Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.14 KB, 115 trang )

TRêng ®¹i häc hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

BÙI THÙY LINH

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013- 2017

NINH BÌNH, 2017
Trêng ®¹i häc hoa l


KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

BÙI THÙY LINH

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON



Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013- 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S PHẠM THỊ THANH VÂN

NINH BÌNH, 2017
LỜI CẢM ƠN
2

2
2


Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới giảng viên hướng dẫn Th.s Phạm Thị Thanh Vân đã tận tình dìu dắt,
giúp đỡ và chỉ bảo tôi không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp
nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và triển khai đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại Học Hoa Lư,
đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng các cô giáo
trường mầm non Yên Quang, huyện Nho Quan và trường mầm non Gia Hòa,
huyện Gia Viễn cùng toàn thể các cháu trường Mầm non Gia Hòa, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi tiến
hành nghiên cứu tại trường Mầm non để hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng
đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Do lần đầu nghiên cứu
và thời gian còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân

chưa thấy được. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của
quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọngcảm ơn!
Ninh Bình, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện
Bùi Thùy Linh
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
MTXQ: Môi trường xung quanh
LQVMTXQ: Làm quen với môi trường xung quanh
3

3
3


TPVH: Tác phẩm văn học
GV: Giáo viên
HTTN: Hiện tượng tự nhiên
KPKH: Khám phá khoa học
MG: Mẫu giáo
ĐV: Động vật

CÁC KÍ TỰ TRONG ĐỀ TÀI

X

:
:

Điểm tổng

Điểm trung bình cộng

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang

4

4
4


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ

cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm kĩ năng xã hội. Ở
trường mầm non trẻ được học rất nhiều môn học và để thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục thì các môn học này không đứng độc lập mà thường được đan xen
và tích hợp với nhau để mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Việc sử dụng TPVH cho trẻ LQVMTXQ rất cần thiết bởi nó vừa đảm
bảo việc thực hiện mục tiêu giáo dục, vừa đảm bảo tính tích hợp trong tổ
chức các hoạt động cho trẻ. Các TPVH sẽ làm cho những kiến thức khoa học
về MTXQ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng tiếp nhận hơn đối với trẻ. Đồng thời
hoạt động LQVMTXQ cũng giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung của TPVH và
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các sự vật, hiện tượng có trong TPVH
một cách sinh động hơn.

Nước và các HTTN là những sự vật, hiện tượng rất gần gũi và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của trẻ vì thế việc cho trẻ làm quen
với nước và các HTTN rất cần thiết và quan trọng. Việc giúp trẻ nhận biết
được chính xác các HTTN như bão, lũ lụt, hạn hán là rất khó, tuy nhiên khi
sử dụng TPVH trong hoạt động cho trẻ LQVMTXQ những biểu tượng về
nước và các HTTN sẽ được nhân hóa để trở nên gần gũi hơn, cung cấp cho
trẻ đầy đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ về nước và các HTTN.
Trên thực tiễn hiện nay phần lớn giáo viên đã chú ý tới việc sử dụng tác
phẩm văn học khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh ở các chủ đề nói chung và chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” nói
riêng. Tuy nhiên việc sử dụng các tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen
với môi trường xung quanh chưa mang lại hiệu quả cao, giáo viên chưa biết
cách khai thác các thông tin về nước và các HTTN có trong TPVH và thường
rơi vào hai tình huống: Một là khai thác các thông tin có trong TPVH quá sơ
sài, hai là họ tập trung nhiều vào việc khai thông tin có trong TPVH mà chưa
5

5


biết cách chắt lọc các thông tin quan trọng, cần thiết. Cả hai cách khai thác
thông tin trên đều chưa triệt để và làm mất đi cơ hội cho trẻ được khám phá
tìm hiểu về nước và hiện tượng tự nhiên thông qua tác phẩm văn học.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường
xung quanh” nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TPVH cho trẻ 5-6 tuổi
LQVMTXQ chủ đề nước và các HTTN, qua đó đưa ra một số biện pháp thiết
thực để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho trẻ LQVMTXQ thông qua
TPVH.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động cho
trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh, bước đầu đề xuất một số
biện pháp sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường
xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả về nhận thức, kĩ năng và thái độ cho trẻ
5-6 tuổi về môi trường xung quanh thông qua TPVH.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu .
Quá trình sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi
trường xung quanh
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi
trường xung quanh.
4. Giả thuyết khoa học.
Nếu đánh giá đúng thực trạng sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi
làm quen với môi trường xung quanh sẽ là cơ sở đề xuất biện pháp phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến việc sử
dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.

6

6


- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi
làm quen với môi trường xung quanh. Bước đầu đề xuất một số biện pháp sử
dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

- Nghiên cứu việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen
với môi trường xung quanh ở trường mầm non Gia Hòa - Huyện Gia Viễn
. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong hoạt động sủa dụng TPVH
cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh và các tác phẩm thơ,
truyện dành cho trẻ 5-6 tuổi chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”.
- Nghiên cứu trên 50 trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Gia Hòa – Huyện Gia Viễn.
- Ngiên cứu trên 20 giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy lớp 5-6 tuổi
ở trường Mầm non Yên Quang, huyện Nho Quan và trường mầm non Gia
Hòa, huyện Gia Viễn.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Đọc, phân tích và tổng hợp các vấn đề có liên quan làm cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp điều tra.
Sự dụng phiếu điều tra (Anket) đối với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận
thức, thái độ, việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với
môi trường xung quanh.
7.2.2. Phương pháp quan sát.
- Quan sát giáo viên sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen
với môi trường xung quanh.
- Quan sát biểu hiện, mức độ nhận thức về nước và hiện tượng tự nhiên
của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

7

7



Nghiên cứu kế hoạch, giáo án của giáo viên khi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen
với môi trường xung quanh.
7.2.4.Phương pháp đàm thoại.
- Trao đổi với giáo viên mầm non về những vấn đề liên quan đến việc sử
dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.
- Đàm thoại với trẻ để đánh giá khả năng khai thác thông tin về nước và
hiện tượng tự nhiên có trong các tác phẩm văn học đó.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng kết kinh nghiệm của giáo viên mầm non về sử dụng tác phẩm văn
học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã điều tra.
8.Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6
tuổi làm quen với môi trường xung quanh.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi
làm quen với môi trường xung quanh.

8

8


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC

CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường
xung quanh
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh được phân chia thành môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội:
* Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các sinh vật, hiện tượng của giới
vô sinh (Không khí, nước, ánh sáng, đất, sỏi, đá) và giới hữu sinh (động vật,
thực vật, con người). Môi trường thiên nhiên là nguồn cung cấp những yếu tố
cần thiết cho sự sống của trẻ nói riêng và simh vật nói chung, là nguồn cung
cấp thông tin, kiến thức phong phú, là nguồn nguyên liệu cho tư duy và là
mục đích của khám phá ở trẻ. Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng vô tận kích
thích tính sáng tạo và phát triển óc thẩm mĩ cho trẻ.
* Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị, môi trường sản xuất
ra của cải vật chất cho xã hội, môi trýờng sinh hoạt xã hội và môi trường văn
hóa. Môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trường xã hội
xung quanh trẻ bao gồm những đồ vật, những sự kiện xã hội cụ thể, các mối
quan hệ qua lại giữa người với người đặc trưng cho một gia đình phát triển
của xã hội loài người.
Như vậy, Môi trường xung quanh bao gồm tất cả các yếu tố của tự nhiên
và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ em [10;14].

9

9



1.1.1.2.

Khái niệm hoạt động làm quen với môi trường xung quanh
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người
(chủ thể) nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội [22].
Làm quen với môi trường xung quanh là quá trình phát triển trẻ em như
một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.
Như vậy, Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là hoạt động
gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi
trường xung quanh để chúng thích ứng với môi trường, nhận thức về môi
trường, tích cực tham gia cải tạo môi trường thỏa mãn nhu cầu phát triển của
bản thân trẻ [16; 9].
1.1.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về môi trường xung quanh
1.1.2.1. Trẻ có nhu cầu cao trong việc nhận thức thế giới xung quanh
Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản, vốn có ở con
người, phát triển mạnh ở lứa tuổi mầm non.
- Biểu hiện đầu tiên là muốn có những ấn tượng về các sự vật hiện tượng
bằng những nỗ lực nhận thức đầu tiên của trẻ. Nó giúp trẻ làm quen với những
đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, tạo nên mối quan hệ giữa chúng. Trẻ
đặc biệt thích tiếp xúc, chơi, giao tiếp và khám phá thiên nhiên, thế giới người
lớn, bạn bè, bản thân, đồ dùng đồ chơi, sự vật hiện tượng…Thông qua tiếp
xúc, trẻ thu thập kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn để chính xác hoá những
kinh nghiệm cá nhân.
- Nhu cầu có những ấn tượng tạo ra tính ham hiểu biết, thể hiện rõ trong
từng câu hỏi của trẻ. Nội dung câu hỏi đa dạng, thể hiện ở mọi lĩnh vực; tự
nhiên, xã hội. Tính chất câu hỏi tuỳ thuộc độ tuổi. Và với trẻ 5-6 tuổi thường
hỏi về nguồn gốc, đặc điểm (từ đâu, sao lại thế?...)
Bên cạnh đó, trẻ thích tháo lắp đồ chơi, dùng thử đồ dùng sinh hoạt của
người lớn, lao động tự phục vụ, thích giúp đỡ làm vui lòng người lớn…

10

10


- Nhu cầu ham hiểu biết đã kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ: trẻ
muốn biết cái mới, làm rõ cái chưa hiểu về đặc điểm, tính chất của sự vật hiện
tượng, ham muốn đi sâu vào bản chất, tìm ra mối quan hệ giữa chúng. Trẻ tập
trung chú ý cao độ, độc lập giải quyết nhiệm vụ, được trải nghiệm nhiều xúc
cảm tích cực như ngạc nhiên, vui sướng với kết quả nhận thức của mình, tự tin
vào bản thân mình… [18]
1.1.2.2. Nhận thức của trẻ mang nặng trực quan, cảm tính
Do khả năng nhận thức, kinh nghiệm và mức độ tích luỹ tri thức của trẻ
còn hạn chế nên sự nhận thức của trẻ nhiều khi không phản ánh quy luật tồn tại
khách quan của thế giới xung quanh mà lại theo tình cảm và cách nghĩ riêng
của trẻ. Trẻ thường dùng trực giác để suy đoán, giải thích sự vật hiện tượng
theo cảm nhận cá nhân.
Nhận thức của trẻ về MTXQ thường mang tính nhận mặt: gọi đúng tên
đối tượng, biết nó là cái gì, của ai… nhưng không giải thích được vì sao mình
biết; chưa tách được các dấu hiệu đặc trưng của chúng. Khi được hướng dẫn
thì trẻ nhận biết được các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng còn các
dấu hiệu bên trong thuộc về bản chất thì trẻ chưa nhận ra được.
- Kết quả nhận thức MT của trẻ chủ yếu thông qua hoạt động trực tiếp
hoặc gián tiếp với đối tượng:
+ Trẻ học qua việc sử dụng các giác quan
+ Trẻ học qua tư duy suy luận
+ Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành
+ Trẻ học qua trò chơi
+ Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô, với bạn...
+ Trẻ dễ tập trung chú ý, ghi nhớ, tái hiện những sự vật hiện tượng mới lạ,

hấp dẫn, ngộ nghĩnh và chuyển động khi có hứng thú và được trải nghiệm phù hợp.
+ Khi được tham gia vào các hoạt động phù hợp với trình độ, khả năng
của trẻ thì việc học sẽ hiệu quả hơn, sự phát triển nhận thức được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn...
11

11


+ Khả năng nhận thức của trẻ phụ thuộc vào môi trường xã hội, sức
khoẻ, độ tuổi... khác nhau. [13] [14] [16].
1.1.2.3. Quá trình hình thành khái niệm của trẻ là sự tự điều chỉnh
Đây là quá trình tâm sinh lý tích cực để hình thành biểu tượng, khái niệm
về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
Việc tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng sau khi sinh giúp trẻ tiếp thu, lưu
giữ thông tin sau khi đã đặt tên, phân loại. Có 2 hành động tâm lý xảy ra trong
quá trình tiếp thu, lưu giữ thông tin:
- Quá trình đồng hoá: xảy ra khi thông tin mới về sự vật hiện tượng được
sắp xếp gần với thông tin cũ có liên quan đã lưu giữ trước đây trong não tạo
thành cấu trúc nhận thức. Đó là tập hợp các sự vật hiện tượng có liên quan đến
khái niệm. Cấu trúc nhận thức sẽ phát triển mỗi khi trẻ trải qua một kinh
nghiệm có liên quan đến khái niệm đó.
- Quá trình điều ứng: xuất hiện khi thông tin mới mâu thuẫn với thông tin
cũ đã được lưu giữ trong cấu trúc nhận thức, chúng sẽ rơi vào trạng thái mất
cân bằng. Lúc đó, trẻ sẽ tích cực tìm kiếm thông tin bổ sung để tạo ra cấu trúc
nhận thức mới. Trẻ sẽ có động cơ học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới để
thoả mãn nhu cầu hiểu biết, khi đã tạo ra cấu trúc nhận thức mới, lý giải được
các hiện tượng trẻ sẽ trở lại trạng thái cân bằng. VD: mưa (rồng phun nước →
vòng tuần hoàn của nước.)
Hai quá trình này diễn ra liên tục giúp trẻ tích cực khám phá các sự vật

hiện tượng để lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm. Giáo viên cần xác định
nội dung và sử dụng phương pháp phù hợp khi tổ chức hoạt động LQVMTXQ
nhằm giúp trẻ tiếp thu, lưu giữ thông tin về các đối tượng [16].
1.1.2.4. Khả năng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
Ý thức bản ngã đã được hình thành trẻ có khả năng nhận biết giới tính
của mình và biết thể hiện như thế nào cho phù hợp. Ở giai đoạn này trẻ biết
tiến hành các thao tác so sánh, phân nhóm, phân loại đối tượng theo một hay
vài dấu hiệu rõ nét. Do đó trẻ đã có khả năng tổng hợp và khái quát hóa
12

12


những dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiện tượng. Ở độ tuổi này bắt đầu xuất
hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ đây là bước đệm để trẻ chuyển sang tư duy
logic, nhờ nó mà trẻ có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự
vật hiện tượng và giữa nó với MTXQ. Ý thức của trẻ đạt được bước tiến mới
nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết của trẻ ngày càng tăng [13] [16].
1.1.3. Hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh về
“Nước và hiện tượng tự nhiên”
1.1.3.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường
xung quanh.
Mục tiêu tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường
xung quanh thông qua tác phẩm văn học là hình thành và phát triển kiến thức
và kĩ năng sau:
- Củng cố những kiến thức và những biểu tượng đã có của trẻ về nước và
các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ nhận biết các đặc điểm của nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ nhận biết được các nguồn nước, các loại mưa, các loại gió, các mùa
trong năm,…

- Tiếp tục cho trẻ làm quen với đặc điểm, dấu hiệu của nước và các hiện
tượng tự nhiên, mối quan hệ của nước và các hiện tượng tự nhiên với đời sống
của con người và động, thực vật, vòng tuần hoàn của nước, đặc trưng của các
mùa và hoạt động của con người theo từng mùa và từng thời điểm trong ngày,
sự thay đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết theo mùa, giữ gìn, bảo vệ nguồn
nước, phòng tránh những tác động không có lợi của nước và các hiện tượng tự
nhiên, giải thích nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước và biết
phòng tránh những tác động không có lợi của các hiện tượng tự nhiên.
1.1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh
Làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển toàn diện về
các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động [13].
13

13


*Đối với sự phát triển trí tuệ:
- Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là hoạt động thực sự
hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, thông qua hoạt động làm
quen với môi trường xung quanh trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị
giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) chính vì vậy mà các cơ quan
cảm giác của trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và
chính xác hơn.
Trong quá trình làm quen với môi trường xung quanh trẻ phải tiến hành
các thao tác trí tuệ như quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, giải thích nhờ
đó mà tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Ngoài ra còn phát triển ở trẻ các
phẩm chất trí tuệ như tính ham hiểu biết, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định,
tính tích cực nhận thức làm nền cho sự phát triển các năng lực hoạt động trí
tuệ, tư duy của trẻ trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn.

* Ngôn ngữ nghe hiểu của trẻ được phát triển khi trẻ lắng nghe giáo viên
đọc, kể về các sự vật, hiện tượng, xem những cuốn truyện hấp dẫn về môi
trường xung quanh; vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển khi được hỗ trợ bởi sự
tích lũy kinh nghiệm và bởi các hoạt động quan sát và thực tiễn.
* Thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh trẻ thu
được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất
các mối liên hệ, quan hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thiên
nhiên và trong xã hội đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau
này trẻ được tiếp thu ở trường và ở gia đình.
*Đối với phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động.
- Môi trường xung quanh được coi là phương tiện giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo, hoạt động làm quen với môi trường xung quanh khơi gợi ở trẻ
tình cảm nhân ái, lòng mong muốn quan tâm đến những đối tượng cần giúp đỡ
và bảo vệ, tạo điều kiện cho việc hình thành tính tự tin vào bản thân. ảnh
hưởng của môi trường xung quanh đối với lĩnh vực giáo dục đạo đức là rất đa
dạng, thông qua việc tổ chức sư phạm phù hợp, MTXQ trở thành phương tiện
14

14


quan trọng để giáo dục tình cảm và hành vi (X.N. Nhikôlaeva; G.Nhixkanhen;
V.G.Phokina...).
Khám phá thiên nhiên và xã hội giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên, cởi mở, có lòng nhân ái, tình yêu đối với những người thân, với bạn bè,
có lòng kính trọng đối với những người lao động và những người có công với
đất nước, biết yêu lao động, biết trân trọng và gìn giữ sản phẩm lao động, yêu quý
bảo vệ thiên nhiên. Bước đầu trẻ có lối sống của con người, văn minh trong giao
tiếp và sinh hoạt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong xã hội.
-Môi trường xung quanh đặc biệt là thiên nhiên còn là phương tiện quan

trọng để giáo dục thẩm mỹ, thông qua hoạt động làm quen với môi trường
xung quanh trẻ phát hiện thấy sự cân đối, hài hòa – cơ sở của cái đẹp, qua đó
trẻ cảm nhận được màu sắc, hình dạng, mùi vị, âm thanh,…của cỏ, cây, hoa,
lá, của các sản phẩm mà con người làm ra, biết rung động trước cái đẹp, trước
sự phong phú đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống từ đó trẻ có tình yêu với
cái đẹp, biết tôn trọng, giữ gìn cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp thông
qua các hoạt động tạo ra sản phẩm.
Các hoạt động của trẻ như dạo chơi, tham quan và tiếp xúc với môi
trường xung quanh còn góp phần rèn luyện sức khỏe, tạo sức đề kháng cho cơ
thể trẻ trước những thay đổi của thiên nhiên và cuộc sống.
Như vậy, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là
phương tiện không thể thiếu nhằm giải quyết mục đích phát triển toàn diện
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
1.1.3.3. Nội dung cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh về
nước và các hiện tượng tự nhiên.
Nước và hiện tượng tự nhiên chi phối rất lớn đời sống của con người nói
riêng và của hệ sinh thái nói chung. Nơi nào không có nước gần như không có sự
sống. Con người cần thấy rõ vai trò quan trọng của nước, thấy nước không phải là
nguồn tài nguyên vô tận, cần được khai thác và sử dụng tiết kiệm, mang tính bền
vững lâu dài, đảm bảo nhu cầu công bằng cho các cư dân trên vùng lãnh thổ và
15

15


các thế hệ kế tiếp. Các hiện tượng tự nhiên xuật hiện có khi mang tính qui luật và
có khi không mang tính qui luật. Con người cần nắm rõ sự xuất hiện và tác động
của chúng để có những ứng phó chủ động kịp thời. Do đó cho trẻ làm quen với
nước và hiện tượng tự nhiên là việc làm vô cùng cần thiết. Từ đó trẻ có những kỹ
năng chung sống hài hòa với tự nhiên và thích ứng với chúng. Nội dung cho trẻ

5 – 6 tuổi làm quen với nước và hiện tượng tư nhiên bao gồm:
Nước
- Tên gọi, đặc điểm của nước ở từng trạng thái:
+ Ở thể lỏng: không màu, không mùi, không vị; lỏng, có thể đẩy theo
các hướng; mát; không có hình dạng, độ cao... cố định mà phụ thuộc vào vật
chứa nó; có thể chảy từ nơi này đến nơi khác, độ mạnh của dòng chảy phụ
thuộc vào chiều cao của mức nước; có thể hòa tan/không hòa tan một số vật;
có thể làm chìm/nổi/lơ lửng một số vật thả vào nước; có thể dẫn truyền âm
thanh...
- Ở thể rắn: rắn chắc; lạnh; trong suốt, không mùi, không vị; có kích
thước, hình dạng phụ thuộc vật chứa nó; có cạnh sắc nếu đập vỡ; tan chảy
trong nhiệt độ ngoài trời bình thường hoặc khi gặp nóng; nổi trong nước...;
làm lâu tan những vật tan trong nước...
- Ở thể khí: nhẹ, bay trong không khí; không màu, khi gặp không khí
lạnh hơn thì ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti nên có màu trắng nhẹ như khói; có
thể ngưng tụ tạo thành giọt nước rơi xuống phía dưới.
- Biết nước sạch, nước bẩn.
- Tác dụng: với sinh hoạt của con người, con vật, cây cối
- Giải thích một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Biết các nguồn nước: nước mưa, nước ở ao, hồ, biển, nước máy; biết các loại
nước: Nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
- Biết thêm tầm quan trọng của nước trong đời sống của con người
- Một số nguyên nhân ô nhiễm nước và tác hại.
- Sử dụng nước tiết kiệm, có ý thức/cách thức bảo vệ môi trường nước.
16

16


Bầu trời:

- Bầu trời ban ngày, bầu trời ban đêm:
+ Dấu hiệu nhận biết: Các hiện tượng tự nhiên diễn ra (mặt trời, mặt
trăng,...); Hoạt động của động, thực vật; Hoạt động của con người.
+ Tác dụng/tác hại của các HTTN
+ Cách ứng xử của con người đối với các HTTN
Mưa:
- Tên gọi: Mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu (Mưa đá, mưa axít)
- Thời điểm xuất hiện
- Đặc điểm của từng loại mưa.
- Dấu hiệu của mưa (Bầu trời, nhiệt độ, gió, con người, động, thực
vật…)
- Nguyên nhân gây ra mưa.
- Tác dụng, tác hại của những mưa
- Cách phòng tránh mưa. Cần làm gì để góp phần hạn chế các cơn
mưa không mong muốn như mưa đá, mưa axit.
Gió:
- Tên
- Thời điểm xuất hiện: Quanh năm, gió mùa xuất hiện theo mùa.
- Đặc điểm của gió: Không màu, không mùi, không vị, không nắm bắt
được nhưng cảm nhận được.
- Những dấu hiệu của gió thổi (lay hoa lá, nước, cảm giác da, sự di
chuyển của các sự vật).
- Không khí chuyển động tạo ra gió
- Các loại gió: Gió tự nhiên và gió nhân tạo.
- Tác dụng, tác hại của gió.
- Các đồ dùng tạo ra gió.
- Con người cần làm gì khi có gió, con người nên làm gì để có gió trong lành.
Bão:
17


17


- Tên
- Thời điểm bão thường xuất hiện
- Nguyên nhân gây ra bão.
- Những dấu hiệu nhận biết trước khi bão, trong khi bão và sau khi bão
- Tác hại của bão
- Cần làm gì để phòng, tránh những thiệt hại do bão gây ra bão
Lũ, lụt:
- Tên gọi
- Thờ điểm xuất hiện
- Dấu hiệu, đặc điểm của lũ lụt.
- Phân loại lũ lụt: Lũ ống, lũ quyết…
- Tác hại của lũ lụt.
- Con người cần làm gì để phòng, tránh lũ lụt?
Mùa:
- Tên mùa
- Thời điểm xuất hiện
- Thời gian
- Số lượng, trình tự các mùa trong năm
- Đặc điểm của khí hậu, thực vật, động vật
- Sinh hoạt của con người: ăn, mặc, vui chơi... phù hợp theo mùa
- Biết 1 số món ăn, đặc sản của từng mùa
- Biết 1 số bệnh phổ biến trong các mùa để có cách phòng tránh phù hợp
- Biết dấu hiệu của các mùa ở một số nơi khác nhau: miền Bắc/miền Nam,
Sapa, Đà Lạt...
- So sánh các mùa hè/đông, xuân/thu.
- Phân nhóm trang phục theo mùa


18

18


1.1.3.4. Phương pháp tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh
Để hình thành biểu tượng về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6
tuổi, trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo viên cần phải phối kết hợp sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả cao [14] [16].
* Nhóm phương pháp trực quan:
Là phương pháp trong đó giáo viên dùng những vật cụ thể hay cử chỉ, hành
động làm cho trẻ có thể hình dung được điều cần phải học. Đây là phương pháp
quan trọng, làm cơ sở cho các hoạt động nhận thức về môi trường.
+ Quan sát: Là quá trình nhận thức cảm tính tích cực, là sự tri giác một
cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức. Đó là hoạt động nhận thức phức
tạp đòi hỏi trẻ phải tập trung, chú ý để nhận biết và hình thành các biểu tượng
về nước và các hiện tượng tự nhiên. Giáo viên là người tạo môi trường, tạo cơ
hội đồng thời cũng là người lập kế hoạch, định hướng và tổ chức cho trẻ quan
sát một số đối tượng như: quan sát nước ở các trạng thái khác nhau, quan sát
các hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, bầu trời ở các thời điểm khác nhau….
Qua đó giúp trẻ hình thành biểu tượng về nước và các hiện tượng tự nhiên,
phát triển năng lực quan sát, tính ham hiểu biết, củng cố, chính xác hóa, mở
rộng tri thức cho trẻ về MTXQ; giáo dục sự gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và
cuộc sống xung quanh.
+ Sử dụng tài liệu trực quan: Giáo viên cần sử dụng một số tài liệu trực
quan như tranh ảnh, mô hình, phim ảnh, sơ đồ, biểu đồ, công nghệ thông tin,
… trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với Nước và các hiện tượng tự
nhiên nhằm hình thành biểu tượng ban đầu cho trẻ về Nước và các hiện tượng
tự nhiên mà trẻ không thể quan sát trực tiếp được như vòng tuần hoàn của
nước,…qua đó giúp trẻ cảm nhận một cách trọn vẹn biểu tượng về nước và

các hiện tượng tự nhiên.
*Phương pháp dùng lời:
Khi sử dụng phương pháp dùng lời giáo viên cần dựa trên đặc điểm của
trẻ về khả năng hiểu lời nói, sự chú ý có chủ định và khả năng tập trung chú ý
đến nội dung của trẻ.
19

19


-Đàm thoại: Là phương pháp mà giáo viên và trẻ đưa ra các câu hỏi và
câu trả lời về Nước và các hiện tượng tự nhiên nhằm củng cố, chính xác hóa,
mở rộng hiểu biết của trẻ về nước và các hiện tượng tự nhiên, đồng thời phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ,…. Chẳng hạn như đàm thoại với trẻ về tác
dụng của nước bằng hệ thống các câu hỏi: Hàng ngày cháu dùng nước vào
những công việc gì? Cây có cần nước không? Nếu không có nước uống thì
các loài động vật có tồn tại được không?...
- Kể chuyện, đọc thơ: giáo viên cần kết hợp kể chuyện, đọc thơ cho trẻ
nghe để mở rộng tri thức của trẻ về nước và các hiện tượng tự nhiên để cung
cấp thêm thông tin về đồi tượng dựa trên kinh nghiệm và hứng thú của trẻ. Ví
dụ cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Mưa” để trẻ có thể biết được những
dấu hiệu khi trời sắp mưa và đang mưa, ngoài ra trẻ còn biết được tác dụng
cũng như tác hại của trời mưa mà biết cách phòng tránh cho phù hợp.
- Các phương pháp dùng lời khác: Giải thích, chỉ dẫn,…
* Nhóm phương pháp thực hành:
Giáo viên cần sử dụng các phương pháp như trò chơi, thí nghiệm, lao
động trong quá trình giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh.
+ Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là trò chơi có luật, có tác dụng củng
cố, làm chính xác, mở rộng biểu tượng của trẻ về nước và các hiện tượng tự
nhiên, rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, chú ý, vận dụng những tri thức vào hoàn

cảnh mới, làm phong phú vốn từ và học cách chơi cùng nhau. Ví dụ trò chơi
sắp xếp các giai đoạn trong vòng tuần hoàn của nước theo đúng trình tự.
+ Trò chơi vận động: Là những trò chơi có luật nhằm phát triển vận động
cho trẻ. Trò chơi này nhằm phản ánh đặc điểm, dấu hiệu của các hiện tượng tự
nhiên, mô phỏng hoạt động sinh hoạt của con người. Chẳng hạn cho trẻ bắt
chước những chú thỏ đi tắm nắng sau đó chạy về nhà khi thấy trời mưa to.
+Thí nghiệm: Là sự tổ chức cho trẻ hành động, tác động vào nước để
kiểm nghiệm một tính chất nào đó hoặc tạo ra một hiện tượng mới của đối
tượng…Thí nghiệm tạo điều kiện cho trẻ nhận biết một cách chính xác các
20

20


thuộc tính, đặc điểm của nước, đây là những thuộc tính mà trẻ không thể nhận
biết một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng quan sát thông thường.
Các thí nghiệm: Nước trong suốt, nước chuyển màu, chuyển mùi, chuyển
vị, nước có thể hòa tan, không hòa tan các chất, nước bốc hơi,…
+ Lao động: Cần tổ chức các buổi lao động cho trẻ dựa vào đặc điểm
nhận thức và khả năng của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau để mở rộng tri thức
cho trẻ về mối quan hệ của nước và các hiện tượng tự nhiên đối với con người
và động, thực vật và giáo dục hành vi cho trẻ biết yêu lao động, biết sử dụng
tiết kiệm nước,…
Các phương pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên mỗi
phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Do vậy cần phối hợp các
phương pháp trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung
quanh để làm cho biểu tượng của trẻ ngày càng đầy đủ và chính xác hơn.
1.1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi
trường xung quanh.
* Thông qua giờ học ‘‘Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh’’

Trong giờ học, dưới sự điều khiển của giáo viên sẽ hình thành hệ thống tri
thức đơn giản cho mọi trẻ phù hợp với yêu cầu chương trình, phát triển các quá
trình nhận thức và khả năng của trẻ theo một hệ thống và trình tự nhất định.
* Các giờ học được tổ chức theo những thời gian nhất định và được lập kế hoạch
trước dựa trên chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non (Thời
gian, Nội dung – chủ đề), thời gian tổ chức giờ học, nội dung được xác định dựa
vào các chủ điểm giáo dục.
* Giờ học được tổ chức dựa trên quan điểm giáo dục tích hợp, tích cực hóa
của trẻ. Trong giờ học trẻ được đặt ở vị trí trung tâm, là chủ thể của quá trình
chiếm lĩnh tri thức, còn giáo viên là người điều khiển quá trình hình thành
nhân cách trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực.

21

21


* Giờ học được phân ra nhiều loại khác nhau dựa vào nguồn tri thức về môi
trường xung quanh cần cung cấp cho trẻ. Trong đó có giờ học cung cấp tri
thức mới và giờ học củng cố, tổng kết.
• Nội dung, yêu cầu của giờ học: Đối với trẻ 5-6 tuổi hình thành tư duy
trực quan hình tượng, bước đầu tiếp cận với tri thức mang tính khái quát, học
cách tìm hiểu đặc điểm mang tính bản chất của đối tượng và thiết lập mối
quan hệ và sự phụ thuộc của đối tượng vào môi trường xung quanh, phát triển
tư duy logic đơn giản: phân tích, tổng hợp, nêu ra dấu hiệu chung và riêng của
đối tượng, từ đó hướng đến khái quát hóa,…
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường
xung quanh về “Vai trò của Nước đối với đời sống của con người và sinh
vật”, giáo viên yêu cầu trẻ phải quan sát các hình ảnh minh họa và suy nghĩ về
vai trò của nước đối với đời sống hàng ngày của con người (nước để tắm, để

uống, để giặt quần áo,…) cũng như của động, thực vật (Nước để động vật
uống, tắm, nước cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây...). Qua đó trẻ
biết được sự phụ thuộc của con người, động thực vật đối với nước: Con người
và động thực vật sẽ không thể sống được nếu thiếu nước. Ngoài ra trẻ còn biết
được rằng thành phần của nước sẽ bị thay đổi nếu môi trường nước bị ô
nhiễm và gây hại tới sức khỏe của con người và sự sống của động thực vật từ
đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nước (Không vứt rác xuống nước,
không xả nước thải ra ao hồ, sông, suối,….)
* Tích hợp nội dung LQVMTXQ vào hoạt động học tập khác một cách
trực quan, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu,… làm phong phú cho nội dung, phương
pháp học tập.
Ví dụ: Tích hợp trong tiết âm nhạc, dạy hát bài “Cho tôi đi làm mưa
với”, trẻ biết được tác dụng của mưa làm cho cây cối được tươi tốt và gió
chính là một yếu tố quan trọng tạo nên mưa,… Hoặc trong tiết học cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học “Cầu vồng”, trẻ biết được chiếc cầu vồng có
bảy màu và có dạng cong, thường xuất hiện sau cơn mưa rào mùa hè,…
22

22


*Thông qua hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi là chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo nên nó có ý nghĩa lớn
đối với hoạt động nhận thức của trẻ nói chung, với việc hướng dẫn trẻ làm
quen với môi trường xung quanh nói riêng. Có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi lô tô, chuyện kể, thơ ca, đồng dao, tập tô, vẽ dán…
Ví dụ: Cho trẻ tham gia vào hoạt động vẽ và tô màu ông mặt trời, vẽ
mưa, tô màu ngôi sao,…
*Tích hợp nội dung LQVMTXQ vào các thời điểm trong ngày:
Giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ LQVMTXQ vào các thời điểm trong

ngày ví dụ trong giờ đón trẻ, cô trò chuyện với trẻ về nước, hỏi trẻ: “ở nhà
con thường dùng nước để làm gì? Con đã sử dụng tiết kiệm nước như thế
nào? Con đã làm gì để giữ gìn nguồn nước sạch?,…” Hoặc trong giờ trả trẻ cô
có thể hỏi trẻ: “Con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Khi đi học về gặp trời
mưa con phải làm gì?…”
*Thông qua hoạt động ngoài trời:
Cô có thể tổ chức cho trẻ tham quan, dạo quanh vườn trường đẻ trẻ được
làm quen với nước và quan sát các hiện tượng thiên nhiên như: mặt trời, các
tia sáng, bầu trởi; các hiện tượng thời tiết như : mây, mưa, gió, sấm chớp...; để
trẻ tìm kiếm, phát hiện ảnh hưởng của nó đối với động, thực vật, tự nhiên vô
sinh, con người, đồ vật, đồng thời cho trẻ tham gia các hoạt động lao động
đơn giản như tưới nước cho cây, mang những cây hoa trong lớp ra chỗ có ánh
sáng,…cho trẻ tham gia các trò chơi học tập, trò chơi vận động và trò chơi
trên sân trường để trẻ được tiếp xúc với các yếu tố của tự nhiên như nắng qua
đó tăng sức đề kháng cho trẻ và giúp trẻ biết cách phòng tránh những tác động
có hại của các hiện tượng tự nhiên.
* Phối hợp với gia đình để trẻ được LQVMTXQ một cách dễ dàng.
Ví dụ: khi sinh hoạt ở nhà bố mẹ nên nói cho trẻ biết được tác dụng của
nước và dạy trẻ biết cách sử dụng tiết kiệm nước,…

23

23


Các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hình thức có ưu thế nhất định đối với việc thực
hiện mục đích giáo dục vì vậy cần phối hợp các hình thức để nâng cao hiệu quả tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
1.1.3.6 Các phương tiện tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi

trường xung quanh
* Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ:
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng hướng dẫn
trẻ làm quen mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ. Môi trường tự nhiên xung
quanh trẻ chưa đựng các yếu tố cần thiết để hình thành ở trẻ biểu tượng về tự
nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với
chúng. Giáo viên nên tận dụng khoảng không gian bao quanh trẻ với các yếu
tố thiên nhiên vô sinh như nước, gió, ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, mây, mưa.
Chẳng hạn một số trường có vòi phun nước, hòn non bộ hoặc bể cá rất thuận
lợi cho trẻ tìm hiểu, khám phá về nước. Ngoài ra giáo viên cũng nên tận dụng
các thời điểm mà các yếu tố xuất hiện một cách rõ nét nhất và phù hợp với
thời gian mà trẻ khám phá. Ví dụ buổi sáng cô có thể cho trẻ ra ngoài trời để
trẻ được quan sát nắng, gió, mây hay khi trời có xuất hiện cầu vồng giáo viên
cũng nên cho trẻ quan sát ngay để trẻ được trực tiếp quan sát, phát hiện đặc
điểm của các hiện tượng đó.
Từ khi sinh ra, trẻ đã tiếp cận với các yếu tố của môi trường tự nhiên
(không khí, nước, ánh sáng, động vật, thực vật...). Theo quá trình lớn lên,
phạm vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố này ngày càng rộng dần. Tuy nhiên,
không phải tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên đều trở thành phương
tiện để giáo dục trẻ, mà chỉ có yếu tố nào gần gũi với trẻ, có quan hệ thân thiết
với cuộc sống của chúng và được tiếp cận dưới hình thức phù hợp mới trở
thành phương tiện hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Giáo viên có thể sử dụng các yếu tố sau của môi trường tự nhiên :

24

24


* Các loại thực vật phổ biến, gần gũi với cuộc sống của trẻ (rau xanh, hoa

quả, cây xanh…). Qua đó cần cho trẻ biết được để thực vật sinh trưởng, sinh
sản và phát triển thì cần phải có nước, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng tự
nhiên như mưa, nắng, ...
* Các loại động vật nuôi, động vật dưới nước, trên cạn, một số động vật
hoang dã. Nhờ đó trẻ sẽ biết được Nước và các hiện tượng tự nhiên đóng một
vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các loài động vật.
(Nước để uống, để kiếm ăn, một số loài sinh sản vào mùa mưa hoặc kiếm ăn
vào ban đêm,...)
* Các yếu tố tự nhiên vô sinh: không khí, nước, các vật thể rắn (đất, cát, sỏi,
đá). Đây cũng chính là các yếu tố tạo nên các hiện tượng tự nhiên.
* Hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ: các nguồn sáng (mặt trời, mặt trăng,
các vì sao); các hiện tượng thời tiết (mưa, gió, sấm, chớp, bão…). Trẻ biết
được dấu hiệu của các hiện tượng tự nhiên, biết được tác dụng cũng như tác
hại của nước và các hiện tượng tự nhiên để biết cách phòng tránh và bảo vệ
bản thân.
Các hiện tượng tự nhiên không tồn tại một cách độc lập mà trong mối
quan hệ thống nhất với nhau, vì vậy trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen
với MTXQ cần cho trẻ tiếp cận với các đối tượng trong môi trường sống thực
của nó với các mối quan hệ và sự phụ thuộc. Cần phải tạo ra môi trường tự
nhiên với không gian mở rộng dần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường
xuyên với nước và các hiện tượng tự nhiên. Đây là phương tiện hướng dẫn trẻ
làm quen với môi trường xung quanh một cách liên tục, thường xuyên, có hệ
thống nhằm hình thành ở trẻ những tri thức cơ bản về tự nhiên xung quanh,
các kỹ năng lao động và tính ham hiểu biết.
* Thế giới đồ vật
Thế giới đồ chơi giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh rất đa
dạng đó là đồ chơi có sẵn ngài trời cũng có thể là đồ chơi do cô giáo tự làm để
bổ sung cho hoạt động ngoài trời. Đó là các vật thể do con người tạo ra mà trẻ
25


25


×