Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Bài 13_TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ (bài tự học sinh lý 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.65 KB, 1 trang )

BT Tự học Sinh Lý 2

Họ và tên: Nguyễn Trọng Cường
MSSV:1753010882
Lớp: YQ43.
Chương 8
SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA
Bài 13
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
Bài tập cá nhân:
Câu 1: Tại sao trong khi ăn có hiện tượng đau bụng có cảm giác muốn
đi tiêu
Khi ăn, theo phản xạ thần kinh sinh lý, máu sẽ được dồn nhiều vào hệ tiêu


hóa để tiêu hóa thức ăn, làm nhu động ruột tăng, đại tràng co bóp để đẩy thức ăn
có trong ruột ra ngoài
Câu 2: Trình bày tác dụng của ba dải cơ dọc và cấu trúc túi phình ở
đại tràng?
- Ba dải cơ dọc là sự hợp lại của lớp cơ dọc, khi chúng co bóp cùng một
lúc sẽ nhào trộn các thứ trong ruột, đẩy các chất và phân đi theo một chiều trong
ruột già.
- Các dải cơ dọc ngắn hơn lớp cơ vòng và lớp niêm mạc phía dưới nên
chúng trở nên căng dẹt và làm cho các lớp phía dưới bị dồn vào thành các túi
phình (haustra) Các bướu phình làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng sự tái hấp thu
nước và khoáng ở ruột già.Mỗi bướu phình như một túi phân, phân chứa trong
đó sẽ bị lưu lại, nén lại thành khối; khi bướu phình căng tới một mức độ nào đó

sẽ kích thích co bóp ruột làm nén phân thành một khối và đẩy phân đi theo một
hướng. Chuỗi co bóp này đẩy phân đi trong ruột già, tới trực tràng làm xuất hiện
cảm giác buồn đi đại tiện.

1



×