Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.83 KB, 45 trang )

ingU.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá
Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Hướng dẫn Ghi nhãn Thực Phẩm
Mục Lục Nội Dung

Vì sao có hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm này?
I. Các yêu cầu chung về ghi nhãn thực phẩm
II. Tên của thực phẩm
III. Ghi trọng lượng tịnh của thực phẩm
IV. Bảng kê thành phần
V. Ghi Giá trị dinh dưỡng
VI. Các nội dung ghi trên nhãn
Phụ Lục A—Định nghĩa Thành phần Dinh dưỡng ghi (công bố)
Phụ lục B—Công bố Tương đối (hay còn gọi So sánh)

Vì sao có hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá này?
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm (viết tắt là FDA) chịu trách nhiệm đảm bảo thực phẩm đựơc
bán ra tại Mỹ phải an toàn, tốt và ghi nhãn đúng. Điều này áp dụng cho thực phẩm sản xuất tại Mỹ,
cũng như thực phẩm được sản xuất từ nứơc ngoài. Luật Liên bang về Mỹ phẩm, Dược phẩm và Thực
phẩm (FD&C Act) và Luật Ghi nhãn và Đóng gói hàng hoá là luật của Liên bang đặt tất cả hàng hoá
thực phẩm chịu sự giám sát của FDA.
FDA nhận được nhiều câu hỏi của các nhà sản xuất, phân phối và nhập khẩu về cách ghi nhãn hiệu cho
đúng để áp dụng cho thực phẩm của họ. Quyển sách nhỏ này tóm tắt các yêu cầu ghi nhãn phải có trên
nhãn thực phẩm đúng theo luật lệ. Nhằm giúp giảm các vi phạm luật lệ tránh các trì hoãn, chúng tôi
khuyến cáo các nhà sản xuất và nhập khẩu phải nắm đủ các thông tin về việc áp dụng luật lệ và qui
định trứơc khi đưa thực phẩm ra phân phối tại Hoa kỳ.
Luật về Giáo dục và Ghi nhãn đã tu chỉnh Luật FD&C, yêu cầu hầu hết thực phẩm phải ghi thành phần
dinh dưỡng và yêu cầu nhãn hiệu hàng hoá có ghi định lượng dinh dưỡng cũng như các điều liên quan


đến sức khoẻ cho đúng các yêu cầu cụ thể. Mặc dù các qui định cuối cùng đã có và được trình bày
trong cuốn sách nhỏ này, các qui định này cũng thường xuyên thay đổi. Ngành công nghiệp thực phẩm
phải có trách nhiệm nắm các thay đổi của pháp luật hiện hành trong việc ghi nhãn hàng hoá. Các qui
định mới được ấn hành tại Cục Đăng ký trước thời gian có hiệu lực và được hiệu chỉnh hàng năm theo
điều 21 Luật Liên Bang. Các tóm tắt của các qui định mới (luật đề nghị và luật đã thông qua) được phát
hành trên trang .
Trong quyển sách nhỏ như cuốn này, sẽ không thực tế nếu trả lời hết các câu hỏi về ghi nhãn thực
phẩm có thể có, do vậy chỉ nêu những câu hỏi thường gặp nhất, trình bày theo dạng hỏi đáp. Chúng tôi
tin là đa số các câu hỏi về ghi nhãn thực phẩm đều được trình bày. Các câu hỏi được xếp theo tính chất.


Mục lục giúp bạn xác định nhanh lĩnh vực nào của ghi nhãn hàng hoá bạn quan tâm. Bảng kê các từ
khoá cũng gíup xác định các vấn đề ghi nhãn bạn quan tâm.
Theo luật lệ của FDA, không cần phải được sự chấp thuận về 1 nhãn hiệu nào khi xin nhập hoặc phân
phối 1 sản phẩm thực phẩm.
Các câu hỏi về nhãn hiệu thực phẩm xin liên hệ hỏi ở

Division of Programs and Enforcement Policy (HFS-155)
Office of Food Labeling
Center for Food Safety and Applied Nutrition
Food and Drug Administration
200 C Street, S.W.
Washington, DC 20204
Telephone (202) 205-5229
Tài liệu "Các Câu Hỏi và Trả Lời về Ghi Nhãn", "Hỏi Đáp Về Ghi Nhãn Phần II" và "Các Ngoại lệ Về
Ghi Nhãn Thực Phẩm cho Doanh nghiệp nhỏ " hiện có ở phần “Thực phẩm” của website của FDA.
Đây là các tài liệu không thể thiếu cho cuốn sách nhỏ "Hướng Dẫn Ghi nhãn Thực Phẩm" này, và được
phát triển để trình bày chi tiết các yêu cầu của Luật về Giáo dục và Ghi nhãn Thành phần Dinh dưỡng.
Con mục số đề cập các qui định cho từng câu hỏi trong sách nhỏ này chỉ các điều của luật FDA phần
21 CRF. Các thông tin về việc đặt mua các luật FDA và cán ấn phẩm về ghi nhãn thực phẩm khác được

trình bày ở mục Hỗ trợ thêm của FDA.
Tháng 9, 1994 (Sữa đổi tháng 6, 1999)


U.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá
Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Phần I—Yêu cầu chung về ghi nhãn hàng hoá
Hỏi
1. Các thông tin
công bố trên nhãn
phải được đặt ở vị
trí nào trên bao bì
đóng gói?

2. Vùng ghi chính
và vùng ghi thay
thế cho vùng ghi
chính là gì?
3. Các thông tin
công bố nào phải
có ở vùng ghi
chính?

Đáp
Có hai cách ghi nhãn trên bao bì đóng gói hàng hoá:
a. Ghi tất cả các thông tin bắt buộc ở vùng ghi nhãn chính dành ghi nhãn (viết tắt là PDP/
principal display panel), hoặc là

b. Ghi các thông tin đặc biệt ở PDP và các thông tin khác ở mặt dành cho việc ghi các thông
tin (vùng ghi này nằm ngay bên phải của vùng trình bày chính) tính từ phía người mua nhìn
vào sản phẩm.
Vùng trình bày chính, gọi tắt là PDP, là phần nằm trên bao bì mà khách hàng sẽ thấy lúc
mua hàng. Nhiều loại bao bì được thiết kế với nhiều mặt khác nhau và các mặt đều thích hợp
cho vùng PDP. Các mặt này gọi là vùng ghi thay thế nha. 21 CFR 101.1
Ghi các thông tin nhận dạng, tức là tên sản phẩm, trọng lượng tịnh hoặc dung lượng của sản

phẩm trên mặt PDP và
trên vùng ghi thay thế .
Kích thước và mức nổi
bật được bàn ở chương 2
và 3.
21 CFR 101.3(a) và
101.105(a)


4. Vùng ghi nào là
vùng ghi thông tin?

Vùng ghi thông tin là
vùng nằm ngay bên mặt
của vùng nhận dạng
PDP tính từ tầm nhìn
khách mua hàng. Nếu
vùng này không dùng
được do cách thiết kế ,
vật liệu bao bì (thí dụ :
mặt gấp xếp), thì vùng
thông tin là vùng nằm

tiếp phía phải sát với
vùng nhận dạng
21 CFR 101.2(a)

5. Vùng ghi thông
tin trong việc ghi
nhãn là gì?

Cụm từ "vùng ghi thông tin trong ghi nhãn
hàng " chỉ các thông tin đựơc công bố thường
được bắt buộc phải có cùng với, và không
được cách biệt bằng vật cách biệt khác ở
vùng ghi thông tin, nếu như các thông tin này
chưa ghi ở mặt ghi nhận dạng PDP. Các công
bố này gồm có cả tên và địa chỉ nhà chế tạo,
đóng gói hoặc phân phối, thành phần của
hàng hoá, thành phần dinh dưỡng.
21 CFR 101.2(b) và (d)

6. Yêu cầu kiểu
chữ, độ nổi bật và
rõ ràng của nhãn
là gì?

Trong việc ghi thông tin ở vùng ghi thông tin, phải dùng kiểu chữ in/ đánh máy rõ ràng nổi
bật, dễ đọc. Dùng cỡ chữ cao ít nhất 1/16 inch của chữ o thường. Chữ không được cao hơn 3
lần bề rộng của chữ, và phải đủ tương phản với màu nền để đọc được dễ dàng. Không được
dùng chữ dày đặc, kiểu cách cho các thông tin bắt buộc, cũng như không ghi thông tin không
bắt buộc. Chữ kích cỡ kiểu đánh máy có thể dùng để ghi thông tin ở vùng thông tin cho các
hàng hoá bao bì nhỏ như giải thích trong điều khoản 21 CFR 101.2(c).

Các cỡ chữ khác nhau được đặc biệt dùng cho ghi thành phần dinh dưỡng. Cỡ chữ yêu cầu
cho ghi nhận dạng sản phẩm và trọng lượng đựơc bàn thêm ở chương 2 và 3. 21 CFR
101.2(c) và 101.9(d)(1)(iii)


7. Những trình bày
trở ngại cho việc
nhận biết dễ dàng
nào bị cấm?

Các trình bày không cần thiết bị đặt giữa các vùng ghi nhãn bắt buộc ở mặt ghi thông tin (thí
dụ: mã vạch UPC không phải là thông tin ghi nhãn
bắt buộc) 21 CFR 101.2(e)

8. Tên và địa chỉ
nào phải ghi ra ở
nhãn?

Nhãn thực phẩm phải nêu:
a. Tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói, phân phối. Trừ phi tên nêu là chính nhà sản
xuất, còn lại phải có dòng ghi rõ quan hệ của xí nghiệp với sản phẩm, thí dụ: chế tạo
cho, phân phối bởi.
b. Địa chỉ đường phố nếu tên xí nghiệp và địa chỉ không có trong danh bạ điện thoại
hoặc danh bạ thành phố.
c. Thành phố, thị trấn;
d. Tiểu bang (hoặc nước nếu ngoài Mỹ); và
e. Mã bưu điện (ZIP code) (mã thư tín nếu ngoài Mỹ)
21 CFR 101.5



U.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá
Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Phần II: Tên thực phẩm
Câu hỏi

Trả lời

1. Tên gọi ghi cho thực
phẩm là gì và ghi ở
đâu?

Tên nhận dạng là tên của thực phẩm. Tên này phải ghi ở mặt trước tức vùng ghi nhãn
chính cũng như các mặt thay thế khác.

2. Tên sản phẩm phải
đặt riêng một mình
không?

Dùng kiểu chữ in/ đánh máy nổi bật để ghi tên nhận dạng. Phải in đậm. Kích thước
chữ phải quan hệ hợp lý với các thông tin in khác ở mặt chính sản phẩm và phải là
một trong các điểm nổi bật nhất trên mặt ghi nhãn chính. Nói chung, nó phải có kích
thước ½ của phần in lớn nhất trên nhãn.

21 CFR 101.3

21 CFR 101.3(d)
3. Phải dùng tên nhận

dạng gì?

Phải dùng tên thông thường của thực phẩm, nếu thực phẩm đã có tên để làm tên của
thực phẩm. Nếu chưa có tên, phải dùng tên mô tả đầy đủ không gây nhầm lẫn.
21 CFR 101.3(b)

4. Đặt tên nhận dạng ở
đâu trên nhãn?

Đặt tên nhận dạng song song với bề đáy của bao bì.

5. Khi nào được phép
dùng tên nghĩa bóng
trên dòng ghi tên nhận
dạng?

Khi tính chất của thực phẩm là rõ ràng hiển nhiên, có thể dùng tên bóng thường được
quần chúng dùng và hiểu.

6. Có cần phải dùng tên
thường dùng thay vì tên
mới?

Phải dùng tên thường dùng cho thực phẩm nếu thực phẩm ấy có tên. Dùng một tên
mới đặt cho tên thực phẩm đã có tên thường dùng được xem là mập mờ gây hiểu lầm.
Nếu thực phẩm được qui định tên chuẩn, phải dùng tên chuẩn qui định.

21 CFR 101.3(d)

21 CFR 101.3(b)(3)


21 CFR 101.3(b)(2)
7. Có cần phải dùng tên
có sửa đổi cho mặt hàng
xắt và không xắt của
cùng 1 loại thực phẩm?

Nhãn hiệu phải mô tả hình thức của thực phẩm nếu thực phẩm bán ở các dạng khác
nhau thí dụ: có xắt miếng và
nguyên miếng, phân nửa…

8. Thực phẩm nào phải
ghi là “ nháy”?

Một thực phẩm mới giống với thực phẩm truyền thống và thay thế cho thực phẩm
truyền thống phải được ghi là “ hàng nháy” (imitation) nếu như thực phẩm mới này

21 CFR 101.3(c)


chứa ít vitamin hoặc chất khoáng hơn.
21 CFR 101.3(e)

9. Cỡ chữ và độ nổi bật
nào được yêu cầu cho
chữ “ nháy” trong tên
sản phẩm?
10. Vì sao ghi nhãn
nước lên men trái cây
cần phải ghi % nước

trái cây?

Dùng cùng cỡ chữ và cùng độ nổi cho chữ “hàng nháy” cho tên sản phẩm nháy.
21 CFR 101.3(e)
Nước lên men từ nước rau quả phải nói % nước rau quả. Bên trong là nước lên men
từ nước rau quả được nói ở nhãn, qua hình rau quả trên nhãn hay vị, dáng làm người
mua liên tưởng là có nước rau quả trong sản phẩm. Điều này áp dụng cho dạng nuớc
lên men có và không có carbonate, nước rau quả nguyên chất (100%), nước cô, pha,
và nước lên men được cho là có chứa nước rau quả nhưng không có nước rau quả.
21 CFR 101.30(a)

11. Ghi % lượng nước
rau quả ở đâu và ra
sao?

% nước trái cây phải ghi ở mặt ghi thông tin, gần phía trên cùng. Chỉ có nhãn hiệu,
tên hàng, logo, hoặc mã tên thường dùng mới được đặt lên phía trên nó.
Dùng kiểu chữ đậm dễ đọc, hoặc kiểu chữ tương phản rõ nét với các trình bày in ấn
khác. Kiểu chữ ghi % nước trái cây phải không đựơc nhỏ hơn kiểu chữ to nhất ghi
trong phần ghi thông tin, ngoại trừ chữ ghi nhãn hiệu, tên, logo, mã hàng thông dụng,
hoặc dùng cho dòng tiêu đề: Số liệu Dinh dưỡng.
Dòng ghi % nước trái cây có thể ghi là "chứa ____% nước trái" hoặc "____% nước
trái." Tên của rau (quả) có thể ghi vào (thí dụ., "100% nước khóm").
21 CFR 101.30(e)

12. Có ngoại lệ nào
không trong việc ghi %
nước rau quả theo yêu
cầu?


Một ngoại lệ là các chất nước lên men chỉ chứa lượng nhỏ nuớc rau quả nhằm tạo vị
thì có thể không ghi phần trăm nước rau quả với điều kiện là:
(a) Sản phẩm được mô tả là “gia vị”, hoặc “được gia vị” (b) từ “nước rau quả”
không dùng nơi nào khác hơn chỗ ghi thành phần và (c) nước lên men đó không tạo
cảm giác là nó có nước trái cây.
21 CFR 101.30(c)

13. Phần trăm nước trái
được tính thế nào?

Nước rau quả được ép trực tiếp từ rau hay quả:
Tính trên dung tích/dung tích
Nước rau quả có thêm nước vào nước rau nguyên chất
Tính bằng cách dùng giá trị bảng Brix theo điều 21 CFR 101.30(h)(1) làm cơ sở cho
nước 100%
21 CFR 101.30(j), 101.30(h)

14. Sản phẩm của tôi
phải được ghi là “nước
uống” hay “nước lên
men”?

Nước lên men 100% từ nước rau quả thì có thể dùng từ “nước rau quả”. Tuy nhiên,
nếu nước lên men có pha loãng không còn 100% được ghi là “nước rau quả” và thêm
từ mô tả như “lên men” “làm thức uống”, hoặc “cocktail”. Hay có cách khác là sản
phẩm ghi với tên dùng bằng câu “nước….pha” (thí dụ: “nước táo pha”)


21 CFR 102.33(g)
15. Có cần dùng chữ:

độ tinh chất trên nhãn
không?

Nước ép trái cây làm từ nước rau quả cô đặc phải ghi là”nước trái cây cô đặc” “được
chế biến lại" trong tên trên nhãn. Ngoại lệ là trong bảng ghi thành phần, nuớc rau quả
ghi là “nước…tinh chất và nước” hoặc “nước và nước… tinh chất” cũng được.
21 CFR 102.33(g)

16. Dùng tên nào cho
nước trái nhiều loại
rau quả?

Khi ghi tên của nước trái cây (ngoại trừ trong bảng thành phần) phải mô tả theo thứ tự
nhỏ dần tính theo dung tích, trừ khi trên nhãn chỉ tên nước quả được dùng như gia vị.
Thí dụ:
"Nước táo, lê và dâu"
"Nước lê và táo gia vị mùi dâu"
Nếu nhãn ghi một hai nhưng chưa đủ hết các nuớc trái (trừ trong bảng kê thành phần),
khi đó tên phải chỉ là có các nứơc trái khác nữa. Thí dụ:
"Nuớc táo pha"
"Nước táo pha với 2 nước trái cây k hác"
Khi một hoặc 2, nhưng chưa đủ tất cả các nước trái được nêu, nhưng nước trái đó
không là phần chính, tên phải hoặc nói rõ nước lên men đó được gia vị với nước trái
đã ghi hoặc ghi lượng nuớc đã ghi ở mức 5% . Thí dụ:
(Nứơc "dâu" nhưng lại chủ yếu là nước nho pha dâu và trái khác)
"Nước trái cây có gia vị dâu và …"
"Nước dâu và… Dâu 10-15%, …. 3-8%…"
21 CFR 102.33(b), 102.33(c), 102.33(d)

17. Dùng cỡ chữ nào

cho thông tin % nước
rau quả?

Tên sản phẩm
Từ "lấy từ nước cô đặc" hoặc "gia cố" không được nhỏ ơn ½ chiều cao của chữ tên
sản phẩm.
Thông tin về mức 5% thường phải không được nhỏ hơn ½ chiều cao chữ lớn nhất
dùng ở tên thường dùng (không được nhỏ hơn 1/16 inch chiều cao ở bao bì 5 inch
vuông, hoặc nhỏ hơn cho mặt ghi nhãn chính, và không nhỏ hơn 1/8 inch cao ở bao bì
có mặt nhãn chính lớn hơn 5 inch vuông.
Mặt ghi thông tin
Dùng chữ đậm dễ đọc tương phản rõ với các hình in khác trên mặt ghi thông tin. Cỡ
chữ cho % nước trái phải không đựơc nhỏ hơn chữ lớn nhất dùng ở phần ghi thông tin
trừ chữ dùng cho tên sản phẩm, nhãn hiệu, logo, mã UPC và dòng chữ “Thành phần
Dinh dưỡng”
21 CFR 101.30(e)(2), 102.5(b)(2), 102.33(d), 102.33(g)


U.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá
Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Phần III—Ghi Trọng lượng tịnh của hàng trong bao bì
Hỏi
1. Trọng lượng tịnh
của hàng trong bao bì
là gì ?

Đáp

Công bố trọng lượng tịnh của hàng chứa bên trong (trọng lượng công bố) là dòng ghi
trên nhãn cung cấp con số về số lượng thực
phẩm chứa bên trong hộp, bao bì.
21 CFR 101.105(a)

2. Nơi ghi trọng lượng
tịnh của hàng bên
trong bao bì ở đâu trên
nhãn?

Công bố trọng lượng được đặt thành một mục thấy rõ ràng ở 30% phía đáy mặt ghi nhãn
chính, thường song song với mặt dưới của bao bì.

3. Trọng lượng tịnh có
phải ghi bằng gram và
ounces không?

Nhãn thực phẩm in phải ghi rõ trọng lượng tịnh ở hai hệ thống là thập phân (metric:
gram, kilogram, milliters, liters) và hệ thống đo lường của Mỹ.

21 CFR 101.105(f)

Hệ thống thập phân có thể đặt trước hoặc sau hệ thống đo lường Mỹ, hoặc ở trên hay ở
dưới. Các thí dụ sau đây đều đúng: Net wt 1 lb 8 oz (680g)
Net wt 1 lb 8 oz
680 g
500 ml (1 pt 0.9 fl oz)
Net contents 1 gal
3.79 L
P.L. 102-329, August 3, 1992; 21 CFR 101.105



4. Vì sao cần phải tính
diện tích của mặt ghi
nhãn chính?

Diện tích mặt ghi nhãn chính (tính bằng inch vuông hoặc cm vuông) quyết định cỡ chữ
tối thiểu cho phép để ghi trọng lượng tịnh (xem câu hỏi kế tiếp) Diện tích
Tính diện tích của mặt chính ghi nhãn như sau: Diện tích mặt ghi nhãn chính hình chữ
nhật hoặc vuông = dài nhân với rộng (hoặc đơn vị
là inch hoặc là cm)
Tính mặt ghi nhãn chính cho hình ống tròn, lấy
40% của tích cao nhân cho viên chu ống.

5. Cỡ chữ nhỏ nhất là
cỡ nào?

Để công bố trọng lượng tịnh, cỡ chữ nhỏ nhất là kích thước nhỏ nhất cho phép dựa trên
mặt trống để ghi nhãn trên vùng chính ghi nhãn. Quyết định chiều cao cỡ chữ bằng cách
đo chiều cao của chữ thường của chữ o hoặc tương đương khi dùng cả 2 kiểu chữa
thường và hoa trong câu, hoặc chiều cao chữ hoa khi chỉ dùng chữ hoa.
Kiểu chữ tối
thiểu

Diện tích mặt chính ghi nhãn

1/16 in. (1.6
mm)

5 sq. in. (32 sq. cm.) hoặc nhỏ hơn


1/8 in. (3.2
mm)

Lớn hơn 5 sq. in. (32 sq. cm.) nhưng không lớn hơn 25 sq. in. (161
sq. cm.)

3/16 in. (4.8
mm)

Lớn hơn 25 sq. in. (161 sq. cm.) và <100 sq. in. (645 sq. cm.)

1/4 in. (6.4
mm)

> 100 sq. in. (645 sq. cm.) và < 400 sq. in. (2580 sq. cm.)

1/2 in. (12.7
mm)

> 400 sq. in. (2580 sq. cm.)

21 CFR 101.105(h) và (i)


6. Các yêu cầu về sự rõ
ràng nổi bật cho trọng
lượng ghi là gì?

Chọn cỡ chữ in nổi bật, rõ ràng, dễ đọc. Chữ không được cao hơn 3 lần chiều rộng, phải

tương phản rõ ràng với nền để dễ
đọc. Đừng dùng chữ mỹ thuật
trang trí rậm nét khác làm rối
dòng ghi trọng lượng (yêu cầu
khoảng cách tối thiểu được ghi rõ
theo quy định này).
21 CFR 101.105 and 101.15


U.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá
Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Hứơng Dẫn Ghi Nhãn
Food Labeling CFR References

Phần IV—Danh sách Thành phần
1. Danh sách thành
phần là gì??

Danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm là danh sách kê mỗi thành phần theo thứ tự
ưu tiên.
"Thành phần:: đậu Pinto, Nước, và muối "
21 CFR 101.4(a)

2. Yêu cầu ghi thành
phần theo thứ tự ưu
tiên giảm dần có
nghĩa là gì?

3. Danh sách thành
phần này được đặt ở
đâu trên nhãn?

Theo thứ tự giảm dần có nghĩa là các thành phần được ghi theo thứ tự dựa trên trọng
lượng, và thành phần nào nặng nhất sẽ nằm ở trên nhất, và thành phần nhẹ nhất ghi sau
nhất (xem minh hoạ ở câu hỏi số 3).
21 CFR 101.4(a)
Danh sách thành phần được đặt trên
cùng mặt ghi nhãn như tên và địa chỉ
của nhà sản xuất, đóng gói hay phân
phối. Điều này có thể là ở mặt ghi
thông tin nay mặt ghi nhãn chính. Nó
có thể trứơc hay sau bảng ghi dinh
dưỡng và tên và địa chỉ của nhà sản
xuất, nhà đóng gói hay phân phối.
21 CFR 101.4(a)

4. Loại chữ nào được
yêu cầu dùng cho danh
sách thành phần?

Dùng cỡ chữ cao ít nhất bằng 1/16 inch (so chữ in thường) và phải nổi bật, dễ đọc. Xem
phần cỡ chữ, độ rõ dành cho phần ghi thông tin đã đề cập ở chương 1 sách này.
21 CFR 101.2(c)


5. Nước có được ghi là
thành phần không?


Nước thêm để làm thành thực phẩm được xem là thành phần. Nứơc thêm vào phải đựơc
ghi ra ở danh sách thành phần và ghi theo thứ tự ưu tiên giảm dần trọng lượng. "Thành
phần: : Nước, Đậu, và Muối"
21 CFR 101.4(a)

6. Có buộc phải luôn
dùng tên thông thường
cho thành phần?

Luôn liệt kê bằng tên thông thường cho thành phần trừ phi có qui định là phải cung cấp
tên khác. Thí dụ, dùng “đường” thay vì dùng từ “sucrose”.
"Thành phần:: Táo, Đường, Nứơc và Gia vị "
21 CFR 101.4(a)

7. Có cần phải ghi các
thành phần vi lượng
không?

Tuỳ vào thành phần này có lượng đáng kể hay không và có chức năng gì không. Một
chất gia vị ngẫu nhiên không có chức năng gì cho thực phẩm đó, thì không cần phải ghi.
Chất ngẫu nhiên có thường là thành phần của một thành phần khác. Chất sulfite có thể
xem là ngẫu nhiên có nếu nó nhỏ hơn 10 ppm.
21 CFR 101.100(a)(3)

8. Thực phẩm nào
được ghi là thành phần
béo hay dầu thay thế?

Liệt kê chất béo hay dầu thay thế (ghi "và/hoặc") được cho phép chỉ trong trừơng hợp
thực phẩm chứa lượng tương đối nhỏ chất béo hay dầu thêm vào (thực phẩm mà dầu,

chất béo thêm đó không quan trọng) và chỉ khi nhà chế tạo không thể đoán trứơc chất
béo hoặc dầu nào được dùng. "Thành Phần: . . . dầu thực vật (gồm một hoặc các dầu
sau: dầu bắp, đậu phộng, hướng dương) . . . ."
21 CFR 101.4(b)(14)

9. Liệt kê các thành
phần ra sao đối với các
chất bảo quản?

Khi các hoá chất bảo quản được phép dùng cho thực phẩm đựơc cho vào thực phẩm, thì
bảng thành phần phải ghi tên thông thừơng của chất bảo quản đó, và vai trò chất đó,
bằng các từ như “chất bảo quản”, “chất chống hư hỏng”, “chất chống nấm phát triển”,
“chất giữ mùi vị, “chất làm tươi màu”
"Thành Phần: Chuối khô, đường, muối, acid ascorbic để giữ màu tươi”
21 CFR 101.22(j)

10. Các gia vị, hương
tự nhiên và nhân tạo
được ghi ra sao trên
bảng thành phần?

Các chất này có thể ghi trên bảng thành phần bằng tên thừơng dùng hoặc tên bình
thừơng hoặc bằng các từ như "chất gia vị," "tạo hương" hay "hương tự nhiên," hoặc
"hương nhân tạo." Thí dụ:
"Thành Phần: Táo lát, nước, nước mía, nước bắp, bột bắp, gia vị, muối,
hương tự nhiên và hương nhân tạo. "
21 CFR 101.22(h)(1)

11. Ghi thành phần ra
sao đối với gia vị đồng

thời là chất tạo màu?

Gia vị, như ớt paprika, nghệ vừa là gia vị và vừa là màu thì phải ghi hoặc bằng từ "gia
vị và tạo màu " hoặc bằng tên thật sự (thông thường), như “ớt”

12. Liệt kê thế nào với
bột rau ?

Bột rau phải được ghi bằng tên thông thường, như “bột hành”

13. Màu nhân tạo ghi
rao sao ở bảng thành
phần?

Tuỳ vào màu nhân tạo là màu có chấp nhận hay không? :

21 CFR 101.22(a)(2)
21 CFR 101.22(h)(3)
Màu được chứng nhận: Ghi bằng tên đặc biệt hay tên tắt như "FD&C Red
No. 40" hoặc "Red 40."
Tên màu không chứng nhận: Ghi là "màu nhân tạo," hoặc bằng tên thông
thừơng như “màu caramel", “màu của cải đường."


21 CFR 101.22(k)(1) and (2), 21 CFR 74.705(d)(2)


U.S. FDA
Trung tâm An toàn Thực Phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng
Hướng dẫn Ghi nhãn Hàng Hoá

Tháng 9, 1994 (Bản sửa đổi tháng 6, 1999)

Phần V—Ghi thành phần dinh dưỡng
Câu Hỏi 1 – 15 Câu hỏi 16-20
Câu Hỏi
1. Có phải "ghi số liệu dinh
dưỡng” là yêu cầu áp dụng cho
mọi thực phẩm không?

Trả Lời
Yêu cầu mới về ghi số liệu dinh dưỡng trên nhãn (như thí dụ minh hoạ số
4 dưới đây) là yêu cầu ghi nhãn cho hầu hết bao bì thực phẩm vào hoặc
sau ngày 8/5/1994. Minh hoạ cho thấy kiểu chữ đề nghị dùng nhằm đảm
bảo dễ đọc và rõ ràng. Không phải tất cả những điều này là bắt buộc.
Nhưng những tiêu chuẩn bắt buộc được nêu ra trong mục § 101.9(d).
Không giống những thí dụ nêu trong sách này, (1) có thể dùng kiểu chữ dễ
đọc nào cũng được, chứ không phải buộc dùng chữ Helvetica, (2) Tiêu đề
"Nutrition Facts" có thể dùng kiểu chữ to nhất cho phần nhãn ghi dinh
dưỡng, nghĩa là phải lớn hơn 8-point, nhưng không nhất thiết phải dùng
cỡ 13-point, và (3) không có độ đậm nhất định cho ba thanh đậm ngăn
phần trong của nhãn.

21 CFR 101.9(a) và 101.9(a)(1)
Dưới đây là các trường hợp ngoại lệ cho phần ghi nhãn dinh dưỡng. Một
bao bì có thể bỏ qua mục đánh dấu sao nếu có ghi phần nhãn dinh dưỡng,
hoặc thông tin về dinh dưỡng:
Tóm tắt trường hợp ngoại lệ
*

Do doanh nghiệp nhỏ sản xuất


Số mục của luật
21 CFR 101.9(j)(1)
và 101.9(j)(18)

*

Thực phẩm dùng trong nhà hàng, v.v.
hay phân phối đến nhà để ăn ngay

21 CFR 101.9(j)(2)

*

Thuộc loại bánh kẹo bán thẳng cho
người ăn tại điểm làm

21 CFR 101.9(j)(3)

*

Thực phẩm không chứa phần dinh
dưỡng gì đáng kể thí dụ cà phê tan
nhanh (không có đường) hay chất gia
vị

21 CFR 101.9(j)(4)

Công thức cho em bé, trẻ con, hay
thiếu niên tới 4 tuổi (nhãn có thay đổi

cho các trường hợp này)

21 CFR 101.9(j)(5)
and 101.9(j)(7)


Chất bổ sung cho ăn kiêng (phải hợp
với điều 21 CFR 101.36)

21 CFR 101.9(j)(6)

Thực phẩm dược phẩm

21 CFR 101.9(j)(8)

Thực phẩm dạng thô giao để chế biến
thêm, hoặc để đóng gói lại trước khi
bán lẻ

21 CFR 101.9(j)(9)

*

Sản phẩm tươi, và hải sản (có chương
trình ghi dinh dưỡng riêng cho hàng
này, bằng cách dùng phương tiện khác
như nhãn trên kệ bày bán,v.v)

21 CFR 101.9(j)(10)
and 101.45


Cá một thứ hoặc thịt cho súc vật được
bao gói có thể ghi nhãn dựa trên cơ sở
3 ounces nấu chín (khi chế biến). Các
loại này chế theo yêu cầu của khách
thuộc loại ngoại lệ trong ghi nhãn.

21 CFR 101.9(j)(11)

Vài kiểu hộp trứng (thông tin dinh
dưỡng trên nắm trong, hay trên một
nhãn nhét vào thùng)

21 CFR 101.9(j)(14)

Các loại bao bì có ghi "Hàng này bán
lẻ không ghi nhãn " đặt trong thùng
nhiều đơn vị, mà ngoài thùng có ghi
đủ các yêu cầu về ghi nhãn

21 CFR 101.9(j)(15)

Thực phẩm cho tự chọn –ghi nhãn
dinh dưỡng bằng tấm biển, hoặc ngoài
thùng gốc nhìn thấy rõ ràng

21 CFR 101.9(a)(2)
and 101.9(j)(16)

Hàng viện trợ (không bán) cho người

dùng

2. Việc thiết kế mỹ thuật nhãn dinh
dưỡng có được phép làm không?

FDA quan niệm rằng thông tin cần thiết hoặc cho phép trong phần
ghi "Nutrition Facts" trên mặt trước của nhãn hoặc nơi nào đó trên
bao bì phải là nội dung về dinh dưỡng. Do vậy nhãn phải hợp với
luật lệ về ghi chú hàm lượng dinh dưỡng này.
21 CFR 101.13(c)


3. Phải đặt nhãn "Nutrition
Facts" ở đâu trên bao bì?

người dùng có thể nhìn thấy được.

Bảng "Số liệu về dinh
dưỡng" có thể đặt cùng với
thành phần và tên và địa chỉ
(của nhà sản xuất, đóng gói,
phân phối) trên mặt chính
(PDP). Ba phần này của
nhãn phải đặt ở “mặt thông
tin” (tức mặt nhãn sát với và
nằm bên phải của mặt
chính, hoặc nếu không đủ
chỗ ở mặt kế tiếp, thì mặt
tiếp phía phải). Trên bao bì
không đủ chỗ trên mặt

chính và mặt thông tin, thì
"Nutrition Facts" có thể đặt
ở các mặt thay thế khác mà

21 CFR 101.2(b), 101.2(d)(1), and 101.9(j)(17)
4. Kiểu chữ tối thiểu và các yêu cầu về hình thức của bảng "thành phần dinh dưỡng” ra sao?
Hình minh hoạ sau đây (mẫu nhãn dinh dưỡng) cho thấy kiểu chữ đề nghị cho bảng thành phần dinh dưỡng được
xem là rõ ràng và hình thức đáp ứng yêu cầu. Hình thức này được nói rõ trong phần 21 CFR 101.9(d)


A. Tổng quát
Bảng thành phần dinh dưỡng đựơc đóng khung chữ in bằng mực đen hoặc một màu trên nền trắng
hoặc trung tính.
B. Kiểu và cỡ chữ
1. Chữ "Nutrition Facts" dùng cỡ 6 point hoặc lớn hơn kiểu chữ Helvetica Black và /hoặc chữ Helvetica Regular.
Để chữ canh gọn có thể dồn góc chữ đến –4 (nén hơn sẽ không đọc rõ).
2. Các thành phần dinh dưỡng chính và % giá trị hàng ngày của chúng trình bày bằng kiểu chữ 8 point Helvetica
Black (nhưng dấu "%" bằng kiểu chữ Helvetica Regular).
3. Chữ "Nutrition Facts" có thể dùng kiểu chữ Franklin Gothic Heavy hoặc Helvetica Black để vừa vặn bề ngang
của nhãn canh hai bên.
4. Chữ "Serving Size" và "Servings per container" dùng cỡ 8 point Helvetica Regular chừa đầu 1 point.
5. Các chữ trong bảng ( thí dụ chữ, "Amount per Serving") dùng cỡ 6 point Helvetica Black.
6. Giá trị dinh dưỡng tuyệt đối ( thí dụ "1g") và các giá trị dinh dưỡng phụ bằng cỡ chữ 8 point Helvetica Regular
chừa đầu 4 points.
7. Vitamins và chất khoáng dùng cỡ 8 point Helvetica Regular, chừa đầu 4 points, ngăn nhau bằng dấu đề mục 10
point.
8. Mọi kiểu chữ dưới phần vitamins và khoáng dùng cỡ 6 point Helvetica Regular chừa đầu 1 point.

C. Thanh ngang
1. Dùng thanh ngang 7 point ngăn cách các nhóm lớn như trong thí dụ. Dùng thanh ngang 3 point ngăn cách

phần calorie và phần dinh dưỡng.
2. Dùng thanh nhỏ 1/4 point ngăn từng chất dinh dưỡng ra, như trong thí dụ. Các dòng sau không chạm thanh
này. Nửa trên của nhãn (phần dinh dưỡng) có chừa khoảng cách 2 point giữa thanh ngang và chữ, nửa dưới của
nhãn (phần dưới) có chừa 1 point giữa chữ và thanh dưới.

D. Hộp
Tất cả nhãn được đóng khung bởi hộp có lằn ½ point box cách chữ 3 points.


5. Có thể làm gì với nhãn dinh dưỡng bình thường (có nghĩa là nhãn trình bày theo chiều đứng) khi
nó không vừa trên bao bì?
Trên bao bì có diện tích nhiều hơn 40 inch
vuông dành cho ghi nhãn hiệu, thì kiểu “nằm
kề nhau” nếu như kiểu bình thường không
trình bày hết. Trong kiểu này thì phần dưới
của nhãn "Nutrition Facts" (phần theo sau
vitamin và chất khoáng) được đặt ngay bên
phải của nó, ngăn bởi một lằn vạch. Nếu có
thêm các vitamin và chất khoáng khác sau
sắt và phần dưới chất sắt không đủ, nó cũng
có thể liệt kê ở phần bên phải, nhưng với lằn
ngang ngăn nó với phần dưới..

Ngoài ra, nếu bao bì không có phần
dọc liên tục đủ (nghĩa là khoảng 3
inche) cho kiểu trình bày trên, thì có
thể trình bày dạng bảng (nằm ngang).

21 CFR 101.9(d)(11)(iii)
6. Có cần phải thêm dòng ghi chú Không, đây là tuỳ ý.

cách chuyển đổi calori để nói rõ là
21 CFR 101.9(d)(10)
béo, carbohydrate, và protein
cung cấp 9, 4, và 4 calories mỗi
gram?
7. Các gói đóng với nhiều phần khác nhau (ví dụ., các loại tinh bột dùng làm điểm tâm) thể hiện
thông tin dinh duỡng ra sao?
Khi đóng thực phẩm với hai loại hay nhiều hơn và dùng để ăn riêng từng thứ, như thức ăn từ tinh bột, hay khi
các gói có thể dùng thay nhau của cùng kiểu thực phẩm như vỏ tròn chứa kem, nhà sản xuất có thể chọn để đưa
và phần “bảng dinh dưỡng” cho từng thứ, hay kết hợp trên một bảng.


21 CFR 101.9(d)(13)(i) & (ii)
8. Có cách đặc biệt nào dùng ghi
nhãn cho những bao bì nhỏ và
trung bình không?

Các bao bì thực phẩm có diện tích bằng 40 inch vuông hay nhỏ
hơn có thể đặt phần “số liệu dinh dưỡng” ở bất cứ mặt ghi nhãn
nào (không giới hạn ở mặt ghi thông tin), có thể bỏ phần chân
của bảng dinh dưỡng nếu dùng một dấu sau khác đặt cuối bảng
với dòng "Giá trị phần trăm của khẩu phần hàng ngày dựa trên
khẩu phần 2.000 calorie," và có thể dùng bảng để trình bày.

21 CFR 101.9(j)(13)(ii)(A), (C), and (D)
9. Có còn ngoại lệ nào không nếu
cách trình bày bảng không hết
trên bao bì nhỏ và trung bình?

Có thể dùng hình thức trình bày dòng trên bao bì bằng hoặc nhỏ

hơn 40 inch vuông cho phần ghi nhãn nếu như hình dáng và
kích cỡ bao bì không thể nào có chỗ để trình bày thông tin dinh


dưỡng ở mặt ghi nhãn này

21 CFR 101.9(j)(13)(ii)(A)
10. Trên bảng dinh dưỡng có cho
phép dùng chữ tắt không khi áp
dụng cho bao bì nhỏ và trung
bình?

Bao bì thực phẩm với mặt bằng 40 inch vuông hay nhỏ hơn
dành cho ghi nhãn có thể dùng các chữ viết tắt sau trong nhãn
ghi phần dinh dưỡng:

Chữ nguyên
cho nhãn

Viết tắt

Chữ
nguyên
ghi nhãn

Viết tắt

Serving size

Serv size


Cholesterol

Cholest

Servings per
container

Servings

Total
carbohydrate

Total
carb

Calories from fat Fat cal

Dietary fiber

Fiber

Calories from
saturated fat

Sat fat cal

Soluble fiber

Sol fiber


Saturated fat

Sat fat

Insoluble fiber Insol
fiber

Monounsaturated Monounsat fat Sugar alcohol
fat
Polyunsaturated
fat

Polyunsat fat

Other
carbohydrates

Sugar alc
Other
carb

21 CFR 101.9(j)(13)(ii)(B)
11. Ngoại lệ “ số điện thoại” đối
với bao bì nhỏ là gì?

Bao bì nhỏ (nhỏ hơn 12 inch vuông cho tổng bề mặt dành ghi
nhãn) có thể in số điện thoại hoặc địa chỉ để liên hệ lấy thông
tin dinh dưỡng. Ngoại lệ này (số điện thoại hay địa chỉ thay vì
bảng thành phần dinh dưỡng) chỉ cho phép khi không có ghi giá

trị dinh dưỡng hay thông tin về dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm.
21 CFR 101.9(j)(13)(i)


12. Kích cỡ tối thiểu của bảng giá
trị dinh dưỡng là bao nhiêu cho
sản phẩm có bao bì nhỏ?

Sản phẩm có bao bì nhỏ (nhỏ hơn 12 inch vuông cho tổng diện
tích dành ghi nhãn hiệu) có thể dùng cỡ chữ không nhỏ hơn 6
point hoặc đều dùng chữ in không nhỏ hơn 1/16 inch cho tất cả
các thông tin dinh dưỡng.
21 CFR 101.9(j)(13)(i)(B)

13. Có những ngoại lệ nào cho
bao bì dùng cho một người?

Bao bì thực phẩm dùng cho 1
người có thể bỏ dòng
"servings per container".
Ngoài ra, phần lớn bao bì
dùng cho 1 người ăn cũng bỏ
phần tương đương bằng số
thập phân tương ứng ở phần
serving size. Tuy nhiên, nếu
ghi thì phải đúng với tổng
lượng bên trong. Số liệu
người dùng cho bao bì dùng
cho 1 người ăn phải mô tả là:
"Serving Size: 1 gói" cho thức

ăn trong bọc, "Serving Size: 1 hộp" cho hộp nhựa, hay là
"Serving Size: 1 lon" cho phù hợp. Chỉ những thực phẩm này
buộc phải ghi trọng lượng ráo phải ghi phần tương đương bằng
hệ thập phân cho phần serving size, "Serving size: 1 hộp ráo
(__g)."
21 CFR 101.9(b)(5)(iv), 101.9(b)(7) & 101.9(d)(3)(ii)


14. Nếu nhà sản xuất sản xuất loại
kết hợp, thì phải ghi nhãn ra sao
nếu thực phẩm này chỉ thường kết
hợp với một thức phẩm khác trúơc
khi ăn?

Bảng "Nutrition Facts" phải ghi rõ
chất dinh dưỡng của thực phẩm
“khi đóng hộp” (trước khi người
dùng kết hợp nó qua nấu nướng).
Tuy nhiên, nhà sản xuất được
khuyên nên thêm cột thứ hai ghi
các thông tin dinh dưỡng cho thấy
caloris, calorie từ chất béo, và %
giá trị hàng ngày cho thực phẩm
kết hợp khi ăn. Số liệu này (ví dụ,
g/mg) cần ghi cho các thực phẩm
đóng gói. Tuy nhiên như đã nói
trong thí dụ này, có thể thêm phần
chú thích cho thấy giá trị dinh
dưỡng của thức ăn thêm vào. Cách
khác nữa là số liệu của thức ăn chế

biến này có thể cung cấp ngay kề
bên bảng dành cho thực phẩm
đóng gói (thí dụ., "Sodium 200
mg, 265 mg").
21 CFR 101.9(e)


15. Nếu nhà sản xuất sản xuất loại
để kết hợp, thì hãy cho một ví dụ
về nhãn dinh dưỡng của một thực
phẩm dùng để kết hợp với một chất
khác để chế biến thêm bởi người
dùng?

Khi giá trị dinh dưỡng trong cột
sản phẩm dùng chế biến theo chỉ
dẫn tương tự với sản phẩm đóng
gói (thí dụ các thành phần thêm
vào trong lúc chế biến là các thành
phần như nước), nhà sản xuất có
thể bỏ qua cột thứ hai, và chỉ ghi
những gì làm thành một phần của
phần serving size.Thí dụ, hỗn hợp
bia khô có thể ghi là: "Serving
Size: 1 muỗng canh bột khô (4
g)(làm thành 1 ly)."
21 CFR 101.9(b)(7)(v), 101.9(e),
101.9(e)(5)

Hypertext updated by ces/dms 2000-JUN-12



16. Có những đặc
biệt nào trong ghi
nhãn thành phần dinh
dưỡng cho những
thực phẩm cho hài
nhi và trẻ em?

Ghi nhãn thực phẩm đặc biệt cho trẻ em dưới 4 tuổi theo Số Liệu CFR
R về Ghi Nhãn “Food Labeling CFR R Facts" không yêu cầu ghi %
giá lượng dùng hàng ngày như đã ghi ở các thực phẩm thông thường
khác. Ngoài ra thực phẩm cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi không được ghi
thông tin về calories của chất béo và chất béo no và tổng lượng của
chất béo polyunsaturated, monounsaturated và cholesterol. Cả hai
trường hợp thì giá trị % hàng ngày chỉ ghi cho phần protein, vitamins,
và khoáng minerals.
Trái cây điểm tâm cho trẻ
dưới 2 tuổi

Trái cây điểm tâm cho trẻ
2 đến 4 tuổi


×