Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh về dân ca quan họ bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.22 KB, 2 trang )

Thuyết minh về Dân ca quan họ Bắc Ninh - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Một trong những niềm tự hào cùa người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lam thứ " đặc sản" tuyệt vời
nhất là những làn điệu quan họ.



Thuyết minh về cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam Bộ Việt Nam - Ngữ Văn...



Thuyết minh về ca Huế - Ngữ Văn 12



Thuyết minh vể Bến Nhà Rồng - Ngữ Văn 12



Thuyết minh về quần thể di tích cố đô Huế - một di sản thế giới - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

Bìa làm
Một trong những niềm tự hào cùa người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lam thứ " đặc sản''
tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da
diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần
duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn
tinh thần của con người, thành nét văn hoá rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49


làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tính Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam
sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thú đô Hà Nội về phía bắc
khoảng 30km... Dân ca quan họ là hát đôi đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa
thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với
một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người
hát luôn nhưng giọng hát của hai người phái hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời
là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm
kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nển, nảy. Hát quan họ có ba hình thức
chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa
các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như
trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tổn và truyền dạy nghệ thuật dân ca
quan họ này.
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong
các lễ hội quan họ có cá những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô
đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá, đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo
cánh, sau đó đên hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the,
hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài
phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng
màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh... gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài


trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm
bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền
anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn
tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại
khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mơ bảy”. Tuy nhiên trong thực tế các liên chị
thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một
chiếc yếm có màu rực rõ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo
cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng

tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả
khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thòi trước là the,
lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh
dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhai màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh,
màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm... Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin
trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh
da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến)... Giai yếm to buông ngoài lưng
áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng
cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giái yếm tạo nên những múi hoa màu
sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy
trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết
mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà
phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai x

Xem thêm tại: />


×