Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vài nét về nhà văn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.97 KB, 2 trang )

Vài nét về nhà văn Nam Cao - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Nam Cao sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông ở làng Ðại hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
(nay thuộc Nam Hà).



Trong thiên truyện của Nguyễn Thi đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ...



Nêu các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám - Ngữ Văn 12



Tác giả Tản Đà - Ngữ Văn 12



Trình bày ngắn gọn nội dung từng tập thơ của Tố Hữu - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Nghị luận xã hội lớp 12 Học trực tuyến Môn Văn học

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ :
1. Sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông ở làng Ðại hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
(nay thuộc Nam Hà). Gia đình Nam Cao sống cũng chật vật. Trong số anh em chỉ có Nam Cao
được ăn học. Học hết phổ thông trung học vì ốm nên không thi đậu. Nam Cao theo người nhà
vào Sài Gòn làm thư ký cho một cửa hiệu may. Sau trận ốm nặng, Nam Cao lại trở về làng. Ôn
tập lại vốn học và thi đậu, nhưng vì sức khỏe yếu nên không có việc làm. Sau đó người làng
mở trường tư ở Hà Nội, cần một chân dạy có bằng trung học, Nam Cao được mời dạy. Ðược ít


lâu trường bị đóng cửa vì Nhật chiếm làm chổ nuôi ngựa. Nam Cao sống vất vả, khi viết văn,
khi làm gia sư nhưng cũng không đủ sống. Thời kỳ này Nam Cao được giác ngộ Cách mạng và
tham gia sinh hoạt tổ văn hóa cứu quốc 1943. Khi cơ sở văn hóa ở Hà Nội bị khủng bố, Nam
Cao về làng tham gia phong trào Cách mạng ở địa phương. Tổng khởi nghĩa, Nam Cao tham
gia cuộc đánh chiếm Phủ Lý Nhân và làm chủ tịch xã một thời gian, trước khi được điều lên
công tác văn hóa, văn nghệ ở báo trung ương.
- Những ngày sôi nổi của tuổi trẻ, cũng như buổi đầu đến với văn học, Nam Cao làm một số thơ
lãng mạn và viết những truyện tình thơ mộng. Ơí thời kỳ này ngòi bút của Nam Cao dò dẫm tìm
một lối đi, tâm hồn Nam Cao dần dần đổi thay, có được một cái nhìn đúng đắn cuộc sống.
Những áng mây xốp bồng bềnh trôi nổi, ánh trăng xanh huyền ảo, ngọn gió mát lành thơm tho
thoảng qua từ những mái tóc, tà áo thiếu nữ, những cuộc hẹn hò, trang sức… Tất cả chất liệu
ấy có lần đến với ngòi bút Nam Cao, mạng theo nhiều mơ ước xa xôi và những nỗi buồn vẩn
vơ của lứa tuổi học sinh chịu ảnh hưởng của sách báo lãng mạn. Nam Cao trong tuổi trẻ không
khỏi có lúc
Tâm hồn tan tác làm trăm mảnh
Vương vấn theo ai bốn góc trời
Nhưng Nam Cao chóng trở về với cuộc đời thực. Cái buồn thường sớm nhường chỗ cho
những cái lo. Nỗi cơm áo, bệnh tật, công ăn việc làm, Nam Cao không thích sự mơn trớn, vuốt
ve “Nghệ thuật không thể là …”. Nam Cao tìm đến sự thật với tấm lòng yêu thương cuộc sống,
những lớp người và những cảnh đời đau khổ. Với những rung động xót xa đến cháy lòng trước


bao ngang trái, bất công của chế độ cũ, Nam Cao muốn phơi bày sự thật của cuộc đời và của
lòng người.
Nam Cao gần gũi và quen thuộc chốn đồng quê và những cảnh đời lầm than, đau khổ và chính
cái làng quê ấy đã đi vào những trang viết rất chân thật sinh động của ông. Tiếp xúc và cọ xát
với nhiều loại người, nhiều số phận khác nhau, Nam Cao đã từ cái bao quát chung để thấm
thía và chiêm nhiệm cho thân phận tầng lớp và của riêng mình
Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa cứu quốc do Ðảng lãnh đạo. Khi bị khủng bố gay
gắt, Nam Cao về hẳn làng tham gia phong trào Việt minh ở địa phương. Sau ngày tổng khởi

nghĩa nhà văn được bầu là chủ tịch xã ít lâu sau, Nam Cao được điều lên công tác ở hội văn
hóa cứu quốc, làm thư ký toà soạn báo Tiền phong, cơ quan của hội. Năm 1946 theo đoàn
quân Nam tiến vào vùng nam trung bộ. Trở về, Nam Cao tiếp tục làm công tác thông tin tuyên
truyền như viết tin, viết tài liệu, làm ca dao, xem sách. Thời gian này Nam Cao được kết nạp
vào Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Tháng 11-1951 trên đường vào công tác vùng địch hậu liên
khu Ba, Nam Cao bị một toán phục kích bắn chết gần bốt Hoàng đan, Ninh bình Nam Cao ngả
xuống giữa lúc đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương chuyến đi đó nhà văn lấy tài liệu
để hoàn chỉnh tác phẩm Làng.
2. Nam Cao là con người hiền lành trầm mặc nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng khó
gần. Nhà văn rất khổ tâm về cái tật “hãi người” và “cái mặt không chơi được” (tên một truyện
ngắn) của mình. Con người “Mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại
đỏ mặt mà kỳ thực mang trong lòng một sự phản khán mãnh liệt”.
Xem thêm tại: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×