Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đặc sản Hà Thành Cốm Làng Vòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.85 KB, 8 trang )

CỐM LÀNG VÒNG - ĐẶC SẢN HÀ THÀNH
Quách Thu Hà
Lớp GDCD D2017 – Khoa Giáo dục chính trị
GV: PGS. TS Phạm Quốc Sử
Tóm tắt: Cốm vòng là món ăn tinh tế, sang trọng và tốn kém bậc nhất bởi có lẽ
sự trân trọng của lòng người dối với “hạt ngọc thực” tuyệt vời mà trời đất ban tặng. Tuy
nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa hiện nay cốm làng Vòng đang đứng
trước nhiều thách thức. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài với mong muốn đề xuất một số
giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề trên, qua đó góp phần gìn giữ giá trị ẩm thực của
Hà Nội – Cốm Làng Vòng.
Từ khóa: Cốm làng Vòng, đặc sản Hà Thành, ẩm thực Hà Nội.
I. MỞ ĐẦU
Hà Nội - đô thị nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại, và là nơi được
Lý Nam Đế chọn làm kinh đô từ năm 542. Đến năm 1010 với “Chiếu dời đô”, Lý Công
Uẩn chính thức đặt tên kinh đô là Thăng Long để khẳng định lợi thế của mảnh đất này.
Từ đó đến nay, Thăng Long – Hà Nội vẫn là nơi hội tụ của bốn phương, kết tinh và tỏa
sáng những tinh hoa văn hóa của cả dân tộc.
Nhìn chung, văn hóa kinh kì mang nét tráng lệ , đài các, tinh xảo, biểu hiện ở các
yếu tố văn hóa vật thể như vật dụng, trang phục, kiến trúc,... và văn hóa phi vật thể như
nghi thức, nghi lễ, giao tiếp,... Trong đó, yếu tố ẩm thực đã góp phần tô đậm thêm nét đẹp
phong phú, cuốn hút của nền văn hóa Thủ Đô nghìn năm văn hiến.
Ẩm thực của người Hà Nội phản ánh đúng nét văn hóa thanh lịch của người dân
kinh kỳ, lịch sự, tao nhã và sang trọng. Đồng thời, ăn uống cũng là nơi thể hiện những
điều kiện sống, trình độ sống của người Hà Nội, thể hiện khả năng cảm thụ, thể hiện mối
quan hệ giữa con người với con người trong ăn uống. Đặc sản ẩm thực của Hà Nội khá
phong phú và nhiều vẻ, khó có vẻ kể hết. Tuy nhiên, có những món đặc sản đặc trưng ở
nơi đây không thể không nói đến là: Phở, Đậu mơ, bánh cuốn Thanh Trì, rau thơm
Láng,....và đặc biệt một món quà từ lúa non, hạt ngọc của trời đất ban tặng đó là cốm
Làng Vòng. Nhắc đến cốm làng Vong người ta dễ dàng nghĩ đến những hạt cốm xanh
non, được gói bởi những lá sen đượm hương ngan ngát, bên ngoài được buộc bằng đôi
1




cọng rơm khô. Ăn từng hạt cốm sẽ thấy như hương vị mùa thu đang thấm dần vào tâm
khảm “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”.
Tuy nhiên, hương cốm làng Vòng với trái hồng chín đỏ đã nhạt nhoà theo năm
tháng. Đến nay, một trong những nét đẹp văn hoá ẩm thực của người Tràng An đó đã chỉ
còn lại trong kí ức. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm , chính sách quy hoạch đất đai và
thực trạng người dân không còn tha thiết với nghề đã khiến cho Cốm làng Vòng đứng
trước nhiều thách thức. Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài với mong muốn đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần gìn giữ nét đẹp ẩm thực của Hà Nội nói chung cũng như
“tìm lại hương thơm Cốm làng Vòng” nói riêng.
II. NỘI DUNG
2.1 Tổng quan về Cốm làng Vòng
Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa
non. Cái thứ quà vừa dẫn dã vừa thanh tao đó là “Cốm làng Vòng”. Làng Vòng cách
trung tâm Hà Nội về phía Tây Bắc độ dăm cây số, gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng
Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm
ngon. Làng Vòng là tên chữ của làng Dịch Vọng, thuộc huyện Nam Từ Liêm, ngoại thành
Hà Nội xưa, ngày nay do quy hoạch mở rộng nên làng Vòng nằm ở thôn Hậu, phường
Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ở Việt Nam, có rất nhiều địa phương làm cốm
nhưng phải thừa nhận rằng không đâu hương vị cốm dẻo và thơm ngon như ở làng Vòng.
Chuyện xưa kể lại rằng, vào khoảng thời nhà Lý (thế kỷ XI), có năm lụt lội, mất
mùa khiến người dân đói kém, chỉ kiếm được rau dại ăn qua ngày. Dân làng Vòng ở vùng
đất cao phía Tây Kinh thành nên giữ được mấy vạt lúa nếp mới đông sữa, đang uốn câu,
bèn cắt cử người trông nom, chờ ngày lúa chín. Có người đói quá, bứt ít nếp non, gom
vủi đốt cho chín để cắn chắt. Bông lúa nướng xong ăn thấy dẻo, thơm và ngọt. Sau đó
chính người nông dân này đã nghĩ ra cách cho hạt lúa vào rang chín, đem giã bằng cối,
loại hết vỏ trấu, nhờ đó gia đình ông và cả làng Vòng qua được nạn đói nhờ ăn nếp non.
Những lời đồn đại về một món ăn lạ đến tai triều đình. Khi nhận được lệnh truyền của
nhà vua, dân làng đã mang dâng món ăn này, gói trong lá sen. Từ đó dân làng Vòng có

nghề cốm, mọi người quen gọi là cốm làng Vòng. Mỗi dịp đầu thu, trong làng lại rộn rã
tiếng chày giã cốm. Cốm đem bán khắp kinh thành. Cốm Vòng trở thành miếng ngon của
đất Thăng Long, đã đi vào thi ca, nhạc hoạ với mùa thu rực vàng sắc lá.

2


Người ta cũng truyền tai câu chuyện về chàng rể xưa muốn lấy lòng bố mẹ vợ liền
làm cốm đem biếu. Dần dần phát hiện ra thứ quà thanh nhã và tinh khiết ấy rất phù hợp
với các việc lễ nghi nên người ta làm cốm để thờ cúng tổ tiên, lễ chùa và dùng trong đám
cưới, đám hỏi của người Kinh Bắc. Cho đến nay, cốm Vòng được bán khắp các phố, chợ
Hà Nội. Cứ mỗi mùa thu đến, lại thấy các bà, các chị làng Vòng quẩy đôi gánh xinh xinh,
giắt đầy cây lúa non đã tuốt hạt, đi dọc các phố mà rao “Ai cốm đây”, nghe thật quen
thuộc.
Nói về cách thức làm cốm, tất nhiên là rất nhiều vùng quê biết làm nhưng phải
thừa nhận rằng không đâu làm được hạt cốm dẻo và thơm ngon như ở làng Vòng. Người
làng Vòng làm cốm rất công phu. Cốm được chế biến từ lúa nếp non được gặt vào đầu
thu, làm sạch rang cho chín tới , đem giã chảy chân cho bong vỏ, sàng sảy kĩ, không còn
một vỏ trấu mới được. Lúa rang phải chọn nồi đất nung Hương Canh (Vĩnh Phúc) mới
giữ được nhiệt, lú làm cốm phải là bếp đun than củi để điều chinh lửa và tránh mùi khám
cho cốm. Kĩ thuật xem lửa và kiểm tra độ chín của lúa rang phải rấ cao siêu lúa mới
không bị hỏng. Đây có thể nói là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mẻ
cốm. Lửa già quá cốm sẽ già và gãy, lửa non quá cốm sẽ bết khó sảy vỏ không thành
cốm. Hạt cốm mới giã xong màu xanh non, ăn mềm như tích tụ hương đồng gió nội. Cả
một gánh lúa chỉ được mươi cân thóc non, cả yến thóc non chỉ được hơn cân cốm. Cốm
phải được gói bằng lá sen thì mới lưu lại được độ thơm, ngon và màu xanh tươi mát, dây
gói cốm phải là dây rơm còn xanh tươi, mới rút ra từ những bông lúa làm cốm.
Về cách thưởng thức, cốm thường được ăn cùng với chuối tiêu trứng quốc nhưng
ngon nhất vẫn là ăn với trái hồng chín đỏ. Khi ăn cốm, người thưởng thức không thể bốc
cả nắm hay dùng thìa xúc mà chỉ dùng mấy đầu ngón tay nhúm từng nhúm nhỏ bỏ vào

miệng và nhâm nhi cùng một vài chén trà Thái Nguyên cao suốt, có như vậy mới hưởng
hết được hết vị thanh tao của nó kết đọng nơi đầu lưỡi. Cũng từ cốm người ta có thể chế
biến thành rất nhiều món ăn đặc sắc mà không kém phần hấp dẫn như: Xôi cốm, chè
cốm, chả cốm… Còn một thứ được liệt vào hạng sang và gắn liền với tên tuổi của Hà
Nội: Bánh cốm phố Hàng Than. Bánh cốm được coi là bánh cưới, gửi thay cho cánh thiếp
hồng báo hỷ. Mình bánh làm bằng cốm Vòng xào với đường và mỡ, thêm nhân bằng đậu
xanh giã nhuyễn trộn với đường và ít sợi dừa trắng muốt, gói hình vuông, bọc lá chuối
xanh, buộc dây lạt đỏ. Màu lạt như màu những sợi tơ hồng vấn vít xe duyên. Mâm bánh
cốm dẻo ngọt mang ý nghĩa sâu xa về nguồn cội và làm biểu tượng để chúc cho đôi uyên
ương luôn có một cuộc sống hạnh phúc, ngọt ngào. Mỗi khi tết đến, xuân về người Hà
3


Nội thường không quên gửi một vài “chục” bánh cốm Hàng Than làm quà cho họ hàng,
bạn bè, người thân ở khắp moị nơi với tấm lòng thơm thảo của mình.
Người ta nhớ Hà Nội là phải nhớ đến Cốm - mà không chỉ nhớ đến Cốm, mà nhớ
bết bao nhiều chuyện ấm lòng chung quanh mẹt cốm, bao nhiêu tình cảm xưa cũ hiu hiu
buồn, nhưng thắm thiết xiết bao? Vẫn như lòng mình là hương cốm.
“Hạt cốm xanh như ngọc
Se dần trong lá sen.
Có muốn lắm không em.
Ngày qua không trở lại”.
- Lưu Quang Vũ Thứ quà mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam ấy mang
trong hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp.
Thạch Lam trong cuốn “Hà Nội 36 phố Phường đã từng dùng những lời đẹp đẽ và trân
trọng nhất để cơ ngợi món cốm Làng Vòng: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch
quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc,
không gì hoà hợp bằng”.
2.2 Thực trạng của Cốm làng Vòng hiện nay
Cốm làng Vòng dẻo thơm là thế nhưng nó đang dần nhạt nhòa theo năm tháng.

Người dân làng Vòng đang đứng trước nguy cơ mất hẳn nghề cốm cổ truyền trước tình
trạng đô thị hóa như hiện nay. Đất làng Vòng xưa kia trồng lúa giờ đã nhường chỗ cho
những ngôi nhà cao tầng. Đến làng Vòng bây giờ dẫu vào mùa Cốm nhưng không gian
rất trầm lắng. Tiếng chày giã cốm kia thôi rộn rã, chỉ thấy san sát những dãy nhà trọ lợp
tôn còn thơm mùi vôi vữa và rậm rịch những bước chân của sinh viên chứ không còn
thấy bóng người quẩy gánh bán cốm.
Anh Hùng – một người đã làm cốm 27 năm và cả 3 thế hệ trong gia đình anh làm
cốm tâm sự: “Cả làng Vòng khoảng hơn 1.000 hộ dân thì nay chỉ còn vẻn vẹn 8 hộ gắn
bó với nghề làm cốm. Toàn bộ đất canh tác của làng Vòng phải nhường cho xây dựng khu
đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng. Hết đất, bà con chuyển kế sinh nhai, gia đình nào có đất
thì xây nhà cho sinh viên thuê. Số có diện tích nhà chật chội thì chuyển sang kinh doanh
ăn uống, bán hàng phục vụ sinh viên. So với làm cốm, xây nhà cho thuê chỉ phải bỏ vốn
4


một lần và cho thu nhập đều đặn quanh năm, trong khi làm cốm chỉ diễn ra 4 tháng, thu
nhập lại không cao.”
“Ngày nay, gia đình nào phải thực sự tâm huyết, yêu nghề mới có thể duy trì nghề.
Bởi cái nghề này vất vả lắm mà hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Trung bình mỗi hộ
làm được 30 - 40 kg/ngày, tức là chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận rất nhỏ dân
Hà Thành. Tôi cũng không muốn cho con mình theo cái nghề này nữa”, anh Hùng cho
biết.
Theo anh Hùng, trước đây, khi thực hiện đô thị hóa, UBND quận Cầu Giấy tạo
điều kiện cho làng Vòng duy trì nghề làm cốm bằng việc để lại một khoảng đất trong làng
để cho người dân trồng lúa. Tuy nhiên cho đến nay, vì không được phân chia rõ ràng,
khoảng đất này vẫn bỏ không. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình làng Vòng đã cùng nhau
hợp tác, mở xưởng, tìm các cách duy trì làng nghề. Tuy nhiên, những giải pháp tình thế
để cứu vãn nghề đã không trụ vững theo qui luật của thời gian và tốc độ ồ ạt của quá trình
đô thị hóa. Tại lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2018, Nghệ nhân làm cốm làng Vòng
Tạ Thị Trà chia sẻ: “Hà Nội phát triển, việc kinh doanh của các làng nghề phần nào đỡ

khó khăn hơn. Tuy vậy, người dân ngày càng nhiều, nhà cao tầng mọc lên san sát nên
cánh đồng lúa trĩu bông của làng Vòng không còn. Bây giờ, chúng tôi phải đi mua gạo
nếp ở những địa phương khác để làm cốm”. Không chỉ gặp khó khăn trong việc chọn
nguyên liệu, nghệ nhân ẩm thực truyền thống tại các làng nghề, phố nghề còn gặp vô vàn
khó khăn khác để giữ nghề, giữ nét tinh hoa ẩm thực.
Theo các nghệ nhân ẩm thực Hà thành, người dân Hà Nội trước đây ăn theo mùa
vì “mùa nào mới có thức nấy” nhưng ngày nay “mùa nào cũng có”. Điều này khiến việc
sử dụng các chất bảo quản, phẩm màu trong chế biến thực phẩm xuất hiện ngày càng
nhiều. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người làm ăn
chân chính với người làm ăn chạy theo lợi nhuận. Liên quan đến việc phát hiện chất
nhuộm màu công nghiệp Malachite green trong cốm nếp. Ông Nguyễn Việt Cường,
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết chất cấm đó ở dạng bột, người sản xuất thường
pha loãng với nước rồi phun đều lên bề mặt để cốm xanh đẹp, đều. Quan sát bằng mắt
thường, người mua rất khó phân biệt cốm nhuộm xanh bằng màu từ các lá an toàn với
loại cốm “nhuộm” bằng phẩm màu công nghiệp bị cấm. Ông Nguyễn Tử Cương, Giám
đốc Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản VN, cho hay Malachite
green là chất màu cực kỳ nguy hiểm, chỉ dùng trong công nghiệp. Các nghiên cứu cho
thấy nó có thể gây ung thư, đặc biệt ở nữ giới. Chất Malachite green từng được người
5


nuôi cá dùng làm sạch nước để tránh cho cá mắc một số bệnh, nhưng việc đó cũng làm
cho cá bị nhiễm chất này. Tại quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm là nơi tập trung các
cơ sở sản xuất cốm, Phòng Y tế khẩn trương yêu cầu 100% các cơ sở cam kết không sử
dụng các phụ gia cấm. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành hậu kiểm, xử lý nghiêm, đình chỉ
sản xuất với các cơ sở vi phạm.
Những thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của món đặc sản quí
– Cốm làng Vòng . Có lẽ, các thế hệ mai sau sẽ chỉ biết đến danh cốm Vòng qua ca dao,
thơ ca chứ chẳng còn được nhâm nhi hạt cốm dẻo thơm với màu xanh non quyến rũ trong
lá sen mềm mại nữa. Khách du lịch đến Việt Nam, về Hà Nội cũng chẳng bao giờ được

biết đến một món ăn đã làm bồi hồi bao thế hệ người Tràng An. Mùa thu Hà Nội sẽ thiếu
đi cái gì thân thuộc đã một thời từng gắn bó và điểm tô cho nó. Và, câu hát “Hà Nội mùa
thu… mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…” dần
dần sẽ chỉ còn trong hoài niệm.
2.3 Đề xuất giải pháp
2.3.1 Phát triển ẩm thực dân gian nói chung và cốm làng Vòng nói riêng cần dựa trên
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống
Việc tạo điều kiện cho văn hóa ẩm thực được phát triển thì ngành du lịch Hà Nội
nên phối hợp với các ngành khác để tổ chức mở các hội chợ ẩm thực nhằm quảng bá ẩm
thực dân gian cũng như đặc sản cốm Làng Vòng, qua đó thu hút được khách trong và
ngoài nước biết đến món ngon Hà Thành
Mặt khác, cần tổ chức các tour thăm làng nghề trong đó có làng Vòng với cốm.
Tại đó cũng nên tổ chức chợ quê ẩm thực để cho khách du lịch có cảm giác hòa mình vào
người dân, thiên nhiên nơi đây và thưởng thức trọn vẹn hương vị tinh khiết của món ăn
này.
2.3.2 Chính sách quản lí
Tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ đã làm biến đổi nhiều thứ và Làng Vòng
cũng không tránh khỏi “Cơn lốc đó”. Làng trở thành phường, đất đai để trồng lúa nếp làm
cốm cũng không còn, hơn nữa những hộ gia đình theo nghề lâu ăm nay không còn mặn
mà với nghề làm cốm nữa. Vì vậy, cần phải có những chính sách quy hoạch hợp lí; mở
rộng đất đai cho người dân làng Vòng trồng lúa và khuyến khích, hỗ trợ họ tăng gia sản
xuất cũng như lưu truyền nghề này đến những thế hệ mai sau.
6


Mặt khác, vấn đề lớn nhất cản trở đối với du khách trong và ngoài nước khi muốn
thưởng thức món cốm làng Vòng nói riêng đó chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc
biệt là du khách phương Tây, họ coi trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là đồ ăn
ngon. Vì vậy để giải quyết tình trạng này các cơ quan chức năng cần đưa ra những chính
sách quy định các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường các biện pháp

kiểm tra, thanh tra, xử lí thật nghiêm khắc các vi phạm pháp luật; cải thiện năng lực hệ
thống quản lí, hệ thống thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm nghiệm vệ
sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường các biện pháp giáo dục
truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho người sản xuất,
người kinh doanh và người tiêu dùng.
2.3.3 Xây dựng và quảng bá hình ảnh
Hiện nay, bên cạnh những thực khách đến với Hà Nội có quá ít thông tin về món
ăn truyền thống thì những người sinh sống tại Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm một địa chỉ tin cậy để thưởng thức món cốm từ làng Vòng. Vì vậy, việc xây
dựng trang web, forum hay xuất bản bài báo, tạp chí về ẩm thực Hà Nội là một trong
những cách quảng bá tiêu biểu. Hơn thế, việc thiết kế những chương trình quảng cáo hay
chương trình nói về các món ăn đặc trưng của Hà Nội phát lên các kênh truyền hình trong
nước và ngoài nước cũng là một cách làm đúng đắn.
2.3.4 Các giải pháp khác
Thứ nhất, thành lập hội những người yêu thích cốm làng Vòng. Đây sẽ là nơi
những nghệ nhân làm cốm trao đổi lẫn nhau kinh nghiệm để nâng cao chất lượng cốm;
nơi bà nội trợ có thể học hỏi những cách chế biến món ăn phong phú, đa dạng; nơi tụ họp
những ai có sở thích, niềm yêu mến đối với cốm Làng Vòng và là nơi để chia sẻ những
địa chỉ mua cốm Làng Vòng uy tín nhất.
Thứ hai, mở các cuộc lễ hội ẩm thực. Để quảng bá và giới thiệu hình ảnh cốm làng
Vòng nói riêng và ẩm thực lâu đời Hà Nội nói chung thông qua những cuộc liên hoan là
việc cần thiết. Ở đó những đặc sản ẩm thực của Hà Nội sẽ được giới thiệu tại liên hoan
dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân các làng nghề được giới thiệu tới du khách nét tinh
tế trong tinh hoa văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa và nay.
Thứ ba, đầu tư và phát triển khu phố ẩm thực Tống Duy Tân. Cần tập trung phát
triển những món ăn đặc trưng văn hóa của Hà Nội thay vì kinh doanh ồ ạt những món ăn
không đặc sắc hoặc những món ăn đến từ nước ngoài. Ngoài ra, cần thiết phải xây dựng,
7



quảng bá tốt hình ảnh khu phố đối với thực khách trong nước và ngoài nước. Bên cạnh
đó, khu ẩm thực cần quan tâm đến việc tiếp thu những ý kiến phản hồi từ du khách sau
khi sử dụng dịch vụ để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. s
III. KẾT LUẬN
Nói đến văn hóa ẩm thực Hà Nội, những người am hiểu chắc chắn sẽ nói đến cốm
như một điều rất tự nhiên. Cốm làng Vòng là của riêng Hà Nội, là một thức ăn vặt rất
“độc” được lưu giữ bao đời nay. Song, cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường đã
khiến cho “Fastfood” thay thế vị trí của những món ăn truyền thống. Bên cạnh đó là vấn
đề đô thị hóa đã kéo theo nguy cơ đứng trước bờ vực nguy hiểm của những làng nghề
truyền thống và tình trạng những người sản xuất cốm phẩm màu bán đứng niềm tin của
người tiêu dùng. Chính vì vậy mà tác giả những nét đẹp và giá trị của cốm Làng Vòng
thông qua đề tài và chỉ ra thực trạng cũng như giải pháp với những vấn đề trên. Với tư
cách là người giáo viên Giáo dục công dân tương lai, tác giả mong rằng những đóng góp
đề tài sẽ góp phần không nhỏ gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa nói chung cũng
như giá trị của cốm Làng Vòng nói riêng.
GREEN RICE VONG VILLLAGE – HANOI SPECIALTIES
Abstract: Green rice are the most sophisticated, luxurious and expensive dish because
perhaps the respect of the people lies with the "real pearl" that heaven and earth bestow.
However, with the strong development of urbanization now, green rice Vong village is
facing many challenges. Therefore, the author has carried out the project with the desire
to propose a number of solutions to solve these problems, thereby contributing to
preserving the culinary value of Hanoi - Co Chao Village.
Keywords : Round village nuggets, Ha Thanh specialties, Hanoi cuisine.

8



×