GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
BÀI 31 - TIẾT 132: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết văn của mình về nội dung và hình thức. Xác
định phương hướng khắc phục, sữa chữa các lỗi.
- Qua bài kiểm tra Tiếng Việt giúp học sinh nhận ra những ưu và nhược điểm trong cách dùng
từ, đặt câu, các biện pháp tu từ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết văn miêu tả sáng tạo và kĩ năng dùng từ, đặt câu cho chính xác
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sửa lỗi trong bài làm của mình để làm phong phú thêm vốn từ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chấm, chữa bài.
2. HS: Ôn tập kiến thức văn miêu tả, kiến thức Tiếng Việt
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
2. Các hoạt động dạy - học:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Trả bài kiểm tra Tập làm văn.
I. TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
- HS nêu lại đề bài
* Đề bài : Tả quang cảnh khu vườn nhà em
trong một ngày đẹp trời.
? Bài viết yêu cầu gì về thể loại ?
*Tìm hiểu đề:
( Tả cảnh hay tả người )
- Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (Tả cảnh)
? Nội dung cần tả là gì ?
- Yêu cầu: Tả khu vườn của gia đình vào
ngày đẹp trời.
? Cách viết như thế nào ?
- GV cho học sinh thảo luận nhóm: Xây dựng
dàn bài cho đề bài trên ?
* Dàn bài:
-> Đại diện nhóm trình bày- Nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi dàn bài học sinh đối
chiếu.
? Bài viết của em đạt được nội dung gì so với
dàn bài trên?
? Em đã miêu tả đúng đối tượng chưa?
? Em đã lựa chọn đủ các chi tiết tiêu biểu về
khu vườn mình tả chưa?
? Cách miêu tả đã theo trình tự hợp lí chưa?
Có sử dụng các phép so sánh, tưởng tượng
không?
? Các phần trong bài viết đã đảm bảo yêu cầu
chưa?
* Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Năm được phương pháp làm văn miêu tả.
- Bài viết đủ bố cục 3 phần.
- Một số bài viết sinh động, có cảm xúc (Tùng,
Cường, Nguyệt, Hè, Huệ)
- Một số bài viết có ý thức dùng từ, đặt câu,
diễn đạt lưu loát.
* Nhược điểm :
- Một số ít bài chưa thể hiện hết nội dung theo
yêu cầu, viết sơ sài (Quang, Nguyên, Vũ, Hìn,
Kim, Khang…)
- Còn nhiều bài chữ viết chưa đẹp.
- Một số bài dùng từ chưa chuẩn, chưa
hay( Duyên, Võ, Trang…)
* Trả bài - chữa lỗi:
- GV nêu một số lỗi về chính tả - Gọi HS đưa
ra cách chữa: Hạt xương, quay khu vườn,
trong sanh…
- GV tiếp tục nêu các lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi
câu và yêu cầu HS nêu cách chữa.
+ Lỗi chính tả:
- Hạt xương -> hạt sương;
- quay khu vườn -> quanh khu vườn;
- trong sanh -> trong xanh
+ Lỗi dùng từ:
- Hoa nở dội -> hoa nở rộ
- Thanh lịch và nhon nhã -> nho nhã
- Cây xoài thì cao nhưng sần sùi trông ghe
tởm- trông xấu xí
+ Lỗi diễn đạt:
- Khu vườn đã gắn bó với ông tuổi trẻ ->
Tuổi trẻ của ông đã gắn bó với khu vườn
này.
- Hoa Loa Kèn đủ sắc các màu -> hoa Loa
Kèn đủ các màu sắc.
+ Lỗi câu:
- Hôm ấy, là sãng chủ nhật. Tôi ra vườn ->
Hôm ấy, là sáng chủ nhật, Tôi ra vườn.
- Mỗi sáng chủ nhật, sau khi ngủ dậy. Em lại
đi ra vườn -> Mỗi sáng chủ nhật, sau khi
ngủ dậy, em lại đi ra vườn.
II.TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
? Bài viết của em mắc lỗi gì khác ?
1. Phần trắc nghiệm Khách quan:
- GV đọc bài viết điểm khá: Tùng, Cường 6A,
Hè 6C; Nguyệt 6B.
Đáp án:
HĐ2: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Câu
1
2
3
4 5 6
7
Đáp
án
A C
B
B C D A
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm
khách quan.
Câu 8: VD: Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- HS trả lời phương án lựa chọn
Câu 9: 1- c, 2 - d, 3 - b, 4 - a.
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố
2. Phần tự luận
đáp án từng câu
* Nhận xét
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em xác định sai ?
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm
này ?
- GV nêu đề bài phần trắc nghiệm tự luận.
* Ưu điểm :
- Nêu được Khái niệm câu trần thuật đơn có từ 3. Trả bài, chữa lỗi
là.
- Xác định được CN, VN trong câu.
- Viết được đoạn văn hoàn chỉnh trong đó có
sử dụng tu từ so sánh, nhân hoá.
- Một số bài viết có cảm xúc.
* Nhược điểm :
- Một vài bài xác định chưa chính xác CN,VN.
- Một số bài viết chưa sử dụng tu từ so sánh,
nhân hoá.
? Bài viết của em mắc lỗi gì?
? Bài của em có ưu điểm gì ?
- GV đọc bài có đoạn văn viết khá có sử dụng
tu từ nhân hoá, so sánh: Tùng, Huệ, Chi.
3. Củng cố:
- GV lưu ý cho học sinh viết bài văn miêu tả cảnh cần theo trình tự: Từ xa đến gần, miêu tả khái
quát đến cụ thỂ.
- Cần lưu ý cách dùng từ, đặt câu.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ văn Miêu Tả, phần Tiếng Việt trong chương trình học kì II.
- Đọc trước bài tổng kết Văn, Tập làm văn, trả lời câu hỏi trong SGK.