Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

bao cao kien tap về công tác phát triển vốn tài liệu thư viện trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.44 KB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập ngành nghề tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cán bộ viên
chức và chú Đoàn Ngọc Vân – phó giám đốc Trung tâm thông tin thư viên
Trường Đại học Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi kiến
tập làm việc và viết bài báo cáo này.
Đặc biệt là thầy Lê Ngọc Diệp trong Khoa Văn hóa-Thông tin và Xã hội là
hướng dẫn, chỉ bảo. Đồng thời cung cấp những kiến thức quý báu để giúp tôi
hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù đã cố gắng, bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất
mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp những ý kiến quý báu của các
thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu công tác phát triển
Vốn tài liệu tại Thư viện Trường đại học Thương mại” là công trình nghiên cứu
của tôi.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực. Tôi xin cam đoan
mọi nội dung trong đề tài là đúng sự thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
có sự không trung thực về thông tin trong bài nghiên cứu này.
Sinh viên thực hiện

2



MỤC LỤC

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI....................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI.....................................................................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Trường đại học Thương Mại.
6
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Trường đại học Thương mại......8
1.2.1. Chức năng...........................................................................................8
1.2.2. Nhiệm vụ..............................................................................................8
1.3. Cơ cấu tổ chức Thư viện Trường đại học Thương mại..........................9
1.4. Cơ sở vật chất Thư viện Trường đại học Thương mại.........................10
1.4.1. Nguồn lực thông tin...........................................................................10
1.4.2. Trang bị nội thất................................................................................11
1.4.3. Thiết bị tin học và thiết bị điện, điện tử.............................................11
1.5. Các công trình nghiên cứu khoa học của Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường đại học Thương Mại..........................................................................12
1.6. Các chuẩn nghiệp vụ áp dụng tại Thư viện Trường đại học Thương
mại. 12
1.6.1. Khung phân loại DDC phiên bản rút gọn lần thứ 14 của Thư viện
Quốc Gia........................................................................................................12
1.6.2. Khổ mẫu MARC 21...........................................................................14
1.6.3. Ứng dụng tin học trong quản lý hoạt động thư viện.........................15
1.7. Công tác phục vụ bạn đọc....................................................................16
1.8. Sản phẩm và dịch vụ thông tin.............................................................17
Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN...................................19
2.1. Cán bộ thư viện....................................................................................19
2.2. Công việc thực tập................................................................................19
3



Phần 2: Chuyên đề TÌM HIỂU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.............................................21
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................21
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................21
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................21
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu...........................................................21
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................22
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN TÀI LIỆU.........................................23
1.1. Vốn tài liệu...........................................................................................23
1.1.1. Khái niệm vốn tài liệu.......................................................................23
1.1.2. Đặc trưng của vốn tài liệu.................................................................24
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vốn tài liệu............................28
1.2.1. Sự tác động khách quan của các quy luật khách quan đối vớ công
tác phát triển vốn tài liệu...............................................................................28
1.2.2. Sự tác động của các yếu tố chủ quan của tư viện tới việc phát triển
vốn tài liệu.....................................................................................................30
1.3. Vai trò của vốn tài liệu trong hoạt động Thông tin – Thư viện............32
1.3.1. Vốn tài liệu đối với xã hội.................................................................32
1.3.2. Vốn tài liệu đối với thư viện..............................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.........................................35
2.1. Thành phần vốn tài liệu và quy định lựa chọn loại hình tài liệu bổ sung.
..............................................................................................................35
2.1.1. Thành phần vốn tài liệu.....................................................................35
2.1.2. Quy định lựa chọn loại hình tài liệu bổ sung bổ sung......................37
2.2. Ứng đụng tin học trong công tác bổ sung............................................41
2.3. Thanh lý tài liệu....................................................................................42
2.4. Mặt đạt được và hạn chế trong tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện

Trường đại học Thương mại..........................................................................43
2.4.1. Mặt đạt được.....................................................................................43
4


2.4.2. Mặt hạn chế.......................................................................................44
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI...................................................46
3.1. Hoàn thiện chính sách phát triển vốn tài liệu.......................................46
3.2. Đảm bảo kinh phí cho phát triển vốn tài liệu.......................................46
3.3. Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử.....................................................46
3.4. Tăng cường phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin.............47
3.5. Các giải pháp hỗ trợ khác.....................................................................47
KẾT LUẬN.......................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................49

5


Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI

1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Trường đại học Thương
Mại.
Thư viện được thành lập năm 1965 cùng lúc Trường được giao nhiệm

vụ đào tạo bậc đại học. Thư viện là một Tổ công tác gồm hai bộ phận: Thư
viện và Tư liệu giáo trình do phòng Giáo vụ trực tiếp chỉ đạo và quản lý.
Năm 1971, Thư viện sáp nhập với bộ phận đánh máy, in tài liệu thành
lập một đơn vị mới gọi là Phòng Thư ấn trực thuộc Ban Giám hiệu. Năm
1974, Thư viện được tách ra trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban
Giám hiệu nhà trường.
Năm 2001, Nhà trường quyết định cải tạo, nâng cấp toàn bộ khu nhà
Thư viện với tổng diện tích 2.600m2 được bố trí sắp xểp và thiết kế thêm
nhiều phòng chức năng phù hợp với một thư viện hiện đại.
Năm 2002, Thư viện được đầu tư nâng cấp xây dựng thành một thư
viện điện tử với nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Đây là bước đột phá cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển của
Thư viện Trường từ thư viện truyền thống lên thư viện hiện đại đúng với
vị trí “giảng đường thứ hai” trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học của nhà
trường.
Ngày 29/9/2005, Thư viện được đổi tên thành Trung tâm Thông tinThư viện theo QĐ số 756/TM-TCHC của Hiệu trưởng.
6


Quá trình tin học hoá được bắt đầu từ năm 1997. Từ việc áp dụng Hệ
thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin CDS/ISIS for DOS do Trung tâm
Thông tin-Tư liệu, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp đỡ. Trung tâm đã tạo
lập được một số cơ sở dữ liệu sách, cơ sở dữ liệu luận văn tốt nghiệp, cơ
sở dữ liệu luận án...đáp ứng một phần công tác chuyên môn. Đến năm
2002, sử dụng phần mềm chuyên môn hệ quản trị thư viện tích hợp – Ilib
phiên bản 3.6 do Tập đoàn công nghệ CMC chuyển giao; đến năm 2012
nâng cấp lên phiên bản Ilib 6.0. Các quy trình công tác được tin học hóa
hoàn toàn. Với các module chức năng: bổ sung, biên mục, quản lý kho,
lưu thông, thống kê, tra cứu, các sản phẩm thư mục, phích tra cứu, quản lý

bạn đọc, quản lý lưu thông bằng mã vạch. Tra cứu OPAC (Mục lục công
cộng trực tuyến qua cổng thông tin.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo cũng như xu hướng số hóa
và kết nối của thư viện đại học, năm 2017, Trung tâm đưa vào sử dụng
phần mềm quản trị thư viện số Digital Ilib nhằm quản lý và phục vụ bạn
đọc nguồn tài liệu điện tử, nguồn tài liệu số. Hiện nay,trung tâm thông tin
thư viện đã xử lý và cập nhật hơn 1000 Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ
của các học viên, nghiên cứu sinh được đào tạo tại Trường. Hàng năm cập
nhật từ 800 - 1000 luận án, luận văn điện tử mới. Cùng với việc duy trì và
không ngừng bổ sung mới các eboook, Cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà
xuất bản trong và ngoài nước.
Có thể khẳng định đây là một bước phát triển mới của trung tâm thông
tin thư viện trong xu thế số hóa và kết nối, nhằm đáp ứng yêu cầu công
cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới phương
pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của
Trường đại học Thương mại.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, từ một tổ nghiệp vụ
chuyên môn trực thuộc với vốn tài liệu ít ỏi, nhân lực mỏng manh, đến nay
Thư viện đã trở thành một Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện đại với
7


trang thiết bị tiên tiến, nguồn thông tin phong phú, đa dạng, đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu về học liệu của Bạn đọc, góp phần nâng cao vị thế của
Trường Đại học Thương mại.
Website :
Email:
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Trường đại học Thương mại.
1.2.1. Chức năng.
Tham mưu cho hiệu trưởng về quản lý, lưu trữ và phát triển tài

nguyên thông tin. Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và phục vụ
bạn đọc các tài nguyên thông tin đáp ứng công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học.
1.2.2. Nhiệm vụ.
- Xây dựng, thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển công
tác thông tin thư viện. Từng bước xây dựng Trung tâm trở thành thư
viện điện tử hiện đại đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà
trường.
- Tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên thông tin
phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán
bộ, giáo viên và sinh viên.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đội ngũ
cán bộ thư viện.
- Thu nhận các tài nguyên thông tin trong trường (giáo trình, tạp chí, tài
liệu hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn,
khoá luận…).
- Tổ chức sắp xếp, bảo quản, quản lý, kiểm kê các loại tài nguyên thông
tin. Xây dựng hệ thống tra cứu, hướng dẫn và giúp đỡ bạn đọc tra cứu
tìm tin, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại với các thư viện trong và ngoài nước nhằm
trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ tài nguyên thông tin và tìm kiếm các nguồn
1.3.

tài trợ.
Cơ cấu tổ chức Thư viện Trường đại học Thương mại.
8


Ban giám đốc


Bộ phận
Nghiệp vụ

Bộ phận Phục vụ bạn đọc

Bộ
phận
Kỹ
thuật

Phòng
Phòng
Phòng Phòng Phòng
Trao Phòng
Phòng Phòng Đọc
Phòng
Báo,
Đọc Multim
đổi - Biên
Mượn Giáo
Sau
Đọc
TC & Ngoại
edia
Bổ
mục
TLTK trình
đại
KLTN văn

sung
học
Tổng số cán bộ viên chức: 14 người
Đoàn Ngọc Vân - Phó Bí thư, Phó Giám đốc phụ trách
Nguyễn Thị Thu Điệp - Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc
Hoàng Thị Bích Thủy-Tổ Trưởng Công đoàn
Lê Thị Thanh Hảo- Tổ trưởng Nữ công
Trần Thị Nga - Bí thư Chi đoàn
Lê Thị Hiệu - Phó bi thư Chi đoàn
Vũ Ngọc Minh
Hoàng Thị Bão
Vũ Thị Liên
Lê Thị Huệ
Trần Thị Mỹ
Nguyễn T. Phương Lan
Dương Phúc Sơn
Phạm Bảo Ninh
1.4. Cơ sở vật chất Thư viện Trường đại học Thương mại.
1.4.1. Nguồn lực thông tin.
1.4.1.1. Tài liệu truyền thống.
- Tài liệu tham khảo: hơn 30.000 tên tài liệu với hơn 120.000 bản.
Ấn phẩm định kỳ (Báo, Tạp chí): tiếng việt 200 loại, ngoại văn 25
loại.
- Nguồn tin nội sinh: hơn 200 tên giáo trình của Trường biên soạn
(chỉ tính từ năm 1992 đến nay). Luận án Tiến sỹ, thạc sỹ: 6950
9


bản; Khóa luận tốt nghiệp: hơn 9000 bản. Đề tài nghiên cứu khoa
học, kỷ yếu hội thảo khoa học, kỷ yếu sinh việ nghiên cứu khoa

học. Tạp chí khoa học Thương mại (Tạp chí của trường xuất bản)
từ số thứ nhất đến nay.
1.4.1.2. Tài liệu điện tử.
- Hơn 1000 (đĩa CD) Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của Trường
được thu nhận từ năm 2016 đã được Trung tâm xây dựng cơ sở dữ
liệu LA tiến sĩ, cơ sở dữ liệu LV Thạc sĩ và được cập nhật thường
xuyên hàng năm với khoảng 800-1000 CD mới.
- CSDL trên CD-ROM: gồm 4 CSDL với 1570 đĩa: Bussiness
periodicals on disk, Bussiness and Management Practices, Ecolit,
Dissertation Abtracts.
- Ebook và CSDL trường mua quyền sử dụng: Ebook online, CSDL
của TTTT Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, CSDL của Cục
Thông tin - Bộ khoa học & Công nghệ, CSDL Proquets Central.
1.4.2. Trang bị nội thất.
Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mỗi phòng đọc được trang
bị một loại bàn thích hợp, khung bàn bằng sắt, sơn tĩnh điện, nhẵn,
bóng, đẹp. Mặt bàn bằng gỗ ép phủ Melamin chống cháy, chống xước,
không cong vênh, không co ngót, không bị mối mọt, cạnh được dán
nẹp bằng keo hạt qua máy dán nhiệt, độ bám dính cao. Chất liệu đảm
bảo sử dụng thuận tiện, độ bền cao, hiện đại, thẩm mỹ. Ghế cho các
phòng đọc chân sắt mạ, tựa, đệm giả da, có loại gấp được và có loại
khung cố định có thể chồng lên nhau được. Đây cũng là loại ghế cao
cấp và hiện đại.
Tủ đựng tài liệu đều dùng loại tủ sơn tĩnh điện, tiện dụng, bền,
đẹp. Giá sách trong các kho là loại giá sắt, sơn tĩnh điện, nhiều
khoang, có thể lắp ghép với nhau, đầu hồi ốp gỗ. Đây là loại giá sách
tiện dụng, chắc chắn, các thư viện mới hiện nay đều dùng. Đặc biệt
kho sách chính tầng 1 được trang bị giá sách kiểu di động, bình thường
10



xếp thành từng khối, khi cần lấy loại sách ở giá nào, có thể quay trượt
ra để chọn. Đây là loại giá sách nhập ngoại, hiện đại, tiện dụng và tiết
kiệm diện tích.
1.4.3. Thiết bị tin học và thiết bị điện, điện tử.
Thư viện được trang bị 1 máy chủ và 41 máy trạm, kết nối mạng
Internet. Máy chủ có thông số kỹ thuật cao; tốc độ, trữ lượng bộ nhớ
lớn. Sử dụng phần mềm chuyên môn Hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib
và Phần mềm quản trị thư viện số - Digital Ilib của Tập đoàn công
nghệ CMC.
Phòng đa chức năng của thư viện có 20 máy trạm kết nối Internet.
Thư viện còn được trang bị các máy tính tra cứu tài liệu, photocopy,
scaner để quét các hình vẽ và văn bản vào máy vi tính, máy hút ẩm,
hút bụi và xe đẩy vận chuyển sách. Các phòng đọc, hội
thảo, phòng máy đều được bố trí camera quan sát, hệ thống có thể ghi
1.5.

hình lại khi cần thiết.
Các công trình nghiên cứu khoa học của Trung tâm Thông tin Thư
viện Trường đại học Thương Mại.
- Thông tin Thư mục các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm
45 năm thành lập Trường đại học Thương mại 1960-2005 (thực
hiện năm 2005).
- Dự án R &D : Xây dựng Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
và định hướng bổ sung tài liệu tham khảo khuyến khích cho các
học phần trong đào tạo theo tín chỉ của Trường Đại học Thương
mại (thực hiện năm 2008).
- Thông tin Thư mục các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm
50 năm thành lập Trường đại học Thương mại 1960 – 2015 (thực
hiện năm 2010).

- Kỷ yếu 45 năm thành lập và phát triển Trung tâm Thông tin-Thư
viện Trường Đại học Thương mại (thực hiện năm 2010).

11


- Thư mục giáo trình 1960 – 2015 và Thư mục Luận án tiễn sĩ –
Luận văn thạc sĩ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường đại học
Thương mại 1960 – 2015 (thực hiện năm 2015).
1.6.

Các chuẩn nghiệp vụ áp dụng tại Thư viện Trường đại học Thương
mại.

1.6.1. Khung phân loại DDC phiên bản rút gọn lần thứ 14 của Thư viện
Quốc Gia.
Sau khi bản dịch tiếng Việt DDC 14 được hoàn tất, ngày 16/8/2006
Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) chính thức công bố ấn bản tiếng
Việt khung phân loại DDC 14 rút gọn gồm 1.065 trang, khổ 17 x
24cm.
DDC là một khung phân loại mới tại Việt Nam, phương pháp phân
loại theo DDC có những nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn rất cụ thể
và chặt chẽ, không thể tùy tiện suy diễn. Trong khi chúng ta còn rất ít
kinh nghiệm, và thực tế đã có những hiểu lầm, sai sót cũng như lúng
túng, nhất là đối với các vấn đề đặc thù của Việt Nam. Đánh giá việc
sử dụng DDC 14 tại các thư viện Việt Nam, TVQG cho thấy DDC 14
đã được áp dụng rộng rãi tại hệ thống các thư viện công cộng và thư
viện các trường đại học dù vẫn còn nhiều khó khăn do chưa thống nhất
việc sử dụng một bản phân loại cụ thể.
Phần mở rộng của DDC 14 : Mỗi khung phân loại khi được biên

soạn ra đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ quốc gia nơi biên soạn ra nó, có
những phần có thể áp dụng nguyên bản gốc, có những mục phải mở
rộng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nơi áp dụng. Để khắc phục
một phần khuynh hướng thiên về Anh, Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác phân loại của các thư viện Việt Nam, Ban dịch Việt đã đề
12


nghị OCLC và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Cơ quan biên tập và phát
triển DDC) chủ trương đưa vào bản dịch tiếng Việt một số phần mở
rộng có liên quan đến lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ, các dân tộc ở
Việt Nam, các đảng phái chính trị, chủ nghĩa Mác – Lênin theo nguyên
tắc DDC 22.
Những mặt hạn chế của DDC 14 : Ấn bản DDC 14 xuất bản năm
2004 là bản rút gọn từ ấn bản đầy đủ xuất bản lần thứ 22 chỉ thích hợp
cho các thư viện đại chúng có số lượng sách dưới 20.000 tên sách, vì
vậy ở một số lớp chỉ số phân loại không được phân chia chi tiết mà
thường để ở mức độ khái quát, các chỉ số chi tiết được liệt kê trong các
bản đầy đủ được thay thế bằng ghi chú “Bao gồm cả”, các chú thích
sửa đổi "không được tiếp tục", "định vị lại", và “không dùng” thông
báo những thay đổi và áp dụng đặc biệt của ấn bản này.
Như đã nêu ở trên, ghi chú “Bao gồm cả” không có hiệu lực phân
cấp nghĩa là không được dùng kỹ thuật tạo lập chỉ số và không được
ghép với Tiểu phân mục chung, hay “không dùng” đều không được sử
dụng tiếp tục.
1.6.2. Khổ mẫu MARC 21.
MARC là khổ mẫu cho phép máy tính lưu trữ và truy xuất thông tin,
là chuẩn để trình bày và trao đổi các dữ liệu thư mục và các dữ liệu liên
quan dưới dạng máy tính đọc được.
Cấu trúc của khổ mẫu MARC21 là cấu trúc biểu ghi, trong đó các dư

liệu thư mục được sắp xếp trong các trường có độ dài xác định, được mã
hóa và trình bày theo một quy định chặt chẽ. Mỗi biểu ghi của khổ mẫu
MARC bao gồm các trường. Các trường này có thể chia nhỏ thành các
trường con, vì tên của các trường khá dài nên trong biểu ghi MARC mỗi
trường được biểu diễn bằng một nhãn gồm 3 chữ số.
13


Để tiện trình bày, người ta tập hợp các nhãn trường thành 10 nhóm:
Các trường có nhãn bắt đầu bằng số “0” thuộc nhóm trường “0XX”là
các trường điều khiển, các chỉ số nhận dạng và phân loại. Khối trường
dữ liệu có nhãn dạng:1XX. 2XX, ….8XX
1XX : Tiêu đề mô tả chính
2XX: Nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề
3XX: Mô tả vật lý
4XX: Thông tin về tùng thư
5XX: Phụ chú
6XX: Các tiêu đề mô tả theo chủ đề
7XX: Các tiêu đề mô tả bổ sung
8XX: Tiêu đề mô tả tùng thư
Trường thông tin nội bộ có nhãn dạng 9XX
Tại thư viện Đại học Thương Mại khổ mẫu MARC21 được áp dụng
để biên mục cho tài liệu truyền thống. Tài liệu điện tử, tài liệu luận án
tiến sĩ, luận án thạc sĩ sử dụng siêu dữ liệu Dublin Core.
1.6.3. Ứng dụng tin học trong quản lý hoạt động thư viện.
1.6.3.1. Xử lý tài liệu.
Đối với tài liệu truyền thống ,biên mục áp dụng DDC phiên
bản 14 rút gọn, sử dụng Biên mục đọc máy MARC21(chuẩn biên
mục mô tả) với 10 khối trường mỗi trường gồm nhiều trường con,
chỉ số cutter lấy 3 chữ cái đầu của tên tài liệu.

Đối với tài liệu điện tử, biên mục tài liệu điện tử mô tả tài liệu
(siêu dữ liệu) theo Ducblincore gồm 15 trường.
1.6.3.2. Phần mềm quản trị thư viện.

14


Hạ tầng công nghệ thông tin: 1 máy chủ, 42 máy trạm, sử
dụng mạng LAN mạng internet, các thiết bị khác như; máy in,
máy scener, thiết bị đọc mã số mã vạch.
Phần mền chuyên môn hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib 6.0.
cài đặt từ năm 2002 phiên bản 3.0, năm 2012 nâng cấp lên phiên
bản 6.0, năm 2017 sử dụng phần mền quản trị thư viện số Digital
Ilib.
Sử dụng tin học hóa: phần mền tư liệu điện tử tạo ra modul có
chức năng bổ sung biên mục kho, quản lý bạn đọc, tra cứu OPAC,
quản trị thông qua hệ thống mã vạch.
Phần mền hệ điều hành Windowsever.
Phần mền bảo vệ an toàn dữ liệu: Symantec.
Phần mền chuyển đổi dữ liệu: Blib book.
1.7.

Công tác phục vụ bạn đọc.
Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa
ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới
thư viện lựa chọn và sử dụng những tài liệu phù hợp với mục đích lao
động, học tập, nghiên cứu. Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp
các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau trong hoạt động phục vụ thông
tin, tra cứu.
Công tác phục vụ bạn đọc là một hoạt động rất quan trọng của thư

viện nói chung và của thư viện Trường Đại học Thương Mại nói riêng.
Thông qua việc phục vụ bạn đọc nhằm thúc đẩy sự phát triển của thư
viện đồng thời thoả mãn nhu cầu đọc tài liệu của bạn đọc.
Công tác phục vụ bạn đọc của thư viện Trường Đại học Thương Mại
luôn được coi là công tác quan trong nhất của thư viện, bởi lẽ thông qua
công tác này cán bộ thư viện mới phục vụ được bạn đọc tốt nhất, có như

15


thế thì lượng bạn đọc mới đến sử dụng thư viện thường xuyên và đông
hơn.
Việc phục vụ luôn luôn phải diễn ra song hành với các hoạt động
khác của thư viện, chỉ có thế thì thư viện mới có thể hoạt động tốt nhất
và hiệu quả nhất. Tổ chức phục vụ bạn đọc là việc làm mà thư viện tạo
cho bạn đọc khả năng sử dụng các ấn phẩm, các nguồn thông tin khác tại
các phòng phục vụ tại thư viện.
Tất cả các hoạt động phục vụ bạn đọc là việc làm để tạo nên bộ mặt
của một thư viện. Để phục vụ bạn đọc tốt, qua thực tiễn hoạt động của
thư viện thì bạn đọc của thư viện gồm nhiều thành phần, lứa tuổi, trình
độ và theo đó, nhu cầu, sở thích, điều kiện,... đến thư viện, khai thác
thông tin cũng khác nhau.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phục vụ
bạn đọc: Vốn tài liệu, cơ sở vật chất-trang thiết bị, đội ngũ cán bộ trong
thư viện, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Qua tìm hiểu số liệu kì 1 2017- 2018 ở Thư viện trường Đại học
Thương Mại:
- Số lượng bạn đọc đến thư viện là 300 lượt/ngày.
- Số lượt bạn đọc mượn tài liêu về nhà là 1463.
Lọa hình tài liệu trong thư viện gồm có tài liệu luận án, luận văn thạc
sĩ, tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp trường, sách , báo-tạp

chí.Tài liệu thường được mượn nhiều để đọc tại chỗ chủ yếu là luận án,
luận văn thạc sĩ ,tiến sĩ . Mục đích sử dụng thư viện của các bạn sinh
viên là ngồi tự học và mượn tài liệu đọc, tham khảo phục vụ cho việc
học tập Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện trường Đại học Thương
Mại rất nhiệt tình và tận tâm với sinh viện khi lên thư viện. Cơ sở vật
chật của thư viện nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu đọc, tìm tài liệu
của bạn đọc với phòng đọc rộng rãi có hệ thống máy tính để bạn đọc tra
cứu tài liệu, đèn điện , quạt trần , bàn ghế bố trí hợp lý để bạn đọc đến
16


thư viện thuận lợi học tập , có một phòng máy tính để bạn đọc học tập và
nghiên cứu.
Điều này cho thấy nhà trường đã luôn quan tâm đến cơ sở vật chất
đặc biệt là trong hoạt động thư viện và luôn được nhà trường và sở giáo
dục hết sức quan tâm đầu tư.
1.8.

Sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Hiện nay, Trung tâm- Thư viện Trường đại học Thương mại đã triển
khai một số sản phẩm và loại hình dịch vụ như:
- Dịch vụ đọc tại chỗ (phòng đọc sách theo yêu cầu – Dùng phiếu
yêu cầu), Thư viện phục vụ bạn đọc với hai hình thức là kho
đóng và kho mở.
- Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà.
- Dịch vụ tra cứu tài liệu (Phòng tra cứu), gồm có dịch vụ tìm tin
-

thủ công và dịch vụ tìm tin trên OPAC.
Dịch vụ cho thuê giáo trình.

Dịch vụ cung cấp các sản phẩm thư mục.
Tập huấn dành riêng cho bạn đọc sử dụng thư viện.
Dịch vụ hỏi - đáp trực tuyến qua facebook.
Dịch vụ khai thác đa phương tiện.
Dịch vụ photo tài liệu.
Và sản phẩm thư mục thông báo sách mới; thư mục luận văn,
luận án; thư mục chuyên đề; thư mục bài trích; trang tra cứu
OPAC; trang website.

17


Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN

2.1.

Cán bộ thư viện
Thư viện Trường đại học Thương mại gồm đội ngũ cán bộ thư viện tốt

nghiệp cử nhân trở lên ở chuyên ngành thông tin thư viện tại các trường đại
học có đào tạo chính quy chuyên ngành Thông tin – Thư viện với trình độ
chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc,
trong mọi hoạt động nhằm tích cực góp phàn củng cố, phát triển hoạt động
của đơn vị.
2.2. Công việc thực tập
Trong thời gian thực tập tại Thư viện Trường đại học Thương mại từ ngày
16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 5 năm 2018, chúng em đã làm việc như một
cán bộ thư viện thực thụ dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của tập thể cán
bộ thư viện giúp chúng em hoàn thành tốt công việc được giao. Trong thời
gian thực tập tại thư viện chúng em đã làm công việc sau:

Chúng em được phổ biến về thời gian làm việc của thư viện và công tác
phục vụ bạn đọc: Cụ thể, thời gian phục vụ bạn đọc từ thứ 2 đến thứ 6 trong
các tuần ở các phòng phục vụ - dịch vụ và tại phòng nghiệp vụ theo thời gian
quy định:
- Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút
- Riêng phòng đọc phục vụ thêm ngoài giờ hành chính từ 16 giờ
30 phút đến 20 giờ 30 phút các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và buổi
sáng thứ 7 nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
Phục vụ bạn đọc khi bạn đọc đến đọc và mượn tài liệu tại thư viện.
Làm việc tại phòng bổ sung, phòng nghiệp vụ với đầy đủ các khâu theo
đường đi của sách: Nhập sách, đăng ký trên máy theo số cá biệt, đóng dấu,
dán nhãn, phân loại sách theo môn loại tại phòng nghiệp vụ, chuyển về
phòng bổ sung sau đó chuyển đến kho đọc, kho mượn tùy theo tỷ lệ mỗi
18


đầu sách, xếp lên giá và sẵn sàng phục vụ bạn đọc. Sắp xếp lại kho luận
văn – báo, tạp chí theo số đăng ký cá biệt và phân theo chuyên ngành giúp
bạn đọc tìm kiếm một cách dễ dàng nhất:
- Nhập vào máy số đăng ký cá biệt cho từng loại tài liệu bao gồm:
Tên tài liệu, tên tác giả, môn loại nào, giá tiền, nơi xuất bản, nhà
xuất bản, năm xuất bản. Việc nhập mát đăng ký cá biệt đòi hỏi
người làm cẩn thận, tỷ mỉ, tránh sai sót.
- Đóng dấu, dán nhãn cho tài liệu: Đóng dấu vào trang tên sách và
trang 17 của tài liệu; dán nhãn ở hai vị trí là mặt trước trên cùng
bên tay trái của bìa và mặt trước phía dưới bên tay trái của tài
liệu.
- Phân loại tài liệu dựa vào bảng phân loại DDC 14 và phân chia
tài liệu vào các môn ngành tri thức thích hợp, tóm tắt và định từ

khóa cho tài liệu.
Ngoài ra, chúng em được tham gia ngày hội trưng bày, giới thiệu sách
do đơn vị Thư viện Trường đại học Thương mại thực hiện giúp chúng em
có tầm nhìn xa hơn, đúng dắn hơn về hoạt động thư viện và nắm bắt được
nhu cầu của bạn đọc đối với nguồn tài liệu có trong thư viện.

19


Phần 2: Chuyên đề TÌM HIỂU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thư viện phải lấy nhiệm vụ phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy,
học tập, nâng cao dân trí nhằm phát triển tư duy và trí tuệ con người là nguồn
trọng tâm hàng đầu. Tuy nhiên, để phục vụ tốt quá trình cung cấp thông tin
cũng như nhu cầu dùng tin của bạn đọc đến thư viện thì thư viện phải có một
kho tài liệu phong phú về cả nội dung và hình thức,về thể loại và ngôn ngữ.
Để đạt được những yêu cầu đó thì công tác phát triển vốn tài liệu của thư viện
phải thật tốt cùng với những chính sách và kế hoạch thực hiện đúng đắn. Vì
vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại
Thư viện Trường đại học Thương mại” để làm báo cáo.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác
phát triển vốn tài liệu Thư viện Trường đại học Thương mại để
hiểu hơn về quy trình công tác phát triển vốn tài liệu và hiệu quả
đã đạt được.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích quá trình, vai trò và thực trạng

của công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Trường đại học
Thương mại.
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn tài liệu tại Thư viện Trường đại học
Thương mại.

20


- Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng phát triển vốn tài liệu tại Thư
viện Trường đại học Thương mại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế: Thu thập thông tin về quá trình công tác phát
triển vốn tài liệu tại Thư viện.
- Trao đổi trực tiếp với cán bộ thư viện: Tìm hiểu cách thức thực
hiện các khâu công tác phát triển vốn tài liệu.
5. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bài báo cáo
chia làm 3 chương:
- Chương 1: Vốn tài liệu với hoạt động của Trung tâm Thông tin –
Thư viện Trường đại học Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư
viện Trường đại học Thương mại.
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển vốn tài liệu tại Trường đại
học Thương mại.

21


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN TÀI LIỆU


1.1. Vốn tài liệu
1.1.1. Khái niệm vốn tài liệu
1.1.1.1. Tài liệu
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm
hiểu một vấn đề gì đó”.
Từ điển Robert (Pháp) lại giải thích: “Tài liệu là tất cả những gì
được viết ra để làm chứng cứ hoặc cung cấp thông tin”.
Hai định nghĩa trên đã giải thích đúng bản chất của tài liệu trong
quá khứ. Nhưng mấy thập kỷ gần đây, nhân loại đã tiếp nhận nhiều
loại hình tài liệu mới mà không dùng văn tự để ghi nhận thông tin.
Những định nghĩ trên không còn thích hợp, không bao hàm được
khái niệm tài liệu trong thờ đại thông tin. Cần có định nghĩa mới.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhà thư viện học người Nga là
Xtaliarop có đưa ra định nghĩa mới về tài liệu: “Tài liệu là bất kỳ
thông tin nào (được hình thành bởi bộ óc con người) được ghi trên
những vật thể với mục đính sử dụng, lưu truyền và bảo quản những
thông tin đó”.
Năm 2000, trong “Pháp lẹnh thư viện Việt Nam” có định nghĩa về
tài liệu ở mục 2 của Điều 2: “Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi
nhận những thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm
mục đích bảo quản và sử dụng.
Hai định nghĩa mới về tài liệu tuy diễn đạt khác nhau nhưng nội
dung không khác nhau và có thể bao hàm được khái niệm về tài liệu;
có thể đúng với quá khứ, hiện tại và tương lai.[1, tr.5]
1.1.1.2. Vốn tài liệu
Trong “Từ điển thuật ngữ thư viện” của Liên Xô đã giải thích:

22



“Vốn tài liệu là bộ sưu tập các xuất bản phẩm và các
vật mang tin, được hình thành phù hợp với chức năng
của thư viện, được dử dụng có tính xã hội, được giới
thiệu về nhiều phương diện với sự giúp đỡ của hệ
thống mục lục”.
Trong “Pháp lệnh thư viện Việt Nam” ban hành năm 2000
cũng đưa ra định nghĩa về vốn tài liệu (Mục 3, điều 2):
“Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu
tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định,
được xử lý theo nguyên tắc, quy trình khoa học của
nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt
hiệu quả cao và được bảo quản”.
Như vậy, vốn tài liệu chỉ là một bộ phận cấu thành thư viện;
nhưng đó là bộ phận quan trong, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của thư viện.[1, tr.42]
1.1.2. Đặc trưng của vốn tài liệu
- Phản ánh những thành tựu trí tuệ của nhân loại
Tài liệu trong thư viện ghi lại tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết mà
con người đã tích lũy được trong tiến trình lịch sử. Những tri thức,
kinh nghiệm, hiểu biết ấy chính là thông tin được chắt lọc, những
thành quả lao động trí tuệ của cả loài người trên các lĩnh vực khác
nhau. Việc khai thác thông tin có giá trị trong vốn tài liệu thư viện
giúp người đọc có khả năng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn,
phục vụ nghiên cứu khoa học,.... Trong thư viện các trường đại học,
vốn tài liệu phản ánh các thành tựu về các lĩnh vực khoa học tự
nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn mà các thế hệ các
nhà khoa học đi trước đã đúc kết sáng tạo nên.
- Là bộ sưu tập với một khối lượng tài liệu nhất định
Ở Việt Nam, Thư viện Quốc gia có 1,2 triệu đơn vị tài liệu, các

thư viện tỉnh – thành phố có tới hàng trăm ngàn, các thư viện quận,
23


huyện có tới hàng chục ngàn. Những con số này không ngừng tăng
trưởng hàng năm.
Với đặc tính này, Vốn tài liệu chứa đựng một nội dung thông tin
lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng. Tuy nhiên,
vốn tài liệu lớn cũng đặt ra cho thư viện nhiệm vụ tổ chức cũng như
bảo quản để có thể sử dụng thuận lợi và lâu dài.
- Là bộ sưu tập tài liệu có cơ cấu hợp lý
Mặc dù được nhập vào thư viện trong những thời điểm khác
nhau, nhưng mọi tài liệu trong thư viện đều phản ánh mối liên hệ
cũng như sự phát triển của các lĩnh vực tri thức như khoa học tự
nhiên và công nghệ, khoa học xã hội nhân văn. Tùy thuộc vào từng
loại hình thư viện và nhu cầu tin của người đọc mà vốn tài liệu sẽ
hình thành mối tương quan hợp lý về nội dung, ngôn ngữ, loại hình
tài liệu.
- Tập trung những thông tin được tinh lọc qua thời gian
Qua thực tiễn phát triển vốn tài liệu đã cho thấy những thông tin
được tập trung từ hai hướng:
 Thứ nhất: Đó là sự lựa chọn, thu thập những tài liệu có giá trị,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện, cũng như hướng
phát triển của khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội. Việc lựa
chọn giúp cho vốn tài liệu có khối lượng tối thiểu về phương
diện vật lý, nhưng lại lưu giữ được một lượng thông tin cần
thiết tối ưu.
 Thứ hai: Với thời gian, kết cấu vốn tài liệu hình thành hai bộ
phận:
Bộ phận hạt nhân: Gồm khối lượng tối thiểu những tài liệu

cần thiết phù hợp với chức năng, đặc điểm của thư viện. Ở đây
tập trung những tài liệu quan trọng, thường xuyên có nhu cầu
sử dụng, bao gồm: các tác phẩm kinh điển về khoa học – kỹ

24


thuật, văn học – nghệ thuật, sách tra cứu... Đay là bộ phận cốt
lõi, tương đối ổn định trong thành phần vốn tài liệu.
Vùng môi trường: Gồm những tài liệu có ý nghĩa nhưng
chỉ sử dụng trong những khoảng thời gian nhất định. Đối với
những tài liệu qua thời gian vẫn giữ được nhu cầu sẽ được
tăng cường cho bộ phận hạt nhân. Những tài liệu bị lỗi thời,
không đúng diện sẽ định kỳ giải phóng khỏi thư viện. Vùng
môi trường luôn ở trạng thái động, không được ổn định như
bộ phận hạt nhân.
- Phản ánh chức năng của xã hội và diện bổ sung của thư viện
Đây là hai yếu tố xác định việc lựa chọn tài lieju, các đề tài, lọai
hình tài liệu cũng như mức độ tăng cường tài liệu; là cơ sở cho sự
hình hành vốn tài liệu của thư viện.
Chức năng xã hội của thư viện là đóng góp nâng cao nhận thức,
trình độ cho các thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực khoa học, sản xuất, văn hóa, nghệ
thuật,… Đây là chức năng chung đối với tất cả các thư viện, tuy
nhiên đối với từng loại hình thư viện, sự thể hiện có khác nhau.
Diện bổ sung của thư viện được xác định bởi chức năng xã hội,
trong đó phản ánh đề tài, cơ cấu của nhu cầu cũng như đặc điểm kinh
tế - xã hội của khu vực mà thư viện phải đảm nhiệm. Để phù hợp với
chức năng, diện bổ sung của thư viện, vốn tài liệu của từng thư viện
cụ thể được hình thành gồm hai bộ phận: Phần chung bao gồm tài

liệu có trong tất cả các thư viện cùng một loại hình; phần riêng bao
gồm tài liệu gắn với từng địa phương, từng lĩnh vực. Với cơ cấu như
vậy vốn tài liệu giúp thư viện hoàn thành chức năng cũng như diện
phục vụ của mình. Tuy nhiên, chức năng diện bổ sung của thư viện
cũng có thể thay đổi theo thời gian và khi đó vốn tài liệu cũng có
những thay đổi mới về cơ cấu đáp ứng nhu cầu.
- Vốn tài liệu luôn ở trạng thái động
25


×