Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái và đề xuất công nghệ xử lý (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐÀM HỒNG QUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐÀM HỒNG QUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 – KHMT – N01

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lương Văn Hinh


Thái Nguyên - năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại
toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn.
Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp
làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn công việc.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường em đã tiến hành
thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của Trung tâm
Y tế thành phố Yên Bái và đề xuất công nghệ xử lý
Để hoàn thành được đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi
trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo PGS.TS. Lương Văn
Hinh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này.
Đồng thời em xin gủi lời cảm ơn chân thành đến Viện kỹ thuật và công
nghệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
thực tập tại đây.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng
lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Đàm Hồng Quân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới ....................................................................16
Bảng 2.2: Tài nguyên nước một số Quốc gia trên thế giới ........................................17
Bảng 4.1: Kết quả phân tích trước và sau khi xử lý nước thải của tháng 8/2017 ...39
Bảng 4.2: Kết quả phân tích trước và sau khi xử lý nước thải của tháng 9/2017....40
Bảng 4.3: Kết quả phân tích trước và sau khi xử lý nước thải của tháng 10/2017 ..41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện .............................................. 7
Hình 2.2: Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới. ............................................. 15
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Yên Bái ........................................... 32
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức trung Tâm Y tế thành phố Yên Bái.......................... 37
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý ..................................................... 42
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh diễn biến PH ......................................................... 43
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh diễn biến COD ...................................................... 44
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh diễn biến TSS ....................................................... 45
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh diễn biến SUNFUA .............................................. 45
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh diễn biến AMONI ................................................. 46
Hình 4.10: Biểu đồ so sánh diến biến NITRAT.............................................. 46
Hình 4.11: Biểu đồ so sánh diễn biến PHOSPHAT........................................ 47
Hình 4.12: Biểu đồ so sánh diến biến dầu mỡ động thực vật ......................... 47
Hình 4.13 Biểu đồ so sánh diễn biến COLIFORMS ...................................... 48

Hình 4.14: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế ........................................... 49


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Viết tắt

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

BYT

Bộ Y tế


4

KH

Kế hoạch

5

KLN

Kim loại nặng

6

KT-XH

Kinh tế, xã hội

7

KTTV

Khí tượng thủy văn

8

LHQ

Liên hợp quốc


9

QCCP

Quy chuẩn cho phép

10

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

11



Quyết định

12

QH

Quốc hội

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


14

TNN

Tài nguyên nước

15

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

VSMT

Vệ sinh môi trường

18

XLNT BV

Xử lý nước thải bệnh viện



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................................. v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn........................................................................................ 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới........................................................14
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam ........................................................21
2.2.3. Hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải của bệnh viện, các trung tâm
y tế ở Việt Nam và trên thế giới..................................................................................25
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29



vi

3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái ................29
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của trung tâm y tế thành phố Yên
Bái ..................................................................................................................................29
3.3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải trung tâm y tế thành phố Yên Bái .......29
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp ...............................................29
3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trường ..................................................................29
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước ..............................................................................30
3.4.4. Phương pháp pháp phân tích mẫu nước ..........................................................30
3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu .........................................................31
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 32
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái .................... 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................32
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ...................................................................................33
4.2. Hiện trạng môi trường nước thải của trung tâm Y tế thành phố Yên Bái ......35
4.2.1. Tổng quan về trung tâm Y tế thành phố Yên Bái...........................................35
4.2.2. Hiện trạng nước thải trung Tâm Y Tế thành phố Yên Bái hiện nay..... 37
4.3. Đề xuất công nghệ xử lý .......................................................................... 49
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 53


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc
đối với các nhà quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy, việc
nghiên cứu tìm ra giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý hiệu quả nước thải
bệnh viện đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được
các nhà khoa học và quản lý về môi trường trong và ngoài nước quan tâm.
Chất thải lỏng truyền nhiễm từ các phòng xét nghiệm, phẫu thuật, dịch lỏng từ
cơ thể người bệnh, đặc biệt là dịch, máu thải phải được khử trùng tại khu xét
nghiệm, phòng phẫu thuật, điều trị, buồng bệnh trước khi xả vào hệ thống
nước thải chung. Nước thải bệnh viện chứa BOD, COD, SS, Tổng N, Tổng P,
và tổng coliform, H2S cao, cần được xử lý tại hệ XLNT đáp ứng tiêu chuẩn xả
thải. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện với đặc thù ô nhiễm vi sinh vật, ô
nhiễm các chất hữu cơ và dinh dưỡng cần được khử trùng và giám sát trước
khi xả thải. Để đạt được hiệu quả khử trùng cao thì các chỉ tiêu như BOD,
COD và đặc biệt hàm lượng amoni phải ở mức thấp cho phép. Bên cạnh đó,
yêu cầu phân tách riêng từng dòng thải để xử lý chuyên biệt, vừa đảm bảo vệ
sinh môi trường (VSMT), đảm bảo hệ XLNT BV hoạt động hiệu quả, chi phí
xử lý thấp. Do đó việc xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp
nhận là một yêu cầu thiết yếu. Hiện nay, các nước trên thế giới và nước ta đã
ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý hiệu quả và an toàn
nước thải bệnh viện, trong đó thường sử dụng công nghệ sinh học
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của Ban Chủ
nhiệm Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên


2

với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh, em đã tiến hành

thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của Trung tâm
Y tế thành phố Yên Bái và đề xuất công nghệ xử lý.
1.2. Mục tiêu
+ Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của Trung tâm Y tế thành
phố Yên Bái
+ Đề xuất công nghệ xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
ở khu vực.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học,
biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra
những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý
nước thải của Trung tâm Y Tế thành phố Yên Bái.
- Cảnh cáo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
xử lý theo quy định.
- Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý
nước thải y tế một cách phù hợp và khoa học với điều kiện của bệnh viện
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tài nguyên nước
1. Khái niệm tài nguyên nước
Tài nguyên nước nói chung được phân loại theo môi trường thành phần gọi
là “tài nguyên môi trường”; tài nguyên môi trường gồm có: Tài nguyên môi
trường đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước [10].
Tài nguyên nước gồm có: nước trên bề mặt và nước dưới đất.
2. Ý nghĩa của tài nguyên nước
Đối với mỗi quốc gia nước cũng như đất đai, rừng, khoáng sản… đều
là tài nguyên vô cùng quý báu. Nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu sinh
hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…
Trong sinh hoạt muốn sống, tồn tại và phát triển con người cần có
nước, nước là một nhu cầu cáp thiết và không thể tách rời trong mọi hoạt
động sống của chúng ta.
Trong nông nghiệp nguồn nước của các con sông còn chủ động tưới
cho 32,01% tổng diện tích đất canh tác trên toàn quốc.
Nguồn nước sông còn là nguồn cung cấp điện năng dồi dào của đất
nước, nó đem lại lợi ích to lớn về kinh tế và chính trị [10].
2.1.1.2. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước
- Khái niệm môi trường:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” [9].


4

- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (nguồn: luật BVMT 2014)

- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008).
Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” (Lê Văn Khoa
và cs, 2001).
- Khái niệm nước sạch:
“Nước sạch là nước đảm bảo các chỉ tiêu như: nước trong, không màu,
không mùi lạ, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại”.
- Khái niệm nước suối:
“Nước suối là nước thiên nhiên, chảy qua các tầng địa chất có chứa một
số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng”[12].
- pH: là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung
dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt
độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 ×
10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số
điện ly này nên một dung dịch trung hòa có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước


5

có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn
hơn 7 được coi là có tính kiềm[6].
- Fe: Trong nước sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hoá trị 2 (Fe2+) là
thành phần của các muối hoà tan như: Fe(HCO3)2 ; FeSO4… hàm lượng sắt có
trong các nguồn nước phân bố không đồng đều. Nước có hàm lượng sắt cao,

làm cho nước có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất [11].
- Màu: Nước thiên nhiên thường không màu, màu của nước mặt chủ
yếu do chất mùn, các chất hòa tan, keo hoặc do thực vật thối rữa. Sự có mặt
của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp
cũng làm cho nước có màu[12].
- Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS ): khối lượng tổng chất rắn được giữ lại
thông qua bộ lọc[9].
- Độ đục: độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số chất lơ
lửng có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù
(kích thước 0,1 – 10mm). Trong nước các chất gây đục thường là: đất sét,
chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh
động vật [9].
- Amoni: Amoni có công thức hóa học NH3, là chất khí không màu và
có mùi khai. Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng
NH3 và NH4+ được gọi là tổng Amoni tự do. Đối với nước uống, tổng Amoni
sẽ bao gồm amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và
trichloramine[9].
- Asen: Asen trong nước có nguồn gốc tự nhiên và nó được giải phóng ra từ
trầm tích vào nước ngầm do các điều kiện thiếu ôxy của lớp đất gần bề mặt [13].
- Mn: Mangan là một kim loại màu trắng bạc, có kí hiệu Mn và có số
hiệu nguyên tử 25. Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết


6

hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Các trạng thái oxi hóa phổ biến
nhất của Mangan là +2, +3, +4, +6 và +7. Trong đó, trạng thái ổn định nhất là
Mn+2. Mangan là kim loại tương đối hoạt động. Nó dễ bị oxi hóa trong không
khí bởi các chất oxi hóa mạnh như O2, F2, Cl2. Trong nước, mangan tồn tại

dưới dạng Mn4+ và Mn2+ trong các muối tan của clorua, sulfat, nitrat [11].
- Coliform: được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất
lượng nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện
và định lượng), thường tồn tại trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ô
nhiễm phân [9].
- E.coli: là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký
sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có
vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần
của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước là một chỉ thị thường gặp
cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường
được sử dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn
nước ăn uống và sinh hoạt[9].
2.1.1.3. Tổng quan về nước thải bệnh viện
 Khái niệm:
QCVN 28:2010/BTNMT –QCKTQG về nước thải y tế thì: nước thải y
tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận nước thải
là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà
nước thải y tế thải vào
Nước thải y tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học
khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại chất độc hại từ
cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, được xếp vào
danh mục chất thải nguy hại


7

Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất
hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và
hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc , các chất khử trùng , các dung môi
hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ trong quá trình

chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Nguồn gốc nước thải bệnh viện :
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện hầu hết các khâu đều sử dụng
đến nước và tất nhiên sẽ phát sinh ra nước thải. Do đặc điểm của từng bộ
phận sử dụng nước khác nhau nên tính chất nước thải sinh ra cũng không
giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không lớn, do đó, để đơn giản
hóa trong quá trình thu gom nước thải và thuận tiện cho quá trình tính toán
thiết kế, thông thường người ta xem tính chất của nước thải sinh ra từ các
khâu trong bênhk viện là như nhau. Nước thải thu gom bằng một cống chung
và đưa đến hệ thống xử lý.

Khu phẫu
thuật

Các trạm
tiêm phát
thuốc

Khu xét
nghiệm,
chụp
chiếu

Nước thải
bệnh viện

Khu hành
chính

Khu bào

dược

Khu nhà
ăn

Phòng
cấp cứu

Phòng
bệnh
nhân

Hình 2.1: Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện
(Nguồn: Bộ Y tế)


8

Nhìn chung nước thải bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
- Sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân người bệnh, cán bộ công nhân
viên của bệnh viện.
- Pha chế thuốc
- Tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế
- Các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân
- Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí
nghiệm, nhà vệ sinh...
- Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khuôn viên bệnh viện,...
Đặc trưng của nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước thải của hoạt động khám chữa

bệnh, xét nghiệm tại các khoa phòng. Nước thải sinh hoạt có đặc tính chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (đại diện bởi thông số BOD5), lượng
chất rắn lơ lửng lớn. So với tổng lượng nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt
chiếm tới 80%. Đáng chú ý của nước thải bệnh viện là nước thải của hoạt động
khám chữa bệnh và nước thải của phòng xét nghiệm. Đặc điểm của nước thải
này là chứa rất nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như
tụ cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%), E.coli (51,61%),
Enterobacter (19,36%),... Đây đều là những vi khuẩn không được phép thải ra
ngoài môi trường. Ngoài ra, nước thải này còn chứa nhiều hóa chất độc hại,
kháng sinh, các hợp chất halogen dùng trong các phòng thí nghiệm, điều trị
bệnh nhân ung thư,… các nguyên tố phóng xạ dùng trong điều trị và phòng
chụp X - Quang. Tất cả lượng nước thải độc hại, nguy hiểm này đều xả thải
chung vào hệ thống nước thải của bệnh viện. Do vậy, nước thải bệnh viện nếu
không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch
bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.


9

Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của nitơ (N), phốt pho (P), các
chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong
nước thải làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của
động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy
sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua
nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ
nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD.
Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận
dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất
rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống

và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là
nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm
như thương hàn, tả, lỵ,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra
nước thải các bệnh viện còn có một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ như:
mangan, đồng, thủy ngân, crôm, ...
2.1.1.4. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới con người và môi trường
Ảnh hưởng tới con người
Hiện nay trên cả nước có khoảng 13.600 cơ sở y tế, thải ra 150000 m3
nước thải một ngày. Loại nước thải y tế này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và
hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo ông
Jordan Ryan, nguyên Trưởng đại diện thường trú Quỹ Môi trường toàn cầu
(UNDP) tại Việt Nam, có 80% trường hợp mắc bệnh do nguồn nước bị ô
nhiễm, trong đó có một phần là từ nước thải các bệnh viện. Nước thải bệnh
viện rất nguy hiểm và chúng bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh vật, là
nguồn chứ các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm như
tả, kiết lỵ, thương hàn,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con


10

người. Đặc biệt nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm
chuyển hóa của chúng không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ
có khả năng gây quái thai và gây ung thư cho người tiếp xúc với chúng. Hơn
nữa nước thải bệnh viện không qua xử lý chảy trực tiếp ra môi trường không
chỉ mang theo các mầm bệnh hòa vào dòng mương, sông ngòi qua các khu
dân cư mà còn thẩm thấu ảnh hưởng tới mạch nước ngầm. Không những thế
nước thải bệnh viện còn bốc mùi hôi thối khó chịu làm ảnh hưởng tới chất
lượng đời sống người dân gần bệnh viện. Khi nước thải bệnh viện được xả
thải ra môi trường mà không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu, các chất
độc hại, vi sinh vật gây hại trong nước thải sẽ xâm nhập vào môi trường và đi

theo chuỗi thức ăn vào cơ thể con người gây ra các căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra khi người dân sử dụng nước bị ô nhiễm do nước thải bệnh viện cũng
có thể mắc phải căn bệnh ngoài da, nếu tiếp xúc lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh
hiểm nghèo.
Ảnh hưởng tới môi trường
Tác động đến môi trường nước
NTBV sẽ gây ra những ô nhiễm đặc trưng như sự ô nhiễm do khả năng
phân hủy sinh học các chất, quá trình tích lũy sinh học và lan truyền các chất
thông qua chuỗi thức ăn, gây độc tố sinh thái. Trong nước thải ngoài những
dược phẩm điều trị bệnh là những chất có hoạt tính còn có những chất bổ trợ
tổ hợp sắc tố. Nhiều loại thuốc được bài tiết ra ngoài mà không được cơ thể
chuyên hóa. Theo Kumerer-2007, tỷ lệ bài tiết ra ngoài thuốc kháng sinh là
75%. Mô êt vấn đề chủ yếu của NTBV đó là cách xả thải. Một số bệnh viện
trong đô thị không có hệ thống xử lý hoặc có nhưng hoạt động kém hiệu quả,
nước thải đổ thẳng trực tiếp ra cống thoát đô thị gây ô nhiễm nguồn nước
nặng nề.
- Đặc điểm nguy hại về mặt sinh học và hóa học của NTBV


11

+ Ô nhiêm về mặt vi sinh Những nghiên cứu về mặt vi sinh của NTBV đã
chứng minh được sự hiện diện của các mầm bệnh và tập nhiễm kháng lại thuốc
kháng sinh.Những virus chỉ thị sự ô nhiễm nước mă êt cũng tìm thấy ở NTBV
như Enterroviruses gây bệnh sởi và viêm màng não, virus hạch. Số lượng vi sinh
vật của NTBV cao hơn mức xả thải rất nhiều khoảng 2,4.103 -3.105
MPN/100ml gây ra ô nhiễm vi sinh cho nguồn tiếp nhận (Enmanuel, 2009).
+ Ô nhiễm hóa học NTBV có thể là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ nếu
không được xử lý. Các thông số ô nhiễm đặc trưng BOD5 và COD của NTBV
rất lớn và cao hơn nước thải đô thị. NTBV cũng gây ô nhiễm hóa học do các

chất như N, P, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sinh
ra từ khâu xét nghiệm, khu mổ, rửa phim, nha khoa, khử trùng,…
+ Tính chất độc hại của độc tính sinh thái Tổng lượng NTBV được
xem là có độc tính cao khi kiểm tra với Daphia và vi khuẩn phát quang. Đô êc
tính cao do sự hiện diện của hợp chất hữu cơ halogen là kết quả của việc sử
dụng NAOCl và những hợp chất iod với số lượng lớn để khử trùng nguồn thải
bệnh viện (Emmanuel, 2009).
+ Sự phân hủy sinh học của thuốc Từ những năm 1980, các dữ liệu về
sự hiện diện của dược phẩm trong nước mặt và nguồn thải HTXL nước đã
được báo cáo. Dược phẩm gồm thuốc kháng sinh, hoocmones, thuốc giảm đau
và những loại thuốc khác được bài tiết từ 50-90% ra ngoài mà không chuyển
đổi (Lan Phương, 2013). Các phần tử này không phân hủy sinh học mà đi vào
môi trường và tác động lên cấu trúc sinh học và sinh vật nước.
Tác động tới môi trường không khi
Những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ
cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh
mà còn bốc mùi hôi thối, làm ô nhiễm không khí xung quanh. Quá trình phân
hủy chất thải tạo ra các khí ô nhiễm như H2S, CH4 các hợp chất halogen bay


12

hơi… gây các vấn đề toàn cầu, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozon.
Tác động đến môi trường đất
Các kim loại nặng như Mangan (Mn), đồng (Cu), thủy ngân (Hg), crom
(Cr),… xả thải trực tiếp ra môi trường qua các hệ thống mương máng, sông
ngòi đi vào lòng đất. Tích tụ kim loại nặng với hàm lượng lớn sẽ gây suy
thoái và ô nhiễm đất.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 thánh 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm
2004 của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài
nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và
khoáng sản.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thi hành Nghị định 149/2004/NĐCP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguốn nước.
- Thông tư số 57/2013/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường


13

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của chính
phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 2 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên
nước mặt.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản
lý chất thải y tế ( số 43/2007/QĐ-BYT) ( Bộ Tài nguyên và Môi trường,
năm 2005).

- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 6663-1:2011 ( ISO 5667-3:20006) - Chất lượng nước – Phần 1.
Hướng dân lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 ( ISO 5667-3:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản mẫu và xử lý mẫu.
- TCVN 5999:1995 ( ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5499:1995: Chất lượng nước – Phương pháp uyncle (winkler)
xác định oxy hòa tan.


14

- TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – xác định nhu cầu oxy sinh
hóa sau n ngày (BODn).
- TCVN 4565-88 Nước thải – phương pháp xác định oxy hóa.
- TCVN 6492 : 2011: Chất lượng nước – xác định pH.
- TCVN 4557 : 1998: chất lượng nước – phương pháp xác định nhiệu độ.
- TCVN 6177 : 1996 Chất lượng nước – phương pháp xác định sắt
bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin.

- TCVN 6185 : 2008 Chất lượng nước – kiểm tra và xác định độ màu.
- QCVN 08 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- QCVN 14 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
2.2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Nước bao phủ 71% diện tích của trái đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt trên trái đất thì có khoảng
3/4 lượng nước ngọt mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu
trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên
lục địa… Chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con
người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì
chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được


15

và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để
sử dụng (Miller, 1988) .
Một phần nước ngầm và nước hồ có độ khoáng hóa khá cao. Trên Thế
giới nước tự nhiên có độ mặn cao nhất không nằm trong biển và đại dương, mà
ở hồ Chết, nơi người và động vật không thể chìm hoàn toàn trong nước được.
Chỉ có 2,31% tổng thể nước Trái Đất là nước ngọt, trong đó 85,9% nằm trong
băng tuyết hai cực và núi cao, 13,5% nằm trong nước ngầm. Sông ngoài chứa

được 1.700 km3 nước, chiếm 0,0001% tổng lượng và 0,005% lượng nước ngọt
của Trái Đất.

Hình 2.2: Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới.
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh
từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài trái đất mang vào và
từ tầng trên của khí quyển, trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ
yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của


16

quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau đó
theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp vỏ ngoài thì biến
thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống
mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các
vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy.
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên
trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả
đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%.
Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác
giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov – 1974) đến
1.457.802.450 km3 (F. Sargent – 1974).
Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nước

Trữ lượng (km3)

Biển và đại dương


1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sông

1.000


Tuyết lục địa

250
(Nguồn F. Sargent)


17

Bảng 2.2: Tài nguyên nước một số Quốc gia trên thế giới
Tổng
Quốc gia

lượng
km3

Brazin
CHLB Nga
Trung
Quốc
Canada
Mỹ
Ấn Độ
Na Uy
Pháp
Việt Nam
Toàn cầu

Tỷ lệ so với
toàn cầu


Bình quân

Bình quân

diện tích

đầu người

103 m3/km2

103 m3/người

9.230

22,2

1.084

135

4.003

9,6

234

23,5

2.550


6,1

268

2,6

2.472

5,9

248

102

1.938

4,7

207

9,1

1.680

4,1

514

2,4


405

0,98

1.248

102

183

0,4

332

3,7

88

0,7

917

5,6

41.500

100

279


9,0

(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Loan, 2005)
2.3.1.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Nhu cầu sử dụng nước càng ngày càng tăng theo đà phát trển của nền
công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự
ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung
cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh
hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát
triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng
cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải
trí (Chiras,1991). Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp,
87% cho nông nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991).


×