Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện điện tử viễn thông Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRIỆU ĐÌNH PHƯƠNG

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LĨNH VỰC ĐIỆN - ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRIỆU ĐÌNH PHƯƠNG

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LĨNH VỰC ĐIỆN - ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Trần Nhuận Kiên
2. PGS. TS Chu Đức Dũng



HÀ NỘI-năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là Luận án tốt nghiệp của bản thân tác giả. Các kết
quả trong Luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả

Triệu Đình Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 7
Các nghiên cứu quốc tế về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng ............................... 7

Các nghiên cứu về tích hợp quản trị chất lượng và quản trị chuỗi cung
ứng.................................................................................................................. 7
Các nghiên cứu về khái niệm, nội hàm và tác động của quản trị chất
lượng chuỗi cung ứng ..................................................................................... 9
Các nghiên cứu về thành phần của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng 11
Các hướng nghiên cứu khác liên quan đến quản trị chất lượng chuỗi cung

ứng................................................................................................................ 18
Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chủ đề quản trị chất lượng chuỗi cung
ứng ................................................................................................................................. 20
Tổng kết đánh giá và khoảng trống nghiên cứu....................................................... 23
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 25

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 27
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG ..... 27
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ........................................................... 27

Chuỗi cung ứng và các hoạt động của chuỗi cung ứng.......................... 27
Các thành viên của chuỗi cung ứng ...................................................... 29
Các thực hành quản trị chuỗi cung ứng ................................................. 30
Chất lượng và quản trị chất lượng ........................................................................... 36

Khái niệm về chất lượng....................................................................... 36
Quản trị chất lượng và tiến trình phát triển của quản trị chất lượng....... 37
Các thực hành quản trị chất lượng ........................................................ 39
Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng ........................................................................ 47

Các quan điểm về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng.......................... 47
Vai trò của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng .................................... 50
Các cấu phần và thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng ............ 52
Kết quả hoạt động và hệ thống quản trị, đo lường kết quả hoạt động...................... 55

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 58
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 58
Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu hoạt động quản trị chất lượng chuỗi

cung ứng ........................................................................................................................ 58

Khung phân tích ................................................................................... 58
Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 61
Phương pháp và quy trình nghiên cứu..................................................................... 64

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 64
Các bước triển khai thực hiện nghiên cứu ............................................. 65
Thiết kế bảng hỏi (Mục hỏi và tham chiếu).............................................................. 68


Thang đo Quản trị chất lượng nội bộ .................................................... 68
Thang đo Quản trị chất lượng dòng ngược............................................ 75
Thang đo Quản trị chất lượng dòng xuôi .............................................. 79
Thang đo Kết quả hoạt động ................................................................. 83
Cách thức chọn mẫu và thu thập dữ liệu ................................................................. 84
Kỹ thuật phân tích dữ liệu ........................................................................................ 87

Kỹ thuật kiểm định công cụ đo lường ................................................... 87
Kỹ thuật kiểm định giả thuyết............................................................... 88
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 90
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 91
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý............................................................. 91
Tổng quan về ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam ................ 91

Đặc điểm ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông ..................... 91
Chuỗi cung ứng ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông ........... 92
Cấu trúc của ngành và vị trí của Việt Nam trong mạng sản xuất toàn cầu
...................................................................................................................... 94
Hiện trạng ngành sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam ... 97

Kết quả khảo sát hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp
sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam ...................................................... 102

Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 102
Kết quả kiểm định thang đo ................................................................ 104
Kết quả đánh giá mức độ triển khai các thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp tham gia khảo sát............................... 107
Hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam
..................................................................................................................................... 117

Tổng quan chung về Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam ....................... 117
Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam ........................ 118
Hệ thống quản trị chất lượng chuỗi cung ứng của K.I.P Việt Nam...... 119
Kết quả kiểm định khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu ........................ 125

Kết quả kiểm định khung phân tích .................................................... 125
Kết quả Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu..................................... 134
Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý ................................................................ 135

Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 139
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 142
DANH MỤC ...................................................................................................... 153
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................... 153
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát về hoạt động thực hành quản trị chất lượng chuỗi
cung ứng ............................................................................................................ 154
PHỤ LỤC 2: Danh mục chi tiết hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam (Nhóm ngành
C26, C27) ........................................................................................................... 162
PHỤ LỤC 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo.... 163
PHỤ LỤC 4: Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam ............. 169



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

B2B

: Business to Business

Mô hình kinh doanh doanh nghiệp
tới doanh nghiệp

B2C

: Business to Consumer

Mô hình kinh doanh doanh nghiệp
tới khách hàng

DEA

: Data Envelopment. Analysis

Phân tích đường bao dữ liệu


DQM

:

EDI

: Electronic Data Interchange

ERP

: Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

FDI

: Foreign Direct Investment

IQM

: Internal Quality Management Quản trị chất lượng nội bộ

ISO

:

IT

: Information Technology

NCC


Downstream Quality
Management

Quản trị chất lượng dòng xuôi
Trao đổi dữ liệu điện tử
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

International
Organization
Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
for Standardization
Công nghệ thông tin

Supplier

Nhà cung cấp

QC

: Quality Control

Kiểm soát chất lượng

QM

: Quality Management

Quản trị chất lượng

SCM


: Supply Chain Management

Quản trị chuỗi cung ứng

SCQM

:

SPC

Supply Chain Quality
Management

Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng

Statistical Process Control

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê

TQC

: Total Quality Control

UQM

:

Kiểm soát chất lượng toàn công ty


Upstream Quality
Management

Quản trị chất lượng dòng ngược

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tổng quan nghiên cứu về SCQ ................................................................ 13
Bảng 2: Thành phần của quản trị chất lượng nội bộ .............................................. 53
Bảng 3: Thang đo Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cao nhất .................................................. 69
Bảng 4: Thang đo Lập kế hoạch chiến lược về chất lượng .................................... 70
Bảng 5: Thang đo Quản trị quá trình ..................................................................... 70
Bảng 6: Thang đo Dữ liệu và báo cáo chất lượng .................................................. 71
Bảng 7: Thang đo Thông tin phản hồi ................................................................... 71
Bảng 8: Thang đo Thiết kế chất lượng .................................................................. 72
Bảng 9: Thang đo Giải quyết vấn đề ..................................................................... 73
Bảng 10: Thang đo Cải tiến liên tục ...................................................................... 73
Bảng 11: Thang đo Đào tạo chất lượng ................................................................. 74
Bảng 12: Thang đo Phần thưởng ........................................................................... 75
Bảng 13: Thang đo Quản trị chất lượng nhà cung cấp ........................................... 76
Bảng 14: Thang đo Liên kết công nghệ với nhà cung cấp ..................................... 76
Bảng 15: Thang đo Chia sẻ thông tin với nhà cung cấp ......................................... 77
Bảng 16: Thang đo Sự tham gia của nhà cung cấp trong thiết kế sản phẩm ........... 78
Bảng 17: Thang đo Sự tham gia của nhà cung cấp trong cải tiến chất lượng ......... 78
Bảng 18: Thang đo Quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp.......................... 79
Bảng 19: Thang đo Quản trị quan hệ khách hàng .................................................. 80
Bảng 20: Thang đo Liên kết công nghệ với khách hàng ........................................ 80

Bảng 21: Thang đo Chia sẻ thông tin với nhà cung cấp ......................................... 81
Bảng 22: Thang đo Sự tham gia của khách hàng trong thiết kế sản phẩm .............. 82
Bảng 23: Thang đo Sự tham gia của khách hàng trong cải tiến chất lượng ............ 82
Bảng 24: Thang đo Hiệu suất chất lượng .............................................................. 83
Bảng 25: Thang đo Chi phí ................................................................................... 84
Bảng 26: Thang đo Thời gian giao hàng ............................................................... 84
Bảng 27: Phương án chọn mẫu ............................................................................. 86
Bảng 28: Số lượng các doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn
thông phân theo loại hình doanh nghiệp ................................................................ 98
Bảng 29: Quy mô lao động tại một số doanh nghiệp FDI hàng đầu trong ngành ... 99
Bảng 30: Thống kê quy mô lao động của các đơn vị trong mẫu khảo sát ............. 103
Bảng 31: Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng nội bộ ....................... 104
Bảng 32: Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng dòng ngược.............. 105
Bảng 33: Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng dòng xuôi ................. 106
Bảng 34: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả hoạt động ............. 107
Bảng 35: Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng nội bộ ........ 108
Bảng 36: Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng dòng ngược 111
ii


Bảng 37: Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng dòng xuôi .. 114
Bảng 38: Kết quả đánh giá hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng .......... 115
Bảng 39: Tiêu chí đánh giá năng lực nhà cung cấp .............................................. 120
Bảng 40: Thống kê các vụ khiếu nại, ý kiến khách hàng tại K.I.P Việt Nam ....... 124
Bảng 41: Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động quản trị
chất lượng nội bộ và kết quả hoạt động ............................................................... 128
Bảng 42: Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động quản trị
chất lượng dòng ngược và kết quả hoạt động ...................................................... 129
Bảng 43: Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động quản trị
chất lượng dòng xuôi và kết quả hoạt động ......................................................... 130

Bảng 44: Kết quả phân tích hồi quy đơn ............................................................. 132
Bảng 45: Kết quả phân tích hồi quy bội .............................................................. 132
Bảng 46: Kết quả phân tích mối quan hệ cấp bậc giữa các hoạt động thực hành quản
trị chất lượng chuỗi cung ứng ............................................................................. 134
Bảng 47: Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................... 135

Bảng 1.1.
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.

Tổng quan nghiên cứu về SCQM
Thành phần của quản trị chất lượng nội bộ
Thang đo Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cao nhất

Thang đo Lập kế hoạch chiến lược về chất lượng
Thang đo Quản trị quá trình
Thang đo Dữ liệu và báo cáo chất lượng
Thang đo Thông tin phản hồi
Thang đo Thiết kế chất lượng
Thang đo Giải quyết vấn đề
Thang đo Cải tiến liên tục
Thang đo Đào tạo chất lượng
Thang đo Phần thưởng
Thang đo Quản trị chất lượng nhà cung cấp
Thang đo Liên kết công nghệ với nhà cung cấp
Thang đo Chia sẻ thông tin với nhà cung cấp
Thang đo Sự tham gia của nhà cung cấp trong thiết kế sản
phẩm
Thang đo Sự tham gia của nhà cung cấp trong cải tiến chất
lượng
Thang đo Quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp
Thang đo Quản trị quan hệ khách hàng
Thang đo Liên kết công nghệ với khách hàng
iii

Trang
13
62
78
79
79
80
80
81

82
82
83
83
84
84
85
86
86
87
88
88


Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.

Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20

Thang đo Chia sẻ thông tin với nhà cung cấp
Thang đo Sự tham gia của khách hàng trong thiết kế sản phẩm
Thang đo Sự tham gia của khách hàng trong cải tiến chất
lượng
Thang đo Hiệu suất chất lượng
Thang đo Chi phí
Thang đo Thời gian giao hàng
Phương án chọn mẫu
Số lượng các doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện – điện
tử – viễn thông phân theo loại hình doanh nghiệp
Quy mô lao động tại một số doanh nghiệp FDI hàng đầu trong
ngành
Thống kê quy mô lao động của các đơn vị trong mẫu khảo sát
Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng nội bộ
Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng dòng ngược
Kết quả kiểm định thang đo Quản trị chất lượng dòng xuôi
Kết quả kiểm định thang đo Kết quả hoạt động
Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng nội

bộ
Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng
dòng ngược
Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng
dòng xuôi
Kết quả đánh giá hoạt động thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng
Tiêu chí đánh giá năng lực nhà cung cấp
Thống kê các vụ khiếu nại, ý kiến khách hàng tại K.I.P Việt
Nam
Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động
quản trị chất lượng nội bộ và kết quả hoạt động
Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động
quản trị chất lượng dòng ngược và kết quả hoạt động
Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động
quản trị chất lượng dòng xuôi và kết quả hoạt động
Kết quả phân tích hồi quy đơn
Kết quả phân tích hồi quy bội
Kết quả phân tích mối quan hệ cấp bậc giữa các hoạt động
thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
iv

89
89
90
91
91
91
93

106
107
111
112
113
114
115
116
119
121
123
128
132
135
137
138
140
140
142
143


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1: Chuỗi cung ứng cơ bản ............................................................................ 29
Hình 2: Các dòng lưu chuyển trong chuỗi cung ứng.............................................. 32
Hình 3: Khung phân tích đề xuất........................................................................... 60
Hình 4: Các bước trong quá trình triển khai nghiên cứu ........................................ 67
Hình 5: Chuỗi cung ứng ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông ......... 92
Hình 6: Kim ngạch xuất khẩu Top 10 mặt hàng năm 2016, 2017 .......................... 97
Hình 7: Phân bố doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông

theo vùng kinh tế .................................................................................................. 99
Hình 8: Tỷ trọng mẫu nghiên cứu phân theo loại hình doanh nghiệp ................... 102
Hình 9: Tỷ trọng mẫu nghiên cứu phân theo lĩnh vực hoạt động ......................... 103

Trang
Hình 2.1.

Chuỗi cung ứng cơ bản

38

Hình 2.2.

Các dòng lưu chuyển trong chuỗi cung ứng

41

Hình 3.1.

Khung phân tích đề xuất

69

Hình 3.2.

Các bước trong quá trình triển khai nghiên cứu

76

Hình 4.1.

Hình 4.2.
Hình 4.3.

Chuỗi cung ứng ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn
thông
Kim ngạch xuất khẩu Top 10 mặt hàng năm 2016, 2017

100
105

Phân bố doanh nghiệp ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử
- viễn thông theo vùng kinh tế

107

Hình 4.4.

Tỷ trọng mẫu nghiên cứu phân theo loại hình doanh nghiệp

110

Hình 4.5.

Tỷ trọng mẫu nghiên cứu phân theo lĩnh vực hoạt động

111

v



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
‘‘Chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp“ là một tuyên bố thường thấy
trong Chính sách chất lượng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất chế tạo, điều này cho thấy đóng góp to lớn của chất lượng vào sự thành công của
tổ chức, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt như hiện nay. Từ góc độ chiến lược, chất lượng là cội nguồn của khác biệt
hóa, nâng cao chất lượng là một trong các trụ cột giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị chất lượng đã trở thành một trong những
chủ đề nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản
trị trong nước và quốc tế nhằm phân tích và tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như cách thức triển khai, áp dụng quản trị
chất lượng trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một thách thức các doanh nghiệp và nhà quản trị chất lượng
đang phải đối mặt đó là cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
sang cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng, do đó quản trị chất lượng hiện nay không
chỉ dừng ở cấp độ quản trị nội bộ mà còn phải quan tâm đến các hoạt động thực hành
bên ngoài, vượt qua ranh giới của các tổ chức, tích hợp doanh nghiệp với khách hàng
và nhà cung cấp. Các doanh nghiệp sản xuất chế tạo hiện nay đang phải dành trung
bình 50 -80% chi phí sản xuất cho việc mua nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng, chi tiết
từ rất nhiều nhà cung ứng trên thế giới. Tối ưu hóa chi phí sản xuất đòi hỏi doanh
nghiệp sản xuất không chỉ lựa chọn đúng các nhà cung ứng mà còn phải quản trị chất
lượng toàn bộ chuỗi cung ứng để giảm thiểu các rủi ro và vấn đề chất lượng sản
phẩm/dịch vụ. Năng lực quản trị chất lượng chuỗi cung ứng yếu kém sẽ dẫn đến các
sự cố chất lượng sản phẩm, chậm giao hàng, suy giảm độ tin cậy và sự hài lòng của
khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh ngành sản xuất chế tạo, khoảng 50% các nguyên
nhân của việc triệu hồi sản phẩm (product recall) có nguồn gốc là do các nhà cung
ứng vật liệu (part supply) và nhà sản xuất theo hợp đồng (contract manufacturing).
1



Các sự cố về triệu hồi sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo của các Tập đoàn
hàng đầu thế giới như: Toyota (2010) và Samsung (2016) đã cho thấy vai trò quan
trọng của quản trị chất lượng và rủi ro chuỗi cung ứng.
Ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông là một trong những ngành
có những bước phát triển mạnh, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam từ
năm 2010 đến nay, đưa “Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12
thế giới, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á”. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản
xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông tăng bình quân 19,16%/năm giai đoạn 20122016, từ năm 2015 trở lại đây các sản phẩm của ngành (điện thoại và linh kiện các
loại) đã vượt qua hàng dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam. Tuy có được những thành tích đáng mừng như trên nhưng có một thực
tế là ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông Việt Nam hiện nay nếu bỏ
phần đóng góp từ các doanh nghiệp FDI thì phần đóng góp còn lại của các doanh
nghiệp nội địa là rất hạn chế. Theo Niên giám thống kê Hải quan 2017, số liệu xuất
nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2017 cho thấy, doanh nghiệp FDI đóng góp
tới trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung; 99,7% kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng điện thoại các loại và linh kiện; 96,4% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 99,3% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy ảnh,
máy quay phim và linh kiện. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp sản xuất
nội địa không đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn về sản phẩm như chất lượng,
chi phí, thời gian giao hàng. Kết quả là không hấp thụ được sự lan tỏa công nghệ từ
các doanh nghiệp FDI, không đủ năng lực tham gia các chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu.
Nghiên cứu mô hình quản trị chất lượng chuỗi cung ứng làm nền tảng để phát
triển năng lực cho các doanh nghiệp nội địa ngành sản xuất thiết bị điện – điện tử viễn thông, giải quyết đồng thời ba bài toán: chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng,
tăng cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu là điều cấp thiết.
Từ các lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản trị chất lượng chuỗi cung
ứng tại các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực điện – điện tử - viễn thông Việt Nam” là
đề tài luận án của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu của đề tài là đo lường, đánh giá hiện trạng hoạt động thực hành quản
trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn
thông Việt Nam; kiểm chứng mối quan hệ giữa các thực hành này (best practices) và
kết quả hoạt động.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề lý luận có liên quan về quản trị chất
lượng chuỗi cung ứng.
- Xây dựng khung phân tích, thang đo, bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị chất
lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo theo cách tiếp cận phù
hợp với thông lệ quốc tế và bối cảnh ở Việt Nam.
- Ứng dụng khung phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động quản trị chất lượng chuỗi
cung ứng tại một số doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam.
- Kiểm chứng mối quan hệ giữa các thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
và kết quả hoạt động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
• Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản
xuất thiết bị điện - điện tử - viễn thông Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
Hoạt động thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung ứng được xem xét, đánh giá dựa
trên cách tiếp cận hệ thống gồm các hoạt động nội bộ bên trong doanh nghiệp và các
hoạt động bên ngoài doanh nghiệp, tương tác với các đối tác chuỗi cung ứng
- Phạm vi về không gian:
Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông Việt Nam được nghiên

cứu trong Luận án là các các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện điện, điện tử,
3


sản xuất và lắp ráp thiết bị điện gia dụng, máy tính, thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị
thông tin liên lạc và kết nối mạng (như điện thoại di động) có nhà máy sản xuất đặt
tại Việt Nam (thuộc mã C26, C27 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam)
- Phạm vi về thời gian:
Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong Luận án được trích dẫn, tính toán từ:
+ Các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và
trên thế giới từ năm 2000 trở lại đây
+ Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2015-2017
+ Dữ liệu khảo sát thu được từ 100 doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện - điện tử - viễn
thông Việt Nam do tác giả phối hợp cùng Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê (
Tổng cục Thống kê) thực hiện trong thời gian từ tháng 09/2017 - 03/2018.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong Luận án này, để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo, các
bài báo được công bố trong và ngoài nước, đặc biệt các bài báo thuộc danh mục ISI,
Scopus được công bố từ năm 2000 trở lại đây về chủ đề quản trị chất lượng, quản trị
chuỗi cung ứng, quản trị chất lượng chuỗi cung ứng, kết quả hoạt động, kết quả hoạt
động của chuỗi cung ứng nhằm xác định các kết quả nghiên cứu đã đạt được, tồn tại,
hạn chế, khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, dự thảo khung phân tích và
các giả thuyết nghiên cứu, thang đo các biến số trong mô hình.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: tham vấn (thảo luận nhóm và phỏng vấn) các
chuyên gia về quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng và các nhà quản trị tồn
trữ, mua sắm, quan hệ khách hàng, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng nhằm xác
nhận mối quan hệ tương quan giữa các khái niệm tiềm ẩn được đề xuất trong khung
phân tích, sự rõ ràng, mạch lạc của Phiếu khảo sát. Kết quả thu được dùng để điều

chỉnh, bổ sung khung phân tích, Phiếu khảo sát ban đầu.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu phục vụ kiểm chứng Khung
phân tích và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất thông qua khảo sát bằng Bảng hỏi các
4


nhà quản trị mua hàng, tồn kho, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị quan
hệ khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện/điện tử/viễn thông.
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống: phân tích chuỗi cung ứng và các hoạt động
quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam nhằm đánh
giá thực trạng chất lượng chuỗi cung ứng và kết quả hoạt động của K.I.P Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
• Đóng góp về mặt lý thuyết
- Tổng hợp, hệ thống hóa đầy đủ các lý thuyết và mô hình quản trị chất lượng chuỗi
cung ứng được đề xuất, phát triển, kiểm chứng trong các nghiên cứu được đăng tải
trên các tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI, Scopus từ năm 2000 trở lại đây.
- Xây dựng và kiểm chứng khung phân tích, đo lường/đánh giá hoạt động quản trị
chất lượng chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất chế tạo ở các nước đang
phát triển, trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện – điện tử viễn thông Việt Nam gồm 3 thành phần chính: quản trị chất lượng nội bộ, quản trị
chất lượng dòng ngược, quản trị chất lượng dòng xuôi
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng tới kết quả hoạt động xét trên 3 khía cạnh chất lượng, chi phí, thời
gian giao hàng
• Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đánh giá khá đầy đủ, toàn diện thực trạng hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung
ứng tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện – điện tử - viễn thông Việt Nam
- Đưa ra được một số các gợi ý cải thiện hiệu quả công tác quản trị chất lượng chuỗi
cung ứng và kết quả hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện - điện tử viễn thông Việt Nam
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
• Ý nghĩa lý luận

- Làm giàu thêm hệ thống các nghiên cứu về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng thông
qua đánh giá tác động của các hoạt động thực hành quản trị chất lượng chuỗi cung
5


ứng và kết quả hoạt động của tổ chức.
- Làm rõ hơn định nghĩa quản trị chất lượng chuỗi cung ứng, các thành phần của nó
cũng như tầm quan trọng tương đối của các hoạt động thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng tới kết quả hoạt động của tổ chức trong hoàn cảnh một quốc gia đang
phát triển như Việt Nam.


Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp bằng chứng, hướng dẫn về cách thức quản trị chất lượng tốt, hiệu quả từ
quan điểm chuỗi cung ứng. Theo đó, nếu các nhà quản trị kết hợp đồng thời quản trị
chất lượng nội bộ và tích hợp đối tác bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp), phát triển
các mối quan hệ nội bộ và liên tổ chức hiệu quả sẽ đạt được hiệu suất chất lượng sản
phẩm, kết quả hoạt động cao hơn.
- Gợi ý các thực hành tốt, cụ thể giúp quản trị hiệu quả chất lượng chuỗi cung ứng
như: xây dựng hệ thống thông tin kết nối điện tử, sử dụng công nghệ thông tin để giao
dịch với khách hàng, nhà cung cấp; mở rộng phạm vi chia sẻ thông tin với nhà cung
cấp, khách hàng; tạo điều kiện cho khách hàng, nhà cung cấp tham gia ngay từ đầu
trong các nỗ lực thiết kế sản phẩm, cải tiến chất lượng…
- Cung cấp gợi ý cách thức phát triển hệ thống quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
bắt đầu bằng việc nâng cao năng lực chất lượng cốt lõi của tổ chức thông qua cải
thiện hoạt động thực hành quản trị chất lượng nội bộ. Sau đó, chuyển sang tích hợp
chất lượng nhà cung cấp. Cuối cùng, thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng
trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng khách hàng.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm có 04 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và hàm ý

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu quốc tế về quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
Các nghiên cứu về tích hợp quản trị chất lượng và quản trị chuỗi cung ứng
Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) hình thành từ trong thập niên 1980
và ban đầu liên quan đến các hoạt động quản trị mua hàng, quản trị tồn trữ, vận chuyển
trong chuỗi cung ứng. Khái niệm này sau đó đã được mở rộng bao gồm việc quản lý
tất cả các chức năng trong một chuỗi cung ứng. Theo Chopra và Meindl [39], “Quản
trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng chảy giữa các quá trình trong
chuỗi cung ứng để tối đa hóa tổng lợi nhuận”. Định nghĩa này cho thấy rằng SCM
liên quan đến việc quản trị của các dòng chảy sản phẩm, thông tin và tài chính theo
cả 2 chiều: xuôi chiều (hướng tới khách hàng) và ngược chiều (hướng tới nhà cung
ứng) trong chuỗi cung ứng. SCM cũng đòi hỏi phải đưa ra quyết định về lựa chọn địa
điểm đặt cơ sở sản xuất, lựa chọn sản phẩm và công suất sản xuất, làm thế nào để sản
xuất, và cuối cùng, làm thế nào để phân phối các sản phẩm tới khách hàng và các dịch
vụ có liên quan trước, trong và sau bán hàng [93]
Giai đoạn trước 2000, các lĩnh vực nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng liên
quan đến chủ đề hiệu suất và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng; tích hợp
chuỗi cung ứng, thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng v.v…. nhằm mục tiêu tạo ra các
lợi thế tiềm năng cho doanh nghiệp như giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách

hàng, doanh thu, lợi nhuận, tính cạnh tranh, tinh giản các hoạt động.
Đến giữa thập kỷ 2000, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng tập trung làm rõ cơ
sở lý luận và một số nguyên tắc vận hành chuỗi cung ứng, quan hệ giữa quản trị chuỗi
cung ứng và kết quả hoạt động như: các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển
chuỗi cung ứng, mô hình, phương pháp và khung đo lường hiệu suất và kết quả hoạt
động chuỗi cung ứng; sự chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các đối tác của chuỗi cung
ứng, nhận dạng các hoạt động thực hành tốt (best practices) tạo điều kiện cho việc
7


liên kết và tích hợp các quá trình chuỗi cung ứng, ứng dụng các hệ thống thông tin
quản trị và các công nghệ Internet mới nhất thúc đẩy hiệu quả, hiệu suất trong toàn
bộ chuỗi cung ứng.
Quản trị chất lượng (QM) được Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) định
nghĩa là “…tất cả những hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm xác định
chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện
pháp khác như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và
cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng” [14].
Những năm 1980, sau sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hoa
Kỳ với các sản phẩm có chất lượng vượt trội, các học giả, doanh nghiệp Hoa Kỳ
nghiên cứu cách thức kiểm soát, quản trị chất lượng của Nhật Bản và ứng dụng các
phương pháp này vào thực tiễn hoạt động, thu được các thành tựu đáng kể. Kể từ đó,
thuật ngữ Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) được sử dụng như một cụm từ đại
diện cho các chiến lược, chương trình và kỹ thuật tập trung vào cải tiến chất lượng
dựa trên các nguyên tắc, kỹ thuật, công cụ được phát triển bởi các doanh nghiệp Nhật
Bản như: chất lượng định hướng bởi khách hàng, chất lượng được tạo nên bởi sự
tham gia của tất cả mọi người, chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng
đào tạo, Kaizen, 5S, TPM,…Trong Tiêu chuẩn ISO 8402:1998, TQM được định
nghĩa: “…là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia
của tất cà các thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thoả mãn khách

hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội” [14].
Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị chất lượng đã phát triển trong suốt 20
năm qua và đã giúp bổ sung các kiến thức về lý luận và thực hành ứng dụng khoa học
quản trị chất lượng. Các nghiên cứu thực nghiệm đã định nghĩa và đánh giá các hoạt
động thực hành QM [43], [90], [92]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tích cực
giữa các hoạt động thực hành quản trị chất lượng và các khía cạnh khác nhau của kết
quả hoạt động của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, giao hàng đúng hạn, năng lực
sản xuất linh hoạt [89]. Đến trước những năm 2000, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng

8


nỗ lực quản trị chất lượng chủ yếu tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm tại các
quá trình sản xuất trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự không chắc chắn ngày càng gia tăng của môi trường kinh
doanh, chất lượng sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào toàn bộ dòng chảy liên tục trong
chuỗi cung ứng. Việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng chỉ có thể đạt được khi
toàn bộ chuỗi cam kết, tích hợp, phối hợp chặt chẽ để theo đuổi các mục tiêu, hoạt
động và sự đổi mới [94]. Các hoạt động thực hành quản trị chất lượng toàn diện truyền
thống cần phải được chuyển đến một cách tiếp cận khác về chuỗi cung ứng [85], mở
rộng hoạt động với các đối tác chuỗi cung ứng cả xuôi dòng và ngược dòng để thu
được toàn bộ lợi ích tiềm năng của cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng để làm
hài lòng khách hàng [85], [93]. Tích hợp hai khái niệm quản trị chất lượng và quản
trị chuỗi cung ứng được đề xuất bởi nhiều học giả [47], [85], [35], [93], dẫn tới sự ra
đời của khái niệm quản trị chất lượng chuỗi cung ứng (Supply Chain Quality
Management - SCQM), mang lại các tiềm năng để đối phó với những thách thức trong
tương lai của chuỗi cung ứng [45].
Các nghiên cứu về khái niệm, nội hàm và tác động của quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng
Quản trị chất lượng chuỗi cung ứng là khái niệm tích hợp hai lĩnh vực khoa

học quản trị – quản trị chất lượng và quản trị chuỗi cung ứng được đề xuất bởi nhiều
học giả từ những năm 2000. Đề xuất này được hình thành dựa trên kết quả nghiên
cứu lý luận và thực chứng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của các tập đoàn sản
xuất và dịch vụ đa quốc gia.
Giai đoạn đầu, SCQM được định nghĩa là “sự tham gia của tất cả các thành
viên kênh cung ứng, vượt qua ranh giới giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát
triển liên tục và đồng nhất của tất cả các quy trình, sản phẩm, dịch vụ và văn hoá làm
việc, tập trung vào việc tạo ra năng suất khác biệt, cạnh tranh thông qua việc quảng
bá sản phẩm và giải pháp dịch vụ mang lại giá trị và sự hài lòng của khách hàng” [35]
Sau đó, Kuei và Madu [66] đưa ra định nghĩa về SCQM với 3 phương trình cơ
bản là:
9


SC = mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng
Q = đáp ứng nhu cầu thị trường chính xác và đạt được sự hài lòng của khách hàng
nhanh chóng, có lợi nhuận; và
M = tạo điều kiện, khuyến khích các quá trình và hoạt động chất lượng, tăng sự tin
tưởng cho chất lượng chuỗi cung ứng
với định nghĩa này có thể nhận thấy Kuei ủng hộ quan điểm lòng tin trong mối quan
hệ giữa người mua và nhà cung cấp là điều kiện tiên quyết cho hiệu suất chất lượng
bền vững trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Gần đây, SCQM được xem xét như hiệu ứng cộng hưởng giữa quản trị chuỗi
cung ứng và quản trị chất lượng, trong đó QM trong doanh nghiệp là chìa khóa để cải
thiện kết quả hoạt động trên toàn chuỗi. Như vậy, nó mở rộng khía cạnh của QM và
SCM tới sự hợp tác giữa toàn bộ các thành viên, chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa QM
và SCM giúp nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng [45]. Phát triển cách tiếp cận
này, Robinson và Malhotra [85] đã xác định "quản trị chất lượng chuỗi cung ứng là
sự phối hợp chính thức và tích hợp các quá trình kinh doanh liên quan đến tất cả các
tổ chức đối tác trong kênh cung cấp để đo lường, phân tích và liên tục cải tiến sản

phẩm, dịch vụ và quá trình để tạo ra giá trị và đạt được sự hài lòng của khách hàng
trung gian và cuối cùng trên thị trường". Nhằm hướng tới kết quả hoạt động chuỗi
cung ứng hiệu quả hơn, Foster [47] định nghĩa "SCQM là một cách tiếp cận dựa trên
hệ thống để cải tiến hiệu suất sử dụng các cơ hội tạo ra bởi các liên kết xuôi dòng
(downstream) và ngược dòng (upstream) với các nhà cung cấp và khách hàng. Ông
cũng đã chỉ ra 7 chủ đề liên quan đến quản trị chất lượng chuỗi cung ứng bao gồm:
(1) Tập trung vào khách hàng, (2) Thực hành về chất lượng, (3) Quan hệ với nhà cung
cấp, (4) Lãnh đạo, (5) Thực hành quản trị nguồn nhân lực, (6) Kết quả kinh doanh,
và (7) An toàn. Đơn giản hơn.
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu xem xét SCQM như một khái niệm đa hướng
bao gồm quản trị chất lượng nội bộ (IQM) (quản trị quá trình, thiết kế sản phẩm/quy
trình, đào tạo chất lượng,…) và các hoạt động quản trị chất lượng ở cấp độ chuỗi
10


cung ứng (hợp tác với khách hàng và nhà cung cấp, đào tạo chất lượng ở cấp độ chuỗi
cung ứng, sự tham gia của các thành viên trong quá trình thiết kế sản phẩm) [55].
Có thể nhận thấy, tồn tại một loạt các định nghĩa khác nhau về SCQM được
đề xuất. Những định nghĩa này phản ánh sự khác biệt về lý thuyết, thực nghiệm và
quan trọng hơn là trọng tâm và phạm vi nghiên cứu của các học giả.
Các nghiên cứu về thành phần của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng
Để nghiên cứu cách thức SCQM tác động tới kết quả hoạt động, các học giả
đã phát triển khía cạnh của SCQM, hay còn gọi là các hoạt động thực hành SCQM.
Hoạt động thực hành SCQM được định nghĩa là tập hợp các hoạt động hàng ngày
được thực hiện bởi các tổ chức để đạt được các mục tiêu SCQM [83]. Các hoạt động
thực hành SCQM đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả nhằm phát triển các cấu trúc,
biểu thị đặc tính của SCQM, cũng như đánh giá tác động của từng thực hành này tới
kết quả hoạt động [95]. Kuei và cộng sự [66] đề xuất 11 cấu trúc để đo lường SCQM,
dựa trên thực hành quản trị chất lượng nội bộ và quan hệ của Công ty với khách hàng
và nhà cung cấp. Trong khi đó, Kaynak và Hartley [61] phát triển 8 thực hành SCQM

với tập trung vào nội bộ và quản trị chất lượng nhà cung cấp: sự lãnh đạo, đào tạo,
quan hệ nhân viên, tập trung khách hàng, báo cáo và dữ liệu chất lượng, quản trị chất
lượng nhà cung cấp, thiết kế sản phẩm/dịch vụ và quản trị quá trình. Rồi sau đó, Zeng
và cộng sự [103] đề xuất thực hành SCQM được chia thành 3 nhóm có tên là: quản
trị chất lượng nội bộ, quản trị chất lượng dòng ngược, quản trị chất lượng dòng xuôi.
Gần đây, các hoạt động thực hành SCQM liên quan tới chia sẻ thông tin và quản trị
tri thức giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng [55], [103], cũng như
ứng dụng hệ thống thông tin như công nghệ Internet mới nhất để nâng cao kết quả
chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng [85].
Tác động của SCQM tới kết quả hoạt động cũng được nghiên cứu rộng rãi bởi
nhiều học giả để có hiểu biết tốt hơn cách thức hoạt động thực hành SCQM tác động
tới kết quả chất lượng [93], [95], sự hài lòng khách hàng [103], kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp [55], [66], [83]. Kết quả thu được khá đa dạng do khác nhau về bối
cảnh, mẫu nghiên cứu cũng như không có một thang đo thống nhất và hoàn chỉnh các
11


hoạt động thực hành SCQM. Cụ thể như, Zeng và cộng sự [103] chỉ ra rằng không có
bằng chứng về tác động của quản trị chất lượng ngược dòng tới sự phù hợp về chất
lượng, trong khi đó Soares và cộng sự [95] chỉ ra rằng tập trung vào nhà cung cấp và
tích hợp nhà cung cấp có thể cải thiện kết quả chất lượng. Vanichchinchai và Igel
[102] chỉ ra rằng các hoạt động quản trị chất lượng có tác động trực tiếp và gián tiếp
(thông qua thực hành SCM) tới kết quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Lin và cộng sự [71] cung cấp bằng chứng cho thấy các hoạt động quản trị chất lượng
không có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu của Hong và
cộng sự [55] lại cho thấy hoạt động thực hành chất lượng nội bộ và các hoạt động
thực hành ở cấp độ chuỗi cung ứng có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thông qua
trung gian là chuyển giao tri thức. Một bản tổng hợp các nghiên cứu về cấu tạo/thành
phần SCQM và tác động của SCQM tới kết quả hoạt động được trình bày trong Bảng
1.1.


12


Bảng 1: Tổng quan nghiên cứu về SCQ
Nghiên cứu
Soares,
Soltani

Liao (2017)
[95]
Hong, Zhang
và Shi (2018)
[55]

Hoạt động thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng

Mẫu và dữ liệu

Phương pháp
nghiên cứu

Phát hiện chính

Phân tích nhân Hoạt động thực hành SCQM có tác động tích
Tích hợp chuỗi cung ứng, tập trung vào khách
325 công ty sản
tố, Hồi quy đa cực tới kết quả chất lượng, trong đó tập trung
hàng, tập trung vào nhà cung cấp, lãnh đạo

xuất tại Anh
vào khách hàng có tác động lớn nhất.
biến
chất lượng

- Hoạt động thực hành quản trị chất lượng nội
bộ: làm việc nhóm, phân quyền cho nhân viên,
kiểm soát quá trình, đào tạo chất lượng nội bộ,
thiết kế sản phẩm/dịch vụ nội bộ
- Hoạt động thực hành quản trị chất lượng ở
cấp độ chuỗi cung ứng: hợp tác với nhà cung
cấp, hợp tác với khách hàng, đào tạo chất
lượng chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm/dịch
vụ chuỗi cung ứng
Quang,
Quản tị nhà cung cấp, tập trung khách hàng,
Sampaio,
quá trình nội bộ, quản trị nhân sự, sự hỗ trợ
Fernandes, An của quản lý cấp cap, tích hợp chuỗi cung ứng,
và Vilhenac chia sẻ thông tin
(2016) [83]
Nosratpour và Sự lãnh đạo, tập trung khách hàng, đào tạo và
Hamid (2015) giáo dục, đối tác chiến lược với nhà cung cấp,
[81]
phân tích thông tin, thực hành tinh gọn nội bộ

157 công ty sản Phân tich SEM
xuất ở vùng đồng
bằng sông Trường
Giang, Trung Quốc


Hoạt động thực hành SCQM có tác động tích
cực tới kết quả hoạt động thông qua chuyển giao
tri thức.

Phân tích tổng Đề xuất khung phân tích chỉ ra tác động trực tiếp
hợp (tổng quan và gián tiếp của các hoạt động thực hành SCQM
nghiên cứu)
khác nhau và kết quả doanh nghiệp
280 CBQL của các Phân tích SEM Các hoạt động thực hành SCQM có tác động tích
nhà cung cấp của sử dụng phần cực tới kết quả hoạt động trừ đào tạo và giáo
Công
ty
Iran mềm PLS
dục và đối tác chiến lược với nhà cung cấp
Khodro

13


Hoạt động thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng

Mẫu và dữ liệu

Phương pháp
nghiên cứu

Phát hiện chính


-Upstream: đánh giá và quản lý chất lượng
nhà cung cấp
-Internal process: quản lý nguồn nhân lực,
thiết kế sản phẩm/dịch vụ, quản lý quá trình,
Hằng và cộng
hệ thống cải tiến liên tục
sự (2015) [7]
-Downstream: tập trung và khách hàng
- Hoạt động hỗ trợ: sự ủng hộ của quản lý cấp
cao, tích hợp chuỗi cung ứng, chất lượng
thông tin.

282 công ty thuiộc
các ngành nông
nghiệp, vận tải,
thủy sản, công
nghiệp chế biến,
khách sạn, nhà
hàng, KHCN… tại
Việt Nam

Phân
tích
Cronbach’s
Alpha, Phân tích
nhân tố khám
phá, Phân tích
nhân tố khẳng
định, Phân tích
tương quan


Các hoạt động thực hành SCQM có tác động tích
cực tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
xét trên các khía cạnh về sự hài lòng khách hàng,
hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động trừ chất
lượng thông tin

- Quản trị chất lượng nội bộ: Sự hỗ trợ của
lãnh đạo cấp cao, lập kế hoạch chiến lược,
Zeng, Phan và thông tin chất lượng, quản trị quá trình, quản
Matsui (2013) trị lực lượng lao động, quá trình thiết kế sản
[103]
phẩm
- Quản trị chất lượng ngược dòng
- Quản trị chất lượng xuôi dòng

Hoạt động thực hành chất lượng nội bộ có tác
động tích cực tới quản trị chất lượng ngược
dòng, xuôi dòng, chất lượng phù hợp và sự hài
238 nhà sản xuất
Phân tích SEM
lòng khách hàng. Tuy nhiên, không có tác động
thuộc lĩnh vực máy
sử dụng phần
giữa quản trị chất lượng ngược dòng và kết quả
móc, điện tử, vận tải
mềm AMOS
chất lượng,
ở 8 quốc gia
tác động giữa quản trị chất lượng xuôi dòng và

chất lượng phù hợp.

- Cấp độ doanh nghiệp: Sự hỗ trợ của lãnh đạo
cấp cao, hệ thống thông tin, sự tham gia của
nhân viên, cải tiến quá trình, Thiết kế sản
Mellat (2013)
phẩm/dịch vụ, Sự hài lòng khách hàng
[75]
- Cấp độ chuỗi cung ứng: Lòng tin, Sự quản
trị, Tích hợp thông tin, Tích hợp quá trình, học
tập hợp tác

Tổng
quan Xây dựng mô hình lý thuyết chỉ ra rằng ở cấp độ
nghiên
cứu, chuỗi cung ứng, thực hành quản trị chất lượng
Phân tích tổng cải thiện sự hài lòng và kết quả hoạt động chuỗi
hợp
cung ứng

Nghiên cứu

14


Nghiên cứu

Hoạt động thực hành quản trị chất lượng
chuỗi cung ứng


Công cụ chất lượng và chuỗi cung ứng (SCM,
Foster
Jr.,
CRM, giải quyết khiếu nại, phát triển nhà
Wallin

cung cấp, đánh giá nhà cung cấp, gói lợi ích
Ogden (2011)
khách hàng, tìm nguồn, ISO 9000,
[48]
SERVQUAL)

Mẫu và dữ liệu
102 chuyên gia là
thành viên của
APICS
và Viện quản lý
cung ứng (ISM)

Phương pháp
nghiên cứu

Phát hiện chính

Có sự khác nhau trong các khía cạnh của quản
Khảo sát trên
trị của nhà quản trị tác nghiệp và quản trị chuỗi
Web, phân tích
cung ứng trong SCQM. Sự tương đồng là đào
so sánh giá trị

tạo qua công việc, phân tích dữ liệu, SCM, quản
trung bình
trị dự án và khảo sát.

Đối tác chiến lược nhà cung cấp, quan hệ
khách hàng, mức độ chia sẻ thông tin, chất
lượng chia sẻ thông tin, sự trì hoãn, sự lãnh
Kushwaha và
đạo của quản lý cấp cao, quản lý chất lượng
Barman
nhà cung cấp, tập trung vào khách hàng, thiết
(2010) [67]
kế sản phẩm/dịch vụ, quản lý quá trình, đào
tạo nhân viên và quan hệ lao động, dữ liệu và
báo cáo chất lượng

Đề xuất khung phân tích giúp các nhà thực hành
Phân tích tổng
cải thiện kết quả hoạt động hoặc năng lực cạnh
hợp
tranh thông qua theo đuổi SCQM

Tổng quan các thực hành SCQM của các nhà
nghiên cứu trước đó: tập trung vào khách
Foster
Jr.
hàng, thực hành chất lượng, quan hệ nhà cung
(2008) [47]
cấp, lãnh đạo, thực hành quản trị nguồn nhân
lực, kết quả kinh doanh và an toàn


Tổng quan các
nghiên cứu hiện
tại để xác định
Xác định 7 nhân tố quan trọng của SCQM và đề
các
chủ
đề
xuất lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai
nghiên
cứu
SCQM
thông
dụng

Kaynak và
Hartley
(2008) [61]

Sự lãnh đạo, Đào tạo, Quan hệ lao động, báo
cáo và dữ liệu chất lượng, tập trung vào
khách hàng, quản trị chất lượng nhà cung
cấp, thiết kế sản phẩm/dịch vụ, quản trị quá
trình

359 doanh nghiệp
sản xuất ở Hoa Kỳ

15


Phân tích SEM

Các hoạt động quản trị chất lượng, tập trung
vào khách hàng, quản trị chất lượng nhà cung
cấp giúp cải thiện kết quả chất lượng thông qua
tích hợp bên trong và bên ngoài.


×