Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khai niem huong dan chi tiet lam ke toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.48 KB, 8 trang )

Khái niệm, hướng dẫn chi tiết làm kế toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách
hàng, việc kế toán khoản chiết khấu thương mại trên thực tế như thế nào là một vấn đề mà nhiều
giảng viên, học viên ngành kế toán doanh nghiệpvà các nhân viên kế toán rất quan tâm. Do vậy
bài viết sẽ đề cập cụ thể thực tế về kế toán khoản chiết khấu thương mại để giúp người học, các
giảng viên và các nhân viên kế toán tiếp cận một phần hành kế toán.

1. Khái niệm chiết khấu thương mại

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban
hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ


trưởng Bộ Tài chính), thì: Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm
giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

2. Kế toán chiết khấu thương mại

2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại kế toán sử dụng Tài
khoản 521- Chiết khấu thương mại: Tài khoản 521 dùng đểphản ánh khoản chiết khấu thương
mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch
vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế
mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

2.2. Kế toán khoản chiết khấu thương mại:
Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã
thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết
khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)”


hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi Chiết khấu thương
mại mà khách hàng được hưởng.

Theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế GTGT của
Bộ tài chính hướng dẫn: “Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết
khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã
chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương
mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng
hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc
kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ)


giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần
điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê
khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT , kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng..., kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(33311)

Ví dụ: Tại công ty LD dinh dưỡng Quốc tế có Hóa đơn GTGT số 0014658 xuất tháng 5 cho
công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển khoản sau)ghi:
Sản phẩm Super 50 : 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ

Sản phẩm Under 30 : 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm Super 50 và 20 kg sản phẩm Under 30
tương đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ


Công ty LD dinh dưỡng Quốc tế, căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658, ghi sổ kế toán
theo các bút toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 250.000đ
Nợ TK 3331 – 25.000đ
Có TK 131 – 275.000đ
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 – 27.500.000đ
Có TK 511 – 25.000.000đ
Có TK 3331 – 2.500.000đ

Công ty T&T căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658(Liên 2- Giao cho khách hàng), ghi sổ
kế toán theo bút toán:
Nợ TK 156 – 24.750.000đ
Nợ TK 133 – 2.475.000đ
Có TK 331- 27.225.000đ

* Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp:
- Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại
Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
- Căn cứ váo hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng



Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người
mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền
chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này
được hạch toán vào Tài khoản 521.

Khi thanh tóan tiền cho khách hàng doanh nghiệp phải xuất hoá đơn chiết khấu thương mại,
lập phiếu chi tiền theo đúng quy định cho khách hàng. Căn cứ váo hoá đơn GTGT (Đối với
doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hoá đơn bán hàng (Đối với doanh
nghiệp nộp VAT theo phương pháp trự tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng, kế toán bên
bán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331(Nếu có)
Có TK 111,112

Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá
bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu
thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ
chiết khấu thương mại.

Điểm 3, mục IV, Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính hướng
dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐBTC ngày 01/12/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn: trường hợp người mua hàng với khối lượng
lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ


chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào tài

khoản 521.

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại. Công ty có thể
xuất hoá đơn theo giá đã giảm, việc xuất hoá đơn chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định
tại điểm 2.5, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm
2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ: “2.5 Hàng hoá, dịch vụ áp
dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn
GTGT ghi giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng
giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số
lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính
điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường
hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu
hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền,
tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh
doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.
Và ghi sổ theo các bút toán

Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh doanh thu (không hạch toán qua 521):
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331(Nếu có)


Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và
từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ.

Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:

* Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Đối với doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp
khấu trừ)
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.
* Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có
thể phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán
Nợ TK 331,111,112...
Có TK 152,153,156...
- Trường hợp giá trị hàng hóa trên hóa đơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại
thì được điều chỉnh giảm ở hóa đơn mua hàng lần tiếp sau.
- Các trường hơp chiết khấu thương mại nhưng không thể hiện trên hóa đơn bán hàng thì
không được coi là chiết khấu thương mại; các bên lập chứng từ thu chi tiền để hạch toán kế toán
và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định.
- Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK
521”Chiết khấu thương mại”. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển toàn bộ
sang TK 511”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Để xác định doanh thu thuần của khối
lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại


Dịch vụ kế toán thuế GDT sưu tầm cảm ơn bạn đã quan tâm! Tìm hiểu thêm về GDT:






Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Dịch vụ kế toán nội bộ
Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán



×