Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THẦN THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.43 KB, 6 trang )

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THẦN THOẠI
1. Khái Quát Về Thần Thoại
1.1 Giới thuyết về Thần thoại
Sự phát triển của bất kì nền văn học nào, dù văn minh hay lạc hậu, phát triển hay
kém phát triển đều lấy văn học dân gian làm nền tảng. Từ thời khởi thủy của xã hội
loài người, con người đã biết dùng lời văn tiếng nhạc để làm phong phú thêm vẻ
đẹp tâm hồn. Điều này được thể hiện bằng những câu hát, truyện kể lưu truyền
trong dân gian của các dân tộc trên thế giới. Trong các câu hát, truyện kể trong dân
gian thì Thần thoại xuất hiện từ khá sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển
của xã hội loài người.

Cho đến nay, giới học giả, các nhà nghiên cứu vẫn chưa cho thấy sự thống nhất
trong cách trình bày khái niệm thần thoại. Điều này thể hiện qua những quan điểm
khác nhau của các học giả, thậm chí trái chiều, mâu thuẫn!
Thần thoại là gì? Thần thoại theo Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của
loài người khi xã hội nguyên thuỷ kết thúc. Sự thực thì trên thế giới, bất cứ dân tộc
nào cũng có thần thoại.
E.M. Mêlêtinxki đã định nghĩa thần thoại như sau: Thần thoại có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, huyền thoại. Thường người ta hiểu đó là
những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn
gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những
nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá. ( Thi pháp của huyền thoại )
Theo Từ điển Văn học – bộ mới – NXB thế giới thì: Thần thoại là tập hợp những
truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn
hoá, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời
sống con người.
1.2 Nguồn gốc ra đời của Thần thoại


Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại


“trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ
“nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi
phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí
tưởng tượng”. Nghĩa là không thể nào hiểu và lý giải đúng thần thoại nếu tách nó
ra ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục
tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại.
Theo Đinh Gia Khánh, thì ở nước ta “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của
người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt” , có nghĩa là
thần thoại có từ trước công nguyên. Đồng quan điểm như trên, các nhà nghiên cứu
Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên cũng đưa ra các ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần
thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời
kì khuyết sử” và “Thần thoại chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn thấp của sự phát
triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật. Trong giai đoạn đó, thần thoại đã có
một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận
thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành
những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” .
Cơ sở đầu tiên dẫn đến sự ra đời của Thần thoại là sự phát triển của xã hội công xã
nguyên thủy khi con người đã xuất hiện tư duy và hoạt động ngôn ngữ. Con người
thời kỳ nguyên thuỷ trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng
vũ trụ kỳ bí, họ đã muốn cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận thức thế
giới, nhận thức tự nhiên. Sự nhận thức thế giới của con người lúc đó là hoang
đường và ấu trĩ. Con người tưởng tượng ra và đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy,
rằng thế giới là do các vị thần linh tạo ra. Thế giới đó luôn bí ẩn và to lớn, nó chế
ngự con người và luôn luôn đe doạ đời sống của họ.
Trong quá trình lao động, sản xuất, con người nguyên thuỷ đã vận dụng lý trí non
nớt, sự nhận biết thô sơ của mình về thiên nhiên, vũ trụ để tìm câu trả lời cho
những gì xảy ra xung quanh như: Tại sao lại có ngày? Tại sao lại có đêm? Tại sao
lại có bầu trời? Tại sao lại có mặt đất? Tại sao lại có mặt trời, mặt trăng và các vì
sao? Tại sao lại có sự sống, sự chết ? Con người sinh ra từ đâu? Tại sao lại có mưa
gió, bão lụt, hạn hán?...Và còn rất nhiều câu hỏi khác. Chính vì thế, họ đã làm ra

thần thoại. Và Mác đã gọi thần thoại là thứ nghệ thuật được người xưa sáng tạo ra
một cách không tự giác.


Giai đoạn này, con người cũng đã nhận thức được mình là một bộ phận của thiên
nhiên và hơn nữa còn muốn khẳng định mình là bộ phận tinh tuý nhất của thiên
nhiên. Sự phân biệt giai cấp, phân biệt lợi ích giữa bộ tộc này và bộ tộc khác, sự
đấu tranh chống lại giặc ngoài xâm đã chuyển hóa bộ phận thần tự nhiên sang bộ
phận thần thoại anh hùng văn hóa như: Lạc Long Quân, Sơn Tinh – Thủy Tinh,
Thánh Gióng hay Thần thoại về họ Hồng Bàng đã góp phần tạo nên sự đa dạng,
phong phú cho các thể loại thần thoại Việt Nam.
2. Đặc Trưng Thi Pháp Thần Thoại
2.1 Thi pháp là gì ?
Có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về vấn đề thi pháp nhưng theo quan
điểm của chúng tôi thì cách lý giải của nhà nghiên cứu Vi-nô-ra-đốp là hợp lý. Ông
cho rằng: “ Thi pháp học là khoa học nghiên cứu các hình thức, dạng thức, các
phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các
thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt… không chỉ các hiện tượng của ngôn từ văn
chương, mà còn bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu
tác phẩm văn chương và sáng tác văn chương dân gian”.
2.2 Đặc trưng thi pháp Thần thoại
2.2.1 Kết cấu và cốt truyện
So với các thể loại truyện kể dân gian khác, cốt truyện và kết cấu của thần thoại có
phần đơn giản hơn. Thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới một cách giản đơn,
ngây thơ. Phần lớn ở cốt truyện này thường có kết cấu: một thần – một nhân vật –
một hành động. Nhân vật thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang, hình dạng
khổng lồ, thực hiện công việc của người sáng tạo ra thế giới. kết cấu này chủ yếu là
những thần thoại kể về nguồn gốc của vũ trụ, thiên nhiên như: Thần trụ trời, thần
mưa, thần gió,...
Song song đó, trong thần thoại Việt Nam cũng có những trường hợp một cốt truyện

nhiều chủ đề. Cốt truyện là cốt truyện đơn, song đã thêm những tình tiết, biến cố,
sự kiện,…ở kết cấu này phần lớn là chủ để về Nguồn gốc loài người, chủ đề Hồng
thủy, Quả bầu,…hiện tượng phức hợp chủ đề trong thần thoại phản ánh sự đa dạng,
nhiều tầng chồng chất lên nhau trong quá trình lưu truyền. Chính điều này đã tạo
nên tính đa nghĩa ở một số thần thoại như: Sơn tinh Thủy tinh, Thánh gióng,…


Một dạng kết cấu khác của thần thoại là, một cốt truyện mang hình thức liên kết
của nhiều cốt truyện đơn, làm nên một hệ thần thoại. Ở kết cấu này chủ yếu là của
những áng sử thi, thần thoại lớn như: Họ Hồng Bàng, Đẻ đất đẻ nước, Đam san,…
Tóm lại, do ra đời từ thời khởi thủy của xã hội loài người, giai đoạn mà ý thức con
người chưa phát triển nên cốt truyện, kết cấu của thần thoại có phần đơn giản,
phiến diện một chiều. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó ta cũng thấy được sự cố
gắng của tổ tiên trong việc lí giải các hiện tượng, nguồn gốc của thế giới.
2.2.2 Nhân vật
Nhân vật của thần thoại là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người
thời cổ đại. Do vậy nhân vật của thần thoại hầu như đều được mô tả với hình dạng
khổng lồ, có sức mạnh to lớn, có tính cách đơn giản một chiều. Các nhân vật như:
thần Mưa, thần Sấm, thần Gió, thần Biển, thần Nước, thần Lửa,... mỗi thần chỉ
thực hiện một chức năng, một hành động. Đối với các nhân vật sáng tạo văn hoá
cũng vậy, mỗi thần đem tới một chiến công, một sự đóng góp cho xã hội loài
người. Các nhân vật cặp đôi như hai thần Đực – Cái, Lạc Long Quân – Âu Cơ
(Việt), ông Thu Tha – bà Thu Thiên (Mường),... đã tạo nên nòi giống, dân tộc. Các
nhân vật dũng sĩ như: Thánh gióng, Sơn tinh Thủy tinh... đã có công chống lại
thiên tai, giặc dữ bảo vệ cương vực địa bàn sinh tụ sống...
2.2.3 Hiện thực và hư cấu trong thần thoại
Thần thoại là bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại huy hoàng của quá khứ xa
xăm của loài người. Nghệ thuật phản ánh chủ yếu của thần thoại là phóng đại, kỳ
vĩ vì điều này phù hợp với khung cảnh kỳ bí, hoang sơ của thiên nhiên và xã hội
thời cổ đại.

Nghệ thuật phóng đại đã làm cho thần thoại thêm hấp dẫn bởi những hình tượng
nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh siêu nhiên mà người đời sau không bắt
chước được. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được
sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Có thể
nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại. Để diễn tả sự siêu việt của các
nhân vật, thần thoại đã xây dựng hình tượng các vị thần, vị nào cũng có một hình
thù to lớn dị thường: Thần Trụ Trời có bước chân bước từ đỉnh núi này sang đỉnh


núi nọ. Thần Biển mỗi lần vùng vẫy là có sóng to gió lớn, nước dâng ngập tràn
khắp nơi.
Bên cạnh tưởng tượng, hư cấu thần thoại vẫn có yếu tố hiện thưc. Hiện thực trong
truyện thần thoại là hiện thực của các hiện tượng và hoạt động của tự nhiên. Các
hiện tượng tự nhiên là chất liệu hư cấu, tưởng tượng trong thần thoại. Chẳng hạn
các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, sấm sét,… là những hiện tượng có sẵn
trong tự nhiên, con người thời cổ dựa vào các hiện tượng thiên nhiên sẵn có đó để
tưởng tượng và hư cấu trong thần thoại.
2.4 Không gian và thời gian
♦ Không gian
Không gian thần thoại là không gian vũ trụ, khó xác định cụ thể kích cỡ, nơi chốn,
vị trí. Trong thần thoại có ba không gian chủ yếu: không gian trên trời, không gian
mặt đất, không gian dưới nước, chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Tuy
nhiên ba cõi không gian đó cũng không phải là cố định, ngăn cách thành ba thế
giới riêng biệt mà nó luôn biến chuyển, hòa nhập với nhau. Các thần dù được phân
chia cai quản các cõi cụ thể nhưng khi cần thì thần trên trời xuống hạ giới làm
nhiệm vụ như: thần Thiên Lôi, thần Mưa...Hoặc thần ở dưới cõi nước vẫn lên cõi
đất để lấy tài sản, khoáng sản như thần nước.
Không gian chiều dọc trong thần thoại thể hiện sự xâm nhập của các vị thần trên
trời xuống mặt đất và từ mặt đất lên trời như: thần mưa, thần sét, thần thổ công.
Điều này góp phần giải thích sự phân cách giữa trời và đất trong thần thoại một số

dân tộc. chẳng hạn như thần trụ trời trong thần thoại người Việt.
♦ Thời gian
Thời gian trong thần thoại là thời gian không xác định, thời gian vĩnh hằng. Các
truyện không chỉ ra vào thời gian nào, chỉ biết thuở xưa, thuở mới khai thiên lập
địa. Nhưng thuở khai thiên lập địa là vào khi nào rồi kết thúc ra sao, thần thoại
không nói rõ bởi lẽ thế giới thần là thế giới của vĩnh hằng. Thần không có tuổi,
không biết thần sinh ra khi nào. Thần không bao giờ chết.
3. Tổng Kết


Ở bất kì xã hội nào, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, dù văn minh hay lạc hậu đều
phát triển dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó văn học dân gian
là một bộ phận không kém phần quan trọng. Ở rất nhiều thể loại của văn học dân
gian thì thần thoại xuất hiện từ rất sớm, từ thời khởi thủy của xã hội loài người.
Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, song thần thoại cũng góp phần không nhỏ trong
việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc hình thành vũ trụ, con người,…
của con người thời nguyên thủy.
Đặng Công Đoãn. Lớp Văn Học Việt Nam K17. Đại Học Cần Thơ



×