Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC NGHIỆM sư PHẠM PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG dạy học CHƯƠNG TRÌNH sơ cấp lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.21 KB, 31 trang )

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH SƠ CẤP LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ

1


- Kế hoạch thực nghiệm
- Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích là chứng
minh tính hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thuyết
trình trong giảng dạy theo hướng tích cực trong dạy học
Chương trình sơ cấp lý luận chính trị ở Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Yêu cầu cụ thể
là làm rõ các hoạt động cụ thể trong hoạt động giảng dạy của
giáo viên và hoạt động của học viên bằng việc kết hợp giũa
phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác cùng với
các phương tiện, kỹ thuạt dạy học bổ trợ lẫn nhau.
Nội dung của chương trình sơ cấp lý luận chính trị chứa
đựng hàm lượng kiến thức lớn, phong phú trên nhiều lĩnh vực
với 18 bài theo qui định. Do đó trong phạm vi luận văn, tác giả
chỉ lựa chọn một bài làm mẫu đó là bài 12: Nhiệm vụ xây
dựng con người, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội để
tiến hành thực nghiệm sư phạm. Kết quả đạt được từ thực
nghiệm là cơ sở để chứng minh minh giả thuyết đạt ra là phù
hợp, đúng với mục đích yêu cầu đề ra..

2


- Đối tượng và địa điểm thực nghiệm


- Lớp thực nghiệm: Sơ cấp lý luận chính trị khóa I/2018
- Lớp đối chứng: Sơ cấp lý luận chính trị khóa II/2018
Lớp đối chứng tác giả vẫn tiến hành dạy theo cách thức
như trước đây. Lớp thực nghiệm được soạn theo phương pháp
tích cực hóa thuyết trình và dạy học theo cách thức mới.
- Thời gian thực nghiệm
Được tổ chức dạy học thực nghiệm vào tháng 3/2018.
Thời gian này học viên của hai lớp Sơ cấp lý luận chính trị
đang học đợt I của chương trình. Chương trình giảng dạy đã
qua 11 bài theo chương trình của toàn khóa nên đã đi vào ổn
định và cũng được rút kinh nghiệm bước đầu. Khi giảng viên
dạy thực nghiệm, Ban Tuyên giáo Quận ủy Bình Thủy, Trung
tâm bồi dưỡng chính trị, cùng các đồng chí giảng viên, báo
cáo viên của quận đến dự giờ và tổ chức rút kinh nghiệm sau
buổi dạy.
- Phương pháp thực nghiệm

3


sử dụng biện pháp thực nghiệm đối chứng giữa hai lớp
của khóa I và khóa II.. Hai lớp này nhìn chung đều tương
đồng về trình độ, đều là đảng viên chính công tác tại địa
phương. Đối với lớp thực nghiệm được đánh giá bằng
những số liệu độc lập để đánh giá kết quả của giả thuyết
thực nghiệm ban đầu có hiệu quả không. Đối với lớp đối
chứng tiếp tục được giảng dạy như bình thường của các
khóa, các bài trước dây, cách thức không thay đổi gì. Trên cơ
sở đó ta có thể so sánh, đánh giá kết quả từ thực nghiệm.
Qua đó có thể so sánh tính hiệu quả của hai lớp để chứng

minh cho giả thuyết thực nghiệm.
- Nội dung thực nghiệm
- Những nội dung khoa học cần thực nghiệm
Nội dung nằm trong Chương trình sơ cấp lý luận chính
trị (Tài liệu học tập) do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn,
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ban hành gồm 18 bài với
tổng số 295 tiết.
Vì toàn chương trình khóa học cũng không nhiều, để
thích hợp với thời gian chung và qui định giới hạn của luận
4


văn, nên tác giả không có điều kiện để thực nghiệm hết. Vì
vậy, qua phân tích cân đối các bài trong chương trình học, tác
giả chọn nội dung khoa học cần thực nghiệm là những kiến
thức trong Bài 12: Nhiệm vụ xây dựng con người, phát triển
các lĩnh vực văn hóa - xã hội để thực nghiệm.
Ở bài này, nội dung bao hàm lĩnh vực rộng, phong phú,
chứa đựng nhiều đơn vị kiến thức, đồng thời về mặt lý luận
cũng như thực tiễn đây là vấn đề đang đặt ra cần tập trung
giải quyết trong thực tế hiện nay.
- Thiết kế bài giảng theo phương pháp thuyết trình
Giáo án bài giảng cho lớp thực nghiệm được thiết kế
mới bằng phương pháp thuyết trình theo hướng nâng cao
chất lượng thông qua việc được tích lũy từ kinh nghiệm học
tập vận dụng các kỹ thuật nghiệp vụ sư phạm hiện đại và kinh
nghiệm thực tiễn của bản thân. Tác giả xem xét đặc điểm của
từng nội dung Bài 12: Nhiệm vụ xây dựng con người, phát
triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội trong Chương trình sơ cấp
lý luận chính trị mà thiết kế theo các kiểu dạy học thuyết

trình, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp như:
5


phương pháp nêu vấn đề, phương pháp phát vấn, phương
pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm
3.2.3.1. Khảo sát trình độ ban đầu của lớp đối chứng với
lớp thực nghiệm
* Đối với học viên:
Để có những cơ sở đánh giá khả năng nhận thức của
học viên của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước khi tiến
hành thực nghiệm sư phạm, tác giả đã khảo sát trước về một
số đặc điểm đối tượng học viên như sau
+ Trung bình tuổi đời của học viên là 26, có trình độ
chuyên môn cao, đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học,
đa phần đang kinh qua công tác ở địa phương nên có những
kinh nghiệm nhất định. Một số ít học viên tham gia các công
tác, hoạt động ở khu vực (ấp). Nhìn chung, học viên đều có
trình độ tương đối đồng đều. Đây là điều kiện thuận lợi để
tiến hành dạy học thực nghiệm.

6


- Về đánh giá kết quả học tập trước khi thực nghiệm sư
phạm: Chúng tô cho kiểm tra từ bài 1 đến bài 11 của chương
trình đang học. Kế quả đuuợc ghi nhận như sau:
- Kết quả học tập Chương trình sơ cấp lý luận chính trị
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng


Chương trình học

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

(Kết quả trung

(Kết quả trung

bình)

bình)

Sơ cấp lý luận

Sơ cấp lý luận

chính trị khóa

chính trị khóa

I/2018

II/2018

7,1

7,3


Chương trình sơ
cấp lý luận chính trị
(kiểm tra từ bài 1
đến bài 11)

Qua kết quả trung bình của hai lớp như trên cho thấy
(kiểm tra từ bài 1 đến bài 11) điểm số của học viên chỉ đạt ở
mức khá. Điểm trung bình của hai lớp là tương đương nhau
7


(7,1 và 7,3 điểm), trung bình là 7,2 điểm. Phần lớn điểm kiểm
tra của học viên từ 6,5 đến 7,5 điểm, rất ít học viên đạt điểm
8 đến 9. Từ những khảo sát bước đầu về kết quả kiểm tra
như vậy, có thể nói đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến
hành những hoạt động thực nghiệm sư phạm với phương
pháp thuyết trình trong dạy học Chương trình sơ cấp lý luận
chính trị.
- Về đành giá khả năng tiếp thu kiến thức, cũng như
phương pháp học tập của học viên: Tác giả phát phiếu thăm
dò ý kiến học viên, qua tổng hợp ý kiến thu nhận được như
sau:
- Phiếu điều tra phương pháp học tập, kỹ
năng, kỹ xảo của học viên
ST
T
1

2


Câu hỏi điều tra
Anh (chị) tham gia học tập chính ở
trên lớp là gì?
Anh (chị) làm như thế nào để nhớ
các kiến thức đã học?
8

Câu trả lời của
học viên
Ghi nhớ

Thuộc lòng


3

4

Anh (chị) có thường xuyên tham
gia thảo luận trên lớp không?
Anh (chị) có tự mình hệ thống lại
các kiến thức đã học không?

Chụa mạnh dạn

Chưa được

Anh (chị) có hay trao đổi với
5


giảng viên những vấn đề mình

Rất ít

chưa hiểu rõ không?
6

7

Anh (chị) có phản biện lại các tri Chưa có khả năng
thức được tiếp thu không?
Anh (chị) có áp dụng các ký luận
được học vào thự tế không?

phản biện
Không vận dụng
nhiều

Qua kết quả thăm dò phương pháp học tập, một số kỹ
năng thông dụng cho học viên ở lớp sơ cấp lý luận chính trị
còn rất thụ động, chưa có khả năng tự hệ thống lại kiến thức
đã học, giảng viên còn độc thoại một chiều, học viên ít thảo
luận, trao đổi ý kiến, nên khả năng ghi nhớ kém, khó có thể
vận dụng những lý luận đã học vào thực tiễn công tác
* Đối với giảng viên:
9


Giảng viên giảng dạy Chương trình sơ cấp lý luận chính trị

đều đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị, đều có chuyên môn
cao, kinh qua nhiều vị trí công tác ở phường và quận. Hiện là
lãnh đạo các ban, ngành và các cọ quan chuyên môn. Một số
được tập huấn qua nghiệp vụ sư phạm số giảng viêm kiêm
chức đã từng báo cáo các chuyên đề nên có nhiều kinh
nghiệm.
- Các bước dạy học thực nghiệm
* Yêu cầu đối với thiết kế bài giảng:
Để tiến hành dạy học thực nghiệm, tác giả tiến hành soạn
bài cho lớp thực nghiệm, còn lớp đối chứng vẫn sử dụng giáo
án hiện hành. Qua kiểm tra hai giáo án đều đảm bảo tuân thủ
theo các quy định và tình hình thực tế của địa phương như:
- Kết cấu chương trình, nội dung không thay đổi theo
giáo trình của Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn
- Thời gian và các bước tiến hành giảng dạy như nhau.
- Trong khả năng điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm
Bồi dưỡng Chính trị quận Bình Thủy hiện tại.
10


* Thiết kế bài giảng:
- Thiết kế bài giảng cho lớp đối chứng:
Để có cơ sở cho việc đánh giá kết quả sử dụng phương
pháp thuyết trình trong dạy học Chương trình sơ cấp lý luận
chính trị ở lớp đối chứng, tác giả giữ nguyên giáo án hiện
hành đang được sử dụng để giảng dạy như trước đây, không
làm thay đổi kết cấu, nội dung thời lượng của bài giảng.
Giảng viên tái hiện lại cách giảng dạy như các lớp trước đây.
Hoạt động của học viên cũng diễn ra bình thường như các bài
học trước.

- Thiết kế bài giảng cho lớp thực nghiệm:
Bài 12
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CON NGƯỜI,
PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI
Đối tượng giảng: học viên sơ cấp lý luận chính trị
Số tiết lên lớp: 8 tiết (360 phút)
A.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
11


1. Mục đích: giúp người học nắm vững những quan điểm
cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về nhiệm vụ
xây dựng con người và phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã
hội. Trọng tâm nhất là nắm chắc nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng ta về vị trí , vai trò của con người, về xây
dựng đạo đức cách mạng, về xây dựng nền văn hóa mới.
2. Yêu cầu: học viên phải nắm bắt được những nội dung
chính, tạo cơ sở nhận thức đúng về trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên. Từ đó đề ra phương hướng rèn luyện, tu dưỡng
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phấn đấu hoàn thành
tốt nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

B. KẾT CẤU NỘI DUNG
Gồm 2 phần chính:
Phần I: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN CÁC
LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI (phần trọng tâm) (170 phút)
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề con
người và các lĩnh vực văn hóa xã hôi (20 phút)
12



2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, xây dựng con người
mới và xây dựng nền văn hóa mới (120 phút) – Phần trọng
điểm của bài.
3. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề xây dựng con người
và một số lĩnh vực chính sách xã hội (30 phút).
Phần II: MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI TRỌNG YẾU
(180 PHÚT)
1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (70 phút)
2. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo
(65 phút)
3. Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học và công
nghệ (45 phút)
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giảng viên kết hợp nhiều phương pháp: trong đó
phương pháp thuyết trình làm chủ đạo, kết hợpvới các
phương pháp phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, thảo luận
nhóm, trực quan, trình chiếu, diễn giải phân tích từng nội
13


dung, có dẫn chứng thực tế địa phương để làm rõ từng vấn
đề.
- Micro, máy chiếu, bảng phấn.
- Học viên ghi chép những nội dung chính.

D. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Chương trình sơ cấp lý
luận chính trị (Tài liệu học tập), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự

thật, Hà Nội, 2013.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(chương trình sơ cấp lý luận chính trị thí điểm), Nxb. Chính trị
quốc gia. Hà Nội, 2010.
3. Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 01-11-2012 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
14


4. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04-11-2013 của Hội
nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5. Nghị quyết số 33 – NQ/TW ngày 09-6-2014 của Hội
nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
6. Nghị quyết số 25 – NQ/TW ngày 03-6-2013 của Hội
nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
trong tình hình mới.
E. NỘI DUNG, CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Các
bước
Nội dung
lên


Phương

Phương

Thời

pháp

tiện

gian

lớp
15


Bước
1

Ổn định lớp

Bước

Kiểm

2

thức


tra

Thuyết trình

nhận

Micro

2’

Micro,
Phát vấn

bảng,

3’

phấn
Phương pháp

Bước
3

Giảng bài mới

thuyết trình,

Micro,

diễn giải, tổng


bảng,

hợp, phân

phấn,

tích, phát

máy

vấn, đàm

chiếu,

thoại, kể

sách giáo

chuyện, thảo

khoa...

165’

luận nhóm,
trực quan
Bước
4


Chốt kiến thức

Phương pháp

Micro,

thuyết trình

máy

và phát vấn

chiếu

16

5’


Hướng dẫn câu Phương pháp
Bước

hỏi,

bài

tập,

5


nghiên cứu tài

thuyết trình

Micro,
máy
chiếu

5’

liệu

(Giáo án thiết kế bài giảng xem phần phụ lục)

- Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Tiêu chí đánh giá
Nhằm đánh giá tương đối chính xác kết quả học tập sau
khi dạy thực nghiệm, tác giả đề ra một số tiêu chí sau:
“Tác giả cho học viên làm bài kiểm tra 60 phút. Đề bài
gồm hai phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận. Đề bài
được sử dụng chung cho cả hai lớp, đánh giá theo thang
điểm và chuẩn như nhau. Sau đó tác giả lấy kết quả của lớp
17


thực nghiệm và kết quả của lớp đối chứng để so sánh tính
hiệu quả” [44.tr93] của phương pháp dạy học thuyết trình.
Các bước tiến hành kiểm tra thực hiện theo trình tự
sau:
- Soạn đề kiểm tra theo kiến thức đã dạy.

- Kết thúc đợt học cho tiến hành kiểm tra cả hai lớp.
- Nhờ Giám đốc Trung tâm chấm bài cho hai lớp để đảm
bảo tính khách quan.
- Xem xét, phân tích kết quả điểm ghi nhận được.
Thang điểm 10 được lựa chọn để cho điểm của bài kiểm
tra của cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Các chỉ số trung
bình, trung bình khá, khá, giỏi được phân bổ như sau:
- Mức trung bình: Từ 5 đến 6 điểm.
- Mức trung bình khá: Từ 6,5 đến 7 điểm.
- Mức khá: Từ 7,5 đến 8 điểm.
- Mức giỏi: Từ 9 đến 10 điểm.
18


- Kiểm tra, đánh giá sau khi dạy thực nghiệm
Ngay sau khi kết thúc giờ dạy, tác giả tiến hành kiểm tra
trình độ nhận thức của học viên nhằm mục đích so sánh mức
độ nhận thức giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đồng
thời lấy ý kiến của học viên về giờ dạy.

19


- Thống kê ý kiến trả lời của học viên lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng với câu hỏi điều tra
Lớp thực

Lớp đối

nghiệm Sơ


chứng Sơ

ST

Nội dung câu hỏi và

cấp lý luận

cấp lý luận

T

các phương án trả lời

chính trị

chính trị

khóa I/2018

khóa
II/2018

Thái độ của đồng chí đối
với bài giảng

1

a. Rất thích học


27

9

b. Thích học

16

11

c. Phân vân

9

27

0

17

35

8

d. Không thích học
2

Hoạt động của đồng chí
trong giờ học

a. Chủ động
20


b. Diễn ra bình thường

10

20

c. Chưa chủ động

7

36

a. Thường xuyên

35

1

b. Thỉnh thoảng

13

18

c. Chưa bao giờ


4

45

a. Thường xuyên

30

7

b. Thỉnh thoảng

14

17

c. Chưa bao giờ

8

40

Đồng chí có thường
xuyên giải quyết những
tình huống do giảng viên
3

đưa ra không?

Đồng chí có hỏi lại

giảng viên những vấn đề
học tập mà bản thân còn
4

chưa rõ?

21


Mức độ ghi nhớ nội
dung sau giờ học
a. Nắm vững tri thức

33

9

11

30

8

25

ngay trên lớp
5
b. Chi nắm được một số
nội dung
c. Chưa nắm được nội

dung

- Bảng kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Sơ cấp lý luận
Mức độ

chính trị khóa
I/2018

nhận thức
Số

lượng

Lớp đối chứng Sơ
cấp lý luận chính trị
khóa II/2018

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Giỏi

14


26,9

6

9,4

Khá

29

55,8

20

31,2

22


Trung bình
khá
Trung bình

7

13,5

29

45,3


2

3,8

9

14,1

Qua kết quả kiểm tra học viên lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng cho ta thấy sự khác biệt hơn hẳn về điểm số ở
mức độ: trung bình, trung bình khá, khá, giỏi ở cả lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ học viên
đạt điểm cao hơn lớp đối chứng, cụ thể:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm (3,8%), thấp hơn
của lớp đối chứng (14,1%).
- Điểm trung bình khá của lớp thực nghiệm (13,5%),
thấp hơn của lớp đối chứng (45,3%).
- Điểm khá của lớp thực nghiệm (55,8%), cao hơn của
lớp đối chứng (31,2%).
- Điểm giỏi của lớp thực nghiệm (26,9%), cao hơn của
lớp đối chứng (9,4%).

23


Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm đạt tốt
hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ tác động sư phạm đối
với lớp thực nghiệm là có hiệu quả. Rõ ràng việc nâng cao
chất lượng sử dụng phương pháp thuyết trình vào quá trình

dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong
Chương trình sơ cấp lý luận chính trị.
Sau khi dạy học thực nghiệm, tác giả tiến hành trò
chuyện, trao đổi và thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá của
giảng viên dự giờ và học viên đối với buổi học có sử dụng
phương pháp thuyết trình. Tác giả có một số nhận định sau:
- Mức độ hứng thú học tập của học viên
- Lớp thực nghiệm: Trên 80% các học viên khi được điều
tra sau buổi học đều rất thích thú với buổi học có phương
pháp này. Vì buổi học theo phương pháp dạy học tích cực
hóa thuyết trình, các học viên được tham gia hoạt động trực
tiếp trong giờ học, được tự mình tham gia vào hoạt động học
tập, qua bài học thì bản thân các học viên biết được nhiều
điều hay, bổ ích cho bản thân. Vì vậy buổi học đạt hiệu quả,
các học viên thực sự thích thú và say mê với buổi học này.
24


- Lớp đối chứng: Hầu hết các học viên tỏ ra bình thường
với buổi học, thậm chí nhiều học viên không thích vì cho rằng
bài này khô khan, khó hiểu hoặc giờ học diễn ra đều đều, chủ
yếu là lý thuyết vì giảng viên dạy học theo phương pháp
thuyết trình cứng nhắc.
- Mức độ hoạt động tích cực của học viên
- Lớp thực nghiệm:
+ Đa số học viên trong hoạt động học tập của mình đã có
những hoạt động tích cực, sôi nổi hơn các học viên ở lớp học
đối chứng. Học viên ở lớp thực nghiệm chiếm lĩnh nội dung bài
học qua mối quan hệ giữa giảng viên – học viên và học viên –
giảng viên. Cụ thể giảng viên đưa ra các biện pháp khác nhau

như thảo luận nhóm, cá nhân, tập thể…học viên trả lời hoặc
nêu những thắc mắc cùng trao đổi với lớp hoặc đề nghị giảng
viên giải thích để nắm vững hơn nội dung đó.Học viên tích cực
tham gia giải quyết vấn đề, phát biểu xây dựng bài, điều đó đã
thể hiện sự tích cực, suy nghĩ, tìm tòi trong quá trình học tập.

25


×