Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 111 trang )

Trêng ®¹i häc hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

NGUYỄN THỊ OANH

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013- 2017

NINH BÌNH. 2017


Trêng ®¹i häc hoa l
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

NGUYỄN THỊ OANH

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON



Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013- 2017

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

NINH BÌNH. 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Thị Minh Ngọc đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo em không chỉ về
mặt kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình
em nghiên cứu và triển khai đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Hoa Lư, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non và Bộ môn Giáo dục
thể chất – Tâm lý đã nhiệt tình giảng dạy cho em nhiều kiến thức bổ ích, tạo
điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô và
toàn thể các cháu trường Mầm non Lạng Phong, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình đã
tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong
hội đồng đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Do lần đầu nghiên
cứu và thời gian còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quí thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Bình, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện


Nguyễn Thị Oanh


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD

: Giáo dục

GDKNS

: Giáo dục kỹ năng sống

GV

: Giáo viên

GVMN

: Giáo viên mầm non

HĐVC

: Hoạt động vui chơi

KN

: Kỹ năng

KNS


: Kỹ năng sống

KNTPV

: Kỹ năng tự phục vụ

GDKNTPV

: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ

MG

: Mẫu giáo

MN

: Mầm non

PP

: Phương pháp

TB

: Trung bình

CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày


XL

: Xếp loại

SL

: Số lượng

CÁC KÍ TỰ TRONG ĐỀ TÀI


: Điểm tổng

X

: Điểm trung bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................5
CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI....5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................5

1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống trên thế giới........................................5
1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam........................................6
1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống.........................................8
1.2.1. Khái niệm.............................................................................................8
1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng..............................................................................8
1.2.1.2. Khái niệm kỹ năng sống..................................................................10
1.2.1.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống....................................................12
1.2.2. Phân loại kỹ năng sống.....................................................................13
1.2.3. Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.........................................16
1.2.4. Đặc điểm phát triển các quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi................................................................................................................19
1.2.5. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.........................20
1.2.5.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi..........20
1.2.5.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi..........20
1.2.5.3. Phương pháp, phương tiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi.................................................................................................................23
1.2.5.4. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi........26
1.2.5.5. Đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.........29


1.2.5.6. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển nhân
cách của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi...................................................................29
1.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày với việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi....................................................................................30
1.3.1. Khái niệm chế độ sinh hoạt hàng ngày............................................30
1.3.2. Một số yêu cầu khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày.............31
1.3.3. Nội dung chế độ sinh hoạt hàng của trẻ mẫu giáo..........................32
1.3.4. Chế độ sinh hoạt hàng ngày với việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi..........................................................................33
Kết luận chương 1.............................................................................................35

Chương 2............................................................................................................36
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG............................................36
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.....................36
LẠNG PHONG – NHO QUAN – NINH BÌNH..............................................36
2.1. Vài nét về địa bàn, khách thể nghiên cứu.............................................36
2.2. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................37
2.2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................37
2.2.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu...................................37
2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................37
2.4. Cách tiến hành nghiên cứu.....................................................................37
2.5. Tiêu chí và thang đánh giá.....................................................................38
2.5.1. Tiêu chí đánh giá...............................................................................38
2.5.2. Thang đánh giá..................................................................................39
2.5.3. Cách đánh giá....................................................................................41
2.6. Kết quả điều tra......................................................................................42
2.6.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ
năng sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi...............................................................................................42
2.6.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tự phục
vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi......................................43


2.6.3. Thực trạng về mức độ biểu hiện kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa măt)
của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi..............................................................................61
2.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay,
rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong –
Nho Quan.....................................................................................................75
2.7. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi....................................................................77
2.7.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ

mẫu giáo 3 – 4 tuổi......................................................................................77
2.7.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả giáo dục kỹ
năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi...............77
Kết luận chương 2..........................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................84
1. Kết luận..........................................................................................................84
2. Kiến nghị........................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc GDKNS đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ MG 3 – 4 tuổi..................................42
Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về việc GDKNTPV (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ
MG 3 – 4 tuổi thông qua các hoạt động trong CĐSHHN ở trường MN.............43
Bảng 2.3. Nhận thức của GV về những KNS cần GD cho trẻ MG.....................48
3 – 4 tuổi..............................................................................................................48
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNTPV (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ
MG 3 – 4 tuổi thông qua việc tổ chức CĐSHHN...............................................50
Bảng 2.5. Biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ 3 – 4 tuổi.....................62
Biểu đồ 2.1: Biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG 3 – 4 tuổi.........62
Bảng 2.6. Biểu hiện về khả năng nhận thức của trẻ MG 3 – 4 tuổi về KNTPV
(Rửa tay, rửa mặt)................................................................................................64
Biểu đồ 2.2. Khả năng nhận thức của trẻ MG 3 – 4 tuổi về KNTPV
(Rửa tay, rửa mặt)................................................................................................65
Bảng 2.7. Đánh giá biểu hiện về sự thực hiện (kỹ năng, thái độ) của trẻ 3 – 4
tuổi về KNTPV (Rửa tay, rửa mặt)......................................................................68
Biểu đồ 2.3. Đánh giá biểu hiện về sự thực hiện (kỹ năng, thái độ) của trẻ 3 – 4
tuổi về KNTPV (Rửa tay, rửa mặt)......................................................................69

Bảng 2.8. So sánh mức độ biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG 3 –
4 tuổi qua việc thực hiện từng bài tập.................................................................73
Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ biểu hiện KNTPV (Rửa tay, rửa mặt) của trẻ MG
3 – 4 tuổi qua việc thực hiện từng bài tập...........................................................74


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, con người
phải đối diện với nhiều thách thức. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật
và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa…một mặt không ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống, mặt khác lại tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp có thể gây ảnh
hưởng, nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ.
Để tiến tới thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người không tránh khỏi
phải đối mặt với vô số khó khăn thách thức trong cuộc sống. Có kỹ năng sống sẽ giúp
mỗi cá nhân giải quyết tốt, khắc phục hay vượt qua khó khăn gặp phải, để nâng cao
chất lượng cuộc sống
Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để ứng phó với những yêu cầu và
thách thức trong cuộc sống hằng ngày nó hướng vào việc giúp con người thực
hiện, giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, giúp
con người sống an toàn, khỏe mạnh trên cơ sở vận dụng những tri thức và vốn kinh
nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang
trở thành nhiệm vụ quan trọng của các trường từ mầm non đến đại học. Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, giáo dục
cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ phát triển hài
hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ
năng sống, giúp các em hiểu và biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung
cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với
người khác, với xã hội; ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử

với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách
tích cực.
Mặt khác, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cho trẻ. Vì lẽ đó, giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong giai đoạn này là hết sức phù hợp. Nó ảnh hưởng
1


trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ, giúp trẻ sớm
có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho
chính mình cũng như xã hội, giúp trẻ có kinh nghiệm thực tế, biết điều nên làm và
không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo độc lập của trẻ, đặt nền tảng tương lai cho
một con người có trách nhiệm và chung sống hài hòa trong cộng đồng.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động
giáo dục hàng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội…mỗi hoạt
động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống
của trẻ.
Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non
còn chưa được các giáo viên quan tâm đúng mức, việc thực hiện giáo dục kỹ năng
sống còn gặp nhiều khó khăn: Điều kiện cơ sở vật chất, lớp học đông, trình độ
chuyên môn sâu của giáo viên về lĩnh nực này còn hạn chế…từ đó khiến cho công
tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn nhiều thiếu sót, gây ảnh hưởng không ít đến chất
lượng giáo dục cũng như những thiếu hụt kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mẫu giáo.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường
mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế
độ sinh hoạt hàng ngày.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

2


Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm
non Lạng Phong – Nho Quan – Ninh Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày.
- Nghiên cứu 40 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 10 giáo viên đã và đang giảng dạy tại
các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 - 5/2017.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ tự phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non Lạng Phong - Nho Quan - Ninh Bình.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự
phục vụ (Rửa tay, rửa mặt) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua việc tổ chức chế độ
sinh hoạt hàng ngày.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu có

liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, việc
tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Lạng Phong Nho Quan.
6.2.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi của giáo viên mầm non.
3


- Quan sát biểu hiện, mức độ phát triển kỹ năng tự phục vụ (Rửa mặt, rửa
tay) của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
6.2.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và trẻ nhằm thu thập các thông
tin có liên quan đến đề tài phát hiện thực trạng, giải thích nguyên nhân và làm sáng
tỏ thông tin nhận thức từ phương pháp điều tra và quan sát.
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi của giáo viên mầm non.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công thức toán thống kê kết hợp phần mềm Excel để xử lý số liệu
thu được qua khảo sát thực trạng.
Các phương pháp trên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ bổ sung
cho nhau.


4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống trên thế giới
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “kỹ năng sống” đã xuất hiện trong
một số chương trình giáo dục của UNICEF.
Thuật ngữ “giáo dục kỹ năng sống” đã được đề cập đến từ hơn hai thế kỷ nay
Năm 1986, bản hiến chương Ottawa vì tăng cường sức khỏe nhận ra kỹ năng
sống có ý nghĩa làm cho sức khỏe đươc tốt hơn.
Năm 1989, công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) tuyên bố giáo dục cần
trực tiếp hướng tới phát triển hết tiềm năng của trẻ và đưa ra phương pháp liên kết
kỹ nắng với giáo dục.
Năm 1990, tuyên bố Jomtien về giáo dục cho mọi người lại nêu ra đưa kỹ
năng sống vào trong các công cụ học tập trọng yếu để tồn tại, để xây dựng năng
lực và chất lượng cuộc sống.
Năm 2000 hội nghị giáo dục Dakar đề nghị tất cả trẻ em và người lớn đều có
quyền hưởng lợi từ “một nền giáo dục, trong đó bao gồm việc học tập để biết, để
sống cùng nhau và để tồn tại”, đưa các kỹ năng sống vào mục tiêu giáo dục cho
mọi người (EFA Goals).
Hội thảo Bali khái quát báo cáo tham luận của các quốc gia tham gia hội
thảo về giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên đã xác định mục tiêu của giáo
dục kỹ năng sống của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là nhằm nâng
cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng
nhu cầu sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số công trình liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống:
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ

năng sống. Ngoài một số công trình nghiên cứu về kỹ năng sống của cá nhân như:
Dorrothy L.Ansell and Joan M.Morse – 1994 (Creative Life Skill Activities);
5


Darlene Manix – 1995 (Life skill ctivities for Secondary students whit Special
Needs); Btvin 2001 (Life skills training: fact sheet). Còn có nhiều công trình
nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Qũy hỗ trợ
nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Có thể đưa ra một vài công trình nghiên cứu
tiêu biểu như:
- Life skills E.ducation in schools (WHO, 1997)
- Skills for Health (WHO, 2001)
- Life skills on Non Formal E.ducation A Review (UNESCO, 2001)
Tại nhiều nước phương tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về
những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó
khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn,
xung đột, bạo lực giữa người và người. Theo thạc sĩ Đào Văn – Viện Khoa Học giáo
dục Việt Nam, hiện ít nhất 70 quốc gia trên thế giới đã và đang đưa giáo dục kỹ năng
sống vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, dưới hình thức một môn học riêng
(Campuchia), tích hợp vào tất cả các môn học chính khóa (Singapore, Anh, Hàn Quốc,
Australia), tích hợp vào một số môn (Trung Quốc, Myanma)
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như : UNICEF, UNESCO, WHO,
UNSPA chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được phát triển rộng khắp trên
phạm vi toàn cầu. Chương trình này đã được thực hiện và phát triển mạnh trong
khu vực Mỹ Latinh và Caribe, khu vực Nam Phi và Botswana, khu vực Châu Á.
1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam
Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương
trình UNICEF năm 1996 “giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Lúc đó quan niệm về kỹ

năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những kỹ năng tự
nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
đặt mục tiêu...nhằm vào giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn.

6


Đến giai đoạn 2 chương trình được mang tên “giáo dục sống khỏe mạnh và
kỹ năng sống” thì quan niệm về kỹ năng sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng
được vận dụng đa dạng hơn. Đó là những kỹ năng cần cho bảo vệ sức khỏe, phòng
tránh các tệ nạn xã hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với
những thách thức của xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau
trong tình huống khác nhau của từng loại đối tượng.
Năm 2003, hội thảo “chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO
được tổ chức thì khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng.
Khái niệm kỹ năng sống của tổ chức này dựa trên 4 trụ cột của giáo dục: Học để
biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. Từ đó
những người làm công tác giáo dục Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống
và trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho người học.
Năm 2005 nhóm các tác giả của viện chiến lược và chương trình giáo dục
đã có công trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam”. Trong
chương trình nghiên cứu này nhóm các tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản:
Các quan niệm về kỹ năng sống; cơ sở pháp lý của giáo dục kỹ năng sống ở Việt
Nam; giáo dục kỹ năng sống ở các cấp học; cách thức giáo dục kỹ năng sống; đánh
giá về giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và giáo dục kỹ năng
sống trong tương lai. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng, làm cơ sở, nền tảng
cho các công trình nghiên cứu tiếp theo cho các công trình nghiên cứu kỹ năng
sống ở Việt Nam tiếp theo
Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống như:
- Tác giả Mạc Văn Trang đã phân tích những vấn đề chung, kết quả nghiên cứu về

lối sống của sinh viên, phương hướng và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên.
- Tác giả Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu thực trạng về kỹ năng sống và giáo dục
kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên và chỉ rõ các nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt
kỹ năng sống của lứa tuối này và đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng đó
- Tác giả Lê Hồng Sơn nghiên cứu về các kỹ năng sống cho sinh viên khai thác
dưới góc độ các kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm.
7


- Tác giả Nguyễn Thanh Bình đã mô tả sinh động đầy đủ hệ thống về các nội
dung giáo dục kỹ năng sống cụ thể cũng như hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo
dục nhằm hình thành những kỹ năng sống cốt lõi cho học sinh tiểu học.
- Tác giả Nguyễn Thị Tính nghiên cứu cho học sinh tiểu học thông qua dạy học
môn đạo đức tại các tỉnh miền núi phía bắc.
Nhìn chung giáo dục kỹ năng sống cho con người nói chung và cho trẻ nói
riêng đã được các nước trên thế giới và Việt Nam khai thác, nghiên cứu dước các
góc độ khác nhau nhưng ở Việt Nam vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đặc
biệt là trẻ mẫu giáo còn gặp rất nhiều khó khăn và tính tới thời điểm này vấn đề
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng
ngày thì ít có đề tài nào đi sâu nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng. Những quan điểm này bắt nguồn từ
góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết
chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến
thức vào thực tiễn. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
* Quan điểm thứ nhất
Quan điểm thứ nhất xem xét kỹ năng từ góc độ của hành động, của thao tác
mà ít quan tâm đến kết quả của hành động.

- V.A. Kruchetxki cho rằng Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt
động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn [10]
- A.G.Côvaliôp trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” thì cho rằng: “Kỹ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động”.
Có thể thấy rằng ông không đề cập đến kết quả của hành động. Theo ông kết quả
của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực
của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem
lại kết quả tương ứng.
8


- PGS Trần Trọng Thủy cho rằng : KN là mặt kỹ thuật của hành động, con
người nắm được hành động tức là kỹ thuật hành động có kỹ năng [24]
- PGS.TS Hà Nhật Thăng cho rằng : KN là kỹ thuật của hành động thể hiện
các thao tác của hành động [23]
Như vậy, theo quan điểm này, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo
các tác giả trên, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức
về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần
tính đến kết quả hành động [32]
* Quan điểm thứ 2
Quan điểm xem xét kỹ năng từ góc độ không đơn thuần chỉ là mặt kỹ thuật của
hành động mà còn là biểu hiện của năng lực của chủ thể hành động và nhấn mạnh đến
kết quả của hành động. Theo quan điểm này kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính
mềm dẻo, tính linh hoạt, tính sáng tạo và tính mục đích.
- X.I. Kiêgop cho rằng: Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống
các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này.
- H.D.Levitov thì cho rằng kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động
nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn
các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.

- Theo TS. Vũ Dũng: Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về
phương hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng.
- Các nhà tâm lý học Việt Nam như PGS.TS Ngô Công Hoàn, PGS.TS
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, GS Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng kỹ
năng là một mặt năng lực của con người thực hiện một công việc có hiệu quả.
Hai quan điểm này tuy về hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau nhưng thực chất
chúng không hoàn toàn mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Dù theo quan điểm nào
thì khi nói đến kỹ năng hầu hết các tác giả đều xác định như sau:

9


- Mọi kỹ năng đều dựa trên cơ sở tri thức, muốn hành động, muốn thao
tác trước hết phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa ở nhiều
dạng khác nhau.
- Để có kỹ năng con người cũng phải biết cách thực hiện hành động trong
những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự tập luyện nhất định.
- Nói kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức khi hành
động, thao tác con người luôn hình dung kết quả đạt tới.
- Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người, nó được xem là
biểu hiện cụ thể của năng lực.
Từ phân tích trên kỹ năng có thể hiểu như sau: kỹ năng là khả năng của con
người thực hiện có kết quả một hành động, công việc nào đó trên cơ sở nắm vững
phương thức thực hiện và vân dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với
điều kiện nhất định
Như vậy, kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật hành động mà nó còn
là biểu hiện của năng lực cá nhân. [32]
1.2.1.2. Khái niệm kỹ năng sống
Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng
sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau [5]

Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con
người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao cho
phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNICEFF: kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và
giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp
một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm
giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể
hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành
động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi
môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

10


Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): coi
kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hàng ngày
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã
hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một
cách hiệu quả và giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Có thể thấy: Quan niệm về kỹ năng sống của UNESCO có nội hàm rộng hơn
quan niệm của WHO (tổ chức y tế thế giới) vì:
Thứ nhất là: những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc,
viết, làm tính...trong khi đó những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng
giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong cuộc sống... là những
kỹ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi.
Thứ hai là: những kỹ năng tâm lí - xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO), còn có quan
niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức,
những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm
cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách
thức của cuộc sống.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm
kỹ năng sống.
Trong cuốn “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Th.S Nguyễn Thị
Oanh cũng trình bày quan điểm: “với tư cách là đối tượng của giáo dục kỹ năng
sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, trong bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý
học”, PGS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã xem xét khái niệm kỹ
11


năng sống dưới góc độ tâm lý học, tác giả đã phân tích: cuộc sống của con người
diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và
“mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt có
mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Do
đó, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đưa ra khái niệm về kỹ năng sống như sau: “Kỹ
năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực
sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống
hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện có xác định của cuộc sống.
Từ những khái niệm nêu trên có thể đưa ra khái niệm kỹ năng sống là khả
năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu
quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống thường ngày.
Như vậy, nói đến kỹ năng sống chính là nói đến những năng lực thiết yếu
nhằm giúp cá nhân thích ứng với môi trường tự nhiên, ứng phó với những xung
đột, bất trắc xảy ra trong các mối quan hệ xã hội và công đồng. Những kỹ năng này

không tự nhiên mà có. Sự tồn tại và phát triển cá nhân ngày nay không còn dựa
trên quy luật cạnh tranh sinh tồn “mạnh được yếu thua” mà phải trên cơ sở phát
triển, chung sống hài hòa giữa cá nhân và xã hội, sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân
và cộng đồng xã hội.
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống
mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. Kỹ năng sống còn mang tính xã
hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại
đòi hỏi mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp. Chẳng hạn: kỹ năng sống
của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với kỹ năng sống của các cá nhân trong
cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kỹ năng sống của người sống ở miền
núi khác với kỹ năng sống của người sống ở vùng biển; kỹ năng sống của người
sống ở nông thôn khác với kỹ năng sống của người sống ở thành phố...
1.2.1.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

12


Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại đặt ra, có
liên quan đến việc làm, sức khỏe, đến vấn đề xung đột và bạo lực cá nhân của cộng
đồng xã hội.
Có thể quan niệm về GDKNS cho trẻ MG 3 – 4 tuổi là quá trình tác động
sư phạm có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục tới trẻ, thông qua việc tổ
chức hoạt động nhằm hình thành và rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của trẻ 34 tuổi theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách
trẻ dựa trên cơ sở giúp trẻ có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp đáp ứng được
những yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
1.2.1.4. Khái niệm kỹ năng tự phục vụ
Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt
cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho bản thân như tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn
giường ngủ, chải đầu, đi giầy dép [2].
Theo Nguyễn Thị Hòa kỹ năng tự phục vụ là năng lực của một cá nhân, được

sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho
bản thân như tắm rửa, ăn uống…[12]. Tác giả cho rằng người có kỹ năng tự phục
vụ là người có nhận thức và kỹ năng trong các hoạt động tự phục vụ bản thân.
Theo Lê Thu Hương kỹ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên
biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải
quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình như tự nấu ăn, tự giặt
quần áo [14].
Có thể hiểu: Kỹ năng tự phục vụ là sự thực hiện hành động của một cá nhân
để giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình, như tự nấu ăn, tự
giặt quần áo, tự xúc ăn, tự rửa mặt…mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
1.2.2. Phân loại kỹ năng sống
Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về kỹ
năng sống. Kỹ năng sống được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và điều
này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các kỹ năng sống [5]

13


* Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo
dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của
việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung
sống. Theo quan niệm này, kỹ năng sống được phân loại thành:
- Các kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng
ngày. Những kỹ năng này không mang đặc trưng tâm lý nhưng là nền tảng cho
những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống.
- Các kỹ năng chung (kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội)
như các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng giao tiếp…
- Các kỹ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã
hội, như:

+ Các vấn đề về giới, giới tính.
+ Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá…
+ Các vấn đề về môi trường, phòng chống bạo lực…
+ Các vấn đề về gia đình, trường học
+ Các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng.
Mỗi cá nhân cần phải có cả 3 thành tố này trong sự thống nhất, tính chỉnh
thế của chúng.
* Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra,
dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tức là nhấn mạnh sự học tập
qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu
trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm. Theo quan niệm này, các kỹ
năng sống gồm 3 nhóm:
- Nhóm các kỹ năng nhận thức: kỹ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định
giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề…
- Nhóm các kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông, kỹ năng
hợp tác…

14


- Nhóm các kỹ năng cảm xúc: kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng ứng
phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc…
* Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), tổ chức này nghiên cứu
sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Theo đó, các kỹ
năng phân loại theo các mối quan hệ như sau:
- Nhóm những kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng:
+ Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống
+ Kỹ năng bảo vệ bản thân
+ Kỹ năng kiên định

+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc
+ Kỹ năng đương đầu với căng thẳng.
- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác, nhóm này có các kỹ năng:
+ Kỹ năng thương lượng
+ Giao tiếp có hiệu quả
+ Kỹ năng đứng vững trước những áp lực, tiêu cực
+ Sự cảm thông
+Kỹ năng hợp tác
- Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm những kỹ năng sau:
+ Tư duy phê phán
+ Tư duy sáng tạo
+ Ra quyết định
+ Giải quyết vấn đề
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác của nhiều tổ chức, nhà nghiên
cứu khác trên thế giới, chẳng hạn như tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội
châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc) lại phân loại KNS thành 3 dạng:
- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân
- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác
- Kỹ năng công nghệ thông tin (theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị).
15


Tuy có sự khác biệt về quan niệm về kỹ năng sống nhưng các tổ chức
UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem
như cần thiết nhất cho tất cả mọi người.
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng tư duy phê phán / suy nghĩ có phán đoán
- Kỹ năng truyền thông có hiệu quả

- Kỹ năng giao tiếp giữa người và người
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Khả năng thấu cảm
- Kỹ năng ứng phó với cảm xúc
- Kỹ năng ứng phó với stress
Việc phân nhóm các kỹ năng sống chỉ mang tính tương đối. Tùy thuộc vào
những khía cạnh xem xét, hoặc ở những góc độ nhìn nhận mà một kỹ năng sống có
thể được xếp vào những kỹ năng sống mang tên gọi khác nhau. Có nhiều cách
phân loại, nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì một số kỹ năng vẫn được coi
là cốt lõi như: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy
sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán/ suy nghĩ có phán đoán. Kỹ năng thiết lập mối
quan hệ liên nhân cách, kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng đồng cảm, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng ứng phó với stress.
1.2.3. Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
* Kỹ năng hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng
- Các nhóm thực phẩm và cách chế biến (Làm quen với một số thực phẩm
thông thường và cách chế biến đơn giản)
- Ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ con người (Ích lợi của ăn uống đủ
lượng và đủ chất và sức khoẻ)
- Ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ (Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong
ngày, ăn sạch sẽ)
16


* Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Có thói quen rửa mặt sạch sẽ trước và sau khi ngủ dạy, trước và sau khi ăn, sau
khi ra ngoài đường, khi mặt bẩn
* Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
- Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm

- An toàn (Nhận biết những người không an toàn và vật dụng nguy hiểm và
cách phòng tránh)
- Cách phòng tránh một bệnh thông thường (Cách phòng tránh một số bệnh
thông thường: sổ mũi, cảm lạnh, đau bụng, đau răng …)
* Kỹ năng nhận thức về bản thân
- Nói được họ tên mình, địa chỉ nhà, tên bố mẹ mình
- Biết được mình là trai hay gái, ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
- Nói được sở thích của bản thân
* Kỹ năng tự tin và tự trọng
- Thực hiện những công việc được giao
- Vui vẻ khi hoàn thành được công việc
- Chủ động tự làm một số công việc đơn giản hàng ngày
- Bày tỏ ý kiến mong muốn của bản thân
* Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc
- Nhận biết trạng thái cảm xúc buồn, vui, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu
hổ của người khác
- Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ, tức giận phù hợp
với tình huống qua nét mặt, cử chỉ, lời nói
- Thay đổi hành vi, thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
- Quan tâm thích thú với các hiện tượng trong thiên nhiên
- Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích
* Kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực giữa bạn và người lớn
- Dễ hòa đồng với bạn và nhóm chơi
17


×