Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật mị trong đêm cát day cởi trói cho a phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.5 KB, 4 trang )

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cát
day cởi trói cho A Phủ
Mở bài:
Với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi lựa chọn
và phản ánh đời sống của con người miền núi một cách chân thực và sâu sắc. Bước
tiến của Tô Hoài là đã hướng con người đến với ánh sáng của cách mạng sau khi
đã tự giải thoát mình ra khỏi sự kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến khắc
nghiệt và tàn bạo. Họ tự giác, tự nguyện gắn cuộc đời mình với cách mạng và quay
trở lại giải phóng những người khác. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân
vật Mị trong đêm giải thoát cho A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài là một minh
chứng sinh động, thuyết phục và đầy tính nhân văn.

Thân bài:
Đấy làm một đêm đông “dài và buồn” khi A Phủ bị trói chặt nơi chiếc cọc định
mệnh và trong tình trạng cận kề cái chết. Hằng đêm, như thường lệ, Mị dậy sớm để
được sưởi lửa, được trò chuyện, tâm tình, sẻ chia nỗi niềm với ngọn lửa. Qua ánh
lửa bếp, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết anh ta còn sống. Mấy đêm nay vẫn
thế, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng
thế thôi”. Mị hờ hững với tha nhân, lạnh lùng với số phận đồng loại, vô cảm với
nỗi đớn đau phận người.

Bởi lẽ, chuyện một người trói đứng là chuyện quen thuộc, rất đỗi bình thường đối
với gia đình này. Chính Mị cũng đã từng là nạn nhân trải nghiệm thực trạng tàn
khốc phi nhân tính đó. Mị thấm đẫm nỗi khổ của cực hình đó. Hơn nữa, nỗi đau
của đời Mị quá lớn, như trái núi đang đè lên nặng trĩu. Mị đâu còn khả năng quan
tâm, để ý đến người khác. Mị lại chìm sâu trong trạng thái lạnh lùng, dửng dưng,
vô cảm.

Thế rồi, một đêm khuya nữa lại đến, Mị trở dậy thổi lửa hơ tay. Ngọn lửa bập bùng
sáng lên “Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ vừa mở, một dóng nước mắt lấp



lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại”. Đấy là dòng nước mắt hiếm hoi của
một gã đàn ông can trường, giàu nghị lực và đặc biệt chưa từng biết khóc. Đấy là
dòng nước mắt nỗi niềm, kí thác nhiều thông điệp, Nó vừa thể hiện sự tuyệt vọng,
vừa khẩn thiết van xin, cầu cứu. Và thật sự, đôi dòng nước mắt của A Phủ đã khêu
lên nỗi đau năm trước, khi Mị bị trói “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng,
xuống cổ,không biết lau đi được”. Nó gợi nhắc câu chuyện bi thương về cái chết
của người đàn bà thân phận mỏng ngày trước. Nó đánh thức trong Mị những suy
nghĩa và nhận thức hết sức mới mẻ mà trước đó chưa từng có.

Giờ đây, qua dòng nước mắt của người khác, Mị nhận diện rõ hơn cái tàn ác, hung
bạo mà người nhà của đại gia đình thống lí Pá Tra gây ra. Mị nhận diện rõ hơn cái
tàn ác, hung bạo mà người nhà của đại gia đình thống lí Pá Tra gây ra. Bằng tất cả
nỗi đớn đau và niềm cảm thông, xót xa cho nạn nhân đang gánh chịu cực hình
ngoài kia, Mị kết luận: Chúng nó thật độc ác. Mị cũng thấy được cái chết gần kề
nơi con người A Phủ “cơ chừng này, chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau đớn,
chết đói, chết rét, phải chết”. Mị muốn cứu A Phủ, giải thoát cho kẻ bất hạnh,
nhưng rồi ám ảnh về cái chết thay người “biết đâu, A Phủ chẳng đã trốn được rồi,
lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị
phải chết trên cái cọc ấy”. Nghĩ thế, Mị trở nên sợ hãi, run người…

Và rồi, tình yêu thương con người thức dậy, Mị lại quên chính bản thân minh (như
ngày xưa Mị đã quên mình để cứu bố thoát khỏi kiếp nạn nợ nần nơi nhà thống lí).
Cô dũng mãnh: “rút con dao nhở cắt lúa, cắt nút dây mây”, giải thoát cho A Phủ
khỏi lưỡi hái của tử thần. Đây là khoảnh khắc thiêng liêng, giây phút tuyệt đẹp của
đời Mị (đã hai lần bừng sáng trong cuộc đời: vâng lời cứu bố, tự phát cứu A Phủ).
Hành động đẹp ấy xuất hiện từ lòng trắc ẩn, yêu thương đồng loại. Là sự phát huy
cao độ “kĩ năng thể hiện sự cảm thông”, trong Mị bừng lên ý thức không chỉ sống
cho riêng mình mà còn cho tha thân. Đây đích thực là một con người cao thượng,
đậm chất nhân văn.



Khi A Phủ được giải thoát, còn lại mình Mị và bóng đêm, cô “đứng lặng trong
bóng tối”. Giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, Mị như bừng tỉnh
nhận ra bản thân đang ở trong một tình thế vô cùng ngặt nghèo. Mị hối thúc A Phủ
“đi ngay…”, còn bản thân mình cũng nhanh nhạy “vụt chạy ra”. Bởi biết rằng “ở
đây thì chết mất”. Mị băng mình lao đi, đuổi kịp A Phủ, nói thở trong gấp gáp “A
Phủ cho tôi đi” và được A Phủ đồng ý: “đi với tôi”. Hnahf động của Mị chỉ đơn
giản thể hiện một điều rằng Mị mong được sống, được tồn tại, được là chính mình
dù chưa biết cuộc đời phía trước sẽ ra sao, hay đơn giản hơn là có chạy thoát khỏi
Hồng Ngài được hay không.

Giờ đây, Mị can đảm thắng vượt thế lực huyền bí của thần quyền (con ma nhà
thống lí), quên cả sức mạnh cường quyền (thế lực thống trị của cha con thống lí Pá
Tra). Cô mạnh mẽ bứt mình ra khỏi “ngục tù”, của nhục nhằn khốn khổ. Hai người
dìu nhau xuyên trong bóng đêm, cố vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết. Họ
hướng về phía trước. Bên kia là thế giới của tự do, của tương lai ngày mai rực rỡ,
huy hoàng. Tuy gian nan thử thách còn nhiều, nhưng tự do, tình yêu, hạnh phúc sẽ
đến, chân trời xán lạn của cuộc đời, hồng thắm ánh bình minh. Phiềng Sa, một
vùng đất mới, sự sống mới. Nơi đây, đã không phụ công sức và ước mong của họ.
Cả hai trở thành những con người ưu tú của cách mạng và nhanh chóng đi đầu
trong phong trào du kích.

Kết bài:
Tô Hoài đã không hề tô vẽ hay lí tưởng hóa nhân vật trong tình huống này. Nhà
văn cứ để nhân vật hành động tự nhiên và tìm cách thấu hiểu, lí giải nó. Nhân vật
Mị sống và hành động bằng chính sức sống của mình. Cô dám chấp nhận nghịch
cảnh, xuyên qua nó để rồi chiến thắng và khẳng định mình. Bởi thế, Mị một đời
lam lũ, nhưng hình hài, thể xác không đến nổi kiệt quệ thê thảm, lưng còng rạp
xuống như người chị dâu cam chịu tội nghiệp. Mị một đời bị coi rẻ, khinh khi

nhưng Mị không để phận mình tan biến đi như người đàn bà làm dâu chết trói ngày
trước. Mị vẫn là Mị, “qua bĩ cực lại thái lai”. Mị hiện hữu, dám đối mặt với nghịch
cảnh và chiến thắng, làm chủ đời mình. Đó là thành công lớn nhất của nhà văn Tô


Hoài khi xây dựng hình ảnh con người mới, con người của thời đại cách mạng,
được soi sáng dẫn bước họ đến tương lai bằng chính sức mạnh vốn có của họ.



×