Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI GIÁO DỤC ???

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.08 KB, 2 trang )

Suy thoái giáo dục: Do đạo đức người thầy?
(VietNamNet) - "Chúng ta không nên đổ thừa nguyên nhân chính làm suy thoái giáo dục cho HS, phụ huynh và
thầy cô giáo mà nên coi họ là nạn nhân thì gần sự thật hơn", GS Nguyễn Ngọc Lanh bức xúc trước những nhận
xét và ý kiến từ kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Ủy ban Văn hóa, giáo dục,
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
"Nguyên nhân sâu xa của sự suy thoái đạo đức của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lương và thu
nhập không đủ sống...” – Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đưa ra kết luận này sáng 20/9,
khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực
giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng phản bác: “Nói như thế là hòa cả làng. Cứ
anh nào nhà nghèo là đi ăn trộm sao?...Nói nguyên nhân sâu xa của việc suy thoái đạo đức là do thu nhập thấp thì chỉ
cần mỗi việc nâng lương là xong".
Sau khi theo dõi những thông tin liên quan, GS Nguyễn Ngọc Lanh đã có bài viết "suy thoái giáo dục, có phải do đạo đức
người thầy?". Dưới đây là ý kiến của ông.
Tôi được đọc nhân dịp này câu “không thể cứ nghèo thì đi ăn trộm” mà nhiều báo đã nhắc tới.
Vâng, câu này rất hay, rất đúng, lại rất cao đạo khi ta nói với một tên ăn trộm cụ thể, trước một toà án cụ thể. Ta chỉ ra
cho hắn thấy nhiều người nghèo hơn hắn mà vẫn sống lương thiện. Thế là ta đóng trọn vai một nhà đạo đức, lương tâm
ta sẽ yên ổn.
Nhưng..., vâng! Nhưng, nếu một xã hội mà tỷ lệ ăn cắp, ăn trộm cao đến mức phải đưa ra thảo luận ở tận ngôi cao vòi
vọi thì liệu nói như vậy có ổn không? Khi đó, dù rất thiển cận, chúng ta có thể nói gì về nguyên nhân làm cho tỷ lệ trộm
cắp cao đến mức cấp thượng đỉnh phải quan tâm?
Một vấn đề có tầm vóc xã hội lại đổ cho suy thoái đạo đức cá nhân, e rằng có vấn đề về nhãn quan. Cố nhiên, tôi không
đủ can đảm mà so sánh thầy cô giáo với bọn ăn trộm, dù là so sánh gián tiếp.
Số giáo chức nước ta đông nhất trong số viên chức hưởng lương: gần triệu người, trong đó trên 90% là thầy cô giáo. Và
cũng khoảng 90% số này là lương thấp (vỡ lòng, tiểu học, THCS...).
Cái ngày chưa xa lắm, quan điểm chính thống coi giáo dục (y tế, khoa học, văn nghệ...) thuộc nhóm “phi sản xuất”; do
vậy, thang lương cực thấp, lương tăng chậm nhất, cho đến khi cả xã hội phải ái ngại, thương hại cho thầy cô giáo.
Muốn kiếm thêm một cách lương thiện, họ lại không được phép ra chợ bán bánh rán hay nấu xôi bán quà sáng cho
chính HS của mình. Nếu họ làm nghề khác mà không làm giáo viên thì dễ kiếm thêm để sống hơn.
Từ đó, nếu ngồi ở ngôi cao lại phải liên hệ thêm một điều nữa.
Nếu xếp hạng theo GDP thì nước ta có thứ bậc rất không cao trên thế giới. Nhưng khi đánh giá toàn diện (tỷ lệ mù chữ


ở VN rất thấp, tỷ lệ chết của trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta rất thấp...) thì thứ bậc của nước ta được quốc tế xếp vượt lên
hàng một - hai chục bậc. Thầy giáo (và thầy thuốc) trực tiếp đóng góp vào thành tích này, làm giảm đi nỗi nhục cho đất
nước, nhưng bị đối xử tệ hại ra sao, kinh phí cho giáo dục thấp ra sao, chẳng cần nhắc lại nhiều.
Lương giáo viên vẫn chưa đủ sống
Nay, sau mấy chục năm khổ sở, thầy cô giáo được phụ cấp 30 hay 40% tính theo lương, liệu đã đủ sống chưa?
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa gặp gỡ
các giáo viên vùng sâu, vùng xa nhân ngày
8/3/2004. Ảnh: H.A
Xin các vị đại diện dân và đại diện “tiếng nói” người lao động cho ý kiến vì các vị sâu sát hơn ai hết. Còn tôi, xin nói
thẳng: chưa thể đủ sống (nhất là đa số các thầy cô đều ở bậc thấp).
Khốn nỗi, bản năng sống lại là bản năng mạnh nhất của sinh vật và càng mạnh mẽ ở con người. Với đặc trưng nghề
nghiệp, thầy cô giáo có thể làm gì để kiếm thêm, bù vào chỗ thiếu hụt để có thể sống, nhất là sống cho ra người? Đố ai
nghĩ giúp cho gần một triệu giáo viên nên làm gì, có thể làm gì, ngoài dạy thêm? Cứ cấm dạy thêm, cứ không tăng
lương thì khác gì hai cái tay không phối hợp để bảo vệ cơ thể mà quay sang “ục” vào cơ thể?
Cần công tâm khi đánh giá Sự suy thoái phẩm chất trên diện rộng bắt đầu chính từ đây. Và không phải ngày một, ngày
hai, mà là hàng chục năm liên tục như vậy, lương cứ thấp như vậy, thì ắt là sẽ có một tỷ lệ sa đà vào làm giàu bất chính
(họ đục khoét vào ngay phụ huynh và HS của mình) và càng dấn sâu. Không còn sa đà nữa mà là sa đoạ.
Chẳng cần là thiên tài, hay là bậc nhìn xa trông rộng gì, cũng dự kiến được như vậy. Thậm chí, còn dám nói tỷ lệ này ở
ngoài ngành giáo dục còn cao hơn nhiều, nhất là khi người ta đua nhau “chạy” chức.
Tuy nhiên, dẫn chứng một vài người trong số “con sâu”này để coi là điển hình, để quy nguyên nhân tiêu cực tràn lan là
do đạo đức cá nhân thì e rằng có vấn đề về thị giác.
Dẫu liều lĩnh đến đâu tôi cũng không dám nói ông đại biểu Mạc Kim Tôn là điển hình của đại biểu, cũng như lấy câu “gạ
tình lấy điểm” không nên dẫn ra làm bằng chứng cho suy thoái đạo đức ở thầy cô giáo không phải do lương thấp.
Giáo viên: Nạn nhân, không phải nguyên nhân!
Thầy cô giáo có “chức” gì? Gọi họ là giáo chức, kỳ thực họ chẳng có chức gì. Do vậy, họ chẳng có quyền gì, ngoài
quyền đối với những HS đang học họ. Họ chịu biết bao đè nén, áp lực.
Ví dụ, một cô giáo dạy lớp 3, lẽ ra cô có quyền từ chối những HS quá kém từ lớp 2 chuyển lên, nhưng liệu cô có nổi cái
quyền tối thiểu này hay không? Ai bắt cô phải nhận một lớp có nhiều HS quá kém và buộc cô phải hoá phép cho họ
thành giỏi? Và liệu cô có dám phản kháng hay không? Đấy, vấn đề chính là ở đây. Một người có quyền (trên giấy)
nhưng không dám, không được phép, không có cơ hội sử dụng quyền của mình thì vấn đề là ở cơ chế mất rồi. Không

thiếu gì dẫn chứng khác nói lên điều đó. Chúng ta không nên đổ thừa nguyên nhân chính làm suy thoái giáo dục cho HS,
phụ huynh và thầy cô giáo mà nên coi họ là nạn nhân thì gần sự thật hơn.
Vì sao giáo dục xuống cấp đến nỗi này? Nhiều nguyên nhân, trước hết là những nguyên nhân về tầm nhìn, từ đó phát
sinh những sai lầm về chiến lược, đường lối và triết lý trong giáo dục.
Bài viết này không phải chỗ bàn. Dẫu vậy, tôi vẫn tiện thể nói thêm: ngân quỹ giáo dục chưa tương xứng với kỳ vọng và
ý chí các cấp lãnh đạo, giống như ngôi nhà phải nhếch nhác khi ông chủ thiếu tiền so với bản thiết kế mà mình ước
muốn.
Chưa nói tới, ông ta mua sắm tốn tiền vào những thứ loè loẹt, vô hiệu quả. Trách nhiệm tất nhiên trước hết thuộc về nhà
nước.
Nhưng cũng nên đặt ra câu hỏi: tại sao nhà nước quá ôm đồm, “siết” từ chỉ tiêu tuyển sinh đến kinh phí?
Nếu xã hội hoá giáo dục mạnh mẽ hơn, bài toán khó này liệu có được giải quyết triệt để hơn, gọn gàng hơn, và mức
sống người thầy không đến nỗi khó khăn để dễ dàng bị quy chụp như vậy?
Cần những giải pháp tổng thể, và trước hết là cái nhìn tổng thể, đầy đủ hơn từ những đại biểu dân, những quan chức có
trách nhiệm. Chứ không nên kết luận quá đơn giản: “suy thoái giáo dục là do thầy cô kém đạo đức”, để rồi ung dung
phán xét, vô can và vô cảm trước những yếu kém của giáo dục.
• GS Nguyễn Ngọc Lanh (ĐH Y Hà Nội)

×