ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGỌC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGỌC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học
TS. Nông Khánh Bằng
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
- Ban giám hiệu, phòng Sau Đại Học - Trường Đại học sư phạm
Thái Nguyên.
- Quý thầy cô khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.
Nông Khánh Bằng, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu viii
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 4
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 4
1.1. Lịch sử vấn đề 4
1.2.2 Kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định 7
1.2.3 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn 14
1.2.4 Giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi 17
1.2.5 Biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho
trẻ mẫu giáo lớn 18
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 19
1.3.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn 19
1.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn 23
1.3.3 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 39
2.1 Vài nét về khách thể điều tra 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
iv
2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ
chức hoạt động vui chơi trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang 40
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhận biết
của trẻ mẫu giáo lớn về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống nói
chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng. 40
2.2.2 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức tổ chức hoạt
động vui chơi trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang 47
2.2.3 Kết quả đánh giá về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định của
trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 53
2.2.4 Các nguyên nhân dẫn tới kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng ra quyết định của trẻ mẫu giáo lớn. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG 59
3.1 Một số cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các biện pháp
giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non trên địa bàn
huyện Hiệp Hòa 59
3.1.1 Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng ra quyết định cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
phải đảm bảo tính mục đích của quá trình giáo dục 59
3.1.2 Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt
động vui chơi dựa trên quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách
của trẻ 59
3.1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn xuất phát từ quyền
và bổn phận của trẻ em 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
v
3.1.4 Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt
động vui chơi phải đảm bảo cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ. 61
3.1.5 Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt
động vui chơi phải đảm bảo tính khả thi. 61
3.1.6 Nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt
động vui chơi phải đảm bảo tính hệ thống. 62
3.1.7. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với
việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo, hứng
thú của trẻ trong quá trình rèn luyện kĩ năng sống thông qua hoạt động
vui chơi 62
3.2 Các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi trên địa bàn
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 63
3.2.1 Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc giáo dục kĩ năng sống
nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định nói riêng cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 63
3.2.2 Cụ thể hoá nội dung kĩ năng sống mà giáo viên cần dạy cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi. 64
3.2.3 Phát triển kĩ năng sống qua việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng
sống với nội dung tổ chức trò chơi phong phú thu hút sự tham gia của trẻ 66
3.2.4 Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tăng cường giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi. 67
3.2.5 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ 70
3.2.6 Tạo môi trường thuận lợi để trẻ có cơ hội rèn luyện KNS 72
3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
vi
3.3 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 75
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 75
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 75
3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 75
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KNS : Kĩ năng sống
GD KNS : Giáo dục kĩ năng sống
MN : Mầm non
NC : Nhân cách
GĐ : Gia đình
NXB : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.2a Thái độ của trẻ trong việc tham gia trò chơi với những tình
huống giao tiếp (Đơn vị %) 41
Bảng 2.2b Mức độ tham giao tiếp và ra quyết định thông qua tổ chức
hoạt động vui chơi. (đơn vị %) 42
Bảng 2.2c: Thái độ tham gia ra rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ra
quyết định của trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình tổ chức trò
hoạt động vui chơi (Đơn vị %) 44
Bảng 2.2d. Mức độ tham gia ra quyết định của trẻ trong quá trình ra
quyết định khi tổ chức trò chơi (Đơn vị %) 45
Bảng 2.2e Những kĩ năng sống được giáo viên quan tâm giáo dục cho trẻ
trong quá trình tổ hoạt động vui chơi (Đơn vị %) 47
Bảng 2.2f Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp nội dung giáo dục kĩ
năng ra quyết định và kĩ năng giao tiếp với nội dung tổ chức
hoạt động vui chơi (Đơn vị %) 50
Bảng 2.2g Hình thức được sử dụng trong giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng ra quyết định cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt
động vui chơi (Đơn vị %). 51
Bảng 2.3a Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kĩ năng xử lý tình huống
và kĩ năng ra quyết định (Đơn vị %). 55
Bảng 2.3b Những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc rèn kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng ra quyết định cho trẻ (Đơn vị %). 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước. Muốn phát triển đất nước thì phải
phát triển nguồn nhân lực, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là “quốc
sách hành đầu”, ưu tiên phát triển giáo dục ngay từ những bậc học đầu tiên để
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.
Trong quá trình phát triển nhân cách trẻ em, nếu trẻ sớm được hình
thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân
cách phát triển toàn diện, bền vững và có khả năng thích ứng, đối phó với
những biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Ở bậc học
mẫu giáo giáo viên không chỉ nhằm giúp các em lĩnh hội những giá trị của
cuộc sống để phát triển nhân cách mà còn chú trọng giáo dục cho các em
những kĩ năng sống để các em có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp
ngay từ khi còn nhỏ.
Ở độ tuổi này, trẻ thường xuất hiện tình trạng thụ động khi ứng phó
với những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước
những nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ…Có nhiều nguyên nhân khác nhau
dẫn đến tình trạng này, trong đó việc thiếu kĩ năng sống là một trong những
nguyên nhân sâu xa nhất. Do vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là rất
cần thiết và phải được quan tâm, chú trọng hàng đầu.
Kĩ năng sống được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của
trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt
chước, nhập tâm, luyện tập hàng ngày lâu dần trở thành kĩ năng của trẻ. Để
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ hiệu quả có rất nhiều các biện pháp khác nhau,
một trong số những biện pháp đó là biện pháp giáo dục thông qua tổ chức
hoạt động vui chơi bởi ở lứa tuổi của các em vui chơi là hoạt động chủ đạo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
2
trẻ chơi mà học, học mà chơi. Do vậy, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
không chỉ giúp trẻ hình thành kĩ năng chơi đùa mà còn đặt nền tảng khá vững
chắc để phát triển những kĩ năng sống cho các em.
Trên thực tế, khi khảo sát vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
lớn chúng tôi nhận thấy việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em còn
nhiều hạn chế. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động
vui chơi làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ
chức hoạt động vui chơi.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục trẻ trong trường mẫu giáo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua tổ chức hoạt động vui chơi.
4.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua tổ chức các hoạt động vui chơi.
4.3 Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
lớn qua tổ chức các hoạt động vui chơi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
3
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp lý thuyết;
phân loại hệ thống hoá lý thuyết.
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm; đàm thoại;
điều tra phiếu; lấy ý kiến chuyên gia; khảo nghiệm sư phạm.
6.Giả thuyết khoa học
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề rất cần
thiết đối với các em. Hiệu quả của quá trình giáo dục sẽ được nâng cao nếu đề
xuất được các biện pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp với quy luật giáo dục
và đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mầm non.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi tại một số trường
mẫu giáo trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
4
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN
CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
1.1. Lịch sử vấn đề
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống được coi là một trong những vấn đề
quan trọng trong giáo dục. Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho con người đã
xuất hiện và được con người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói,
học mở, học để làm người, học để đối nhân xử thế, Đó là những kĩ năng đơn
giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã
hội ở những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát, đại
diện cho hướng nghiên cứu này có P.Ia.Galperin,V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,…
P.Ia.Galperin trong các công trình nghiên cứucủa mình chủ yếu đi sâu vào
vấn đề hình thành tri thức và kĩ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí
tuệ theo giai đoạn {11}. Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên
cứu kĩ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kĩ năng lao động gắn với
những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thuỷ,
kĩ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức, Kĩ năng
hoạt động sư phạm như X.I.Kixegops, Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ.
Kĩ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của
UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO
(Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) cũng như
trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài
nước…ở hướng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kĩ
năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kĩ năng cụ thể và các điều
kiện, quy trình hình thànhvà phát triển hệ thống các kĩ năng đó … Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
5
những nghiên cứu này chỉ giới thiệu những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng nhận
thức, kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng ra quyết định.
Giáo dục KNS ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp
cận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS được tích
hợp trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2001 giáo dục KNS ở Lào
được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinh
sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường vv
Khái niệm “Kĩ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau
hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lược
và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà
Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kĩ
năng sống.
Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống
như: tác giả Mạc Văn Trang đã phân tích những vấn đề chung, kết quả nghiên
cứu về lối sống của sinh viên, phương hướng và biện pháp giáo dục lối sống
cho sinh viên; tác giả Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu thực trạng về kĩ năng
sống và giáo dục kĩ năng sống cho vị tuổi thành niên và chỉ rõ các nguyên
nhân dẫn tới sự thiếu hụt kĩ năng sống của lứa tuổi này và đề xuất các biện
pháp khắc phục tình trạng đó; tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai đã đề cập tới
việc giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông dưới góc độ khai thác
thông qua giáo dục đạo đức; tác giả Lê Hồng Sơn nghiên cứu về các kĩ năng
sống cho sinh viên khai thác dưới góc độ các kĩ năng hoạt động xã hội của
sinh viên trường đại học sư phạm; tác giả Nguyễn Thị Tính nghiên cứu giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn đạo đức tại
các tỉnh miền núi phía bắc. Tác giả Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực
trạng kĩ năng sống cho trẻ và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
6
Nhìn chung giáo dục KNS cho con người nói chung, cho trẻ nói riêng đã
được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới
các góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua tổ chức hoạt động vui chơi thì ít có đề tài nào đi sâu nghiên cứu.
1.2 Khái niệm công cụ
1.2.1 Kĩ năng.
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề này. A.U.Pêtrôxki: Khai thức dưới góc độ coi tri thức là nền tảng của
kĩ năng: “kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa chọn và thực hiện
những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra”. Theo L.
Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: Kĩ năng là sự thực hiện có kết
quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn
và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định.
Theo quan điểm của K.K.Platônôp: Kĩ năng là khả năng của con người
thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh
nghiệm cũ.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,
thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra
cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được
kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kĩ năng nào đều nhằm
vào một mục đích nhất định.
Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kĩ năng là năng
lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng
quy trình.
- Từ khái niệm trên cho thấy rằng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kĩ năng. Tri thức ở đây
bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
7
+ Kĩ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
+ Kĩ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định
nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kĩ năng một cách chung nhất: Kĩ
năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng
cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để
đạt được mục đích đề ra.
1.2.2 Kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định.
1.2.2.1 Kĩ năng sống
Tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kĩ năng sống như sau:
Tổ chức y tế thế giới (WTO) cho rằng, kĩ năng sống là những kĩ năng
thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn khoẻ mạnh. Đó là những
kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong
những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác
và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống
hàng ngày. Theo chương trình giáo dục kĩ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên
hiệp quốc (UNICEF, 1996), kĩ năng sống bao gồm những kĩ năng cốt lõi như:
Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra
quyết định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu.
Các nhà khoa học Ấn Độ hiểu kĩ năng sống là những khả năng tăng
cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kĩ năng
giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
đàm phán, kĩ năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kĩ năng từ chối, kĩ năng
kiên định, hài hoà và kĩ năng ra quyết định. Các nhà khoa học Philipine cho
rằng kĩ năng sống là những năng lực thích ứng và tính cực của hành vi giúp
cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những
thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày, gồm 11
kĩ năng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
8
1) Kĩ năng tự nhận thức
2) Kĩ năng đồng cảm
3) Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả
4) Kĩ năng quan hệ liên nhân cách
5) Kĩ năng ra quyết định
6) Kĩ năng giải quyết vấn đề
7) Kĩ năng tư duy sáng tạo
8) Kĩ năng tư duy phê phán
9) Kĩ năng ứng phó
10) Kĩ năng làm chủ cảm xúc và căng thẳng
11) Kĩ năng làm doanh nghiệp
Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến nhiều từ chương
trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trường”. Khái
niệm kĩ năng sống được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những kĩ
năng sống cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác
định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu.
Tham gia chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ.
Khái niệm kĩ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn sau hội
thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” được tổ chức từ ngày 23 đến
ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Đó là:
- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống
hàng ngày.
- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách
thức của cuộc sống.
- Những kĩ năng liên quan đến tri thức, những giá trị.
- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con người có thể
giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
9
Từ những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan
niệm về kĩ năng sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF)
nhưng có tính khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hoá của từng quốc
gia. Nội dung giáo dục kĩ năng sống vừa đáp ứng những cái chung có tính
chất toàn cầu vừa có tính đặc thù quốc gia. Một số quốc gia coi trọng một số
kĩ năng như: kĩ năng tư duy, kĩ năng thích ứng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác và cạnh tranh, kĩ năng luân chuyển công việc. Một số nước khác lại chú
trọng đến kĩ năng xoá đói giảm nghèo, kĩ năng phòng chống HIV/AIDS.
Dưới góc độ giáo dục, chúng tôi coi kĩ năng sống là tất cả những kĩ
năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống an toàn, thành công và hiệu quả,
trong đó tích hợp nhưng khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lí, xã hội và văn
hoá phù hợp và đương đầu được với những tác động của môi trường sống.
Những kĩ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh là kĩ năng tư duy, kĩ năng thích
ứng cao, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đương đầu
với xúc cảm, kĩ năng kiên định, kĩ năng tự bảo vệ,…Tóm lại, kĩ năng sống là
khả năng tâm lý xã hội của con người, giúp họ tương tác với người khác và
giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
* Phân loại kĩ năng sống:
+ Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ xã hội
- Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu,
định hướng giá trị.
- Kĩ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kĩ năng tự điều chỉnh…
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác như: giao tiếp tương thuyết, từ
chối, hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác.
+ Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO)
- Vệ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng
- Các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
10
- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Phòng tránh rượu và thuốc lá
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro.
- Hoà bình và giải quyết xung đột
- Gia đình và cộng đồng
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên, môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
+ Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)
- Các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình (kĩ năng tự nhận
thức, kĩ năng tự trọng, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng xử với cảm xúc, kĩ năng
đương đầu với căng thẳng)
- Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác (kĩ năng quan hệ
tương tác liên nhân cách, kĩ năng cảm thông, kĩ năng đứng vững trước áp lực
một cách nhanh chóng nhất, kĩ năng thương lượng).
- Các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)
+ Các nhóm kĩ năng sống theo những quan điểm khác nhau
- Kĩ năng giao tiếp liên nhân cách như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp
không lời, kĩ năng biểu hiện cảm xúc, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng xin lỗi.
- Kĩ năng thương lượng và từ chối bao gồm: Kĩ năng thương lượng và
kiềm chế xung đột, kĩ năng từ chối, kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm …
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kĩ năng thu nhập
thông tin, kĩ năng phân tích, kĩ năng thực hành để đạt được kết quả.
- Các kĩ năng tư duy tích cực: kĩ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội
nguồn thông tin thích ứng.
- Các kĩ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kĩ năng xây dựng
tự tin và lòng tự trọng, các kĩ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
11
về quyền lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kĩ năng ấn
định mục tiêu.
- Các kĩ năng kiềm chế cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái
bồn chồn, kĩ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kĩ năng kiềm chế trạng thái
căng thẳng như: tư duy tích cực, lạc quan và các phương pháp thư giãn.
Việc phân loại kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào
khía cạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia. Qua một số cách phân loại
trên thấy rằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) dễ hiểu hơn cả, phù hợp với việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống.
1.2.2.2 Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều
cấp độ khác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó
trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác
động qua lại với nhau. Để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kĩ
năng giao tiếp. Kĩ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp thành công và hiệu quả
trước một hay nhiều đối tượng tiếp xúc của chủ thể giao tiếp. Nói cách khác,
kĩ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ ngôn ngữ phối hợp
hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay của cá nhân với một nhóm xã hội
nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của
chủ thể giao tiếp.
Kĩ năng giao tiếp bao gồm: kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, kĩ năng
lắng nghe, thông cảm, chia sẻ, kĩ năng bày tỏ và tiếp thu ý kiến, kĩ năng tiếp
nhận và xử lý thông tin, kĩ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngôn
ngữ, kĩ năng tự khẳng định hay từ chối, kĩ năng thương lượng và xử lý tình
huống, kĩ năng hợp tác và làm vệc nhóm, kĩ năng thiết lập mối quan hệ với
đối tượng …
1.2.2.3 Kĩ năng ra quyết định
Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần
phải ra quyết định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
12
Hàng ngày, mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có nhiều quyết
định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định
hướng cuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến
các mối quan hệ, tương lai, cuộc sống, công việc, học tập … và ra quyết định
là một trong những kĩ năng chủ yếu của con người. Mỗi người luôn luôn được
mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả quyết định
của con người có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chính họ hay
người khác. Điều chủ yếu là mỗi người phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết
định của mình và hướng được những hậu quả trước khi đưa ra quyết định,
phải lên kế hoạch cho những lựa chọn và quyết định này.
Như vậy có thể hiểu: Kĩ năng ra quyết định là quá trình vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra các kết luận và hành động
nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong
muốn của chủ thể.
* Phân loại kĩ năng ra quyết định
- Quyết định theo chuẩn:
Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ
thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này
thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quyết
định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Con
người có khuynh hướng ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và
tham khảo các quy định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu con người không
thực hiện theo đúng các quy tắc sẵn có.
Tuy nhiên, có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải
quyết bằng những quy trình của tổ chức. Nhưng mỗi người vẫn có khuynh
hướng ra những quyết định loại này gần như một cách tự động. Vấn đề
thường chỉ nảy sinh nếu bản thân người đó không nhạy cảm và không biết tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
13
động đúng lúc. Một lời cảnh giác cho mỗi người: không nên để những quyết
định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu
thả hoặc tránh né.
- Quyết định tức thời: là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh,
chính xác và cần phải được thực hiện gần như ngay thời điểm đó.
Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi
hỏi mỗi người phải chú ý tức thời và trọn vẹn.
Tình huống của quyết định tức thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định
hoặc lôi kéo người khác vào quyết định.
- Quyết định có chiều sâu:
Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể
giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét.
Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt
động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra
nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu
thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin đầu vào đặc biệt. Điểm
thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương án và kế hoạch
khác nhau để lựa chọn.
Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng
tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép
đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số
giải pháp đã được đem thực nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc
bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi
và hiệu quả nhất.
* Các bước ra quyết định:
- Xác định vấn đề.
- Phân tích nguyên nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
14
- Đưa ra các phương án / giải pháp
- Chọn giải pháp tối ưu.
- Thực hiện quyết định.
- Đánh giá quyết định.
1.2.3 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.3.1 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở
trường mẫu giáo, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ
chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thoả mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức,
đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.
Hoạt động vui chơi của trẻ là dạng hoạt động phản ánh sáng tạo, độc lập hiện
thực tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh nhằm thoả mãn nhu
cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ. Lần đầu tiên trong hoạt động vui
chơi, trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ trò chuyện, giao tiếp,
vận dụng các ấn tượng, kinh nghiệm đã có… để thực hiện ý đồ chơi, nhờ thế
mà nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.
1.2.3.2 Hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ
thể để tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một
môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng.
Các trò chơi được tổ chức trong chương trình giáo dục mầm non bao gồm:
+ Trò chơi đóng vai
+ Trò chơi ghép hình, lắp ghép, xây dựng.
+ Trò chơi đóng kịch.
+ Trò chơi học tập.
+ Trò chơi vận động.
+ Trò chơi dân gian và một số trò chơi với công nghệ phương tiện hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
15
Trong đó, trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi chủ đạo đóng vai trò
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng tiêu biểu cho trẻ
lứa tuổi mẫu giáo. Trò chơi này do trẻ tự nghĩ ra (trẻ nghĩ ra chủ đề chơi, tìm
bạn chơi cùng, phân vai chơi, tìm đồ chơi thay thế để tiến hành chơi…) khi
tham gia vào trò chơi này, trẻ luôn đứng vào vị trí của chủ thể hành động. So
với các trò chơi khác thì trò chơi này mang tính tự nguyện, tính sáng tạo, tính
tự giác cao hơn.
- Mỗi trò chơi đóng vai theo chủ đề có các thành phần cấu trúc như sau:
+ Chủ đề chơi: Đó là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung
quanh trẻ được phản ánh trong trò chơi, thường là các lĩnh vực gần gũi với
kinh nghiệm của trẻ như: chủ đề “ gia đình”, “trường mẫu giáo”, “nấu ăn”,
“lớp học”…
+ Vai chơi: trẻ nhập vai, ướm thử vào vị trí của người lớn và tập thể thể
hiện hành động, công việc, cách ứng xử, đời sống tình cảm…tương ứng với vị
trí của họ trong đời sống xã hội.
+ Nội dung chơi: Mảng hiện thực cuộc sống xung quanh được trẻ lĩnh
hội và thể hiện nó qua việc đóng vai. Kinh nghiệm sống của trẻ càng phong
phú bao nhiêu thì nội dung chơi càng được mở rộng bấy nhiêu.
+ Luật chơi: Đó là các quy định về phương thức hành động, cư xử, cách
thể hiện đời sống tình cảm …phù hợp với vai chơi. Vốn kinh nghiệm của trẻ
phong phú bao nhiêu thì trẻ có khả năng thể hiện luật chơi tỉ mỉ, phong phú và
giống thật bấy nhiêu, hay nói cách khác, luật chơi ở hoạt động vui chơi được
ẩn kín sau các vai chơi.
Tất cả các thành tố này (chủ đề chơi, nội dung chơi, vai chơi và luật
chơi) liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau. Nếu thiếu
một trong các thành tố trên thì không còn là hoạt động vui chơi nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25