................................................................................... 8
Hình 2.1 Chế độ dòng chảy cho một đoạn sông đơn được mô tả bằng hệ phương trình
Saint-Venant. ................................................................................................................. 37
Hình 2.3 Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ ............................................................ 39
Hình 2.4 Cấu hình các điểm lưới xung quanh điểm mà tại đó ba nhánh gặp nhau ....... 40
Hình 2.5 Phân vùng tiêu thoát vùng nghiên cứu ........................................................... 45

Hình 2.6 Mạng sông tính toán bằng mô hình MIKE 11 ................................................ 47
Hình 2.7 Đường quá trình mực nước tại Vàm Kênh, Mộc Hóa, Tân An năm 2011 ..... 48
Hình 2.8 Các biên nhập lưu của hệ thống sông trong mạng lưới sông tính toán .......... 51
Hình 2.9 Vị trí trạm thủy văn để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực ............... 51
Hình 2.10 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Tân Châu năm 2000......... 52
Hình 2.11 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Mỹ Thuận năm 200 ......... 52
Hình 2.12 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Tân Châu năm 2001......... 52
Hình 2.13 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Mỹ Thuận năm 2001 ....... 52
Hình 2.14 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Tân Châu năm 2011......... 54
Hình 2.15 Đường quá trình mực nước mô phỏng và thực đo tại Mỹ thuận năm 2011 ......... 54
Hình 3.1 Đường mực nước lớn nhất dọc sông Tiền từ Biên giới ra Biển theo các kịch bản
tinh toán ......................................................................................................................................... 65

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các thông số sông và kênh trục thuộc Long An ............................ 18
Bảng 1.2 Tổng hợp các thông số kênh chính tạo nguồn, cấp I .................................... 20
Bảng 1.3 Tổng hợp các thông số kênh cấp I ................................................................. 26
Bảng 1.4 Tổng hợp các thông số kênh cấp II ................................................................ 26
Bảng 1.5 Thống kê đê bao lửng và đê bao vùng mía, ngăn mặn, khu dân cư .............. 28
Bảng 1.6 Thống kê trạm bơm điện thuộc Mộc Hóa và Đức Huệ ................................. 31
Bảng 2.1 Phân vùng tiêu thoát vùng nghiên cứu........................................................... 43
Bảng 2.2 Các trạm thủy văn trong lưu vực dùng để tính toán ...................................... 45
Bảng 2.3 Vị trí hiệu chỉnh và kiểm định mực nước ...................................................... 50
Bảng 2.4 Kết quả mực nước thực đo và mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn
2000 ............................................................................................................................... 58
Bảng 2.5 Chỉ số NASH tính toán mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn 2000 ..... 58
Bảng 2.6 Kết quả mực nước thực đo và mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn

2001 ............................................................................................................................... 58
Bảng 2.7 Chỉ số NASH tính toán mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn 2001 ..... 58
Bảng 2.8 Kết quả mực nước thực đo và mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn
2011 ............................................................................................................................... 58
Bảng 2.9 Chỉ số NASH tính toán mô phỏng tại Tân Châu và Mỹ Thuận năn 2011 ..... 58
Bảng 3.1 : Mực nước lớn nhất tại 1 số vị trí dọc theo sông Tiền từ Tân Châu ra Biển
theo các kịch bản tính toán ............................................................................................ 63
Bảng 3.2 : Chênh lệch mực nước lớn nhất tại 1 số vị trí dọc sông Tiền từ Tân Châu ra
Biển giữa các kịch bản .................................................................................................. 64
Bảng 3.3 : Mực nước lớn nhất tại 1 số vị trí dọc sông Vàm Cỏ Tây từ Vĩnh Hưng đến
sông Soài Rạp theo các kịch bản tính toán .................................................................... 65
Bảng 3.4 : Chênh lệch mực nước lớn nhất tại 1 số vị trí dọc sông Vàm Cỏ Tây từ Vĩnh
Hưng đến sông Soài Rạp giữa các kịch bản tính tóan so với kịch bản PA1 ................ 66
Bảng 3.5: Diện tích ngập lụt PA2 so sánh với phương án hiện trạng tại vùng nghiên
cứu ................................................................................................................................ 68
Bảng 3.6: Diện tích ngập lụt PA3 so sánh với phương án hiện trạng tại vùng nghiên
cứu ................................................................................................................................ 69

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
BĐKH Biến Đổi Khí Hậu
VCT Vàm Cỏ Tây

vii




PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên tai như hạn hán, lũ lụt xảy hàng năm đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và phát
triển kinh tế-xã hội trên các lưu vực sông trên cả nước nói chung, Đồng Bằng Sông
Cứu Long (ĐBSCL) nói riêng, ĐBSCL là vùng trũng thấp rất khó tiêu thoát nước, xu
hướng ngập lũ trong nội đồng ngày càng gia tăng về chiều sâu ngập và thời gian ngập,
và đặc biệt là lưu vực sông Vàm Cỏ Tây việc tiêu thoát có xu hướng này ngày càng
hạn chế do các khu dân cư tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó Biến đổi khí hậu (BĐKH)
là một trong những thách thức lớn tác động trực tiếp đến việc thoát lũ, làm giảm khả
năng thoát lũ của hệ thống trong lưu vực từ đó dẫn đến ngập lụt gia tăng và thiệt hại
về ngập lụt cũng tăng lên là hạn chế cho phát triển kinh tế, xã hội trong lưu vực.
Qua đó có thể thấy, lưu vực sông Vàm Cỏ Tây đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đáp ứng về tiêu thoát lũ trong điều kiện
BĐKH… Vì vậy, luận văn đi vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính toán khả năng
ngập lụt và giải pháp thoát lũ cho lưu vực sông Vàm Cỏ Tây”
Trong luận văn nghiên cứu sẽ đánh giá về hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, điều
kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và định hướng phát triển kinh tế của vùng hưởng lợi.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tính toán khả năng ngập lụt và đề xuát giải pháp thoát lũ cho lưu vực sông
Vàm Cỏ Tây để giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra.
* Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Lưu vực Sông Vàm Cỏ Tây
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tính toán khả năng ngập lụt và đề xuất giải pháp
thoát lũ cho lưu vực sông Vàm Cỏ Tây
III. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu
* Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp và liên ngành.
1



- Tiếp cận thực tiễn.
- Tiếp cận kế thừa.
- Tiếp cận bền vững.
- Tiếp cận có sự tham gia của người hưởng lợi.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp ứng dụng mô hình.
IV. Các kết quả đạt được
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và khu vực nghiên
cứu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về ngập lụt và giải pháp thoát lũ trong điều
kiện BĐKH cho lưu vực sông Vàm Cỏ Tây.
- Nghiên cứu tính toán khả năng ngập lụt và đề xuất các giải pháp thoát lũ cho lưu vực
sông Vàm Cỏ Tây.
- Đánh giá các giải thoát lũ và đề xuất kiến nghị

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình thủy văn, thủy lực cho các mục
đích trên đã được sử dụng khá phổ biến, nhiều mô hình đã được xây dựng và áp dụng
cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, cho công tác qui hoạch phòng lũ.

Một số mô hình đã được ứng dụng thực tế trong công tác quy hoạch phòng chống lũ
cho các lưu vực sông có thể được liệt kê ra như sau:
Viện Thủy lực Đan Mạch (Danish Hydraulics Institute, DHI) xây dựng phần mềm dự
báo lũ, quy hoạch phòng lũ bao gồm: Mô hình NAM tính toán dòng chảy từ mưa, Mô
hình Mike 11 tính toán thủy lực, dòng chảy lũ trong sông và cảnh báo ngập lụt. Phần
mềm này đã được áp dụng rất rộng rãi và rất thành công ở nhiều nước trên thế giới.
Trong khu vực Châu Á, mô hình đã được áp dụng để dự báo lũ lưu vực sông Mun-Chi
và Songkla ở Thái Lan, lưu vực sông ở Bangladesh, và Indonesia. Hiện nay, công ty tư
vấn CTI của Nhật Bản đã mua bản quyền của mô hình, thực hiện những cải tiến để mô
hình có thể phù hợp với điều kiện thuỷ văn của Nhật Bản.
Wallingford kết hợp với Hacrow đã xây dựng phần mềm iSIS cho tính toán dự báo lũ,
dòng chảy lũ và ngập lụt. Phần mềm bao gồm các môđun: Mô hình đường đơn vị tính
toán và dự báo dòng chảy từ mưa; mô hình iSIS tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy
trong sông và cảnh báo ngập lụt. Phần mềm này đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới, đã được áp dụng cho sông Mê Kông trong chương trình Sử dụng
Nước do ủy hội Mê Kông Quốc tế chủ trì thực hiện. ở Việt Nam, mô hình iSIS được
sử dụng để tính toán trong dự án phân lũ và phát triển thủy lợi lưu vực sông Đáy do Hà
Lan tài trợ.
Trung tâm khu vực, START Đông Nam á (Southeast Asia START Regional Center)
đang xây dựng "Hệ thống dự báo lũ thời gian thực cho lưu vực sông Mê Kông". Hệ
thống này được xây dựng dựa trên mô hình thủy văn khu vực có thông số phân bố, tính
3


toán dòng chảy từ mưa. Hệ thống dự báo được phân thành 3 phần: thu nhận số liệu từ
vệ tinh và các trạm tự động, dự báo thủy văn dòng chảy lũ và dự báo ngập lụt. Thời
gian dự kiến dự báo là 1 hoặc 2 ngày.
Viện Điện lực (EDF) của Pháp đã xây dựng phần mềm TELEMAC tính các bài toán
thuỷ lực 1 và 2 chiều. TELEMAC-2D là phần mềm tính toán thủy lực 2 chiều, nằm
trong hệ thống phần mềm TELEMAC. TELEMAC-2D đã được kiểm nghiệm theo

các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu về độ tin cậy; mô hình này đã được áp dụng
tính toán rất nhiều nơi ở Cộng hòa Pháp và trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình

đã

được cài đặt tại Viện Cơ học Hà Nội và Khoa Xây dựng - Thuỷ lợi - Thuỷ điện,
Trường Đại học Kỹ thuật Đà nẵng và đã được áp dụng thử nghiệm để tính toán dòng
chảy tràn vùng Vân Cốc- Đập Đáy, lưu vực sông Hồng đoạn trước Hà Nội, và tính
toán ngập lụt khu vực thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm kỹ thuật thủy văn (Mỹ) đã xây dựng bộ mô hình HEC-1 để tính toán thủy
văn, trong đó có HEC-1F là chương trình dự báo lũ từ mưa và diễn toán lũ trong sông.
Mô hình đã được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Ở Châu Á, mô hình đã được áp
dụng ở Indonesia, Thái Lan. Mô hình đã được áp dụng để tính toán lũ hệ thống sông
Thu Bồn ở Việt Nam. Gần đây, mô hình được cải tiến và phát triển thành HMS có giao
diện đồ hoạ thuận lợi cho người sử dụng.
Trong một nghiên cứu về hệ thống dự báo lũ cho sông Maritsa và Tundzha, Roelevink
và cộng sự đã kết hợp sử dụng mô đun mưa - dòng chảy Mike 11-NAM và mô đun
thủy lực Mike 11-HD để tiến hành dự báo lũ. Các mô hình này đã được hiệu chỉnh sử
dụng số liệu các trận lũ năm 2005 và 2006. Kết quả từ hai mô hình này được kết hợp
sử dụng với phần mềm FloodWatch để kết xuất ra mực nước dự báo và các cảnh báo
tại các điểm xác định. Kết quả cho thấy rằng, số liệu đầu vào quyết định độ lớn của
thời gian dự kiến. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu thời gian dự kiến ngắn và ngược lại.
Trong nghiên cứu này cũng đã sử dụng chức năng cập nhật mực nước và lưu lượng
tính toán theo mực nước và lưu lượng thực đo tại các vị trí biên đầu vào.

4


1.1.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam
Một số mô hình thủy lực đã được áp dụng có hiệu quả để diễn toán dòng chảy trong hệ

thống sông và vùng ngập lụt ở nước ta. Mô hình SOGREAH đã được áp dụng thành
công trong công tác khai thác, tính toán dòng chảy tràn trong hệ thống kênh rạch và
các ô trũng; Mô hình MASTER MODEL ứng dụng trong nghiên cứu qui hoạch cho
vùng hạ lưu sông Cửu Long vào năm 1988. Mô hình MEKSAL được xây dựng vào
năm 1974 để tính toán sự phân bố dòng chảy mùa cạn và xâm nhập mặn trong vùng hạ
lưu các sông. Mô hình VRSAP đã được áp dụng cho việc tính toán dòng chảy lũ và
dòng chảy mùa cạn cho vùng đồng bằng. Mô hình SAL và mô hình KOD đã có những
đóng góp đáng kể trong việc tính toán lũ và xâm nhập mặn đồng bằng cửa sông. Mô
hình DHM đã được áp dụng thành công trong tính toán nguy cơ ngập lụt hạ lưu lưu
vực Thu Bồn - Vũ Gia, và nghiên cứu thủy lực hạ lưu sông Hồng trong trường hợp giả
sử vỡ đập Hoà Bình, Sơn La v.v...
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng công cụ tính toán và dự báo dòng chảy lũ thượng lưu hệ
thống sông Hồng" (Lê Bắc Huỳnh, TT DBKTTVTƯ)
Thành quả đạt được là Đã xây dựng được hệ thống dự báo thủy văn cho các lưu vực
sông Đà, Thao, Lô, vận hành hồ chứa Hoà Bình và diễn toán lũ về hạ lưu đến trạm
Sơn Tây, Hà Nội. Đề tài đã tạo dựng được nền tảng cho việc áp dụng mô hình thủy
văn để dự báo lũ, kết quả tính toán của đề tài khá tốt và đã được TTDBKTTVTƯ bổ
sung và đưa vào dự báo tác nghiệp.
Cần nghiên cứu tiếp: (1) Đề tài có tính nghiên cứu cơ bản, chưa thành một công nghệ
hoàn chỉnh để dùng vào dự báo tác nghiệp; (2) vì thiếu số liệu phía Trung Quốc cho
nên đã phải xử lý biên trên bằng phương pháp hồi qui, vì thế có hạn chế về độ chính
xác; (3) số liệu dùng trong tính toán và hiệu chỉnh mô hình là đến năm 1996, cần được
cập nhật số liệu; (4) hơn nữa, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở dự báo thủy văn đến các
trạm Sơn Tây và Hà Nội chưa có khả năng áp dụng cho cả hệ thống sông Hồng- Thái
Bình.
Đề tài "Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu phân chậm lũ" do
3 cơ quan cùng thực hiện đồng thời (Viện Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học Thuỷ
lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi).
5



Thành quả đạt được là: Đề tài đã giải quyết được phần thủy lực hạ lưu của hệ thống
sông Hồng - Thái Bình. Xét đến trường hợp vận hành hồ Hoà Bình, Thác Bà, phân lũ
sông Đáy và chậm lũ Tam Thanh, Lương Phú-Quảng Oai. Đã có tiến hành dự báo thử
nghiệm tại Viện Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện Quy hoạch
Thủy lợi, tuy nhiên kết quả chưa được đánh giá.
Cần nghiên cứu tiếp: (1) Mục tiêu của các đề tài chú trọng vào tính toán mô phỏng lũ
để áp dụng cho quy hoạch phòng chống lũ, không chú trọng đến dự báo lũ, (2)Vì đây
là mô hình thủy lực không cập nhật được sai số do sự thay đổi địa hình, thay đổi độ
nhám lòng sông, cho nên kết quả chưa thể hịên được khả năng dự báo; (3) Không gắn
kết với các mô hình thủy văn phía thượng lưu để trở thành một công nghệ dự báo cho
toàn hệ thống sông Hồng-Thái Bình.
Đề tài "Xây dựng công cụ mô phỏng số phục vụ cho đề xuất, đánh giá và điều hành
các phương án phòng chống lũ sông Hồng - Thái Bình" (Viện Cơ học)
Thành quả đạt được: Đã áp dụng một số các mô hình thủy lực như VRSAP, TL1, TL2,
TELEMAC2-D để tính toán thuỷ lực cho hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình, phân
lũ sông Đáy và chậm lũ Tam Thanh, Lương Phú, Lương Phú - Quảng Oai. Đề tài đã
thử nghiệm các mô hình rất công phu bằng các bài toán mẫu (test cases) để đảm bảo
được khả năng áp dụng của các mô hình.
Cần nghiên cứu tiếp: Tương tự như trường hợp ở trên, (1) như tên của đề tài đã nêu rõ,
đề tài chỉ chú trọng vào tính toán mô phỏng lũ để áp dụng cho quy hoạch phòng
chống lũ, không phải là mô hình dự báo lũ; (2) vì đây là mô hình thủy lực, do đó
không cập nhật được sai số do sự thay đổi địa hình, thay đổi độ nhám lòng sông, cho
nên kết quả chưa thể hiện được khả năng dự báo; (3) không gắn kết với các mô hình
thủy văn phía thượng lưu để trở thành một công nghệ dự báo cho toàn hệ thống sông
Hồng-Thái Bình.
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Vàm Cỏ Tây


6


1.2.2 Điều kiện tự nhiên của lưu vực
1.2.2.1 Vị trí địa lý
Sông Vàm Cỏ Tây (Hình 1.1) nằm trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt nguồn từ Campuchia, 15 km về phía đông Kpong
Sné. Sông chảy vào Việt Nam tại Bình Tứ, đi vào đồng bằng trũng thấp của tỉnh Long
An. Trên đất Long An sông Vàm Cỏ Tây có chiều dài 185 km chảy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, có diện tích lưu vực khoảng 6000 km2.
Sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai với khoảng 10 chi lưu, trong đó có hai
chi lưu trực tiếp tạo nên dòng sông Vàm Cỏ là sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh và nối vào sông Sài Gòn, Đồng
Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức. Sông Vàm Cỏ đổ nước
vào sông Soài Rạp, cách cửa sông Soài Rạp 22 km.Tính từ chỗ ngã ba Vàm Cỏ Đông
– Vàm Cỏ Tây (Tân Trụ) đến ngã ba sông Soài Rạp, Vàm Cỏ dài 35.5 km, rộng trung
bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông…
1.2.2.2 Đặc điểm địa hình
Sông Vàm Cỏ Tây đi vào đồng bằng trũng thấp của Long An có mặt đất trung bình
0.5 ÷ 0.7 m. Sông Vàm Cỏ Tây có lòng ngoằn ngoèo, độ uốn khúc cao. Hệ số uốn
khúc 1.5, nhưng chỉ lệch tâm quanh một trục dọc từ cửa lên tận Mộc Hóa với khoảng
cách không quá 5 km. Lòng sông có độ dốc rất thấp 0.02%. Đáy sông có độ sâu trung
bình -15 ÷ -17 m, có nơi trên 20 km (tại Bình Châu Z đáy = -17.0 m, tại Mộc Hóa Z đáy
= -10.0 m, tại Tuyên Nhơn, Tân An Z đáy = -17.0 m). Chiều rộng lòng sông ở thượng
lưu thay đổi từ 100 ÷ 150 m và ở hạ lưu chiều rông thay đổi 200 ÷ 300 m.
Trong điều kiện tự nhiên, sông Vàm Cỏ Tây chỉ có nguồn duy nhất từ vùng trũng thấp
nằm ở tỉnh Svey Veng của Campuchia. Tuy nhiên trong mạng lưới kênh mương có các
kênh trục lớn nối với sông Tiền như: Phần cuối các sông Tân Thành – Lò Gạch, Hồng
Ngự, Dương Văn Dương, Bắc Dương và một số kênh trục khác như Tổng Đốc Lộc,
K28, K61, K12, K79, kênh Bo Bo…và hàng loạt các kênh cấp dưới. Nếu tính cả chiều

dài kênh cấp dưới thì mật độ lưới sông 0.61 km/km2.

7


Hình 1.1 Mô tả vùng nghiên cứu

1.2.2.3 Đặc điểm khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do tiếp giáp giữa 2 vùng, cho
nên khí hậu tỉnh vừa mang các đặc tính chung của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại
vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông Nam Bộ.
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27.2 – 27.7oC. Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất (28.9oC).
Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (25.2oC).
- Số giờ nắng trong năm từ 2.500 - 2.800 giờ, bình quân khoảng 6.8 – 7.5 giờ/ngày.
Tổng nhiệt lượng trong năm khoảng 9.700 - 10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng
trong năm dao động từ 2 - 4oC.
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.350 đến 1.880 mm, 90% lượng mưa
trong năm tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Mưa phân bổ không đều,
giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam.
Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói
mòn ở vùng gò cao; đồng thời mưa kết hợp với triều, lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của cư dân.
8


- Chế độ gió: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%;
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70% từ biển thổi vào,
mang hơi nước, gây mưa nhiều.
1.2.2.4 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất
hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý rất kém; các vùng thấp, trũng
tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua. Về cơ bản, Long An có 6 nhóm đất
chính:
- Nhóm đất xám bạc màu: phân bố dọc theo biên giới với Campuchia; bao gồm các
huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá và Vĩnh Hưng; cao từ 2 - 6 m so với mực nước
biển. Nhóm đất này chiếm khoảng 21.20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất được khai
thác tương đối sớm; có khả năng trồng các loại lúa, mía, lạc. Do địa hình cao thấp
khác nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
- Nhóm đất phù sa ngọt: phân bố chủ yếu ở: Tân Thạnh, Tân An, Tân Trụ, Cần Đước,
Bến Lức, Châu Thành và Mộc Hoá. Nhóm đất này chiếm khoảng 17% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp.
- Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu
Thành, Tân Trụ. Nhóm đất này chiếm khoảng 1.26% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất
có hàm lượng dinh dưỡng khá, nhưng thường bị nhiễm mặn trong mùa khô, nên còn
hạn chế trong sản xuất lương thực. Vùng nhiễm mặn nặng thường trồng các loại dừa
nước, sú, vẹt, đước....
- Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, giữa 2 con sông Vàm
Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây. Nhóm đất này chiếm khoảng 55.5% diện tích tự nhiên của
tỉnh. Đất có hàm lượng độc tố (Cl -, Al 3+, Fe 2+ và SO4 2-) cao, muốn trồng lúa phải
tiến hành cải tạo.
- Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố ở các huyện phía Nam gần cửa sông
Soài Rạp, chiếm khoảng 3.9% diện tích tự nhiên của tỉnh, thường bị nhiễm mặn vào
mùa khô.
9


- Nhóm đất than bùn: phân bố ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh
Hoá, diện tích không đáng kể.

Nhìn chung, đất đai của Long An vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long; vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn; nên không
hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần có những giải pháp riêng định
hướng phát triển cho từng vùng.
1.2.2.5 Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông ngòi:
Long An có mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn
tỉnh thành nhiều vùng. Nổi bật trong mạng lưới sông, rạch này là hai sông Vàm Cỏ
Đông và Vàm Cỏ Tây.
- Sông Vàm Cỏ Đông dài trên 200 km, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Tây Ninh
vào Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hoà, Bến Lức, Tân Trụ và Cần Đước.
Phần sông chảy trên địa bàn Long An dài khoảng 150 km.
- Sông Vàm Cỏ Tây dài trên 250 km, cũng bắt nguồn từ Campuchia chảy vào Long An
qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thanh Hoá, Thủ Thừa, thành phố
Tân An, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước. Phần sông chảy trên địa bàn Long An dài
khoảng 185 km.
Hai con sông gặp nhau tại 3 huyện Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước hợp thành sông
Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển
Đông.
- Sông Cần Giuộc (hay sông Rạch Cát, sông Phước Lộc) là một dòng sông nhỏ, chảy
qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An (chủ yếu là tỉnh Long An, dài
khoảng 32 km). Sông chảy vào Long An tại địa phận xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc;
qua thị trấn Cần Giuộc tới địa phận xã Phước Đông, huyện Cần Đước. Khi cách sông
Vàm Cỏ khoảng 12.5 km thì dòng sông này tách thành 2 con sông: một hướng rẽ ra
sông Soài Rạp, một hướng xuống sông Vàm Cỏ.
Chế độ nước:

10



Chế độ thủy văn của Long An chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của
biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu
kỳ triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía
Nam quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm. Triều biển Đông
tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3.5 – 3.9 m. Biên độ triều cực đại trong tháng
từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh
triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam của tỉnh. Mùa khô,
khi mực nước trên 2 con sông Vàm Cỏ xuống thấp, triều sẽ xâm nhập sâu vào nội
đồng, gây nhiễm mặn nhiều vùng trong tỉnh.
Lưu lượng nước của sông Vàm Cỏ thấp hơn rất nhiều so với lưu lượng nước sông Cửu
Long. Do đó, nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn
hạn chế. Trữ lượng nước ngầm của tỉnh cũng không nhiều, chất lượng cũng rất kém;
phần lớn nước ngầm phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400 m thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.
Tuy nhiên, tỉnh có nguồn nước khoáng rất phong phú, đang được khai thác tốt.
1.2.3 Tình hình dân sinh kinh tế
1.2.3.1 Tình hình dân sinh
Quy mô và sự phân bố:
Long An là tỉnh có quy mô dân số trung bình ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2009 dân số của tỉnh là 1.438.500 người,
đứng thứ 5 khu vực, sau các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Dân số Long An tăng nhanh qua các thời kỳ và có xu hướng chậm lại trong những
năm gần đây. Tại cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất vào ngày 01-10-1979, dân số
Long An là 949.200 người, chiếm tỷ lệ 1,8% cả nước, đứng hàng thứ 8 ở Đồng bằng
Sông Cửu Long. Tại cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 2 vào ngày 01-04-1989, dân số
cả tỉnh là 1.120.204 người. Tại cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 3 vào ngày 01-041999, dân số Long An là 1.306.202 người. Theo số liệu tổng điều tra dân số lần thứ 4
vào ngày 01-04-2009 được công bố trên website tỉnh, dân số Long An là 1.436.066
người.
Long An là tỉnh đất rộng, người thưa; mật độ dân cư trung bình năm 2009 của tỉnh là
320 người/km2, đứng thứ 11 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (cao hơn các
11



tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang), thấp hơn mật độ trung bình khu vực (425 người/km2)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê). Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân bố không đều. Phần lớn
cư dân sinh sống ở khu vực phía Nam và Đông Nam với mật độ trung bình khoảng
600 người/km2. Trong khi đó, khu vực Đồng Tháp Mười ở phía Tây Bắc tỉnh dân cư
rất thưa thớt, mật độ khoảng 150 người/km2. (Số liệu năm 2003, Địa lý Các tỉnh và
thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục năm 2006, Tập 6, trang 378). Thành phố Tân An
có mật độ cao nhất (1.049 người/km2); kế đến là các huyện Cần Đước (742
người/km2), Cần Giuộc (736 người/km2), Châu Thành (658 người/km2); thấp nhất là
các huyện Tân Hưng (79 người/km2), Thạnh Hoá (107 người/km2), Vĩnh Hưng (108
người/km2). (Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phhố Việt Nam, NXB Bản đồ,
2004).
Phần lớn dân cư của tỉnh phân bố ở nông thôn. Tỷ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm.
Năm 1995, tỷ lệ dân thành thị là 14.31%, năm 2003, tỷ lệ này là 16.75% (Địa lý các
tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo dục, 2006, Tập 6, trang 379). Dân thành thị
tập trung ở nội ô thành phố Tân An và 15 thị trấn ở các huyện.
Cơ cấu dân số:
- Xét theo độ tuổi, Long An là tỉnh có dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số năm
2009 đăng trên Website tỉnh, số trẻ em dưới 15 tuổi là 361.497, chiếm 23.78% dân số
tỉnh; số người từ 15 đến 59 tuổi là 967.987, chiếm 67.4% dân số tỉnh.
- Xét theo giới tính, Long An có dân số nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên, mức chênh lệch
ngày càng thu hẹp. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, dân
số nữ là 724.993, chiếm 50.48% dân số tỉnh; số nam là 711.073, chiếm tỷ lệ 49.52%.
- Xét về dân tộc, Long An là tỉnh có nhiều dân tộc cùng cư trú; trong đó người Kinh
chiếm số lượng áp đảo; kế đến là người Hoa, người Khmer. Theo kết quả điều tra dân
số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, dân tộc Kinh có 1.431.644 người, chiếm 99.69%
dân số tỉnh; dân tộc Hoa có 2.690 người, chiếm 0.18%; dân tộc Khmer có 1.195 người,
chiếm 0.08%; còn lại là các dân tộc khác.


12


- Xét về tôn giáo, đa số dân Long An không theo tôn giáo, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh
cũng có khá nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Hoà Hảo...
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 đăng trên Website tỉnh, có đến 85.57% dân số
không theo đạo, 8.71% người theo đạo Phật, 3.09% người theo đạo Cao Đài, 2.16%
người theo Công giáo.
1.2.3.2 Tình hình kinh tế
Nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng trọng điểm phát triển kinh tế
phía Nam và cận kề thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
lớn nhất cả nước, Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với
137.7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa với
Campuchia và các nước trong khu vực Đông Nam Á khác với hai cửa khẩu Bình Hiệp
(Mộc Hóa) và Tho Mo(Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với
ĐBSCL, có các hệ thống giao thông trọng điểm như quốc lộ 1A, quốc lộ 50 và các
đường tỉnh lộ ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825…. Long An cung cấp 50% sản lượng công
nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trưởng tiêu thụ hàng
hóa nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Vì vậy Long An là vùng kinh tế động lực có vai
trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
a. Tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm của Long An (GDP) năm 2014 đạt 19524.6 tỷ đồng (theo giá cố định
1994), tốc độ tăng trưởng 11% (KH 11.5%), bằng với tăng trưởng năm trước nhưng
chưa đạt kế hoạch đề ra; trong đó: khu vực I tăng 3.1% (KH 3.5%); khu vực II tăng
14.7% (KH 15.5%) khu vực III tăng 11.8% (KH 12%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực I chiếm tỷ trọng 27,3% giảm
2,8% so với năm 2013; khu vực II chiếm 41,5% tăng 1,6% so với năm 2013; khu vực
III chiếm 31,2% tăng 1,2% so với năm 2013.
GDP bình quân đầu người năm 2014 khoảng 44.5 triệu đồng/người/năm (KH 45 triệu
đồng/người/năm, năm 2013 là 40 triệu đồng/người/năm).


13


b. Các lĩnh vực chủ yếu:
- Tiềm năng du lịch:
Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch
sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng mộ và đền thờ ông Nguyễn
Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc…Ngoài ra Long An còn có các lễ
hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong…có khả năng thu hút khách du lịch.
Long An còn có các nghề thủ công truyền thống: chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề
kim hoàn (Phước Vân)..cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn.
Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng rất có ý nghĩa tròn việc định hướng
khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
- Khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I): tăng trưởng 3.1% (KH 3.5%), trong đó:
nông nghiệp tăng trưởng 3.2% (trồng trọt tăng 3.3%, chăn nuôi tăng 3.4%, dịch vụ
nông nghiệp tăng 2.2%); lâm nghiệp tăng trưởng 0.1%, thủy sản tăng trưởng 3.5%.
+ Nông nghiệp:
Trồng trọt: tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2014 được 518.168 hecta đạt 100% KH,
giảm 2% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 55.1 tạ/hecta, tăng 03 tạ/hecta so với
cùng kỳ; sản lượng 2.856.162 tấn đạt 101.4% KH, tăng 1.4% so với cùng kỳ. Trong đó
lúa đặc sản 744.042 tấn (tăng 97.316 tấn), lúa thông dụng 2.112.120 tấn (giảm 57.227
tấn).
+ Lâm nghiệp:
Diện tích rừng đến cuối năm 2014 có 25.771 hecta (gồm 2.041 hecta rừng phòng hộ,
2.095 hecta rừng đặc dụng, 21.635 hecta rừng sản xuất. Có 3,5 triệu cây phân tán các
loại đạt 100% KH và 2.000 hecta rừng tập trung sau khai thác.
+ Thủy sản:

14



Diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh năm 2014 là 6.580 hecta , tôm sú 920, tôm
chân trắng 5.660 hecta.
- Khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực II) năm 2014:
Tăng trưởng 14.7% (KH 15.5%), trong đó: công nghiệp tăng 15.4% và xây dựng tăng
9.1% (cùng kỳ khu vực II tăng 14,4%, trong đó: công nghiệp tăng 15% và xây dựng
tăng 8.9%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 12.5% so với năm 2013. Giá trị sản xuất
công nghiệp 36.320 tỷ đồng (giá cố định 1994).
- Khu vực thương mại - dịch vụ (khu vực III) năm 2014:
Tăng trưởng 11.8% trong đó: thương mại tăng 11.7% và dịch vụ tăng 11.8% (cùng kỳ
khu vực III tăng 11.6%, trong đó: thương mại tăng 11.6% và dịch vụ tăng 11.7%).
1.2.3.3. Định hướng phát triển kinh tế trong lưu vực
- Mục tiêu chung
Xây dựng Long An phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và
bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh quốc phòng
được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến
năm 2020, Long An trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Miền tây nam bộ và
đạt mức trung bình của cả nước.
Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững trên cơ sở tiếp tục thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, triển khai các chính sách thúc
đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn như Nghị quyết 26/NQ-TW, Chương trình hành
động số 21/CTr-TU ngày 20/11/2009 của Tỉnh Ủy, các chương trình dự án theo Kế
hoạch 484/SNN-KH của Sở Nông nghiệp và PTNT về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn
- Về trồng trọt:
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
nông sản chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững. Nghiên cứu và

15


khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng. Tiếp tục xây
dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy
mạnh cơ giới hóa, quy trình hóa sản xuất tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển sản
xuất bền vững.
Tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; triển khai thực hiện
quy hoạch nông, lâm ngư nghiệp đến năm 2020 trong đó xây dựng và thực hiện các đề
án, dự án phát triển vùng rau an toàn, vùng lúa chất lượng cao, vùng thanh long xuất
khẩu,… để thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Chăn nuôi:
Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại cơ sở để kịp thời sử lý
nhanh, gọn khi dịch mới xẩy ra để hạn chế lây lan dịch bệnh. Đẩy nhanh triển khai thực
hiện các chương trình giống vật nuôi nhằm nâng cao chất lượng giống vật nuôi, hiệu
quả sản xuất và từng bước mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác giống trong
những năm tiếp theo.
Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi,
quy trình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, biện pháp chăn nuôi an toàn sinh
học, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất thông qua các chương trình, dự án, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật mới. Nâng cao năng lực ngành thú y trên các lĩnh vực: giám sát, thông
tin dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm bệnh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y.
- Về thủy sản:
Tiếp tục rà soát quy hoạch vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phù hợp theo điều
kiện phát triển của từng tiểu vùng. Xây dựng và đề xuất chính sách đầu tư phát triển
thủy sản vùng Đồng Tháp Mười. Thực hiện tốt việc quan trắc môi trường nước vùng
nuôi thủy sản tập trung để xây dựng lịch thời vụ phù hợp cho từng vùng nuôi. Tăng
cường công tác khuyến ngư, theo dõi tình hình và hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh kịp
thời. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hóa

chất và các vật tư khác đảm bảo đủ điều kiện phục vụ phát triển thuỷ sản.
- Về lâm nghiệp:
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án hỗ trợ trồng cây phân tán, tăng cường công tác
phòng chống cháy rừng, phối hợp với các doanh nghiệp trong triển khai khuyến cáo
16


nhân dân tham gia trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến gỗ có trên
địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giống cây lâm
nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.
1.2.4. Hiện trạng, nhiệm vụ các công trình thủy lợi trong lưu vực
1.2.4.1 Hiện trạng thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trong lưu vực hầu hết được xây dựng với đa mục tiêu: cấp nước,
thoát nước mưa, thoát lũ, xổ phèn… Trong những năm gần đây, một số kênh trục đã
được xây dựng, các kênh trục, kênh cấp I được nạo vét, nâng cấp, mở rộng, hệ thống
kênh cấp II, nội đồng cũng được phát triển nên đã mở rộng được phần diện tích tưới,
tiêu xổ phèn, chống hạn được cải thiện, tạo điều kiện cho nền sản xuất nông nghiệp
phát triển.
a. Hệ thống kênh trục
Ngoài sông Tiền là nhánh chính của sông Mê Công chảy vào Việt Nam từ biên giới
Campuchia, hệ thống kênh dọc thuộc ĐTM chảy vào vùng dự án bao gồm: kênh Hồng
Ngự, rạch Cái Cái - Phước Xuyên, Tân Thành - Lò Gạch, Rạch Rồ, sông Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây.
Sông Vàm Cỏ Tây:
Nguồn nước của sông Vàm Cỏ Tây chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua bằng các hệ
thống kênh đào Sở Hạ - Cái Cỏ - Long Khốt, Tân Thành - Lò Gạch, Hồng Ngự, An
Bình, Đồng Tiến - Dương Văn Dương - Lagrang, Tháp Mười - Nguyễn Văn Tiếp, An
Phong - Mỹ Hòa - 5000 - Bắc Đông.
Nguồn nước tiếp nhận của sông Tiền chuyển sang lúc kiệt nhất là 34 m3/s; Bị ảnh
hưởng triều đến rạch Cái Cỏ, mặn đến Tuyên Nhơn, có lúc lên đến Vĩnh Hưng (Bình

Châu). Lưu vực sông Vàm Cỏ Tây là lưu vực hở, lũ lớn hàng năm chảy vào lưu vực
theo hướng từ sông Tiền qua các kênh theo hướng Tây - Đông và từ Svayrieng qua,
mực nước trong nội đồng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng X.
Kênh Cái Cỏ - Long Khốt:

17


×