Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NỘI DUNG TIẾN TRÌNH và kết QUẢ BDTX DÁNH CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH 2018 2019 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.97 KB, 35 trang )

TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN BDTX
Năm học 2018 - 2019
PHẦN NỘI DUNG 1 ( Số tiết: 30 tiết)
A.

Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về
Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư
số: 20/2018/TT-BGDĐT thay thế cho Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông.(10 tiết)

1/ Nội dung bồi dưỡng:
- Phương hướng chung.
- Các nhiệm vụ chủ yếu.
- Các nhóm giải pháp cơ bản.
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian :
Tháng 10,11/2018.
Địa điểm :
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
4/Kết quả đạt được:
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;


b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm
chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh
nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh
hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt
và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng
cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào
tạo, bồidưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến
thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp
và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn
của bản thân;
1|Pa g e


Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát
triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với

điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy
học và giáo dục.
3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương
pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện
thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh
nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và
sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương
pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả
việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác
tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học
sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với
từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả
hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng,
chống bạo lực học đường
1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường
theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa
ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả
các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường
trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
2. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
c)

2|Pa g e


Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà
trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản
thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà
trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi
phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy
quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người
giám hộ và đồng nghiệp.
3. Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực
học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an

toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống
bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các
trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực
học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an
toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và
thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công
nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo
dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai
thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại
ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy
ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử
dụng tiếng dân tộc;
Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng
ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo
dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại
ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân
tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen
thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại
ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với
những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
2. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ

trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các
khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động
dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác
và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
a)

3|Pa g e


Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động
dạy học, giáo dục tộc;
Chương III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO
VIÊN
Điều 10. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo
viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo
kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý
kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông
qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ
mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí

tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ
mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các
tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ
mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt
(tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của
tiêu chí đó).
Điều 11. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. ười đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu
kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên,
nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
5/Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại
đơn vị:
- Ghi nhớ rõ những điều giáo viên không được làm, đề ra những biện pháp
cho chính bản thân mình khi gặp nhũng tình huống sư phạm khó để tránh
những sự việc đáng tiếc xảy ra.
- Thực hiện theo lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho nước, cho xã hội thì
kiên quyết làm và làm trước. Việc gì có hại cho nước, cho dân, cho người
học thì kiên quyết bỏ, việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh”.
- Tự giác bồi dưỡng ý chí, khát vọng và chí hướng vươn lên hoàn thiện văn
hóa sư phạm, biết tự kiềm chế, tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên
môn nghiệp vụ, thuần thục kỹ năng, điêu luyện tay nghề sư phạm, trau dồi
phẩm chất đạo đức nhà giáo; thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm
với công việc chuyên môn, với sự nghiệp “trồng người”.
- Giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn
sàng học hỏi và cầu tiến bộ.

c)

4|Pa g e


-

Nêu cao nguyên tắc, tính kỷ luật và tính kế hoạch trong hoạt động sư phạm
Coi trọng, giữ vững, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc;
thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức và
tự học”.

-

Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính mô phạm trong tác phong, lối sống, trong
giải quyết các mối quan hệ với mọi người, với công việc, với bản thân
mình, nhất là đối với học sinh và phụ huynh.

-

Phải chú trọng giải quyết mối quan hệ với học trò, dựa trên nguyên tắc sư
phạm và gắn với thực hiện “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” không
để những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến quan hệ thầy trò vốn rất
thiêng liêng.

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh
nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong
cách nhà giáo.
- Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ,
phòng, chống bạo lực học đường. Như tập huấn cho các em học sinh các kĩ

năng ứng xử giao tiếp. Tổ chức tọa đàm chia sẻ các tình huống sư phạm.
6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này: Phẩm chất nhà giáo:
Trong thời gian gần đây vẫn còn một số nhà giáo vi phạm quy chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của người thầy như: bạo lực với học sinh... Những hiện tượng
trên tuy không nhiều nhưng đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và phần
nào làm mất đi hình ảnh của một nghề cao quý được xã hội tôn vinh, ảnh hưởng
đến những nhà giáo chân chính, đến truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc
Do tính chất đặc thù của hoạt động giáo dục, trong quá trình dạy học, ngoài việc
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, năng lực thực hành cho
học sinh, người thầy còn giúp học sinh hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có
đức.
Để giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, mỗi giáo viên trước hết cần phải nhận
thức sâu sắc hơn nữa về nhiệm vụ trồng người của mình. Phải thực sự yêu nghề,
yêu người, hết lòng chăm lo, giáo dục học sinh.
Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải tự bồi dưỡng, học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực sư phạm, đầu tư sức lực, trí tuệ cho từng bài giảng, tiết
giảng; tích cực đấu tranh với những nhận thức lệch lạc về nghề dạy học, cùng
những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà
giáo; khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mỗi nhà giáo cần có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp; tận tuỵ với
công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trường
Trong công tác chuyên môn, phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục,
đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; chống tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phê bình và tự phê bình thường
xuyên, nghiêm túc.
7/ Tự đánh giá
- Nội dung học tập bồi dưỡng đầy đủ đúng thời gian.

-

5|Pa g e


Thường xuyên tự trau dồi và áp dụng trong giảng dạy.
B. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm
2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên để học tập năm 2018: “Xây
dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng
viên”.
1/ Nội dung bồi dưỡng:
Xây dựng phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo của người cán
bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian
:
Tháng 10/2018.
Địa điểm
:
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
4/ Kết quả đạt được:
Xây dựng phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo của người
cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một yêu cầu quan trọng trong phong cách của người
cán bộ lãnh đạo là phải có sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với
tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới. “Trung với Đảng”, “trung với
nước, hiếu với dân” là phẩm chất chính trị cơ bản, thể hiện trong mọi hoạt động

của người cán bộ lãnh đạo.
-

Tính khoa học phải được đảm bảo bằng tri thức khoa học. Nhiệt tình cách mạng
chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi nó được thống nhất với các tri thức khoa học và
trên cơ sở khoa học. Thực tiễn cho thấy, có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học
sẽ dẫn tới sai lầm, chệch hướng, làm hỏng đường lối, chính sách, hành động trái
quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại vô ý thức.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo cần nắm chắc lý luận mới có thể
hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương
hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như
nhắm mắt mà đi.. Đồng thời phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác
lãnh đạo.
Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ lãnh đạo phải có năng lực vận dụng lý luận
vào thực tiễn, phải gắn lý luận với công tác thực tế. Mọi chủ trương, đường lối
của Đảng phải xuất phát từ tình hình cụ thể, phải giải thích cho quần chúng hiểu
và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách đó, như thế lý luận
mới không tách rời thực tế.
Trong công tác, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, người cán bộ lãnh đạo có thể sử
dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
của mình. Tuy nhiên, cần có sự vững vàng, không thay đổi trong những vấn đề
thuộc về nguyên tắc, đó là những vấn đề có tính chiến lược, quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là “bất biến, phải giữ vững như sắt
đá”.
5/Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại
đơn vị:
6|Pa g e


Chấp hành nghiêm túc nội qui qui chế làm việc của cơ quan, tham dự hội

họp đúng giờ, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch cá nhân.Các bản kế hoạch cá nhân, cụ thể hóa nội dung
công việc theo tháng (hoặc theo quý), nêu rõ rõ nhiệm vụ (có mốc thời
gian hoàn thành) từ đó, lấy làm căn cứ để tự đánh giá và đánh giá
- Đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
theo hướng thiết thực, tránh hình thức.
- Nâng cao ý thức tự học tập, tự nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh
- Thường xuyên xây dựng ý thức, trách nhiệm, thái độ và phương pháp học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của, đảng viên
và nhân dân, của phụ huynh học sinh, tình hình dư luận xã hội để kịp thời
báo cáo và giải quyết.
- Giáo dục phong cách làm việc năng động sáng tạo củaBác trong tiết sinh
hoạt tập thể dưới cờ, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm, lễ hội của chi đoàn
và đội.
- Huy động cha mẹ học sinh, cộng đồng tham gia học tập theo gương Bác
- Giáo dục lồng ghép cho các em học sinh thông qua mỗi tiết dạy.
- Tổ chức cho các em các sân chơi, cuộc thi vẽ tranh, kể chuyện, đóng tiểu
phẩm,.... về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này:
Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về Xây dựng phong cách
cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo của người cán bộ lãnh đạo cũng là
cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo
tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính những
lời dạy của Bác về rèn luyện những phẩm chất đạo đức từ chính bản thân mình.
7/ Tự đánh giá
Bản thân giáo viên đã bồi dưỡng nghiêm túc, dành thời gian nghiên cứu các
tài liệu có liên quan và thực hiện đúng theo thời gian nêu trên.

Triển khai quyết định số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số
88/2014/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông (10 tiết)
1/ Nội dung bồi dưỡng:
- Mục tiêu cụ thể
- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Nhiệm vụ, giải pháp
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian
:
Tháng 11/2018.
Địa điểm
:
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
4/Kết quả đạt được:
* Mục tiêu cụ thể:
- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
-

B.

7|Pa g e


chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin

học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành
việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.
* Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân
người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần
kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có
chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận
thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn,
phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi,
có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang
chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện
đại hóa giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các
vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các
đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,
đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển
đất nước.
*Nhiệm vụ, giải pháp:
1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi
mới giáo dục và đào tạo
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục
mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
8|Pa g e


5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ,
thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào
tạo; coi trọng quản lý chất lượng
6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo
7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp
của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục,
đào tạo
5/Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại
đơn vị:
- Không ngừng phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết của đảng uỷ các cấp về
giáo dục. Xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
-

Kiểm tra và phân loại học sinh đầu năm học, qua đó lập kế hoạc bồi dưỡng
phù đạo học sinh yếu kém ngoài giờ lên lớp. Xác định các nguyên nhân
học sinh chưa yêu thích học tập môn tiếng Anh và áp dụng các biện pháp
vận động tạo điều kiện về giúp đỡ các em.

-

Đảm bảo đánh giá sát, đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công
minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình; thực hiện
đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ đã ban
hành.

-

Tham gia đày đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ
cho giáo viên như Bồi dưỡng giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; bồi
dưỡng hướng dẫn ra đề kiểm tra đánh giá cho các Phòng GD ĐT huyện.

-

Báo cáo kịp thời tình hình cơ sở vật chất với BGH để sửa chữa đảm bảo

điều kiện học tập cho học sinh và tham mưu thiết bị dạy học cần được tăng
cường bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu giảng dạy;

Tìm hiểu các chính sách đổi mới giáo dục, thường xuyên trau dồi kiến
thức, trí tuệ, sự hiểu biết.
- Chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xác định
nhiệm vụ học tập là học tập suốt đời và không ngừng cố gắng vươn lên.
6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này:
Nội dung dung các nghị quyết khá dài, giáo viên đôi khi khó khăn trong việc
tóm lược các nội dung cơ bản nên nắm bắt nội dung nghị quyết chưa nhanh và
chưa rõ ràng.
Đề xuất: Sau khi tham gia tập huấn các chuong trình đổi mới. Giáo viên cần
hệ thống lại ngay các nội dung và nhũng đổi mới cơ bản, không để lâu để
tránh lãng quên hoặc qua nhiều công việc bị dồn lại không nắm bát kịp thời
7/ Tự đánh giá
-

9|Pa g e


Bản thân giáo viên đã bồi dưỡng nghiêm túc, tham gia các buổi học tập nghị
quyết, dành thời gian nghiên cứu các tài liệu có liên quan và thực hiện đúng theo
kế hoạch.
E. KẾT QUẢ SAU KIHI KẾT THÚC PHẦN NỘI DUNG 1: ( GV, Tổ trưởng
chấm điểm thang điểm 10):

- Kết quả tự chấm của Giáo viên: ……..
- Kết quả chấm của Tổ CM: . . . . . .
Tổ trưởng CM


Giáo viên kí tên

Nguyễn Thị Phương Trang

10 | P a g e


TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN BDTX
Năm học 2018 - 2019
(Mẫu 2)
PHẦN NỘI DUNG 2 ( Số tiết: 30 tiết)
A. Sử dụng hiệu quả bảng tương tác trong việc giảng dạy tiếng Anh (10 tiết).
1/ Nội dung bồi dưỡng:
Một số khái niệm.
Thực trạng của việc sử dụng Bảng tương tác môn tiếng Anh tại trường.
Một số công cụ giúp cho việc ứng dụng CNTT có hiệu quả.
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian
:
Tháng 12/2018.
Địa điểm
:
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
- Học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp.
4/ Kết quả đạt được:
Một số khái niệm.
1. Khái niệm về CNTT:

Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Nó là một hệ thống
các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy
tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền
dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con người.
II. Đặc điểm chung của CNTT:
Ứng dụng CNTT trong dạy - học là một hướng đi mang tính đột phá chiến
lược trong quá trình cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay, CNTT đã đóng góp các
công cụ, các phương thức và các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đắc lực cho việc thực
hiện đổi mới nội dung và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục
trong quá trình dạy – học. đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao
hiệu quả và chất lượng giáo dục.
III. ỨNG DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG GIẢNG DẠY
Active Board, là một ứng dụng có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với các phần
mềm soạn thảo và trình chiếu khác như Violet hay Powerpoint. Để sử dụng chức
năng tương tác, giáo viên cần kết nối máy tính và bảng tương tác thông qua cả 2
cổng USB và cổng màn hình. Chức năng cuả dây cáp màn hình là truyền tải hình
11 | P a g e


ảnh từ máy tính lên máy chiếu và hắt lên bảng, còn cáp USB giúp kết nối tất cả
các chương trình của máy tính với bảng, nhờ đó khi chạm vào bảng thông qua bút
điện tử ta cũng có thể điều khiển được máy tính. Điểm đặc biệt là với máy tính có
cài đặt Active Board, tất cả mọi đối tượng xuất hiện trên màn hình bao gồm cả
văn bản, kí tự, hình ảnh, âm thanh… đều có thể kéo thả vào bài giảng điện tử điều mà máy tính thông thường không làm được.
Nói đến ứng dụng của Active Board, đầu tiên phải kể đến nguồn dữ liệu phong
phú được sắp xếp hợp lý trong gói trình duyệt tài nguyên của Active Board.
Không chỉ có hình ảnh theo từng chủ đề, phần mềm này còn trang bị rất nhiều file
âm thanh theo chủ đề, giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm hình ảnh trực quan và

chèn âm thanh khi soạn giảng. Thư viện ý tưởng sư phạm cũng là nơi giáo viên
có thể lấy ra nhiều tài liệu thú vị hoặc những hiệu ứng được làm sẵn và thay đổi
sao cho phù hợp với bài giảng của mình. Đồng thời các bước thực hiện phức tạp
trong powerpoint đã được hoàn toàn đơn giản hóa trong Active Board.
Ví dụ: trong powerpoint, nếu muốn chèn hình ảnh vào slide, ta phải đến
hình ảnh đó, nhấp lệnh chọn, copy (hoặc Ctrl +C), sau đó trở về slide và nhấp
lệnh paste ( Ctrl +V), trong Active Inspire, ta chỉ cần di chuột vào hình ảnh cần
chọn, bất kể là trong thư mục nào hay trên mạng internet, kéo về Active Inspire
và thả vào trang cần thiết.
Việc chèn âm thanh lại càng đơn giản, không cần phải vào insert à hyperlink,
chọn file cần chọn, rồi mới chèn vào slide; tất cả các quá trình đó được thay bằng
động tác kéo thả trong Active Inspire.
Ví dụ: Một trang lấy từ hiệu ứng từ thư viện ý tưởng sư phạm để ứng dụng vào
bài giảng - Unit 1- language focus: Khi kéo một từ số ít từ trái sang phải sẽ được
dạng số nhiều của từ đó
Thứ hai, Active Inspire cho phép trình chiếu những bài hội thoại mẫu mang tính
độc quyền (không cho phép tải về) tại những trang dạy tiếng Anh trực tuyến như
tienganh123.com, livemocha.com. Trước đây, giáo viên có thể gặp khó khăn khi
không thể tải và phát lại đoạn hội thoại phù hợp với chương trình và mang tính
giáo dục cao. Nếu muốn, trong quá trình trình chiếu, giáo viên phải ngừng nửa
chừng, thoát khỏi slide, sau đó mở đoạn phim đó trên kênh phát trực tiếp. Hiện
nay, chúng ta có thể chèn liên kết và đặt chế độ phát video trực tiếp ngay trên bài
giảng.
Thứ ba, soạn bài tập, câu đố, trò chơi trên Active Inspire đơn giản hơn hẳn so
với trên powerpoint do giáo viên không cần phải đánh máy đáp án trước rồi dùng
hiệu ứng hình ảnh che đi mà chỉ cần trình chiếu bài tập sau đó khi giảng có thể tự
để học sinh khoanh tròn đáp án. Dưới đây là một số hình ảnh giúp so sánh các bài
giảng đã được soạn bằng hai phần mềm thông dụng này.
Jumbled sentences trong powerpoint, các đáp án đã được đánh sẵn và ẩn đi Sau
đó giáo viên cho hiện đáp án, học sinh không tương tác trực tiếp với bảng Trò

chơi Jumbled sentences trên activeinspire, các từ có thể được rải ngẫu nhiên trên
bảng.
Học sinh có thể dùng bút tương tác để kéo các từ về đúng vị trí và sắp xếp thành
câu hoàn chỉnh
Giáo viên vừa có thể trình chiếu, vừa có thể tạo điều kiện để học trò tự tìm tòi
và tăng tính tương tác trong quá trình giảng dạy. Việc tương tác trực tiếp lên bảng
giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn với bài học, trong các tiết dạy viết hoặc ngữ
12 | P a g e



-

pháp còn có thể khuyến khích các em viết lên bảng, cả lớp cùng phát hiện lỗi sai
và rút kinh nghiệm thay vì phải sửa lỗi từng em một.
5/ Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
• Thực trạng việc giảng dạy môn tiếng Anh trên bản tương tác của trường
TH An Nghĩa
* Thuận lợi:
Sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của PG
trong việc ứng dụng CNTT, sử dụng bản tương tác vào dạy học Tiếng Anh.
- Nhà trường đã được trang bị máy vi tính, máy chiếu và bảng tương tác.
Các chương trình tương tác trên bảng đều đã được cài đặt sẵn, thuận
tiện cho việc sử dụng.
- Giáo viên Tiếng Anh trẻ, nhạy bén, có trình độ tin học và được hướng
dẫn cách soạn một bài giảng điện tử, cách thức ứng dụng các thiết bị
hiện đại, CNTT vào quá trình dạy học.
Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ mới từ bảng điện tử nên
các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi và khám phá trên chương trình mới này

* Khó khăn:
- Giáo viên chưa được tập huấn cập nhật thường xuyên về phần mềm sử
dụng bảng tương tác.
- Thiết bị được cung cấp khá lâu nên xuất hiện những hạn chế: Bóng đèn
hình bị mờ, thiết bị nghe không ổn định.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được ổn định; sử dụng không thường
xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền.
Việc áp dụng thiết bị bảng tương tác trong giảng dạy tiếng Anh
Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải sử dụng phần mềm
bảng tương tác.
– Mục đích trình chiếu là gì?
– Kết quả đat được từ việc trình chiếu đó như thế nào?
– Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình chiếu
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
– Xác định được thời lượng sử dụng phương tiện đó.
– Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài
liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đày
đủ.
– Xây đựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội
kiến thức.
– Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù
hợp với việc trình chiếu.
– Tìm tư liệu có liên quan.
– Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng.
– Tiến hành soạn giảng trên máy.
-Kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động
dạy – học đạt kết quả cao.
Ví dụ: Thiết kế bài tập tìm điểm khác nhau trong phần Speaking cho trình độ
Movers.

13 | P a g e


Ví dụ: Thiết kế bài tập giới thiệu tên quần áo có sử dụng Trình duyệt thuộc tính
ghi chú của Active Inspire.



6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này:
Một số đề xuất phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị bảng tương tác trong
giảng dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học An Nghĩa:
Để bảng tương tác có thể thực sự được sử dụng hợp lý và hiệu quả, cần có
sự nỗ lực học hỏi không ngừng của giáo viên và sự đàu tư kịp thời của nhà
trường.
1. Đối với giáo viên:
Để có một giờ dạy hiệu quả trên Active Board, mỗi giáo viên cần phải trang bị
những kỹ năng cơ bản về sử dụng bảng. Bảng điện tử không phải là thiết bị mà
chúng ta có thể sử dụng thành thạo trong một sớm một chiều, cũng không thể tìm
hiểu hết chức năng của nó qua sách vở. Cũng giống như thời gian đầu khi
powerpoint và máy chiếu được đưa vào sử dụng, các giáo viên mất khá nhiều thời
gian cho những bài giảng điện tử soạn sẵn đầu tiên. Thực hành thường xuyên là
điều kiện quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những tính năng của bảng và
những tình huống sư phạm có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy trên thiết bị
này.
14 | P a g e


Ngoài ra, tự xây dựng một nguồn tư liệu hữu ích và chia sẻ lài liệu, bài
giảng giữa các thành viên trong tổ chuyên môn cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm

thời gian soạn giảng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy sau này. Bên cạnh đó cần có thêm những tiết sinh hoạt chuyên môn để chia sẻ
những vướng mắc trong giảng dạy và hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật.
2. Đối với học sinh
Để học tốt môn tiếng Anh, học sinh cần nâng cao ý thức tự học ở nhà, tự tìm
hiểu, qua đó mới tìm ra vấn đề và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn trong lớp.
Thông qua bảng điện tử, các em sẽ có nhiều cơ hội thực hành trước lớp hơn, do
đó cũng cần rèn luyện tính mạnh dạn.
Ngoài ra, giáo viên cũng phải giúp các em ý thức được rằng bảng điện tử là
một thiết bị để hỗ trợ học tập chứ không phải để chơi đùa, tránh tình trạng các em
sử dụng bút tương tác sai mục đích gây hư hại.
7. Tự đánh giá
- Bản thân đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch đã đề ra.
- Vận dụng các thủ thuật phương pháp thiết kế bài dạy hiệu quả nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh
B. Chuyên đề Reading Circle ( Vòng tròn đọc hiểu) (10tiết).
1/ Nội dung bồi dưỡng:
- Mục tiêu
- Phương pháp thực hiện
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian
:
Tháng 1/2019.
Địa điểm
:
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
- Học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp.
4/ Kết quả đạt được:

Vòng tròn đọc hiểu là gì?
Vòng tròn đọc hiểu là một chiến lược hướng dẫn trong lớp học , nhóm các
nhóm học sinh nhỏ, không đồng nhất lại với nhau và kết nối tất cả các khía
cạnh của việc học chữ (Anderson & Corbett, 2008). Sau khi đọc một hoặc nhiều
chương trong một cuốn sách (hoặc các tài liệu đọc khác), học sinh tập hợp thành
một vòng tròn để hợp tác thảo luận và phê bình những gì họ đã đọc
Do thực tế là học sinh ở các cấp độ đọc khác nhau và với nhiều sở thích khác
nhau có thể được nhóm lại với nhau cho hoạt động này, vòng tròn đọc có thể đặc
biệt hữu ích trong các lớp học
Vòng tròn đọc hiểu có thể được sử dụng để củng cố các kỹ năng nghe, nói, đọc và
viết trong một môi trường hỗ trợ và hợp tác. Khuyến khích học sinh hiểu sâu hơn
về câu truyện, vì sinh viên được khuyến khích thảo luận về cốt truyện, ngôn ngữ
cụ thể được sử dụng và kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ của họ với câu
truyện đó.
Tại sao đọc vòng tròn là một chiến lược hiệu quả cho học sinh
Vòng tròn đọc có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, từ các lớp
học tiểu học đến trung học, từ các lớp học giáo dục phổ thông đến giáo dục đặc
biệt, và với bất kỳ và tất cả học sinh. Theo Anderson & Corbett, nghiên cứu cũng
15 | P a g e


đã chứng minh rằng chiến lược này có thể hiệu quả đối với học sinh khuyết tật
học tập cũng như đối với học sinh có những thách thức chung với thành tích đọc
Vòng tròn đọc là một chiến lược hiệu quả để sử dụng không chỉ với những
học sinh bị khuyết tật về đọc , mà còn với bất kỳ học sinh nào gặp khó khăn
trong việc đọc.
Làm cách nào để triển khai vòng tròn đọc trong lớp học?
Có nhiều ý tưởng khác nhau về cách thực hiện các vòng tròn đọc trong lớp học,
nhưng đây là một phương pháp cụ thể được trình bày bởi Anderson & Corbett,
cũng như một số mẹo để đảm bảo hiệu quả của chúng:

Bước 1: Chọn tác giả & sách
• Cho học sinh lựa chọn sách và / hoặc tác giả để lựa chọn. Cho sinh viên lựa
chọn này sẽ cho phép họ chọn một tác phẩm văn học nói lên sở thích của
họ và sẽ thu hút sinh viên ngay từ đầu hoạt động.
• Có thể hữu ích khi sinh viên chọn từ một loạt sách của cùng một tác giả ,
hoặc cho nhiều sinh viên cao cấp hơn, cho họ nhiều lựa chọn hơn.
• Cung cấp cho sinh viên thông tin cơ bản về các cuốn sách và tác giả là điều
có thể giúp họ lựa chọn.
• Đặc biệt với các lớp lớn hơn, sinh viên có thể được yêu cầu chọn ba cuốn
sách hàng đầu của họ, để đảm bảo rằng có số lượng sinh viên xấp xỉ bằng
nhau trong mỗi nhóm. Giáo viên sau đó có thể phân công học sinh theo
nhóm một cách công bằng nhất có thể.
Bước 2: Đọc Mô hình & Lựa chọn Vai trò Vòng tròn
Có bốn vai trò cụ thể đã được xác định là thiết yếu:





Kết nối - kết nối tài liệu đọc với kinh nghiệm hàng ngày
Người hỏi - phân tích văn bản thông qua việc đặt câu hỏi
Luminary văn học - nổi bật các phần đặc biệt quan trọng của văn bản
Illustrator - trả lời đồ họa cho văn bản

Các vai trò tùy chọn khác bao gồm:






Summarizer - tóm lại những điểm chính, những điểm nổi bật chính và ý
tưởng chung của văn bản
Travel Tracer - theo dõi hành động diễn ra trong văn bản và mô tả chi tiết
từng cài đặt
Word Wizard - xác định và định nghĩa các từ có ý nghĩa đặc biệt trong văn
bản
Nhà nghiên cứu - tìm thông tin cơ bản về một chủ đề liên quan đến văn bản

Các nhà giáo dục sẽ cần phải mô hình hóa từng vai trò vì học sinh có thể không
quen với các nhiệm vụ của họ.
Các vai trò tùy chọn khác bao gồm:
16 | P a g e







Summarizer - tóm lại những điểm chính, những điểm nổi bật chính và ý
tưởng chung của văn bản
Travel Tracer - theo dõi hành động diễn ra trong văn bản và mô tả chi tiết
từng cài đặt
Word Wizard - xác định và định nghĩa các từ có ý nghĩa đặc biệt trong văn
bản
Nhà nghiên cứu - tìm thông tin cơ bản về một chủ đề liên quan đến văn bản

Các nhà giáo dục sẽ cần phải mô hình hóa từng vai trò vì sinh viên có thể không
quen với các nhiệm vụ của họ. Riêng đối với sinh viên có LD, hướng dẫn rõ
ràng có thể là điều cần thiết.

Bước 3: Phân công & hỗ trợ đọc
• Quyết định số lượng bài đọc phù hợp để phân công cho học sinh, và liệu
thời gian sẽ được đưa ra trong lớp để hoàn thành bài đọc.
• Đảm bảo rằng tất cả các học sinh có thể truy cập các văn bản của họ theo
cách phù hợp với nhu cầu học tập của họ, cho dù đó là sử dụng một bản sao
cứng của một cuốn sách, sử dụng trình đọc màn hình hoặc nghe audiobook
(cho dù đây là do giáo viên tạo ra là có sẵn trên thị trường).
Bước 4: Học thêm
Tại thời điểm này, các nhà giáo dục cần quyết định cách họ sẽ khuyến khích sinh
viên tiếp tục học tập. Trong bài viết cụ thể này, các tác giả khuyên bạn nên sử
dụng bảng vai trò và các hoạt động mở rộng vai trò để phân công nhiệm vụ cụ thể
cho sinh viên.
Dưới đây là một số ví dụ về cách điều này có thể xảy ra cho mỗi vai trò:






Connector - đối với một cảnh thể hiện cách nhân vật chính phải thể hiện sự
dũng cảm để vượt qua nỗi sợ hãi của họ, Người kết nối có thể được yêu
cầu dẫn dắt một cuộc thảo luận về cách các học sinh trong nhóm phải dũng
cảm trong một tình huống cụ thể
Questioner - có thể được yêu cầu đặt câu hỏi về một thực tiễn cụ thể được
nêu trong cuốn sách,
Luminary Luminary - Thảo luận trong đó tất cả các học sinh phản ánh về
tầm quan trọng của nó.
Illustrator - sau khi đọc một đoạn cụ thể cho nhóm, minh họa một hình ảnh
trực quan mà họ đã tạo để phản ánh những gì được đọc. Sau đó, họ nên giải
thích với nhóm lý do tại sao họ chọn đưa ra một số thiếu sót nhất định và

minh họa cho thảo luận nhóm

Các nhà giáo dục sau đó có thể yêu cầu học sinh mở rộng các hoạt động này để
bao gồm các phản ánh cá nhân có thể được đánh giá hoặc họ có thể tóm tắt những
suy nghĩ của họ trong việc đọc.
Bước 5: Đánh giá
Các nhà giáo dục có thể kết hợp các loại đánh giá khác nhau vào vòng tròn đọc
hiểu.
17 | P a g e


5/ Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
Lựa chọn truyện đọc “I love you mother” Khối 4
Phân công thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên.
+ Discussion Leader: gọi từng thành viên trong nhóm lên trình bày những
việc mà họ được giao, hướng dẫn và giữ cho cuộc thảo luận diễn ra liên tục.
+ Summarizer: kể tóm tắt câu chuyện theo ngôn ngữ riêng của mình.
+ Word Master: tìm từ hoặc nhóm từ mới, khó hiểu có vai trò quan trọng
trong truyện trình bày trong nhóm, giải thích cho nhóm hiểu vì sao chúng quan
trọng
+ Passage Person: tìm ra một hoặc nhiều đoạn văn mang ý chính quyết định nội
dung câu chuyện
+ Culture Collector: tìm kiếm những điểm giống và khác nhau giữa văn hóa
Việt Nam và nền văn hóa có trong câu chuyện
+ Connector: tìm kiếm những kết nối liên quan giữa câu chuyện với cuộc sống
thực tế bên ngoài.
- Kiểm tra đánh giá kết quả nhiệm vụ của người thực hiện các vai trò.
Reading Circles được tiến hành qua các giai đoạn: chọn truyện, đọc truyện, tóm
tắt ý, phân công nhiệm vụ cho từng học sinh, nhóm học sinh theo cùng nhiệm vụ,

nhóm học sinh theo 6 vai trò trong một nhóm; thảo luận, nhận xét.
6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này:
• Đề xuất thực hiện vòng tròn đọc hiểu hiệu quã trong môn tiếng
Anh:
Đối với việc dạy ngoại ngữ cho trẻ, Reading là một kỹ năng mà người
giáo viên luôn phải đầu tư để học sinh có cảm giác thích thú, hấp dẫn nếu giờ
học đó chủ yếu rèn về kỹ năng này.


Để hoạt động Reading Circles đạt hiệu quả giáo viên phải chọn đúng
truyện đọc phù hợp với năng lực của học sinh.
- Tùy thuộc vào tình hình học sinh mà giáo viên tiến hành các bước hoạt
động nhanh hay chậm hơn kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó vì tính chất mở
rộng hoạt động Reading Circles nên mỗi giáo viên cần sáng tạo, hướng học
sinh đến sự thay đổi cách trình bày vai trò của từng nhóm như games, xem
phim, vẽ tranh, … để học sinh cảm thấy Reading Circles thú vị và hấp dẫn
hơn nhưng vẫn đảm bảo tinh thần “vừa học vừa chơi”.
- Đây là nội dung khó và ít tài liệu tham khảo nên giáo viên cần đầu tư thời
gian tìm hiểu thêm để thực hiện một cách thuần thục và hiệu quả.
- PGD tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn nội dung này nhiều hơn.
7. Tự đánh giá
- Bản thân bồi dưỡng nội dung này trong việc thực hiện giảng dạy cho học sinh
có trình độ lớp 4 từ khá trở lên tại nhà trường.
- Bản thân đã tham gia tập huán và chia sẻ nội dung cho giáo viên tiếng Anh
trong trường và thực hiện bồi dưỡng theo đúng kế hoạch đã đề ra.
-

C. Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh theo hướng giao tiếp trong hoạt động
nhóm. (10 tiết).

18 | P a g e


1/ Nội dung bồi dưỡng:
- Thực trạng việc học tiếng Anh của học sinh tại trường
- Nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh.
- Chọn nội dung phù hợp để giao cho từng đối tượng HS.
- Phương pháp triển khai.
2/ Thời gian điểm bồi dưỡng:
Thời gian :
Tháng 12/2018.
Địa điểm :
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
- Học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp.
4/ Kết quả đạt được:
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm gần đây trở nên phổ biến trong các
lớp học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. Hình thức hoạt động theo cặp hoặc
nhóm có thể hỗ trợ các hình thức làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Những
hoạt động luyện tập theo cặp hay nhóm mang tính chất hai chiều, tăng cường
được việc trao đổi thông tin qua lại của học sinh hoặc tạo cho các hoạt động
luyện tập giao tiếp trên lớp để học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
Qua một số năm dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp tôi nhận thấy việc dạy
học theo hình thức luyện tập cặp nhóm thực sự có hiệu quả.
Việc dạy học theo hình thức luyện tập cặp nhóm có những ưu điểm và hạn chế
sau :
1. Ưu điểm:
- Tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh.
- Tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian.

- Tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc.
- Tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư
vấn cho học sinh.
2. Hạn chế:
- Dễ gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
- Học sinh có thể hay mắc lỗi khi làm việc với nhau.
- Giáo viên khó kiểm soát được mọi hoạt động của học sinh trong cùng một
lúc.
- Học sinh có thể không làm việc, dựa dẫm, ỷ lại không tự giác làm việc
hoặc khi mình phải đương đầu với những vấn đề không thể tự giải quyết
được.
Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trên, tôi mạnh dạn đưa
ra một số phương pháp luyện tập theo cặp nhóm với quan điểm giao tiếp và cách
khắc phục những hạn chế của hoạt động cặp nhóm.
I. Thời điểm làm việc theo cặp hoặc nhóm.
Hình thức làm việc theo cặp thích hợp với hoạt động hội thoại giữa hai người
với nhau, do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập:
1- Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau một vài phút luyện tập
với cả lớp ( Giáo viên-cả lớp; nửa lớp-nửa lớp, cặp mở, cặp đóng ).
19 | P a g e


2- Luyện các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại, làm các bài hội thoại
tương tự với gợi ý cho sẵn.
3- Các bài tập luyện giao tiếp.
4- Đọc bài khoá, sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài khoá, phương
pháp này có mấy cách thực hiện như sau :
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi trong cặp hoặc nhóm, sau đó đọc bài khoá
để tìm câu trả lời.

+ Học sinh tự đọc thầm bài khoá sau đó hỏi và trả lời về nội dung trong cặp
hoặc nhóm.
5- Các bài tập viết ngắn : học sinh làm nhóm, chọn thư ký viết những gì mà nhóm
thảo luận, hoạt động này có thể khó tổ chức ở những lớp đông nhưng có thuận lợi
là học sinh chữa được lỗi cho nhau và giáo viên chỉ việc cho điểm các bài viết
của nhóm sau khi kết thúc hoạt động.
6- Thảo luận : Giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận một cách rõ ràng. sau khi thảo
luận giáo viên gọi các nhóm báo cáo.
7- Các hoạt động giao tiếp khác như: Information gap, warm up, role play,
interview, questionaire, survey, problem solving, communication games...
II. Phương pháp chia cặp nhóm.
Có nhiều cách tổ chức làm việc theo cặp, nhóm.
1- Cặp :
a- Giữa thầy và một trò
b- Cặp mở : Giữa hai học sinh không ngồi gần nhau.
c- Cặp đóng : Giữa hai học sinh ngồi kề nhau.
Để tránh sự nhàm chán khi làm việc theo cặp, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt
các hình thức tổ chức cặp như trên, không nhất thiết chỉ theo một hình thức nào,
sao cho luôn tạo được sự mới mẻ, một môi trường và nhu cầu giao tiếp tự nhiên
giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.
2- Nhóm:
Trong trường hợp tổ chức làm việc theo nhóm nếu lớp chật, thì có thể tổ chức cho
hai học sinh ngồi ở hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo thành
nhóm 4 người mà không cần học sinh di chuyển nhiều trong lớp, không làm lãng
phí thời gian. ở Trường tiểu học Đông Đô số lượng học sinh trong lớp ít (15-20
HS) nên việc tổ chức học nhóm rất thuận lợi.
- Khi chia nhóm phải đảm bảo phù hợp về số lượng.
- Cần phân đều số lượng học sinh cho mỗi nhóm (giỏi, khá, trung bình)
- Một nhóm có bao nhiêu học sinh là tuỳ ở sĩ số của lớp.
- Yếu tố ảnh hưởng đến chia nhóm là vị trỗ ngồi của học sinh trong nhóm.

- Có thể đặt tên cho các nhóm bằng tiếng Anh như theo chữ số, màu sắc, loài
hoa, con vật hay những tính từ mà các em thích ...
III. Biện pháp tổ chức cặp, nhóm.
Hình thức làm việc theo cặp nhóm có nhiều ưu điểm, đặc biệt trong việc
luyện tập các chức năng lời nói song trong thực tế, khi học sinh làm việc theo cặp
hoặc nhóm, giáo viên không thể kiểm soát hết được lời nói của học sinh và cũng
không nhất thiết phải kiểm soát hết. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động cặp
hoặc nhóm, cần lưu ý những điểm sau :
1- Chỉ dẫn bài tập hoặc đề ra yêu cầu một cách rõ ràng.
- Trước khi làm việc theo nhóm hoặc cặp phải có sự chuẩn bị tốt : Có mẫu
hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ ngữ liệu cần thiết cho bài tập.
20 | P a g e


2- Cần phân cặp hay nhóm hợp lý, có thể chọn học sinh có cùng trình độ, hoặc
khác trình độ nhận thức để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của
bài tập.
3- Tạo sự gắn kết thực sự trong nhóm, đề cử nhóm trưởng và cần phân rõ nhiệm
vụ của nhóm trưởng.
4 - Cần quy định thời gian làm bài tập, tuỳ vào mức độ câu hỏi hay bài tập mà để
thời gian dài hay ngắn. Đề ra quy ước bắt đầu và kết thúc hoạt động ( gõ thước,
vỗ tay ).
5- Có sự theo dõi, bao quát chung của giáo viên.
6- Có sự hỗ trợ kịp thời của giáo viên khi học sinh trong nhóm gặp khó
khăn ( giáo viên đi quanh lớp lắng nghe và giúp đỡ, ghi lại lỗi phổ
biến.......).
7- Không cần chờ cho học sinh làm hết thời gian, giáo viên chủ động ngừng hoạt
động nhóm khi thấy cần thiết.
8- Sau khi học sinh hoàn thành bài tập trong cặp hoặc nhóm, cần có sự kiểm tra
và phản hồi kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.

9- Khi hoạt động nhóm giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp giúp học
sinh luyện tập như : repetition, substitution, change into form và kết hợp các đồ
dùng dạy học như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ để hướng dẫn...
IV. Tiến hành tổ chức cặp nhóm.
1. Giới thiệu mẫu câu mới: Giáo viên gợi mở và làm mẫu rõ ràng. Cho học sinh
nhắc lại đồng thanh, cá nhân. Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh .
2. Thay thế câu theo gợi ý. Gợi ý có thể viết lên bảng hoặc bảng phụ.
3. Yêu cầu cả lớp thực hành với giáo viên và ngược lại để học sinh biết chắc chắn
phải làm gì. Chọn hai học sinh không ngồi gần nhau nói to cho cả lớp cùng nghe.
4. Giáo viên đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc hàng ngang và yêu cầu học
sinh luyện tập đồng loạt . Yêu cầu học sinh đổi vai khi kết thúc. Giáo viên đi
quanh lớp điều khiển hoạt động, lưu ý không chữa lỗi khi học sinh đang thực
hành mà giáo viên nên ghi lại những lỗi này để chữa sau khi đó thực hành xong.
5. Ngừng hoạt động sau khi hầu hết cả lớp đó hoàn thành. Chọn 2-3 cặp không
báo trước nói trước lớp.
6. Giáo viên chữa những lỗi phổ biến trong quá trình thực hành, tập trung chữa
lỗi phát âm và ngữ pháp.
V. Tiến trình tổ chức làm việc nhóm.
- Giáo viên đưa ra lời chỉ dẫn nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng.( Có thể
chọn học sinh cùng trình độ hoặc khác trình độ để làm việc với nhau tuỳ
theo từng ý đồ và tính chất của bài tập )
- Giáo viên cung cấp mẫu, ví dụ và những ngữ liệu cần thiết cho bài tập.
- Quy định thời gian luyện tập.
- Giáo viên đi quanh lớp để theo dõi các em luyện tập để giúp đỡ những học
sinh yếu và giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Sau khi học sinh hoàn thành bài tập trong nhóm, cần có sự kiểm tra phản
hồi kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.
VI. Điều kiện áp dụng.
1- Đối với học sinh


21 | P a g e


Để hoạt động cặp, nhóm đạt hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp thì giáo viên
cần tạo cho học sinh thói quen tuân theo một số quy định cần thiết để có thể đảm
bảo được yêu cầu của bài tập như :
- Cần nghe kỹ các yêu cầu của bài tập.
- Cần phải làm theo yêu cầu chỉ dẫn.
- Cần phải bắt đầu và dừng ngay khi có yêu cầu .
- Cần phải nhanh chóng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi
giáo viên yêu cầu, không cố hoàn thành việc đang làm dở.
- Cần tự giác làm việc, không quá gây ồn ào.
2- Đối với giáo viên cần thực hiện tốt một số điểm sau :
- Lựa chọn thủ thuật, phương pháp phù hợp với từng loại bài.
- Luôn hướng dẫn và ra nhiệm vụ một cách rõ ràng để học sinh hiểu rõ công
việc phải làm .
- Luôn khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên khi có vướng mắc.
- Kiểm tra sát sao để học sinh luôn thực hiện bài theo đúng yêu cầu.
- Luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý để có thể
chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa chữa sau đó.
5/ Những nội dung cơ bản sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục
tại đơn vị:
- Nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh.
- Chọn nội dung phù hợp để giao cho từng đối tượng HS.
- Lựa chọn các phương pháp dạy học.
1. Vai trò của giáo viên.
Giáo viên là người quản lý tất cả mọi hoạt động của lớp học. Do vậy giáo
viên phải đặt kế hoạch cho học sinh, tổ chức, theo dõi, canh chừng thời gian bắt
đầu và kết thúc. Giáo viên không được làm việc riêng mà phải quản lý, đôn đốc,
giúp đỡ học sinh luyện tập, có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia kiểm tra xem học

sinh có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không, có nói chuyện gẫu không, hay có
điều gì cần giúp đỡ không. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc
thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các nhóm lại để giải thích thêm
về yêu cầu bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp sau đó mới lại tiếp tục làm
việc theo nhóm.
2. Thực hành uyện tập theo nhóm.
a. Trò chơi:
Các trò chơi đoàn thông tin để luyện câu hỏi yes/no. Đơn giản nhất là trò
đoán: Who am I thinking of? Hoặc Guess what I did (last night / during the
weekend). Giáo viên viết đề tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý,
từ vựng, kiến thức nền, sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi.
b. Đặt câu hỏi:
Yêu cầu các nhóm đọc bài khoá, sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau đó vài phút
các nhúm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một
vài câu hỏi, các thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để học sinh có
hứng thú hơn trong hoạt động thì các câu trả lời có thể được chấm điểm dựa vào
độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin.
c. Thực hành có hướng dẫn.
Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc và chức
năng của nó, tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt
động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo hơn.
22 | P a g e


Ví dụ: Sau khi dạy cấu trúc: Should / shouldn't với nghĩa khuyên bảo:
You should / shouldn't + verb
(You should eat more fruit)
Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu
ra các vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra lời khuyên. Một
vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh tích cực hơn nên biến

hoạt động này thành một cuộc thi xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên
nhất và có những lời khuyên sáng suốt nhất.
Các gợi ý có thể là:
a. He / fat
c. I / failed / English / test
b. I / late
d. My tooth / aches.
Với tình huống:
a. Student 1: He is fat.
Student 2: He should eat more vegetable and fruit.
b. Student 1: I’m late for school.
Student 2: You should get up early.
c. Student 1: I failed my English test.
Student 2: You should study harder.
Student 3: You should study do more grammar exercises.
d. Trò chơi đóng vai (Role- play)
Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi
đóng vai củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc đó
trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. Trong khi nhóm hoạt động, thư ký nhóm ghi
chép vắn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm trình bày trước lớp.
Ví dụ: phần Lesson 6 Speaking – Unit 10 – Water sports
Một học sinh đóng vai nhà báo phỏng vấn 3 vận động viên thể thao mới đạt
Huy chương vàng tại Sea games.
Học sinh hoạt động rất tích cực, và hiệu quả.
e. Tiên đoán
Bài tập này thường dùng ở lớp khá. Trước khi đọc một bài khoá yêu cầu đoán
trước về nội dung của bài hoặc nghĩa từ vựng có thể gặp trong bài. Ví dụ: như
trước khi đọc về bài nạn ô nhiễm môi trường học sinh có thể đoán trước được
rằng bài đó sẽ nói đến vấn đề liên quan đến biển, rừng, tài nguyên…
f. Thảo luận

Dùng cho học sinh có kiến thức tương đối cao. Thảo luận cho phép học sinh
tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. Giáo viên đưa ra chủ đề rồi để cho
tất cả nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau
đó một thành viên trong nhóm nói về ý kiến của nhóm. Chẳng hạn, khi dạy phần
Speaking của Unit 4 – ( Lớp 4), giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm để
tìm ra các hoạt động của tổ chức đoàn đội (Thanh thiếu niên tình nguyện). Sau 3
phút nhóm nào liệt kê được nhiều hoạt động nhất là nhóm chiến thắng.
Các hoạt động có thể là:
- What did you do after school ?
- What is your favorite color ?
- What did you do after animal?
- What is your favorite food ?

23 | P a g e


Đối với học sinh yếu kém hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới
đời sống cá nhân như ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, sở thích…và điền vào
bảng thông tin do giáo viên đưa ra. Đối với học sinh khá, giáo viên có thể giao
nhiệm vụ cho học viên thu thập thông tin theo nhóm về một chủ đề nào đó. Học
viên sẽ phân công nhau tìm các đặc điểm của nghề nghiệp đó như yêu cầu về
bằng cấp, điều kiện làm việc, mức lương… Đối với học sinh giỏi, giáo viên có
thể yêu cầu học viên phát biểu suy nghĩ của mình về thông điệp của tác giả.
6/ Những nội dung khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi
dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này:
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp, rèn
luyện các mẫu lời nói dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng
lực giao tiếp thì học sinh cần phải có môi trường và tình huống đa dạng, môi
trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra, mà hoạt động cặp nhóm là hình thức giao
tiếp đặc trưng nhất của môn tiếng Anh.

Vì vậy để làm tốt nội dung này giáo viên cần:
- Tìm ra các biện pháp tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau của học sinh.
- Người giáo viên cần làm tốt vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho học
sinh, đồng hành gần gũi học sinh để phát huy những điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu cho từng em học sinh.
7. Tự đánh giá
Bản thân sau khi bồi dưỡng đã vận dụng vào tình hình thực tiễn công tác
theo đúng nội dung và kế hoạch đã đề ra.
Học sinh yêu thích các giờ học Tiếng Anh, tự tin giao tiếp tiếng Anh, sôi nổi, chủ
động hơn trong các hoạt động học tập.
E. KẾT QUẢ SAU KIHI KẾT THÚC PHẦN NỘI DUNG 2: ( GV, Tổ trưởng
chấm điểm thang điểm 10):
:
- Kết quả tự chấm của Giáo viên
:......
- Kết quả chấm của Tổ CM
Tổ trưởng CM

Giáo viên kí tên

Nguyễn Thị Phương Trang

24 | P a g e


TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁ NHÂN BDTX
Năm học 2018 - 2019
(Mẫu 3)
PHẦN NỘI DUNG 3 ( Số tiết: 60 tiết)

A.Mô đun TH24: Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét ( 15 tiết ).
1/ Nội dung bồi dưỡng:
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ở tiểu học:
Cách đánh giá:
2/ Thời gian, địa điểm bồi dưỡng:
Thời gian
:
Tháng 2/2019.
Địa điểm
:
Trường TH An Nghĩa.
3/ Hình thức bồi dưỡng : Tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể
về chuyên môn, nghiệp vụ tại khối chuyên môn của nhà trường.
4/ Kết quả đạt được:
1. Phương pháp kiểm tra đánh
giá a. Kiểm tra theo hướng
định tính:
Là phương thức thu thập thông tin kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định.
b. Kiểm tra theo hướng định lượng:
Là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng điểm số
hoặc số lần thực hiện của những hoạt động nào đó. Cách và phương tiện ghi nhận
kết quả học tập của học sinh bằng điểm số theo những qui tắc đã tính trong lần
kiểm tra là mang tính định lượng. Điểm số chỉ là những kí hiệu gián tiếp phản
ánh học lực của mỗi học sinh mang ý nghĩa định tính. Như vậy, bản thân điểm số
không có ý nghĩa về mặt định lượng.
2. Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập ở tiểu
học: a. Hình thức kiểm tra: có thể chia thành hai loại:
- Kiểm tra thường xuyên:

- Kiểm tra định kỳ:
- Ngoài ra còn có kiểm tra đột xuất và kiểm tra tổng kết.
b. Hình thức đánh giá:
* Đánh giá bằng nhận xét:
- Tác dụng của nhận xét đối với học sinh:
Động viên học sinh phấn đấu học tập thành công hơn.
Hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập.
A.
Cách ghi nhận xét các môn học:
+ Loại hoàn thành (A): đạt yêu cầu cơ bản về KTKN của môn học; mức hoàn
thành khi có 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học.
Hoàn thành (A+): khi đạt 100% nhận xét hoặc hoàn thành…
+ Loại chưa hoàn thanh (B): học sinh chưa thực hiện được những yêu cầu cơ
bản về KTKN.
Đánh giá bằng điểm số:
Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về
KTKN mà học sinh đã thể hịên được qua một hđg hoặc sản phẩm.
Thang điểm là một tập hợp các mức điểm liền nhau theo trật tự số từ cao đến
thấp…



×