Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động hợp tác giữa trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.3 KB, 155 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài Quản lý hoạt động hợp tác giữa
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và doanh nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm, ủng hộ, động viên của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn
khoa học – PGS.TS. Lê Phước Minh. Thầy đã khơi gợi nhiều ý tưởng và tận
tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đại diện các doanh nghiệp đã tham gia trả
lời phiếu khảo sát và trả lời phỏng vấn, giúp tôi có những tư liệu thực tế quý
giá để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Quản lý Dự án Phát triển giáo dục đại học định
hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2, các thầy cô giáo và
đồng nghiệp tại Học viện Quản lý giáo dục đã cung cấp tài liệu tham khảo và
đóng góp những ý kiến tư vấn, nhận xét rất hữu ích về đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của tôi cậu và mẹ là những người luôn ở bên cạnh chia sẻ những niềm vui, động viên
tôi những lúc khó khăn và là nguồn tiếp thêm sức mạnh lớn lao cho tôi vững
bước trên con đường học tập và phấn đấu.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu
sót, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các
bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn./.
Trân trọng

Nguyễn Diệu Cúc


2

LỜI CAM ĐOAN


Tác giả cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của bản thân tác
giả, các số liệu là chân thực và nội dung luận văn chưa từng được công bố
trước đây./.
Nguyễn Diệu Cúc


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................ix
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐÔ...................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VE...................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................xii
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................xii
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................xiv
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................xiv
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................xv
5. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................xv
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................................xv
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................xv
8. Cấu trúc luận văn.......................................................................................xvi
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP........................................1
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu........................................................1
1.1.1. Ở nước ngoài.......................................................................................1

1.1.2. Trong nước..........................................................................................4


4

1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ.......................................................................5
1.2.1. Quản lý................................................................................................5
1.2.2. Trường đại học....................................................................................7
1.2.3. Doanh nghiệp....................................................................................10
1.2.4. Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp..........................................12
1.2.5. Quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.....15
1.3. Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp.................................................15
1.3.1. Bối cảnh tăng cường hợp tác trường đại học và doanh nghiệp.........15
1.3.2. Những lợi ích của hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.....21
1.3.3. Hình thức hợp tác trường đại học và doanh nghiệp (cấp độ kết quả)
.....................................................................................................................22
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp (cấp độ nhân tố)...............................................................................25
1.4. Nội dung quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
(cấp độ hành động)..........................................................................................27
1.4.1. Lập kế hoạch hợp tác.........................................................................28
1.4.2. Tổ chức hoạt động hợp tác................................................................29
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động hợp tác.................................................................30
1.4.4. Kiểm tra hoạt động hợp tác...............................................................30
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp...................................................................................................31
1.5.1. Gắn kết nội dung hợp tác với doanh nghiệp trong kế hoạch chiến
lược của nhà trường - kinh nghiệm của trường đại học Aalborg (Đan Mạch).31



5

1.5.2. Hệ thống chính sách là nền tảng vững chắc cho hoạt động hợp tác
trường đại học và doanh nghiệp - kinh nghiệm của các trường đại học ở
Singapore.....................................................................................................32
1.5.3. Hai xu hướng trong xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động hợp
tác giữa trường đại học và doanh nghiệp....................................................34
1.5.4. Tăng cường vai trò và sự tham gia của doanh nghiệp trong các hoạt
động của nhà trường - kinh nghiệm của các trường đại học khoa học ứng
dụng ở Hà Lan.............................................................................................36
Tiểu kết chương I............................................................................................37
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN VÀ DOANH
NGHIỆP..........................................................................................................39
2.1. Giới thiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.........................39
2.2. Khái quát quá trình nghiên cứu thực tế....................................................40
2.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu.....................................................................40
2.2.2. Quá trình nghiên cứu thực tế.............................................................41
2.3. Thực trạng hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp
(cấp độ kết quả)...............................................................................................42
2.3.1. Thực trạng các hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và
doanh nghiệp theo nhóm mẫu.....................................................................42
2.3.2. Mức độ phổ biến của các hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp..........................................................................43
2.3.3. Xuất phát của hoạt động hợp tác.......................................................46
2.3.4. Cấp độ của hoạt động hợp tác...........................................................47
2.3.5. Sự hài lòng của các bên qua hợp tác.................................................48


6


2.3.6. Mong muốn mở rộng hợp tác trong tương lai...................................48
2.4. Các yếu tố tác động tới hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và
doanh nghiệp (cấp độ nhân tố)........................................................................49
2.4.1. Nhận thức về sự cần thiết và lợi ích từ hoạt động hợp tác...............49
2.4.2. Các yếu tố động lực/ rào cản.............................................................55
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và
doanh nghiệp (cấp độ hành động)...................................................................63
2.5.1. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp..........................................................................63
2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác với trường ĐH SPKTHY tại
các doanh nghiệp.........................................................................................64
2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp tại trường
ĐH SPKTHY...............................................................................................66
2.6. Nhận xét về thực trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường
ĐHSPKTHY và doanh nghiệp........................................................................70
2.6.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm...................................70
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế....................................71
Tiểu kết Chương II..........................................................................................75
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN VÀ DOANH
NGHIỆP..........................................................................................................76
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................76
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và doanh
nghiệp..............................................................................................................77


7

3.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về hoạt động hợp tác

giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp................................................77
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động hợp tác
giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp................................................82
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống chính sách về hoạt động hợp tác
giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp................................................88
3.2.4. Biện pháp 4: Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có khả
năng thúc đẩy hoạt động hợp tác với doanh nghiệp....................................91
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường trao đổi thông tin liên lạc giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp..........................................................................94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................100
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp......................101
Tiểu kết chương III........................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................104
1. Kết luận.....................................................................................................104
2. Khuyến nghị..............................................................................................107
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................107
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên...............................................108
2.3. Đối với trường ĐH SPKTHY.................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................109
PHỤ LỤC......................................................................................................114
Phụ lục 1. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đại diện doanh nghiệp..............114
Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đại diện trường ĐH SPKTHY. 125
Phụ lục 3. Phiếu khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp.............135


8

Phụ lục 4. Bài báo khoa học của tác giả đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục
số 90 (2013)...................................................................................................137



9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH SPKTHY

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

ĐLC

Đô lêch chuân

KH&CN

Khoa học và Công nghê

R&D

(Research and Development) Nghiên cứu và Phát
triển

TB

Trung bình

UBC

(University-Business Cooperation) Hợp tác trường
đại học và doanh nghiêp


DANH MỤC BẢN


10

Bảng 1.1. Những sứ mệnh và vai trò của trường đại học................................17
Bảng 2.1. Thực trạng mức độ phổ biến của các hoạt động hợp tác giữa trường
ĐH SPKTHY và doanh nghiệp.......................................................................44
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của quan hệ hợp tác giữa
trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp............................................................50
Bảng 2.3. Những lợi ích đối với các bên có liên quan từ hoạt động hợp tác
giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp....................................................54
Bảng 2.4. Điểm trung bình các yếu tố tác động tới hoạt động hợp tác giữa
trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp............................................................57
Bảng 2.5. Tổng hợp những yếu tố động lực và rào cản đối với hoạt động hợp
tác giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp..............................................62
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác với trường ĐH SPKTHY của
các doanh nghiệp.............................................................................................65
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động hợp tác trong
đào tạo giữa trường ĐH SPKTHY với doanh nghiệp.....................................66
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý hoạt động
hợp tác trong nghiên cứu khoa học giữa trường ĐH SPKTHY với doanh
nghiệp..............................................................................................................69
Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của
các biện pháp.................................................................................................101


11

DANH MỤC BIỂU ĐÔ

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các doanh nghiệp có hoạt động hợp tác với trường ĐH
SPKTHY theo nhóm hình thức sở hữu............................................................43
Biểu đồ 2.2. Xuất phát của các hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY
và doanh nghiệp..............................................................................................47
Biểu đồ 2.3. Các cấp độ hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp47
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ mức độ hài lòng của các bên qua hoạt động hợp tác giữa
giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp....................................................48
Biểu đồ 2.5. Mong muốn mở rộng hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp..............................................................................48
Biểu đồ 2.6. Lợi ích cho các bên liên quan có thể nhận được từ quan hệ hợp
tác trường đại học và doanh nghiệp................................................................52
Biểu đồ 2.7. Điểm trung bình các nhóm yếu tố tác động tới hoạt động hợp tác
giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp....................................................57

DANH MỤC HÌNH VE
Hình 1.1. Mô hình hệ sinh thái hợp tác trường đại học và doanh nghiệp.......14
Hình 1.2. Các nội dung quản lý và vai trò của mỗi bên trong quản lý hoạt
động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp (Mô hình châu Âu).........28
Hình 3.1. Các mức độ tham gia trong lập kế hoạch........................................82
Hình 3.2. Tác động của các biện pháp quản lý (cấp độ hành động) tới các
nhân tố ảnh hưởng và kết quả của hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp............................................................................100
PHẦN MỞ ĐẦU


12

1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là những giao
dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của

cả hai bên. Quan niệm truyền thống về trường đại học - “nơi đào tạo nguồn
nhân lực” và doanh nghiệp - “nơi sử dụng sản phẩm đào tạo của trường đại
học” nay đã thay đổi. Trường đại học và doanh nghiệp trở thành những đối tác
có vị thế ngang bằng nhau, cùng hợp tác với nhau để hướng tới những mục
tiêu chung, đem lại lợi ích cho cả hai bên và cho xã hội. Từ đó, thuật ngữ hợp
tác trường đại học và doanh nghiệp (University - Business Cooperation hoặc
University - Industry Collboration) đã ra đời và ngày càng thu hút sự quan
tâm của giới học thuật cũng như các nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt
động thực tiễn. Các công trình nghiên cứu của Carayon, 2003, Gibb &
Hannon (2006), Storm (2008), Razvan & Dainora (2009) đã chỉ ra rằng, đẩy
mạnh hoạt động hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường
tháo gỡ những khó khăn về tài chính, và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc
duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng
góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường
lao động [9].
Trong những năm gần đây, với việc triển khai công cuộc đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học và cuộc vận động “Nói không với đào tạo
không đạt chuẩn và đào tạo không theo nhu cầu xã hội”, hệ thống cơ sở pháp
lý cho hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp đã ngày càng
hoàn thiện. Xuất phát từ nhận định “giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực”
[7], Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 18/2012/CT-TTg về việc triển khai
thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy
mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015. Chiến


13

lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đề ra một trong
những giải pháp phát triển giáo dục là “Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng,

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội” với
những định hướng chỉ đạo rất cụ thể như “quy định trách nhiệm của doanh
nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực” và khuyến khích sự phối hợp
giữa nhà trường và doanh nghiệp. Luật Giáo dục đại học 2012 đã quy định
Chính sách của nhà nước về phát triển giáo dục đại học: “Gắn đào tạo với
nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác
giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh
nghiệp”. Mới đây nhất, Nghị quyết 29 về Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đã đề ra quan điểm “Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối
với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở
giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở
giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo”, “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng
năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức,
cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện
chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học”. Rõ ràng là, để đạt
được mục tiêu “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao” [7], không chỉ cần tới nỗ lực của toàn hệ thống giáo dục đại học
mà còn cần tới một sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa các cơ sở giáo dục
đại học và giới doanh nghiệp nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên và
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
Với vị trí địa lý nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và nằm giữa tam giác
phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương, trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên (ĐH SPKTHY) đang có lợi thế rất lớn do là nguồn cung cấp
nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội khu
vực, đồng thời các cơ hội hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp rất
rộng mở và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Trong những năm gần đây, trường ĐH


14


SPKTHY đã có những hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hợp tác với doanh
nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau... Tuy nhiên, những hoạt động đó chủ
yếu xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân, phạm vi tác động chưa sâu rộng và
hiệu quả còn chưa tương xứng với cơ hội và tiềm năng. Bản thân nhà trường
cũng chưa có kế hoạch chiến lược hợp tác với doanh nghiệp, chưa xây dựng
những chính sách, quy định và tổ chức, quản lý hoạt động một cách có hệ
thống nhằm khai thác lợi ích và tiềm năng to lớn từ quan hệ hợp tác trường
đại học và doanh nghiệp.
Với mối quan tâm sâu sắc tới vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Quản lý hoạt động hợp tác giữa trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên và doanh nghiệp” nhằm góp phần giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể
còn khá mới mẻ trong quản lý giáo dục ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm đề xuất
biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động hợp tác với doanh nghiệp, đem lại những lợi ích thiết thực cho các bên
có liên quan.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại
học và doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và
doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY
và doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.


15


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý của trường ĐH SPKTHY
đối với hoạt động hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Kết quả hoạt động hợp tác giữa trường ĐH SPKTHY và doanh nghiệp
chịu sự tác động của những yếu tố như nhận thức về lợi ích, động lực và rào
cản. Nếu phát hiện, làm rõ các yếu tố tác động đó để đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm tăng cường các yếu tố động lực và giảm thiểu các rào cản thì sẽ
nâng cao hiệu quả hợp tác và đem lại lợi ích cho cả hai bên và cho xã hội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động hợp tác trong đào
tạo trình độ đại học hệ chính quy; và trong nghiên cứu khoa học tại trường
ĐH SPKTHY và doanh nghiệp trong thời gian từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2012-2013.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bằng việc đọc, nghiên cứu các công trình khoa học đã có, tổng hợp các
tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, nhóm phương pháp này được sử dụng
nhằm thống nhất các khái niệm, thuật ngữ; xây dựng cơ sở lý luận về quản lý
hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp (Chương I)
Nghiên cứu thực tế điển hình ở trong và ngoài nước để vận dụng những
kinh nghiệm phù hợp khi đề xuất các biện pháp quản lý (Chương III)


16

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế

Nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích phân tích thực
trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
(Chương II) và khảo sát mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
(Chương III). Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn sâu và
điều tra bằng phiếu hỏi.
7. 3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Các kết quả định lượng từ phiếu điều tra được phân tích bằng phần mềm
SPSS và bảng tính Excel.
8. Cấu trúc luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động hợp tác giữa trường
đại học và doanh nghiệp
CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: Biện pháp quản lý hoạt động hợp tác giữa trường ĐH
SPKTHY và doanh nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHỤ LỤC


1

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP
TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp (University - Business
Cooperation, University - Industry Collaboration hoặc University - Industry

Interaction) bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1990, và trở thành chủ đề
được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm đáng chú ý là, trong khi
Mỹ là quốc gia đi đầu trong các hoạt động hợp tác trường đại học và doanh
nghiệp, nhưng số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều
và chỉ tập trung vào một số nội dung cụ thể của quan hệ hợp tác. Trong khi
đó, các trường đại học ở châu Âu vốn nổi tiếng với “nghịch lý châu Âu”
(“European paradox” – cụm từ chỉ các trường đại học châu Âu có khả năng
và thành tích nghiên cứu khoa học rất cao nhưng ít liên hệ với giới doanh
nghiệp và khó chuyển giao kết quả nghiên cứu thành sản phẩm cụ thể), trong
những năm gần đây, đã không chỉ nỗ lực cải thiện quan hệ hợp tác với doanh
nghiệp trong thực tế, mà còn quan tâm tới việc nghiên cứu về vấn đề mới mẻ
này [30]. Do vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về chủ đề hợp tác
trường đại học và doanh nghiệp ở châu Âu khá đa dạng, nhiều công trình mới
được thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây có quy mô lớn trên toàn châu Âu,
hình thành nên khung lý thuyết vững chắc cho chủ đề này.
Khi tổng hợp các công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới, có
thể nhận thấy 2 xu hướng nghiên cứu chủ yếu là: (i) Nhóm nghiên cứu các
vấn đề tổng quát; (ii) Nhóm nghiên cứu các thực tiễn điển hình.


2

Trong xu hướng nghiên cứu các vấn đề tổng quát, đáng chú ý là báo cáo
Thực trạng Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp ở châu Âu (The State of
European UBC) do Trung tâm Nghiên cứu Marketing Science-to-Business
thực hiện năm 2011. Đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu về chủ
đề này, được thực hiện tại hơn 3000 cơ sở giáo dục đại học thuộc 33 quốc gia.
Qua trình bày thực trạng hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp, các tác giả đã giới thiệu khái niệm “Mô hình môi trường sinh thái của
hoạt động hợp tác trường đại học và doanh nghiệp” (UBC Ecosystem Model).

Mô hình này chỉ ra rằng hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là một
hiện tượng phức tạp, thể hiện trên nhiều cấp độ, chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố và có sự tham gia của nhiều bên.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp
được tổ chức thường niên từ 2008 đến nay, các tác giả Rebecca Allisoon,
Christoher Allison, Zsuzsa Javorka (2011) đã tổng kết “Các xu hướng của hợp
tác trường đại học và doanh nghiệp giai đoạn 2008-2011” (Trends of UBC in
2008-2011).
Một nghiên cứu khác rất có giá trị ở Anh là Tổng quan về hợp tác trường
đại học và doanh nghiệp (A Review of Business – University Collaboration)
của tác giả Tim Wilson (2012). Trong bài tổng quan này, tác giả đã trình bày
cụ thể các chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác giữa các trường đại
học và doanh nghiệp trong những năm gần đây và kết quả tác động của những
chính sách đó đối với hoạt động hợp tác trên thực tế.
Hiện nay, xu hướng nghiên cứu thực tiễn điển hình đang khá phổ biến,
xuất phát từ thực trạng hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp diễn ra
ngày càng phong phú, sôi động. Năm 2011, Công ty Technopolis đã giới thiệu
15 nghiên cứu trường hợp về mối liên hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp
(15 institutional case studies on the links betweeen university and business),


3

trong đó mô tả rất cụ thể cách tiếp cận, các hình thức hợp tác, kết quả đạt
được và những bài học của từng trường hợp.
Một nghiên cứu khác của DG Education and Culture giới thiệu 30 thực
tiễn điển hình trong lĩnh vực này trong ấn phẩm 30 good practice case studies
in UBC, trong đó phạm vi đối tượng hợp tác được mở rộng, không chỉ đối với
các doanh nghiệp mà còn các cơ quan công lập và ngoài công lập ở châu Âu.
Một nghiên cứu tương tự ở châu Âu là Making industry – university

partnerships work: Lessons from succesful collaborations của Hội đồng Đổi
mới Kinh doanh và Khoa học (AISBL, 2012).
Mạng lưới Đổi mới hoạt động của trường đại học và doanh nghiệp
(University - Industry Innovation Network) mới được thành lập năm 2012
nhưng có nhiều hoạt động tích cực trong nghiên cứu và xuất bản các nội dung
liên quan tới những thực tiễn điển hình về hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp trên thế giới, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ, xây dựng trường đại học doanh nghiệp.
Ở Mỹ và Canada, nghiên cứu gần đây về hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp là Study on University – Business Cooperation in the US
(2012). Nghiên cứu đã trình bày rất chi tiết về khung lý thuyết và tổng quan
vấn đề nghiên cứu. Các nghiên cứu thực tiễn điển hình được lựa chọn ở Mỹ
và Canada dùng để minh họa cho 12 hình thức hợp tác mang đặc trưng của 2
quốc gia này. Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu trường hợp để minh họa cho
các vấn đề: nguồn gốc, bản chất, các bên có liên quan, lợi ích, động lực, rào
cản, tác động của hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy, hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp là một thực tiễn mới mẻ và đang được
quan tâm nghiên cứu ở các nước phát triển để tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ
sở lý luận.


4

1.1.2. Trong nước
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là một chủ đề nghiên cứu
khá mới ở Việt Nam. Số lượng các công trình nghiên cứu trong nước chưa
nhiều và chưa khai thác hết những khía cạnh đa dạng của chủ đề này.
Do tính chất đặc thù của đào tạo nghề là đào tạo lao động thực hành, hầu
hết các công trình nghiên cứu hiện nay tập trung vào quan hệ hợp tác giữa cơ

sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp: Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy
nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp – Nguyễn Văn Anh (2009);
Hoàn thiện chính sách để phát triển liên doanh, liên kết giữa các trường dạy
nghề và doanh nghiệp đào tạo – Nguyễn Xuân Mai (2010), Một số biện pháp
phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp – Lương Thị Tâm
Uyên (2012), Liên kết đào tạo với doanh nghiệp tại trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Hà Nội: Thực trạng và giải pháp – Nguyễn Tuyết Lan (2011),
Cải tiến chương trình đào tạo nghề theo định hướng ứng dụng giữa trường
dạy nghề và doanh nghiệp – Nguyễn Văn Tuân (2013).
Trong lĩnh vực giáo dục đại học, hầu hết các công trình nghiên cứu trong
nước tập trung khai thác nội dung hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp trong đào tạo. Tác giả Trần Anh Tài (2009) có bài viết “Gắn đào tạo
với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp”. Bài viết làm rõ thực trạng mối
quan hê giữa trường đại học - người sử dụng lao động và xã hội và đề xuất
môt số giải pháp nhằm góp phần làm cho sản phâm đào tạo của các
trường đại học đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao đông cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu. Một số bài viết khác cùng chủ đề như: Đào tạo
theo nhu cầu doanh nghiệp: Một trong những yêu cầu cấp thiết đối với giáo
dục đại học – Nguyễn Khánh Ly (2011), Đại học doanh nghiệp: Mô hình giáo
dục đại học của nền kinh tế thị trường – Trịnh Ngọc Thạch (2013).


5

Tại Hội nghị Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp 2013, tác giả
Phạm Thị Ly, Bùi Anh Tuấn, Boris Dongelmans (2013) đã có bài viết Hướng
tới một nền giáo dục đại học đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Trên cơ sở trình
bày thực trạng triển khai Dự án Phát triển Giáo dục đại học định hướng nghề
nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2, các tác giả đã phân tích định hướng
phát triển mối quan hệ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu “Quan điểm của các doanh nghiệp trong việc hợp
tác với các trường đại học” của Nhóm nghiên cứu T&C Consulting (2013) là
một trong những nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề
này. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu
định lượng đối với hơn 130 doanh nghiệp trên cả nước, báo cáo đã phân tích
rất cụ thể thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp từ góc nhìn của các doanh nghiệp: các hình thức hợp tác hiện nay,
quan điểm của doanh nghiệp về những yếu tố động lực và rào cản.
Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn
đề quản lý mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp xét một
cách toàn diện trong cả lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học từ góc độ
quản lý của nhà trường đại học, vì vậy tác giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu
này, đặt trong bối cảnh một nhà trường cụ thể là trường ĐH SPKTHY.
1.2. Một số khái niệm, thuật ngư
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Định nghĩa
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của
xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác
lao động. Sự cần thiết của hoạt động quản lý được Mác khẳng định bằng ý
tưởng độc đáo và đầy thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều


6

khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [28]. Trong
quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, khái niệm quản lý đã
được đưa ra theo nhiều cách khác nhau, tùy theo cách tiếp cận:
W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một
cách tốt nhất”.

Nhấn mạnh đến các chức năng của hoạt động quản lý, tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra”.
Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, tác giả Hà Thế Ngữ lại cho rằng:
“Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động
đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới”.
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ
tiếp cận nhưng đều phản ánh những nội hàm cơ bản của khái niệm quản lý.
Trong phạm vi đề tài này, Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên khách thể thông qua các phương pháp và công
cụ quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ
chức để đạt mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của
chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động
quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra [28]. Quản lý có 4 chức năng chính là:
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.


7

- Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý,
nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi
cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý;
- Chức năng tổ chức là việc thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và
phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung. Mục đích của chức
năng tổ chức là nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời số lượng, chất lượng
nhân lực, phối hợp các nỗ lực thông qua việc thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp
lý và các mối quan hệ quyền lực.

- Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo) là tác động bằng nghệ thuật, khoa học để
duy trì kỷ luât, kỷ cương của tổ chức, hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân
viên nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, năng lực của họ hướng tới thực hiện
mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động và kết
quả của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những
ưu điểm và hạn chế nhằm đưa các giải pháp phù hợp, giúp tổ chức phát triển
theo đúng mục tiêu đề ra.
1.2.2. Trường đại học
1.2.2.1. Định nghĩa
Theo Từ điển Wikipedia, trường đại học là một cơ sở đào tạo và nghiên
cứu cung cấp các chương trình đào tạo đại học và sau đại học và được quyền
cấp bằng cho sinh viên. Từ gốc Latin của “trường đại học” là universitas
magistrorum et scholarium, có nghĩa là “cộng đồng các giảng viên và nhà
khoa học”.
Trường đại học được đặc trưng bởi vai trò lãnh đạo/dẫn dắt xã hội về
mặt trí tuệ và tư tưởng; đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài


8

người. Tư tưởng này có nét tương đồng với quan niệm của Khổng Tử: “Đại
học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”, dịch nghĩa là
“Đường lối của việc học là ở chỗ: làm sáng cái đức của mình, khiến người
dân luôn luôn đổi mới, ngừng lại ở chỗ chí thiện”. Để thực hiện được vai trò
trên, trường đại học phải thực hiện hai sứ mệnh cơ bản là (1) Sản xuất, kiến
tạo tri thức (chức năng nghiên cứu của đại học); (2) Truyền bá, phổ biến, phát
triển tri thức (chức năng đào tạo của đại học). Gần đây, giới học thuật đã bổ
sung một sứ mạng thứ ba của trường đại học là “trách nhiệm xã hội”. Hiện
thực hóa những sứ mệnh này, trường đại học sẽ phục vụ cho mục tiêu phát

triển quốc gia và đóng góp cho tiến bộ xã hội.
* Theo quy định về phân tầng các cơ sở giáo dục đại học trong Luật
Giáo dục đại học 2012 [16], các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo
dục đại học được phân chia thành:
(i) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
(ii) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng;
(iii) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
* Theo khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm [16]:
(i) Trường cao đẳng;
(ii) Trường đại học, học viện;
(iii) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);
(iv) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong phạm vi đề tài này, khái niệm “trường đại học” dùng để chỉ đại
học, trường đại học, học viện – là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh
thuộc khoản 2 Điều 1 Điều lệ trường đại học năm 2010. Tuy nhiên, một số


9

trường hợp đặc biệt là trường đại học thuộc doanh nghiệp (Ví dụ trường Đại
học FPT thuộc Tập đoàn FPT, trường Đại học Nguyễn Tất Thành thuộc Công
ty Cổ phần Dệt may Sài Gòn…) không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài .
1.2.2.2. Phân loại trường đại học
* Phân loại các trường đại học theo loại hình trường [16]:
(i) Trường đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư,
xây dựng cơ sở vật chất;
(ii) Trường đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây

dựng cơ sở vật chất.
Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
(iii) Trường đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
(iv) Trường đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư trong nước.
1.2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường đại học
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học được quy định tại Điều 5
Điều lệ trường đại học 2010. Trong đó, trường đại học có những nhiệm vụ,
quyền hạn liên quan tới vấn đề hợp tác với doanh nghiệp là:
Khoản 6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của
pháp luật;
Khoản 8. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong
hoạt động giáo dục và đào tạo;
Khoản 11. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN); ứng
dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề


×