Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

DE TAI LQVCC QUA TP VH NAM 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.93 KB, 43 trang )

Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cho trẻ làm quen với chữ viết là một nội dung quan trọng trong chương trình
giáo dục trẻ mầm non, và đây cũng là một nhiệm vụ của năm học 2014 - 2015.
Như chúng ta đã biết, khi loài người bắt đầu xuất hiện thì lời nói xuất hiện
trước và chữ viết xuất hiện sau. Nhưng khi chữ viết ra đời đã đánh dấu một bước
ngoặt lớn của loài người. Từ những kí hiệu đơn sơ trong những vách hang, vách núi
nhưng nó đã để lại cả một nền văn hoá cùng những kinh nghiệm sống vô cùng quý
báu của thế hệ trước. Dần dần, những kí tự xuất hiện và chữ viết ra đời, nền văn
hoá không ngừng được kế thừa chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ kia và ngày
càng phong phú. Chữ viết có ý nghĩa lớn lao trong việc gìn giữ, bảo tồn và truyền
đạt những kinh nghiệm, tri thức của nhân loại giúp cho xã hội và con người ngày
càng phát triển.
Khi trẻ em sinh ra cũng tiếp xúc với ngôn ngữ nói trước nhưng chính nhờ
vào chữ viết mà trẻ phát triển thành con người toàn diện và ngày càng làm chủ cuộc
sống.
Vậy cần phát triển chữ viết cho trẻ bắt đầu từ đâu và từ giai đoạn nào? Theo
các nhà nghiên cứu thì khi trẻ bắt đầu học tiểu học là khi trẻ đủ điều kiện phát triển
về mặt tâm lý, trẻ bắt đầu học đọc và học viết. Vậy việc cho trẻ làm quen với chữ
viết phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và tiếp thu gián tiếp thông qua người lớn.
Trẻ em với kinh nghiệm sống và sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn
chế. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều chữ viết xuất hiện xung quanh trẻ, trẻ có thể
nhìn thấy chữ viết qua tranh ảnh sách báo, những khẩu hiệu, băng dôn ngoài
đường, hay trên tivi... Nhưng những tác phẩm văn học mới chính là nguồn chữ viết
vô cùng phong phú và hấp dẫn nhất đối với trẻ thơ. Vì văn học chứa đựng trong nó
biết bao điều kì thú về thế giới thật gần gũi nhưng cũng thật lung linh kì diệu của
cuộc sống. Nó thu hút trẻ tìm tòi khám phá, trải nghiệm với một niềm say mê kì lạ.
1



Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Ở đó có những sự vật, những hiện tượng, những con người gắn với những nội
dung, cốt truyện không ngừng lôi cuốn trẻ, và trở thành những ấn tượng vô cùng
sâu sắc. Vậy tôi cho rằng cần thiết phải phát triển chữ viết cho trẻ bắt đầu từ văn
học.
Hiện nay, ở các trường mầm non việc cho trẻ làm quen với chữ viết thông
qua văn học vẫn chưa được chú ý. Đa số giáo viên mới chỉ tập trung tìm ra các biện
pháp để nâng cao khả năng cảm thụ văn học ở trẻ hoặc cho trẻ làm quen với chữ cái
một cách riêng biệt, còn việc cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua các tác phẩm
văn học vẫn chưa được chú ý, giáo viên chưa tận dụng mọi cơ hội cho trẻ khám phá
chữ viết thông qua các tác phẩm văn học. Do đó, trẻ ít được khám phá chữ viết
trong các tác phẩm văn học, hứng thú với chữ viết của trẻ chưa cao điều đó ảnh
hưởng đến sự tiếp nhận chữ viết ở trẻ. Do vậy, việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen với chữ viết thông qua văn học là nhiệm vụ rất quan trọng, giúp trẻ chuẩn bị
sẵn sàng tâm thế cho việc học đọc và học viết ở trường phổ thông. Đề tài tôi đưa ra
nhằm đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với
chữ viết thông qua văn học cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm
mục đích:
- Đánh giá thực trạng dạy học cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn
học.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học.

3. Thời gian địa điểm
3.1. Thời gian
Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
2

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

3.2. Địa điểm
Trường mầm non Đồng Rui - Tiên Yên - Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Khả năng cảm thụ, tiếp nhận chữ viết thông qua văn học ở trẻ mẫu giáo lớn
chưa cao và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự hạn chế của việc dạy
học. Nếu xây dựng được một số biện pháp dạy học phù hợp, sát với thực tế thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học.
Vạch ra cái nhìn đúng đắn cho gia đình, nhà trường, xã hội vì tác dụng giáo dục của
việc làm quen với chữ viết thông qua văn học giúp trẻ phát triển nhân cách một
cách toàn diện.

3

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương I: Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Một số khái niệm
- “Dạy học”: Là cách thức cụ thể phản ánh sự tác động qua lại giữa người
dạy và người học trong quá trình dạy học nhằm đạt được kết quả nhất định.
- “Văn học”: là một loại hình nghệ thuật, bao gồm các tác phẩm với hệ thống
ngôn từ nghệ thuật phản ánh những nội dung phong phú của cuộc sống.
- “Chữ viết”: là những kí tự có ý nghĩa, nhằm gìn giữ, bảo tồn, truyền đạt và
phát triển những kinh ngiệm lịch sử xã hội của loài người.
- “Cho trẻ làm quen với văn học - chữ viết”: Là đưa đến cho trẻ một chân
trời mới của nghệ thuật văn chương, chỉ văn chương thôi chứ chưa phải là văn học
với tư cách là một môn văn hoá đầy đủ. Thông qua các tác phẩm văn học đó giúp
trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của chữ viết, đồng thời kích thích hứng thú của trẻ khám
phá chữ viết tạo tiền đề cho trẻ học đọc, học viết tốt ở trường cấp một phổ thôn
1.1.2 Tầm quan trọng của văn học - chữ viết với sự phát triển của trẻ.
Văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ. Đó là sự gợi mở cho con người đi những bước chập chững đầu tiên vào
thế giới những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc
thường xuyên của trẻ mẫu giáo với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở
trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Văn học góp phần hình
thành những tình cảm đạo đức cho trẻ. Văn học giúp trẻ định hướng và cảm hiểu
môi trường xung quanh, nó là những bài học đầu tiên rất gắn bó và có tác dụng bồi
dưỡng tinh thần cho trẻ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, khơi gợi những bài học
làm người, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
4

Đặng Thị Giang



Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Văn học góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội. Các câu
chuyện thần thoại, cổ tích có thể cho trẻ biết được ông cha ta đã sống ra sao, đã
chống thiên nhiên, chống ngoại xâm anh dũng như thế nào. Trẻ nhỏ khó có dịp dời
khỏi chỗ ở của mình để đi thăm quan những vùng rừng hải đảo, những danh lam
thắng cảnh. Bổ xung cho những thiệt thòi đó trẻ được đi thăm gián tiếp qua các tác
phẩm văn học. Ngoài ra, văn học còn giúp giải đáp rất nhiều các thắc mắc cho trẻ,
đó là những thắc mắc về nguồn gốc, về cấu tạo, về sự phát sinh, phát triển của cây
cối, con vật, đồ vật có hoặc không có ở gần trẻ. Thế giới văn học còn mở ra cho trẻ
muôn vàn sự sinh động và đa dạng của thế giới loài vật, thiên nhiên qua những bài
thơ mới mẻ hấp dẫn.
Trẻ mẫu giáo đang học làm người, vì thế cần xây dựng ở trẻ tình cảm đạo
đức và hành vi đạo đức cần thiết. Có thể khẳng định rằng: “Văn học là một phương
tiện có tác dụng to lớn nhất trong số những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ”.
Thông qua các nhân vật ( đặc biệt là hành động nhân vật ) trong tác phẩm, trẻ nhận
thức được các khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúng mức đối với
các nhân vật và lấy đó làm bài học cho việc cư xử của mình.
Văn học có tác dụng giáo dục thẩm mĩ góp phần làm giàu đẹp tâm hồn trẻ.
Thông qua các bài thơ câu chuyện trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, con
vật, đồ vật, từ đó biết cách bảo vệ chăm sóc chúng. Qua văn học trẻ cảm nhận được
cái hay, cái đẹp trong xã hội, biết làm theo các tấm gương tốt. Văn học còn mở ra
cho trẻ một thế giới ngôn ngữ nghệ thuật với các lối ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
các từ tượng thanh, tượng hình, từ láy... góp phần làm phong phú giàu đẹp tâm hồn
trẻ.
Trẻ mẫu giáo là tuổi “học ăn, học nói”, văn học giúp phát triển ngôn ngữ một
cách trong sáng và tốt đẹp. Những bài đồng dao trong sáng và có vần có điệu giúp
trẻ cảm nhận được nhịp điệu và rèn luyện cách phát âm ở trẻ. Tiếp xúc với văn học
5


Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

trẻ học được ở đó biết bao từ ngữ mới, vốn từ mở rộng sẽ giúp trẻ mở rộng nhận
thức. Ngoài ra, việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ còn có tác dụng to lớn góp phần phát
triển khả năng giao tiếp ở trẻ.
Văn học có ý nghĩa lớn lao và vô vùng hấp dẫn đối với trẻ, trong khi đó nói
tới văn học là gắn liền với chữ viết, chữ viết là kí hiệu của ngôn ngữ. Thông qua
chữ viết, các tác phẩm văn học cùng những giá trị to lớn của chúng mới được
truyền thụ đến trẻ. Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học là
việc làm hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho trẻ có khẳ năng tự tìm tòi khám phá, tự
tìm hiểu các tác phẩm văn học sau này, phát triển hứng thú đọc sách giúp trẻ tự học
đọc, học viết khi vào học cấp 1 phổ thông. Mặt khác, việc làm quen với chữ viết
còn cho trẻ thấy được sự phong phú vô tận của sách, sự kì diệu của tri thức nhân
loại, khơi dậy trong tâm hồn các em khát khao hiểu biết và mơ ước trở thành một
con người với một nghề nghiệp tương lai mà mọi việc bắt đầu là học hỏi từ việc
đọc sách.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Qua tình hình thực tế trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non Đồng Rui
là chưa biết chữ, việc đọc của trẻ qua khâu trung gian là cô giáo - với tư cách là
người đọc trực tiếp rồi đọc lại và kể lại trung thành nội dung văn bản với những ấn
tượng sâu đậm, rõ nét nhất và những hiểu biết kĩ càng giá trị toàn diện văn bản.
Bằng con đường truyền thụ thông qua ngôn ngữ nói, trẻ mẫu giáo có thể tiếp nhận
được văn học. Do đó, giáo viên cần phải tập trung đọc văn trước lớp, kể lại có nghệ
thuật để tác động và phát triển sức nghe cuả trẻ tạo điều kiện cho trẻ có khẳ năng
nhìn ra những hình ảnh sinh động, rực rỡ của cuộc sống mà vẫn giữ được vẻ hồn

nhiên, tính độc đáo và màu sắc rực rỡ của ngôn ngữ trẻ em.
Tuổi mẫu giáo dễ xúc cảm, đó là sự phản ứng tự nhiên ở tình cảm của các
em. Nó biểu thị trạng thái chưa ổn định dễ dao động trước những tác động bên
6

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

ngoài. Trẻ dễ xúc động nên luôn quan tâm đến thế giới xung quanh, những điều
truyền thụ cho trẻ được củng cố bằng cảm xúc. Cảm xúc trước cuộc sống sẽ tạo nên
thái độ, tình cảm và cao hơn là tình cẩm thẩm mĩ của trẻ để xác đinh dần phong
cách sống cho trẻ. Vấn đề quan tâm ở trẻ mẫu giáo không phải là tri thức, kinh
nghiệm mà là cảm xúc. Đó là năng lực hoá thân của các em với cách nhìn ngây thơ,
giản đơn về sự giống nhau giữa văn học nghệ thuật và đời sống. Các em cho rằng
thế giới nghệ thuât trong tác phẩm cũng là hiện thực ngoài đời nên các em dễ dàng
thực lòng chia sẻ.
Khi tiếp xúc với văn học, trẻ mẫu giáo thường dùng trí tưởng tượng phối
hợp. Các em thường gắn tình cảm và xúc động của con người, sự kiện hiện tượng
khiến trẻ không chỉ hiểu biết hình dung sự kiện, hiện tượng mà còn sống với nó.
Trẻ hấp thụ những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra một cách hiểu,
cách cảm thụ thực tại đầy đủ sâu sắc hơn.
Những câu hỏi của trẻ chứng tỏ các em muốn đi đến tận cùng và thường dồn
người đối thoại “đến chân tường”. Trẻ khao khát biết tất cả nhưng chấp nhận sự
giải thích không đầy đủ khoa học. Điều đó phản ánh quan hệ đơn sơ, ngây thơ cuả
trẻ trong lĩnh hội thế giới và văn học. Các em chưa đòi hỏi lý lẽ mà đòi hỏi sự hợp
lý tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Khi giải thích với trẻ cần nhất
quán. Cái gì đã trở thành kinh nghiệm riêng của trẻ thì khó có thể giúp trẻ tiếp nhận

văn học. Nhất quán và tạo dựng niềm tin là một cách làm thoả mãn khát vọng của
trẻ tìm ra chân lý.
Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học là một nội dung rất
quan trọng và phù hợp đối với trẻ 5-6 tuổi, tuy nhiên còn ít được chú trọng. Trên
cơ sở của các khái niệm về văn học, chữ viết... và tầm quan trọng của việc cho trẻ
làm quen với văn học chữ viết cũng như đặc điểm tiếp nhận văn học chữ viết của

7

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

trẻ. Tôi đề ra các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận chữ viết
thông qua văn học ở trẻ.
2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng.
a. Khảo sát:
Qua quá trình dạy trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học tại lớp mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Đồng Rui tôi nhận thấy:
* Tình hình lớp học:
Lớp nằm ở điểm trường trung tâm trên địa bàn xã Đồng Rui, là một xã ven
biển cách thị trấn Tiên Yên khoảng 25 km. Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo, năm học 2013 – 2014 trường Mầm non Đồng Rui đã được tách từ trường
Phổ thông cơ sở Đồng Rui từ ngày 15/8/2013 thành trường Mầm non độc lập.
Trường là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên thực hiện
chức năng quản lí giáo dục trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
mầm non.

Tổng số điểm trường hiện có: 02 điểm khu chính và thôn 4
Tổng số nhóm, lớp: 06 nhóm lớp trong đó:
+ Nhóm trẻ: 02 nhóm trẻ ( Nhóm trẻ khu chính và nhóm trẻ thôn 4)
+ Mẫu giáo: 04 (Khu chính: 03 lớp chia theo độ tuổi; Thôn 4 có 01 lớp ghép
3,4,5 tuổi);
* Về chuyên môn, nghiệp vụ:
100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nắm được mục tiêu, yêu cầu
của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đã dần được nâng cao.

8

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

* Cơ sở vật chất:
Lớp học đã được trang bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động học tập
và vui chơi của trẻ.
* Về phía phụ huynh và học sinh:
Đa số phụ huynh và học sinh là người kinh. Các cháu học sinh ngoan và lễ
phép. Các bậc phụ huynh gần gũi, nhiệt tình trong việc đóng góp ngày công cho
các hoạt động chung của lớp, của trường.
* Thực trạng về: “Chương trình cho trẻ làm quen với văn học - chữ viết”:
- Chương trình cho trẻ làm quen với văn học – chữ viết là một nội dung quan
trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Chương trình đã chọn lọc những
tác phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, và liên tục đổi mới để phù hợp
với tình hình thực tế. Tuy nhiên, chương trình thường xuyên đổi mới với những tác

phẩm mới cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc tìm kiếm đồ dùng dạy học
phù hợp với nội dung tác phẩm như tranh ảnh minh họa vì khả năng vẽ của giáo
viên còn hạn chế.
* Thực trạng về việc dạy trẻ làm quen với văn học - chữ viết ở trường mầm
non Đồng Rui:
- Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc cho trẻ tiếp xúc với văn học có vai
trò rất quan trọng, giáo viên đều đã chú ý tìm hiểu nghiên cứu kĩ tác phẩm trước khi
truyền thụ đến trẻ. Các giáo viên đều đã đề cao vai trò của các biện pháp trong dạy
trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Tuy nhiên giáo viên vẫn chưa tận dụng mọị cơ
hội cho trẻ tiếp xúc với chữ viết thông qua văn học.
- Giáo viên đã nghiên cứu tác phẩm trước khi truyền thụ đến trẻ. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ học thuộc máy móc tác phẩm chưa có sự
nghiên cứu kĩ càng về giọng đọc, kể, sự biểu cảm thái độ tình cảm, chưa có sáng
tạo nghiên cứu về nội dung ý nghĩa giáo dục vẻ đẹp của ngôn từ trong văn thơ.
9

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

- Giáo viên đã chú trọng đến việc sử dụng phương tiện trực quan, tranh ảnh,
con rối, mô hình... cho trẻ làm quen với tác phẩm chữ viết thông qua văn học. Tuy
nhiên, những đồ dùng trực quan này còn nghèo nàn, chưa sinh động hấp dẫn trẻ.
- Giáo viên đã vận dụng biện pháp đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật,
giúp trẻ tự mình thực hành thể nghiệm, nhập thân vào các nhân vật tình huống
trong tác phẩm. Tuy nhiên, giáo viên chưa tận dụng những hình ảnh sâu sắc của trẻ
về tác phẩm để lồng ghép phần chữ viết tới trẻ.
- Nhìn chung, các biện pháp giáo viên sử dụng chưa có hiệu quả cao, chưa

thu hút sự tiếp nhận văn học – chữ viết ở trẻ một cách tích cực.
* Thực trạng tiếp nhận chữ viết ở trẻ 5- 6 tuổi trong trường:
- Sự tiếp nhận chữ viết ở trẻ còn hạn chế, trẻ thường lắng nghe cô truyền thụ
một cách thụ động và ghi nhớ một cách máy móc, khả năng chủ động khám phá các
chữ viết chưa cao.
- Trẻ chưa hứng thú với chữ viết trong các tác phẩm văn học, chưa tập trung
chú ý vào chữ viết, do đó khả năng chỉ chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới của
trẻ còn chậm, trẻ thường xuyên bỏ cách dòng, hoặc lẫn từ dòng trên xuống dòng
dưới.
- Khả năng nhận biết và phát âm các chữ cái chưa cao, trẻ thường gặp nhiều
khó khăn trong việc ghi nhớ cách phát âm của các chữ cái, trẻ thường phát âm
chính xác và ghi nhớ chữ cái đó ngay sau khi cô dạy, tuy nhiên trẻ cũng thường
quên ngay lập tức khi cô chuyển sang hoạt động khác.
- Ngoài ra giáo viên cũng gặp một số khó khăn khác: thiếu đồ dùng dạy học,
trẻ đi học chưa đều, một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo trước đó và trình độ
của trẻ không đồng đều.

10

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Bảng thống kê đánh giá thực trạng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Tổng

Mức độ nhận biết chữ viết của trẻ thông qua văn học (%)

Giỏi

số
Số
37

Khá
%

lượn

Số

Trung bình
%

lượng

Số

%

lượng

Yếu
Số

%

lượng


g
8

21,6

9

24,3

15

40,5

5

13,5

b. Đánh giá thực trạng:
- Như vậy, mức độ nhận biết về chữ viết thông qua văn học ở trẻ là chưa cao,
điều đó không phải do khả năng nhận thức ở trẻ mà chủ yếu là do giáo viên chưa
tìm ra được các biện pháp dạy học phù hợp, cũng như chưa tận dụng mọi cơ hội
cho trẻ khám phá chữ viết thông qua văn học. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng
học đọc, học viết của trẻ sau này ở trường tiểu học.
- Phương pháp dạy học của cô chưa quan tâm đến nhiều trẻ, trong giờ học cô
chưa chú ý đến nhiều trẻ nhút nhát, cá biệt như: Trẻ nghịch, trẻ nói ngọng, nói
không đủ câu, nói chưa rõ ràng (nói nhỏ). Ngoài ra trong các tiết dạy của cô chưa
có sự sáng tạo, linh hoạt, chưa có đủ đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được khám phá,
trải nghiệm.
- Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu và qua đánh giá thực trạng, tôi nhận

thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ 5 – 6 tuổi, tạo nền móng vững chắc cho trẻ học đọc, học viết tốt ở trường
phổ thông. Từ những bất cập trên đề tài tôi đưa ra nhằm tìm ra một số biện pháp
dạy học nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua văn học.

11

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

2.2. Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ
viết thông qua văn học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:
* Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan động.
Do đặc điểm tâm lý của trẻ : Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, trẻ
mẫu giáo có nhiều thuận lợi trong việc lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên việc
tiếp thu ngôn ngữ để hình thành ở trẻ biểu tượng về cuộc sống được phản ánh trong
tác phẩm còn hạn chế nên trẻ cần nhờ đến hình tượng trực quan: tranh minh hoạ, đồ
dùng đồ chơi, con rối, mô hình...
Để kích thích được hứng thú của trẻ tới chữ viết thì việc tạo cho trẻ niềm say
mê văn học là rất quan trọng. Và muốn tạo được cho trẻ niềm say mê văn học thì
việc sử dụng các phương tiện trực quan minh hoạ là biện pháp hữu hiệu. Phương
tiện trực quan minh hoạ cho tiết văn học để dạy trẻ mầm non thường bao gồm đồ
dùng trực quan tĩnh và đồ dùng trực quan động, đề tài tôi đưa ra một số phương
tiện trực quan động là những tranh ảnh, đồ vật minh họa có sự điều khiển của giáo
viên tạo nên những cử động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ tới nội dung câu chuyện.
Ví dụ:
- Những tranh có nhân vật có sự điều khiển từ phía sau của giáo viên để tạo

nên sự chuyển động của nhân vật bằng các con rối, rối dẹt, hoặc những bức tranh
minh hoạ truyện được cho vào chiếc ti vi quay tạo nên sự chuyển động từ dưới lên
trên. Từ đó, thu hút sự chú ý của trẻ và dẫn dắt trẻ đến thế giới phong phú của chữ
viết trong các tác phẩm văn học.

12

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Trẻ xem truyện qua chiếc ti vi do cô tạo ra

Rối dẹt truyện Ba cô gái để kể chuyện cho trẻ nghe
13

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

* Biện pháp 2: Sử dụng hình tượng nhân vật gắn liền với chữ viết của tác
phẩm văn học
Hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn học thể hiện tính đa dạng vủa cuộc
sống hiện thực và việc cảm nhận những hình tượng ấy phụ thuộc vào vốn tri thức,
văn hoá, kinh nghiệm đã trải qua của con người. Tác phẩm văn học không chỉ là sự
thông báo nêu ra những sự kiện này hay những sự kiện khác của cuộc sống mà tất

cả những con người với đủ hình dáng, tính cách, tất cả thế giới đa dạng sinh động
của các loài vật, các bức tranh thiên nhiên với sự phong phú của màu sắc, âm thanh
được vẽ lên bằng ngôn ngữ.
Với trẻ khi lắng nghe một câu chuyện xong, điều đọng lại sâu sắc nhất trong
trí nhớ trẻ đó là các hình tượng nhân vật mà ở đó trẻ được bày tỏ sự yêu ghét, mến
mộ hay căm giận với tính cách của họ. Bởi hình tượng nhân vật đó phản ánh thế
guới vô cùng phong phú hấp dẫn, vừa thực, vừa hư với nội dung tình huống thu hút
sự tò mò khám phá của trẻ. Do đó cần cho trẻ tiếp xúc với từ ngữ thông qua nhân
vật cùng tính cách nhân vật đó. Chẳng hạn: dán cụm từ tương ứng với nhân vật và
tính cách của họ . Qua đó tạo hứng thú cho trẻ khám phá chữ viết, vì trẻ hiểu rằng
những nhân vật hay những tính cách của họ sẽ tương ứng với từ ngữ nào, từ ngữ
đó sẽ có sức biểu thị mạnh mẽ và kích thích hứng thú của trẻ khám phá chữ viết.
Ngoài ra cùng với những hình ảnh nhân vật ấn tượng này, cô có thể viết câu chuyện
bằng chữ viết dưới dạng quyển sách, khi đến tên các nhân vật cô thay bằng hình
ảnh và cho trẻ kể cùng cô. Bằng hình thức này trẻ sẽ hào hứng khám phá chữ viết,
vì trẻ phải kể lần lượt theo dòng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Trẻ được tự
kể như người lớn . Ngoài ra hình thức này còn giúp trẻ làm quen với việc giở sách
giúp trẻ yêu mến sách, yêu mến khám phá thế giới phong phú vô tận của sách, phát
triển hứng thú “ đọc” ở trẻ.

14

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Cô cùng trẻ trong giờ Dạy trẻ kể chuyện
* Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Vì thế “ học mà chơi, chơi
mà học” trở thành phương châm, phương pháp giáo dục trẻ. Trong dạy học cho trẻ
mẫu giáo, trò chơi học tập là phương tiện học tập, là phương tiện dạy học, là hình
thức dạy học đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy sử dụng các trò chơi học tập tạo cho trẻ hứng thú nhận biết chữ viết
thông qua các tác phẩm văn học sẽ đem đến cho trẻ niềm say mê khám phá chữ
viết.
Các trò chơi có thể tiến hành trong tiết học hoặc ngoài giờ học.
Ví dụ:
- Trò chơi dán cụm từ: Mỗi 1 từ cô quy định là 1 chữ cái ở phía sau, trẻ sẽ dán
chữ cái tương ứng ở phía sau với các chữ cái cho trước để tạo thành 1 cụm từ có ý
nghĩa tương ứng với các bức tranh của câu truyện.
15

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

- Trò chơi Đôminô: Cô cho trẻ lắc xúc sắc 6 mặt, mỗi mặt là 1 chữ cái, có thể
có 1 hoặc 2 mặt không có chữ cái nào, các chữ cái tương ứng với tên nhân vật hoặc
các từ trong tên câu truyện. Trẻ lắc được chữ cái nào trẻ sẽ ghép chữ cái đó theo 1
từ hoặc cụm từ có sẵn, nếu vào mặt không có chữ cái thì sẽ bị mất lượt chơi. Sau
đó, cho trẻ đọc từ hoặc cụm từ trẻ đã ghép được.

Đomino để trẻ chơi ghép từ cùng cô
* Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Với bộ môn văn học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy cũng thu hút trẻ không kém phần so với việc sử dụng đồ dùng trực quan hình

tượng. Từ những câu chuyện bài thơ được giảng dạy qua công nghệ thông tin sẽ
gây được hứng thú từ trẻ, qua đó việc cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua bộ
môn văn học cũng thu hút được sự chú ý từ trẻ. Khi công nghệ thông tin được sử
dụng vào giảng dạy trẻ đọc thuộc thơ, tìm hiểu các câu chuyện qua các tác phẩm
văn học sẽ gây được sự hứng thú và hưng phấn ở trẻ. Khi trẻ được quan sát và
được cô giảng dạy bằng những hình ảnh trực quan sinh động hay những câu
16

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

chuyện, bài thơ hoạt hình có chạy chữ trên máy chiếu trẻ sẽ rất thích thú. Trẻ sẽ
chú ý vào bài giảng của cô hơn, tăng khả năng tiếp thu bài mới ở trẻ.

Cô và trẻ học thơ qua trình chiếu
* Biện pháp 5: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ
Môi trường hoạt động rất quan trọng đối với sự chú ý và nhận thức của trẻ
đối với bài mới. Môi trường hoạt động thu hút được sự chú ý ở trẻ bài học đã thành
công một nửa. Môi trường lớp học gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy và
ảnh hưởng đến quá trình nhận thức ở trẻ. Một môi trường đẹp, bố trí khoa học sẽ
gây được hứng thú rất lớn đối với trẻ, tạo tâm thế và sự chú tâm ở trẻ.
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội
hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng
tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng

17


Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao
cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách
sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình ... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn
học đó là một cách tốt nhất.
* Biện pháp 6: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt.
Để trẻ tham gia nhiệt tình vào tiết học đồng thời chú ý hơn đến chữ viết tôi thấy
cần tổ chức tiết học dưới các hình thức nhẹ nhàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Không
nên gò ép trẻ vào một khuôn khổ nhất định gây áp lực và giảm sự hứng thú của trẻ
với giờ học. Với môn văn học này có thể tổ chức dưới dạng dạo chơi hoặc ghé
thăm vườn cổ tích để tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi tôi tổ chức một tiết truyện kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện Tấm
cám. Tôi tổ chức dưới hình thức dạo chơi tham quan vườn cổ tích, kể truyện lần 1 ở
vườn cô tích, lần 2 tôi dẫn dắt trẻ đến góc học tập để xem tranh truyện có chữ, lần 3
tham quan góc tạo hình và kể lại bằng sân khấu và rối dẹt, sau đó cho trẻ về chỗ
ngồi và xem video về câu chuyện có típ chữ chạy phia dưới...
Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Chủ điểm: thể
giới thực vật, tên bài dạy kể chuyện “quả bầu tiên” tôi sử dụng mô hình sa bàn để
gây hứng thú cho trẻ.
Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ khi trọng
tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, đồ dùng
phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hình thức khác nhau.
* Biện pháp 7: Chú ý rèn nề nếp, kỹ năng và kích thích sự sáng tạo ở trẻ.

Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh
hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch.

18

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về
sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn
của mình.
Trẻ có các kỹ năng đọc thơ truyện như đọc theo hàng từ trái sang phải, đọc
hết dòng trên xuống dòng dưới. Trẻ có sự sáng tạo trong những giờ kể chuyện, tự
diễn đạt sáng tạo ra câu chuyện khác trên bức tranh sẵn có của cô.

Trẻ cùng nhau sáng tạo nên tranh truyện của mình
* Biện pháp 8: Làm quen với chữ viết kết hợp với bộ môn khác.
Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn văn học có thể lồng ghép, kết hợp
cho trẻ làm quen với chữ viết qua tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác
trở lên sinh động hơn.
Ví dụ:
Môn âm nhạc dạy trẻ hát Cháu yêu bà hoạt động bổ trợ đề tài là câu truyện
"Tích chu", cho trẻ tìm các chữ cái đã học qua từ “ Bà và cháu”

19

Đặng Thị Giang



Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Môn khám phá khoa học Tìm hiểu về các động vật sống trong gia đình như
con chó, con gà, con mèo, con trâu, dưới tranh có các từ là tên các con vật, cô cho
trẻ tìm chữ cái trong các từ đó.
* Biện pháp 9: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi.
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua
cách hoạt động trong ngày giúp nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ.
Ví dụ: Các hoạt động trò chuyện sáng về chủ điểm, hoạt động ngài trời, hoạt
động góc, hoạt động chiều cô có thể lồng ghép cho trẻ ôn lại chữ đã học, làm quen
với chữ viết.
* Biện pháp 10: Xây dựng kế hoạch
Để cho trẻ làm quen với chữ viết một cách chủ động và tích cực, tôi xây
dựng các kế hoạch hàng ngày của trẻ tận dụng tối đa việc cho trẻ làm quen với chữ
viết để nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ qua các tác phẩm văn
học.
* Biện pháp 11: Làm đồ dùng đồ chơi.
+ Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phương như: sách báo,
lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm tạo nên đồ
dùng đồ chơi, gắn liền với từ để cho trẻ làm quen với chữ viết.
+ Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách
cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi,
những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện.
+ Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy hướng dẫn trẻ làm ra những con rối
thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ
thích.
+ Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây

hứng thu cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi. Cho trẻ tự
20

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

sáng tạo kể chuyện theo đồ chơi mà tôi cung cấp cho trẻ xem trẻ thể hiện khả năng
diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng xem tranh truyện và đọc của trẻ.

Các đồ dùng đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu phế thải có gắn chữ viết.
* Biện pháp 12: Tham mưu với ban giám hiệu bổ sung cơ sở vật chất và
tổ chức hội thi Bé yêu chữ cái.
Tham mưu với ban giám hiệu bổ sung thêm cơ sở vật chất như tranh truyện,
tranh thơ, bổ sung truyện, thơ cho góc học tập để tăng hứng thú cho trẻ đồng thời
giúp trẻ tiếp xúc nhiều hơn với chữ viết qua các tác phẩm văn học đó trong các giờ
hoạt động góc hoặc chơi tự do ở các góc.
Tham mưu với ban giám hiệu tổ chức hội thi bé yêu chữ cái nhằm động viên
tinh thần, gây hứng thú cho cô và trẻ trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ viết.

21

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi


* Biện pháp 13: Phối hợp với phụ huynh.
Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ
và lắng nghe trẻ nói, cùng trẻ đọc truyện thơ trên báo hoặc truyện tranh để nâng cao
chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ.

Bé cùng mẹ đọc sách
* Biện pháp 14: Tổ chức thực hiện các hoạt động học
Để giúp trẻ nâng cao chất lượng làm quen chữ viết qua bộ môn làm quen văn
học thể loại truyện kể, cho trẻ kể lại truyện, đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thơ.
Khi trẻ làm quen với các tác phẩm văn học giúp nâng cao chất lượng làm
quen chữ viết là để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học
mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác
giả và của giáo viên. Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ
phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách

22

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện, chỉ được chữ viết theo
yêu cầu.
* Biện pháp 15: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Tuyên truyền đưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung và
hình thức phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Chủ đề Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài
hát, đồng dao... có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh.

Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề,
những câu truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe.
Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi
cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi
về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ làm quen với chữ viết.

Góc tuyên truyền với phụ huynh

23

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
* Mục đích thực nghiệm:
Nhằm khẳng định giá trị các biện pháp mà tôi đưa ra. Từ đó phát triển hứng
thú tìm tòi khám phá chữ viết của trẻ qua bộ môn văn học. Trang bị cho trẻ những
kiến thức cần thiết làm quen với việc học đọc, học viết chuẩn bị cho trẻ học tập tốt
ở trường phổ thông.
* Nội dung và tổ chức thực nghiệm:
- Nội dung thực nghiệm:
Tôi soạn ra các bài tập thực nghiệm ứng dụng các biện pháp đã đề xuất trên.
Thử nghiệm các biện pháp này trên trẻ nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen
với chữ viết qua văn học. Tôi tiến hành thực nghiệm trên nhiều tiết dạy văn học
khác nhau, tuy nhiên trong phần đề tài tôi chỉ trình bày trên ba tiết dạy: “Quả bầu
tiên”, “Tấm Cám”, “Nàng tiên ốc”.
- Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành ở 2 nhóm trẻ . Một nhóm dạy theo chương
trình hiện hành, với các biện pháp dạy học thông thường, một nhóm dạy theo
chương trình hiện hành và áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
* Mẫu thực nghiệm:
- Lớp MG 5 - 6. Tổng số trẻ: 37.
- Tôi chia trẻ thành 2 nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: 19 trẻ
+ Nhóm đối chứng: 18 trẻ
- 2 nhóm đồng đều về khả năng nhận thức, số lượng trẻ nam và trẻ nữ, cơ sở
vật chất.
24

Đặng Thị Giang


Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết thông qua văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

* Tiến hành thực nghiệm:
- Trên tiết học.
- Ở mọi lúc, mọi nơi.
* Cách tiến hành các thực nghiệm:
Thử nghiệm tự nhiên dạy văn học theo chương trình hiện hành với các biện
pháp dạy học thông thường, tiến hành trên nhóm đối chứng.
Thử nghiệm 1: Truyện: “Quả bầu tiên”
- Cô kể lần 1: Cùng tranh vẽ minh hoạ, kể kết hợp chỉ và lật tranh.
- Cô kể lần 2: Cô kể cùng tranh và chữ ghi nội dung câu chuyện bên dưới.
Thử nghiệm 2: Truyện : “Tấm Cám”
Cô thực hiện tương tự với cách kể câu truyện “Quả bầu tiên”
Thử nghiệm 3: Cô dạy tiết thơ “Nàng tiên ốc”

- Cô đọc bài thơ lần 1 cùng tranh vẽ minh họa.
- Cô đọc lần 2 cùng tranh và chữ ghi nội dung bài thơ phía dưới.
Thử nghiệm theo thiết kế thử nghiệm có ứng dụng các biện pháp dạy học đã
đề xuất và phối hợp các biện pháp với nhau, tiến hành trên nhóm thực nghiệm.
Thử nghiệm 1: Tiết dạy truyện: “Quả bầu tiên”
* Trong giờ học:
Lần 1: Sau khi giới thiệu tên truyện, cô kể câu chuyện dưới hình thức dùng
tranh minh họa có sự chuyển động của các nhân vật. Ví dụ: “Ngày xửa, ngày xưa
có một cậu bé con nhà nghèo nhưng vô cùng tốt bụng...” cô sẽ cho hình ảnh cậu bé
từ từ đi ra từ phía sau trong khung cảnh có sẵn. Lần lượt khi cô kể đến các nhân vật

25

Đặng Thị Giang


×